Đề Thi Thử THPT Quốc 2022 Môn Địa Chuyên Lam Sơn Có Lời Giải Chi Tiết-Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc 2022 Môn Địa Chuyên Lam Sơn Có Lời Giải Chi Tiết-Lần 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Kỳ thi THPT Quốc gia là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự kết thúc của quãng đường học tập trung học phổ thông và cũng là cơ hội để các bạn học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng của mình. Trong số các môn thi, môn Địa học đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về các hiện tượng và quá trình trên trái đất. Để giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt và làm quen với dạng đề thi THPT Quốc gia môn Địa học, chúng tôi xin giới thiệu trang tài liệu đáng tin cậy, đáp ứng yêu cầu của từ khoá “Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Địa Chuyên Lam Sơn Có Lời Giải Chi Tiết – Lần 1”.
Trang tài liệu của chúng tôi là nguồn tài nguyên quý giá và đáng tin cậy, cung cấp cho bạn đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Địa học, đặc biệt là dành cho học sinh chuyên Lam Sơn. Đề thi được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên và chuyên gia có kinh nghiệm trong việc giảng dạy và ôn luyện thi cử. Chúng tôi cam kết đề thi đáp ứng đầy đủ cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi thực tế, giúp bạn làm quen với các dạng câu hỏi và nắm vững kiến thức quan trọng.
Bên cạnh đề thi, trang tài liệu còn cung cấp lời giải chi tiết cho từng câu hỏi. Lời giải này giúp bạn hiểu rõ từng bước giải quyết câu hỏi, cách áp dụng kiến thức và phân tích các hiện tượng. Bạn sẽ nắm vững các khái niệm, quy tắc và kỹ năng cần thiết để giải quyết các bài toán trong môn Địa học.
Sử dụng tài liệu ôn thi của chúng tôi, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng, xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, và tập trung ôn luyện những phần kiến thức còn chưa vững.
>> Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Đề thi gồm có 40 câu, 06 trang) |
KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT – LẦN 1 Ngày thi: 16/01/2022 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) |
|
|
Mã đề thi 628 |
Họ và tên thí sinh …..………………………………………….. Số báo danh…………………………….
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Hòa Bình. B. Lai Châu. C. Điện Biên. D. Sơn La.
Câu 2: Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay
A. có tốc độ chuyển dịch rất nhanh. B. chưa phân hóa theo không gian.
C. chưa chuyển dịch ở các khu vực. D. có nhiều thành phần khác nhau.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
A. Hà Nội. B. A Pa Chải. C. Hà Tiên. D. Huế.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành hóa chất, phân bón?
A. Phúc Yên. B. Nam Định. C. Thái Nguyên. D. Hải Dương.
Câu 5: Lao động nước ta hiện nay
A. chủ yếu công nhân kĩ thuật cao. B. tăng nhanh, còn thiếu việc làm.
C. đông đảo, thất nghiệp còn rất ít. D. tập trung chủ yếu ở đô thị.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết địa điểm nào sau đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A. Cù lao Chàm. B. Kon Ka Kinh. C. Chư Mom Ray. D. Bù Gia Mập.
Câu 7: Cho biểu đồ:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về GDP của Việt Nam, Thái Lan và Malaixia năm 2015 và 2019?
A. GDP của Việt Nam tăng nhanh hơn Thái Lan.
B. GDP của Malaixia tăng nhanh hơn Thái Lan.
C. GDP của Malaixia tăng nhanh hơn Việt Nam.
D. GDP của Malaixia tăng nhiều hơn Việt Nam.
Câu 8: Ở nước ta, từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m, hệ sinh thái rừng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Rêu, địa y phủ kín thân cành cây, nhiều loài cây ôn đới.
B. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo.
C. Có rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim trên đất feralit.
D. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú phương Bắc.
Câu 9: Cây công nghiệp lâu năm của nước ta hiện nay
A. chỉ phục vụ nhu cầu xuất khẩu. B. chủ yếu có nguồn gốc cận nhiệt.
C. phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi. D. có thị trường tiêu thụ rất ổn định.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không phải là phụ lưu của hệ thống sông Đồng Nai?
