Docly

Trắc nghiệm: Những cây thuộc nhóm thực vật cam là?

Các loài thực vật thuộc nhóm CAM bao gồm dứa, xương rồng, thuốc bỏng và nhiều loài cây khác có thể sống được trong những vùng hoang mạc khô hạn nhờ khả năng tích nước trong thân, ví dụ như cây xương rồng. Ngoài ra, một số loại cây trồng như cây dứa, thanh long và thuốc bỏng cũng thuộc nhóm thực vật CAM.

Đề thi: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là

A. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

B. Rau dền, kê, các loại rau.

C. Lúa, khoai, sắn, đậu.

D. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

Đáp án đúng A.

Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là dứa, xương rồng, thuốc bỏng, thực vật CAM gồm những loài cây mọng nước sống ở những vùng hoang mạc khô hạn (ví dụ, xương rồng) và các loài cây trồng như cây dứa, thanh long, thuốc bỏng,..

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Trong tự nhiên, có những loài thực vật sở hữu cơ chế thích nghi vô cùng đặc biệt để có thể phát triển tốt và ổn định trong điều kiện khí hậu khô cằn như sa mạc, núi đá, savan (thực vật ưa khô hay các thực vật chịu hạn).

Một trong những cơ chế này được gọi là cơ chế chuyển hóa axit “Crassulacean” và được viết tắt là CAM (Crassulacean acid metabolism) hay còn gọi được gọi ngắn gọn hơn là thực vật CAM. Cơ chế hoạt động của loại thực vật này cũng rất đơn giản.

Cụ thể, thực vật CAM sẽ đóng kín các khí khổng (tức lỗ thở) vào ban ngày để giữ gìn nước ở bên trong không cho thoát ra ngoài. Vào ban đêm thì các khí khổng này sẽ được mở ra khi có nguồn không khí lạnh và có nhiều độ ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ CO2 để sử dụng trong quá trình chuyển hóa cacbon thành các chất hữu cơ (thường diễn ra trong quá trình quang hợp của thực vật).

Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là dứa, xương rồng, thuốc bỏng, thực vật CAM gồm những loài cây mọng nước sống ở những vùng hoang mạc khô hạn.

Thực vật C3 là nhóm thực vật có thể cố định CO2 dựa theo con đường C3 (hay chu trình canvin). Đó là những thực vật mà sản phẩm ban đầu của chúng sinh ra là 3-phosphoglycerate cùng với 3 nguyên tử cacbon.

Các loại thực vật C3 còn được gọi là cây ôn đới vì những cây này có thể khử thành khí cacbonic trực tiếp bên trong lục lạp. Thực vật C3 có nguồn gốc từ thời kỳ đại Trung Sinh và đại Cổ Sinh tức là nó xuất hiện trước thực vật C4.

Hiện nay, thực vật C3 vẫn chiếm tới 95% sinh khối thực vật trên Trái Đất, chúng bao gồm các loài rong rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng rãi ở khắp mọi nơi.

Loại thực vật này có xu hướng phát triển tốt và ổn định nhất ở trong các khu vực với những điều kiện như: Cường độ ánh sáng mặt trời và nhiệt độ môi trường ở mức vừa phải, hàm lượng dioxide cacbon rơi vào khoảng 200 ppm hoặc có thể cao hơn 1 chút, nguồn nước ngầm đầy đủ. Lúa, khoai, sắn, đậu,… là thực vật C3.

Cũng giống như thực vật C3, thực vật C4 cũng là nhóm thực vật cố định nhưng thuộc thể dioxide cacbon, hình thành nên các hợp chất đường 4 cacbon để có đi vào chu trình C3 hoặc là chu trình calvin. Mía, rau dền, ngô, cao lương, kê,… là thực vật C4.

Không chỉ cung cấp những tài liệu chất lượng, Trangtailieu.com còn là một cộng đồng trao đổi thông tin và chia sẻ kiến thức, giúp các bạn trẻ kết nối với nhau và học hỏi từ nhau. Hãy đến với Trangtailieu.com để khám phá thêm những điều thú vị!