Docly

12 đề thi thử môn sinh học THPT Quốc gia có đáp án và lời giải chi tiết

12 đề thi thử môn sinh học THPT Quốc gia có đáp án và lời giải chi tiết được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

XEM THÊM CÁC ĐỀ THI KHÁC TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Toán Sở GD Hải Dương Lần 2
Đề thi thử Lý THPT Quốc gia 2022 Chuyên Đại Học Vinh
350 câu trắc nghiệm chuyên đề tương tác gen luyện thi THPT Quốc gia
Đề thi thử giáo dục công dân 2023 THPT Hàn Thuyên Lần 1
Đề thi thử tốt nghiệp Môn Toán Năm 2022 Chuyên đại học Vinh Lần 2
Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Lý Chuyên Đại Học Vinh Lần 1
145 câu trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen luyện thi THPT Quốc gia
Luyện đề thi môn GDCD 2023 – Tốt nghiệp THPT Quốc gia
Đề Kiểm Tra Kiến Thức Toán 12 Năm 2022 Chuyên Đại Học KHTN Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Lý Lương Thế Vinh Hà Nội

Sinh học là một môn học quan trọng và đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các quy luật và quá trình sinh tồn của các hệ thống sống. Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) Quốc gia, việc làm quen với các Đề thi thử môn Sinh học có đáp án và lời giải chi tiết là một phần không thể thiếu để nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 12 đề thi thử môn Sinh học THPT Quốc gia với đáp án và lời giải chi tiết, nhằm giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc và dạng câu hỏi thường gặp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đề thi bao gồm những câu hỏi đa dạng từ kiến thức cơ bản đến những vấn đề phức tạp, yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc và khả năng vận dụng linh hoạt.

Qua việc giải quyết từng bài tập và câu hỏi trong các đề thi thử, chúng ta sẽ được thử thách và đánh giá khả năng của mình trong việc áp dụng kiến thức Sinh học vào những vấn đề thực tế. Điều này giúp chúng ta phát triển tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

Ngoài ra, việc có đáp án và lời giải chi tiết cùng các bài tập và câu hỏi trong đề thi thử cũng giúp chúng ta tự kiểm tra và đánh giá kiến thức của mình. Chúng ta có thể xác định được những khuyết điểm cần khắc phục, tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm và quy tắc trong môn Sinh học.

Tuy nhiên, việc chỉ làm các đề thi thử không đủ để đạt được thành công trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chúng ta cần tiếp tục ôn tập kiến thức, làm thêm nhiều bài tập và tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm và công thức trong môn Sinh học.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ THI SỐ 1

ĐỀ MINH HỌA




(Đề thi có 40 câu / 5 trang)


KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề



Câu 1: Một plasmit 104 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là:

A. 140000. B. 159984. C. 139986. D. 70000

Câu 2: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?

A. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng lượng sản phẩm của gen thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt.

B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.

C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymerase giảm xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi

D. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường

Câu 3: Ở một cơ thể thực vật, trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (2n) đã có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li. Kết quả cơ thể sẽ có:

A. hai dòng tế bào bị đột biến, một dòng tế bào có bộ NST 2n+1 và một dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n -1.

B. hai dòng tế bào, một dòng tế bào bình thường, một dòng tế bào bị đột biến bộ nhiễm sắc thể 2n+1 2n -1.

C. một dòng tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.

D. tất cả các tế bào đều có số lượng nhiễm sắc thể theo công thức 2n + 1.

Câu 4: 2 quần thể cùng một loài. Quần thể thứ nhất 750 thể, trong đó tần số A 0,6. Quần thể thứ 2 có 250 thể, trong đó lần số alen A 0,4. Nếu toàn bộ thể quần thể 2 di vào quần thể 1 thì quần thể mới, alen A có tần số là:

A. 1 B. 0,45 C. 0,55 D. 0,5

Câu 5: Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích thức ăn hơn là do:

A. một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn.

B. sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

C. loài sinh vật ở mắt xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắt xích phía trước.

D. mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắt xích khác nhau.

Câu 6: Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu tế bào là:

A. khảo sát về quá trình nguyên phân và giảm phân.

B. khảo sát sự trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường hay không.

C. quan sát về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào, để dự đoán sự phát triển bình thường hay bất thường của cơ thể.