A. Sông La Ngà. B. Sông Mỹ Tho.
C. Sông Vàm Cỏ Đông. D. Sông Sài Gòn.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có di sản văn hóa thế giới?
A. TP. Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng.
C. Hà Nội. D. Huế.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng Tây Nguyên không có đô thị loại nào sau đây?
A. Loại 4. B. Loại 3. C. Loại 1. D. Loại 2.
Câu 13: Vị trí địa lí của nước ta
A. nằm trên vành đai sinh khoáng. B. nằm trên ngã tư hàng hải quốc tế.
C. ở trung tâm bán đảo Đông Dương. D. nằm trên các vành đai động đất.
Câu 14: Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường của nước ta biểu hiện ở
A. khí hậu, thời tiết biến đổi bất thường.
B. chủ yếu là rừng nghèo, rừng mới phục hồi.
C. suy giảm số lượng, thành phần loài sinh vật.
D. gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có thảm thực vật nào sau đây?
A. Rừng ôn đới núi cao. B. Rừng tre nứa.
C. Rừng kín thường xanh. D. Rừng trên núi đá vôi.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Bắc Ninh. B. Thái Nguyên. C. Vĩnh Phúc. D. Phúc Yên.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt và mưa của Đồng Hới và Nha Trang?
A. Lượng mưa cao nhất ở Nha Trang vào tháng XI.
B. Biên độ nhiệt độ ở Đồng Hới cao hơn Nha Trang.
C. Tổng lượng mưa ở Nha Trang lớn hơn Đồng Hới.
D. Nhiệt độ cao nhất tại Đồng Hới vào tháng VII.
Câu 18: Nguyên tắc quản lí, sử dụng rừng đặc dụng của nước ta là
A. duy trì độ phì và chất lượng rừng.
B. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật.
C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
D. phát triển diện tích, chất lượng rừng.
Câu 19: Bề mặt đồng bằng sông Hồng
A. không còn được bồi tụ phù sa. B. có nhiều đất mặn và đất phèn.
C. không có ô trũng ngập nước. D. bị chia cắt thành nhiều ô.
Câu 20: Dân cư nước ta hiện nay
A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên rất cao. B. phân bố hợp lí giữa các vùng.
C. có nhiều thành phần dân tộc. D. cơ cấu dân số trẻ.
Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực sông Mê Công?
A. Hồ Dầu Tiếng. B. Hồ Đơn Dương. C. Hồ Trị An. D. Hồ Tơ Nưng.
Câu 22: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là
A. tỉ trọng của công nghiệp chế biến tăng, công nghiệp khai thác giảm.
B. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế và các lĩnh vực kinh tế then chốt.
C. hình thành các vùng chuyên canh và khu công nghiệp tập trung.
D. nhiều hoạt động dịch vụ mới ra đời và hình thành các vùng động lực.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng?
A. Đất xám. B. Đất phù sa sông.
C. Đất cát biển. D. Đất mặn.
Câu 24: Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Sản phẩm đa dạng, ngày càng phát triển.
B. Nền nông nghiệp thâm canh, trình độ rất cao.
C. Các khâu trong sản xuất đã được hiện đại hóa.
D. Chăn nuôi chiếm ưu thế so với ngành trồng trọt.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm?
A. Phú Yên. B. Hậu Giang. C. Bến Tre. D. Sóc Trăng.
Câu 26: Cho bảng số liệu:
TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019
(Đơn vị: 0/00)
Quốc gia |
Bru-nây |
Mi-an-ma |
Cam-pu-chia |
Phi-lip-pin |
Tỉ suất sinh |
15 |
18 |
23 |
21 |
Tỉ suất tử |
4 |
8 |
6 |
6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất?
A. Cam-pu-chia. B. Mi-an-ma. C. Phi-lip-pin. D. Bru-nây.
Câu 27: Mục đích chính của sản xuất lương thực nước ta không phải là
A. đảm bảo lương thực cho người dân. B. tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
C. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. D. tạo nguyên liệu cho công nghiệp.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có năng suất lúa cao nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Nghệ An. B. Thanh Hóa. C. Quảng Bình. D. Hà Tĩnh.
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích lớn nhất?
A. Tiền Giang. B. Vĩnh Long. C. Long An. D. Đồng Tháp.
Câu 30: Cho biểu đồ về chè, cà phê, cao su nước ta giai đoạn 2010 - 2018:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. Quy mô, cơ cấu một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
C. Quy mô sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. Sự thay đổi cơ cấu một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
Câu 31: Thảm thực vật nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái chủ yếu do
A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa đa dạng.
B. sự phong phú của các nhóm đất và các loại đất.
C. nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều sinh vật.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp.
Câu 32: Xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp trong ngành trồng trọt nước ta chủ yếu nhằm
A. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
B. phát huy những lợi thế về đất đai, nước, khí hậu.
C. tạo ra nhiều loại sản phẩm để phục vụ xuất khẩu.
D. tận dụng được nguồn lao động có chất lượng cao.
Câu 33: Các đô thị ở nước ta có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu do
A. dân cư đông, trình độ lao động cao, có cơ sở hạ tầng tốt, dân cư phân bố đều.
B. thị trường rộng, mức sống rất cao, công nghiệp phát triển, có nhiều việc làm.
C. cơ sở hạ tầng tốt, thị trường rộng, sức hút đầu tư lớn, lao động có chất lượng.
D. có sức hút đầu tư lớn, thị trường đa dạng, lao động tăng nhanh, lịch sử lâu đời.
Câu 34: Phần lãnh thổ phía Nam của nước ta có nền nhiệt ẩm cao do những nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Thời gian chiếu sáng dài, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương, bão.
B. Vị trí nội chí tuyến, gió phơn Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, bão.
C. Gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, Mặt Trời lên thiên đỉnh, frông.
D. Vị trí gần xích đạo, lượng bức xạ lớn, gió hướng tây nam, dải hội tụ.
Câu 35: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
Năm |
2010 |
2012 |
2014 |
2016 |
2018 |
Than sạch (triệu tấn) |
44,8 |
42,1 |
41,1 |
38,7 |
42,0 |
Dầu thô (triệu tấn) |
15,0 |
16,3 |
13,4 |
17,2 |
14,0 |
Điện (tỉ kWh) |
91,7 |
115,4 |
141,3 |
175,7 |
209,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Kết hợp. C. Cột. D. Miền.
Câu 36: Biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả của nước ta là
A. phát triển vùng chuyên canh, trồng cây đặc sản, giảm chi phí vận chuyển.
B. mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh chế biến.
C. cơ giới hóa sản xuất, đầu tư lao động, công nghệ bảo quản.
D. mở rộng diện tích, đa dạng cây trồng, hạ giá thành sản phẩm.
Câu 37: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Thị trường tiêu thụ mở rộng, công nghiệp chế biến phát triển.
B. Chất lượng giống vật nuôi tốt, cơ sở thức ăn được đảm bảo.
C. Đảm bảo tốt an ninh lương thực, nhu cầu xuất nhập khẩu lớn.
D. Dịch vụ thú y nhiều tiến bộ, lao động ngày càng chuyên nghiệp.
Câu 38: Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. vĩ độ địa lí, Tín phong bán cầu Bắc, gió phơn Tây Nam, cấu trúc địa hình.
B. hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình, hướng núi và gió đông bắc.
C. hướng các dãy núi chính, độ cao địa hình, gió hướng tây nam, Tín phong.
D. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, Tín phong và gió mùa, đặc điểm địa hình.
Câu 39: Lao động nước đang có xu hướng chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực khác chủ yếu do
A. kinh tế từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
B. các chính sách tinh giản biên chế của Nhà nước.
C. tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. thực hiện nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 40: Để giải quyết việc làm bền vững ở nước ta hiện nay, những giải pháp nào sau đây là chủ yếu?
A. Đào tạo lao động, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ.
B. Điều chỉnh chính sách dân số, phân bố lại dân cư, khai thác mạnh tài nguyên.
C. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, khuyến khích di dân, xuất khẩu lao động.