D. tạo tế bào trần để lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 7: Bệnh màu đỏ - lục người liên kết với giới tính. Một quần thể người trên đảo 50 phụ nữ 50 đàn ông trong đó có hai người đàn ông bị mù màu đỏ - lục. Tính tỉ lệ số phụ nữ bình thường mang gen bệnh.

A. 7,68% B. 7,48% C. 7,58% D. 7,78%

Câu 8: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica, cùng sinh sống trong một ao. Song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về kiểu cách li nào?

A. Cách li tập tính. B. Cách li thời gian.

C. Cách li sinh thái. D. Cách li sau hợp tử và con lai bất thụ.

Câu 9: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:

A. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra mạnh mẽ khi môi trường thay đổi, còn các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ngay cả môi trường không thay đổi.

B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra kiểu gen thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.

C. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới còn kết quả của các yếu tố ngẫu nhiên là tăng tần số alen có lợi trong quần thể.

Câu 10: Yếu tố nào được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

A. Alen. B. Kiểu gen của quần thể

C. Alen. D. Kiểu hình của quần thể.

Câu 11:



Dựa vào hình ảnh trên một số bạn đã đưa ra nhận định sau:

1. Hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương trong môi trường không có bụi than.

2. Dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng khả năng sinh sản của bướm.

3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.

4. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, nên thể đột biến màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

5. Ảnh hưởng trực tiếp của bụi than đã làm biến đổi màu sắc của cánh bướm.

6. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chịu sự chi phối của 4 nhân tố: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và cách li sinh sản.

Theo các em có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 12: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleôtit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?

A. Primaza(enzim mồi). B. ADN polymeraza.

C. ARN polymeraza. D. ADN ligaza.

Câu 13: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn khuẩn T4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn, các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có:

A. Prôtêin T2 và ADN của T2. B. Prôtêin T4 và ADN của T2.

C. Prôtêin T2 và ADN của T4. D. Prôtêin T4 và ADN của T4

Câu 14: Số alen của gen I, II, III lần lượt là 5, 3 và 7. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen là:

A. 71 và 303. B. 270 và 390. C. 105 và 630. D. 630 và 1155

Câu 15: Trong chu trình nitơ, sinh vật giúp chuyển hóa nitơ trong gốc nitrat thành nitơ trong khí quyển là vi khuẩn:

A. nitrat hóa. B. nitrit hóa. C. phản nitrat hóa. D. sống cộng sinh

Câu 16: Cho các ví dụ sau về các mối quan hệ trong quần xã:

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.

(2) Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.

(3) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh.

(4) Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.

Có bao nhiêu ví dụ phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 17: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là:

A. Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là:

B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt

C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.

Câu 18: Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAaaa tự thụ phấn thì ở F1 tỉ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ:

A. 41% B. 24,75% C. 44% D. 49,5%

Câu 19: Chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con cây có chiều cao 190 cm và 200 cm chiếm tỉ lệ là:

A. 18/128 và 21/128. B. 42/128 và 24/128. C. 45/128 và 30/128. D. 35/128 và 21/128.

Câu 20: Khi cho lai giữa cây thuần chủng thân cao, quả ngọt với cây thân thấp, quả chua,F1 thu được toàn cây thân cao, quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được: 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua. Biết rằng tính trạng vị quả do một cặp gen quy định, gen nằm trên NST thường. Cho cây F1 lai phân tích, tỷ lệ kiểu hình thu được ở Fa là:

A. 3 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

B. 7 thân cao, quả ngọt : 7 thân cao, quả chua : 1 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

C. 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua.

D. 9 thân cao, quả ngọt : 3 thân cao, quả chua : 3 thân thấp, quả ngọt : 1 thân thấp, quả chua.

Câu 21: Cho các ý nghĩa sau về hiện tượng hoán vị gen:

(1) Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen liên kết.