D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, đầu tư hạ tầng, hạn chế di dân vào đô thị.
---------------------------------------------------------- HẾT ----------
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ 2009 đến nay.
ĐÁP ÁN
1 |
A |
6 |
A |
11 |
D |
16 |
B |
21 |
D |
26 |
B |
31 |
D |
36 |
B |
2 |
D |
7 |
A |
12 |
C |
17 |
C |
22 |
C |
27 |
D |
32 |
A |
37 |
A |
3 |
D |
8 |
A |
13 |
B |
18 |
B |
23 |
B |
28 |
B |
33 |
C |
38 |
D |
4 |
A |
9 |
C |
14 |
A |
19 |
D |
24 |
A |
29 |
C |
34 |
D |
39 |
C |
5 |
B |
10 |
B |
15 |
D |
20 |
C |
25 |
C |
30 |
C |
35 |
B |
40 |
A |
ĐÁP ÁN CHI TIẾT CÂU VẬN DỤNG
(Số thứ tự theo đề chuẩn)
Câu 12.
Phương pháp: Kĩ năng tính toán và khai thác các đối tượng địa lí kinh tế - xã hội trên bản đồ.
Cách giải:
- Công thức tính năng suất: Năng suất = Sản lượng/ Diện tích
- Quy ước giá trị của các cột thể hiện diện tích và sản lượng lúa trên Atlat trang 19:
+ 1 mm tương ứng với 50 000 ha
+ 1 mm tương ứng với 100 000 ha
- HS đo đạc, tính toán để xác định năng suất lúa của 4 địa phương, từ đó thấy được Thanh Hóa là tỉnh có năng suất lúa cao nhất trong 4 tỉnh.
Chọn A.
Câu 30.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài 9,10 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
- Biểu hiện thảm thực vật nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xa van, bụi gai hạn nhiệt đới,…
- Nhân tố tác động trực tiếp đến sinh vật là khí hậu. Với mỗi kiểu khí hậu sẽ có kiểu thảm thực vật tương ứng, sự thay đổi của điều kiện khí hậu sẽ tạo nên sự thay đổi của thảm thực vật. Do đó, thảm thực vật của nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái chủ yếu do tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa phức tạp
=> Phương án C là đúng và đầy đủ nhất
Chọn C.
Câu 31
Phương pháp: Vận dung kiến thức bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và bài 11 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Cách giải:
Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào Nam) có nền nhiệt ẩm cao (quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nào dưới 200C; lượng mưa lớn, trung bình 1500 mm – 2000 mm).
+ Nguyên nhân tạo nên nền nhiệt cao: có vị trí gần xích đạo, quanh năm góc nhập xạ lớn nên có lượng bức xa lớn tạo nên đặc điểm khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao.
+ Nguyên nhân tạo nên tính ẩm, lượng mưa lớn: trong nửa năm, phần lãnh thổ phía Nam chịu ảnh hưởng của các loại gió hướng tây nam (khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Tín phong bán cầu Nam). Cả hai loại gió này cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn vào mùa hạ cho phần lãnh thổ phía Nam.
=> Phương án C là đúng và đầy đủ nhất
Chọn C.
Câu 32
Phương pháp: Liên hệ, vận dụng kiến thức bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và bài 11 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Cách giải:
Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng: phân hóa theo thời gian (miền Bắc: mùa đông - hạ, miền Nam: mùa mưa - khô) và phân hóa theo không gian (theo Bắc - Nam, theo Đông - Tây và theo độ cao) do chịu tác động của các nhân tố chủ yếu:
- Vị trí địa lí: nằm trong khu vực nội chí tuyến, có nền nhiệt cao, chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á - khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới. Do đó, trên nền nhiệt cao, tác động của các loại gió làm khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng và phức tạp.
- Hình dạng lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ tuyến, tạo nên sự phân hóa của khí hậu theo chiều Bắc - Nam.
- Hoạt động của các loại gió và đặc điểm địa hình: hoạt động của các loại gió, đặc biệt là Tín phong và gió mùa (gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ) kết hợp với đặc điểm địa hình (hướng núi, độ cao,…) là nguyên nhân chính tạo nên sự phân hóa khí hậu theo mùa và theo không gian.
=> Phương án D là đúng và đầy đủ nhất
Chọn D.
Câu 33
Phương pháp: Liên hệ, vận dụng kiến thức bài 17 - Lao động và việc làm và bài 20 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cách giải:
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta: từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Hai khu vực này ngày càng thu hút sự tham gia đông đảo của lực lượng lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là tư nhân, cá thể và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, điều này kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng trên.
=> Phương án D là phù hợp nhất
Chọn D.
Câu 34
Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài 17 - Lao động và việc làm
Cách giải:
Chú ý từ khóa “giải quyết việc làm bền vững”
Cả 4 phương án đều là là những giải pháp để giải quyết việc làm ở nước ta, nhưng đểgiải quyết việc làm bền vững cần chú ý các giải pháp: đào tạo lao động để nâng cao chất lượng lao động, giúp họ có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; thu hút đầu tư giúp phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động; phát triển công nghiệp, dịch vụ là những khu vực kinh tế tạo ra nhiều việc làm.
=> Phương án A là đúng và đầy đủ nhất
Chọn A.
Câu 35.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài 18 - Đô thị hóa
Cách giải:
Những yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế là cơ sở hạ tầng hiện đại, thị trường tiêu thụ rộng và sức mua lớn, lao động có chất lượng cao, từ đó có khả năng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đây là những thế mạnh nổi bật của các đô thị.
=> Phương án A là đúng và đầy đủ nhất
Chọn A.
Câu 36.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài 20 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bài 22 - Vấn đề phát triển nông nghiệp.
Cách giải:
- Sản xuất hàng hóa biểu hiện rõ nhất ở việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và gắn với công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là những đặc trưng của sản xuất cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay.
- Hiện nay, xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp trong ngành trồng trọt nước ta có nhiều mục đích, nhưng quan trọng nhất là để chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chọn B.
Câu 37.
Phương pháp: Kiến thức bài 22 - Vấn đề phát triển nông nghiệp và hiểu biết thực tế.
Cách giải:
Hiện nay, những thách thức lớn nhất trong việc xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả nước ta là vấn đề đầu ra (thị trường), chất lượng sản phẩm cây ăn quả chưa đáp ứng yêu cầu và hạn chế trong khâu chế biến, từ đó làm giảm hiệu quả xuất khẩu cây ăn quả. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả thì phải giải quyết được những vấn đề này.
=> Phương án A là đúng và đầy đủ nhất
Chọn A.
Câu 38.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp.
Cách giải:
Chú ý từ khóa “sản xuất theo hướng hàng hóa”
Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển ngành chăn nuôi, nhưng để chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thì vấn đề quan trọng nhất là mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
=> Phương án B là đúng và đầy đủ nhất
Chọn B.
Câu 39.
Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
- Loại A: Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu.
- Loại B: Biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển, các đối tượng thường đồng nhất về đơn vị.
- Loại C: Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng hoặc quá trình phát triển, đồng nhất về đơn vị.
- Chọn D: Biểu đồ kết hợp là thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau. Đề bài yêu cầu thể hiện sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta qua các năm, như vậy có ba đối tượng với hai đơn vị khác nhau, chọn biểu đồ thích hợp nhất là kết hợp (cột và đường).
Chọn D.
Câu 40.
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ.
Cách giải:
- Loại A: thể hiện quy mô và cơ cấu là biểu đồ tròn.
- Loại B: thể hiện thay đổi cơ cấu là biểu đồ tròn, miền.
- Loại D: thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường
- C đúng: Biểu đồ cột ghép thể hiện quy mô sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm nước ta qua các năm.
Chọn C.
Ngoài Đề Thi Thử THPT Quốc 2022 Môn Địa Chuyên Lam Sơn Có Lời Giải Chi Tiết-Lần 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
>> Xem thêm