(2) Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá.

(3) Đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen.

(4) Giúp giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST.

Có bao nhiêu ý nghĩa là của hiện tượng hoán vị gen?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 22: Khi lai cây hoa thuần chủng màu hồng với cây hoa màu trắng, người ta thu được F1 toàn cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì thu được F2 phân li kiểu hình với tỉ lệ: 9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng. Cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên đời con thu được cây cho hoa màu đỏ chiếm tỉ lệ:

A. 56/81. B. 40/81 C. 64/81. D. 32/81

Câu 23: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Điểm khác biệt giữa định luật phân li độc lập với liên kết gen là:

I. Tỉ lệ kiểu hình của F1.

II. Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2.

III. Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2.

IV. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp nhiều hay ít.

Câu trả lời đúng là:

A. II và III. B. II và IV. C. I, II, III và IV. D. I, III và IV

Câu 24: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

(1) aaBbDd x AaBBdd. (2) AaBbDd x aabbdd. (3) AAbbDd x aaBbdd.

(4) aaBbDD x aabbDd. (5) AaBbDD x aaBbDd. (6) AABbDd x Aabbdd.

Theo lý thuyết trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 25: Cho P thuần chủng lai với nhau được F1-1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1-1 lai phân tích, được tỉ lệ là 3 trắng: 1 đỏ. Xét thêm một cặp gen qui định chiều cao cây. Cho các cá thể P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen tương phản lai với nhau, được F1-2 đồng loạt cây hoa đỏ, thân cao. Cho F1-2 lai phân tích, F2-2 thu được 4 loại kiểu hình: hoa đỏ, thân cao; hoa đỏ, thân thấp; hoa trắng, thân cao và hoa trắng, thân thấp; trong đó cây hoa đỏ, thân thấp

chiếm tỉ lệ 20%. Cây hoa đỏ, thân cao ở F2-2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?

A. 20% B. 30% C. 45% D. 5%

Câu 26: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên:

A. 1/12 B. 1/36 C. 1/24 D. 1/8

Câu 27: Ở một loài thực vật xét một gen có 3 alen A, a, a1 nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó: alen A quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a và a1; alen a quy định tính trạng hoa hồng trội hoàn toàn so với alen a1 quy định tính trạng hoa trắng. Trong trường hợp cây tứ bội khi giảm phân tạo ra các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra, cây tứ bội có kiểu gen Aaa1a1 tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ tiếp theo là:

A. 27 hồng : 8 đỏ : 1 trắng. B. 27 trắng : 8 hồng : 1 đỏ.

C. 26 đỏ : 9 hồng : 1 trắng. D. 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng

Câu 28: Ở ruồi giấm A qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là:

A. 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng. B. 62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng.

C. 50% mắt đỏ: 50% mắt trắng. D. 56,25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng.

Câu 29: Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt (b); 2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi với ruồi được F1 180 cá thể trong số đó có 9 ruồi cái đen, dài, trắng. Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%; 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử?

A. 40 B. 135 C. 90 D. 120

Câu 30: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 20% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, 16% tế bào có cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:

A. 38,4%. B. 41,12%. C. 3,6%. D. 0,9%.

Câu 31: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định chín sớm, alen d quy định chín muộn. Biết hai gen B,b và D,d cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 40 cM. Người ta lấy hạt phấn của cây có kiểu gen nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thu được các dòng cây đơn bội và sau đó đa bội hoá để tạo các dòng thuần. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ dòng cây thuần chủng sẽ cho quả tròn, ngọt và chín muộn thu được là:

A. 30% B. 10% C. 20% D. 15%

Câu 32: Cho thỏ F1 có kiểu hình lông trắng, dài giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, ngắn được thế hệ lai phân tính theo tỉ lệ: 37,5% lông trắng, dài : 37,5 lông trắng, ngắn : 10% lông xám, dài : 10% lông đen, ngắn : 2,5% lông đen, dài: 2,5% lông xám, ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và tính trạng lông dài trội so với lông ngắn. Với C quy định lông dài, c quy định lông ngắn, B, b, A, a là các alen quy định màu lông. Hãy chọn phép lai F1 phù hợp.

A. B. C. D.

Câu 33: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?

A. 1,97%. B. 9,4% C. 1,72% D. 0,57%

Câu 34: Diễn biến nào sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?

A. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.

C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.

D. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.

Câu 35: Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, xét các kết luận sau:

(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡng.

(2) Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.

(3) Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường.

(4) Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 36: Các cá thể trong quần thể cùng chung ổ sinh thái, nhưng rất hiếm khi ra đấu tranh trực tiếp. Lí do chủ yếu nào dưới đây khẳng định điều đó?

A. Do cùng huyết thống, không cách li nhau về di truyền.

B. Đấu tranh trực tiếp sẽ dẫn đến sự diệt vong của loài.

C. Nguồn thức ăn luôn thỏa mãn cho sự phát triển số lượng tối đa của quần thể.

D. Các cá thể của quần thể không phân bố tập trung, tránh sự cạn kiệt nguồn sống

Câu 37: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử ôxi quá mức này là:

A. sự tiêu dùng ôxi của thực vật B. sự tiêu dùng ôxi của cá.

C. sự tiêu dùng ôxi của các sinh vật phân hủy D. sự ôxi hóa của các nitrat và phốt phát.

Câu 38: Cho các nhận định sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)

1. Tiêu chuẩn hình thái được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài.

2. Theo học thuyết Đacuyn, chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên

liệu cho chọn giống và tiến hóa.

3. Yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.

4. Giao phối không ngẫu nhiên có khả năng làm giảm tần số alen lặn gây hại.

5. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể.

6. Giao phối không ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng làm quần thể thoái hóa.

7. Áp lực chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài.

8. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Số phát biểu sai là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 39: Cho các dữ liệu sau:

(1) Sinh vật bằng đá tìm trong lòng đất.

(2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn tươi.

(3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.

(4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà.

(5) Rìu bằng đá của người cổ đại.

Có bao nhiêu dữ liệu được gọi là hóa thạch?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 40: Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen qui định kháng bệnh X và gen qui định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.

A. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược lại.

B. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.

C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.

D. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST



ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1A

2A

3B

4C

5B

6C

7A

8A

9C

10A

11B

12D

13D

14D

15B

16D

17A

18D

19C

20D

21C

22B

23B

24D

25B

26D

27B

28B

29B

30D

31A

32C

33C

34A

35C

36C

37D

38A

39A

40C


Câu 1. Đáp án A.

Ở những câu này chắc có lẽ nhiều bạn nếu không nắm vững kiến thức về plasmit rất dễ làm sai. Theo thông thường đối với những bạn không để ý kĩ sẽ làm như sau:

Số liên kết cộng hóa trị hình thành sau 3 lần nhân đôi:

Tuy nhiên, kết quả trên là sai vì plasmit là sinh vật nhân sơ có phân tử ADN dạng vòng, 2 đầu nối lại với nhau do đó chúng ta không cần trừ đi 2.

Vậy số liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nucleotit của ADN là:

Câu 2. Đáp án A.

Nếu đột biến xảy ra ở vùng điều hòa thì nó chỉ gây ảnh hưởng đến lượng sản phẩm của gen tạo ra chứ không gây ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm của gen.

Nếu đột biến xảy ra tại vùng mã hóa của gen thì nó sẽ làm thay đổi cấu trúc sản phẩm của gen nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng sản phẩm do gen tạo ra

Câu 3. Đáp án B.

Trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li nên sẽ tạo ra 2 dòng tế bào bị đột biến có bộ NST là 2n+ 1 và 2n -1.

Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác vẫn phân li bình thường trong nguyên phân do đó tạo ra dòng tế bào bình thường có bộ NST là 2n

Câu 4. Đáp án C.

Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là:

Câu 5. Đáp án B.

Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn vì ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp( năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,... chiếm khoảng 70%); phần năng lượng bị mất qua chất thải là khoảng 10%; do vậy năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%.

Câu 6. Đáp án C.

Phương pháp nghiên cứu tế bào học:

+ Mục đích: Tìm ra khuyết tật về kiểu nhân của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

+ Nội dung: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ NST trong tế bào của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những người bình thường

Câu 7. Đáp án A.

Tần số alen ở hai giới bằng nhau.

Ở đàn ông: ( ở đàn ông tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ của các alen do đó q(a)= tỉ lệ của kiểu gen )

Ở phụ nữ: phụ nữ mang gen gây bệnh XAXa có tỉ lệ= 2.0,96.0,04=0,0768= 7,68%.

Câu 8. Đáp án A.

Ba loài ếch này tuy sống cùng trong ao nhưng chúng không giao phối với nhau. Những con ếch có tiếng kêu giống nhau có xu hướng thích giao phối với nhau hơn và ít giao phối với những con ếch có tiếng kêu khác. Lâu dần, sự giao phối có chọn lọc này tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc hoặc giữa các quần thể ếch có tiếng kêu khác nhau. Qúa trình này cứ tiếp diễn và cùng các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể, dẫn đến sự cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và loài mới dần được hình thành.

Câu 9. Đáp án C.

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy, CLTN quy định chiều hướng tiến hóa. Như vậy, CLTN là một nhân tố tiến hóa có hướng.

Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen với một số đặc điểm sau đây:

- Thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng xác định.

- Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trờ nên phổ biến trong quần thể

Câu 10. Đáp án A.

Trong các yếu tổ chỉ có alen được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen mà không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn.

Câu 11. Đáp án B.

Ý 1 sai vì hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương trong môi trường có bụi than. Câu này tuy dễ nhưng nếu không để ý kĩ dễ sập bẫy các em à

Ý 2 sai vì dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng sức sống của bướm.

Ý 3 đúng.

Ý 4 đúng. Trong môi trường không có bụi than thì ngược lại bướm màu trắng được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

Ý 5 sai vì bụi than không đóng vai trò biến đổi màu sắc của bướm. Những biến dị quy định màu sắc của bướm đã phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể, dưới sự thay đổi của điều kiện sống, các biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

Ý 6 sai vì sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.

Câu 12. Đáp án D.

Ta thấy, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nghĩa là một mạch được tổng hợp một cách liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn ngắn nhưng không được enzim nối ligaza nối lại với nhau nên mới xảy ra tình trạng trên.

Vậy nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp enzim ADN ligaza

Câu 13. Đáp án D.

Trong cơ thể, prôtêin liên tục bị phân hủy và tái tạo, prôtêin được tái tạo là nhờ vào ADN thông qua các quá trình như: nhân đôi, phiên mã và sau cùng là dịch mã để tạo ra prôtêin có các cấu trúc khác nhau tùy theo các chức năng mà nó đảm nhận trong cơ thể. Khi ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn thì vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 sẽ bị phân hủy và không được tái tạo trở lại do không có ADN của thể ăn khuẩn T2. Còn ADN của thể ăn khuẩn T4 sẽ nhanh chóng nhân đôi và thực hiện các quá trình phiên mã, dịch mã để tạo ra các phân tử prôtêin và tất nhiên prôtêin này là của thể ăn khuẩn T4.

Câu 14. Đáp án D.

Trước khi bước vào bài giải chị sẽ cung cấp cho các em một số công thức để tính số kiểu gen như sau:

Locut gen nằm trên NST thường:

Gen có r alen:

- Số loại kiểu gen đồng hợp đúng bằng số alen của gen =r.

- Số loại kiểu gen dị hợp bằng số tổ hợp chập 2 từ r alen:

- Tổng số loại kiểu gen là tổng số kiểu gen đồng hợp và dị hợp:

Locut gen nằm trên NST giới tính:

A. Một locut gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y:

Gen có r alen:

Ở giới XX:

Số loại kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen = r.

Số loại kiểu gen dị hợp , tổng số loại kiểu gen

Ở giới XY:

Số loại kiểu gen = r

Xét chung 2 giới:

Tổng số loại kiểu gen = số loại kiểu gen ở giới XX và số loại kiểu gen ở giới XY

Số kiểu giao phối = tổng số kiểu gen giới đực x tổng số kiểu gen giới cái.

B. Một locut gen nằm trên NST giới tính X có alen tương ứng trên Y

Gen có r alen :

Ở giới XX:

Số loại kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen= r

Số loại kiểu gen dị hợp = . Tổng số loại kiểu gen =

Ở giới XY:

Kiểu gen là sự kết hợp của các alen X và Y với nhau nên tổng số kiểu gen = r2.

C. Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen tương ứng trên X.

Gen có r alen: Số kiểu gen ở giới XY bằng số alen = r.

D. Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở loài có cơ chế xác định là XX/XO.

Gen có r alen: Cách tính số kiểu gen trong trường hợp một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở loài có cơ chế xác định giới tính là XX/XO giống y hệt trường hợp một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Vì vậy:

Ở giới XX:

Số loại kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen = r.

Số loại kiểu gen dị hợp = , tổng số loại kiểu gen

Ở giới XO:

Số loại kiểu gen = r

Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu giải câu 1.

Dựa vào đề bài ta xác định các locut gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.

Áp dụng công thức ta có:

Số kiểu gen dị hợp của gen I, II,III lần lượt là:

Số kiểu gen đồng hợp của gen I, II, III lần lượt là: 5, 3, 7.

Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 1 cặp gen = 5.3.21+ 5.7.3+ 3.7.10= 630 KG.

Số kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen và dị hợp 2 cặp gen= 10.3.7+ 10.21.3+ 3.21.5= 1155 KG.

Câu 15. Đáp án B.

Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Ví dụ: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh. Do đó, (1),(3) đúng.

(2) là mối quan hệ hội sinh .

(4) là mối quan hệ cạnh tranh.

Câu 16. Đáp án D.

Vật ăn thịt là nhân tố quan trọng khống chế kích thước con mồi, ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt. Mối quan hệ hai chiều này tạo trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.

Trong quan hệ con mồi- vật ăn thịt, nhiều trường hợp, khi số lượng con mồi quá đông, hiệu quả tấn công của vật ăn thịt giảm. Chính vì vậy, cách tụ họp của con mồi là một trong các biện pháp bảo vệ có hiệu quả trước sự tấn công của vật ăn thịt, trong khi, nhiều động vật ăn thịt lại họp thành bầy để săn bắt con mồi có hiệu quả hơn, do đó ta thấy các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.

Câu 17. Đáp án A.

AAAaaa giảm phân cho 1AAA: 1aaa: 9Aaa: 9Aaa

Kiểu gen giống bố mẹ

Câu 18. Đáp án D.

Trước khi giải câu này chị sẽ cung cấp cho các em những mẹo giải nhanh câu này.

Bố mẹ dị hợp về tất cả các cặp gen:

( Chỉ áp dụng đối với trường hợp các cặp gen phân li độc lập và đều ở trạng thái dị hợp)

Gọi n là số cặp gen dị hợp, số alen của kiểu gen là 2n.

Số tổ hợp có a alen trội:

Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội

Bố mẹ có kiểu gen khác nhau:

Phương pháp:

Bước 1: Xác định số tổ hợp giao tử của phép lai= số giao tử ♂ số giao tử ♀, giả sử là 2n.

Bước 2: Xác định số gen trội tối đa được tạo ra từ phép lai, trên giả sử là m.

Bước 3: Nhận xét xem trong phép lai trên có phép lai của cặp gen nào chắc chắn cho gen trội hay không, giả sử có b.

(VD: PL AA x Aa sẽ chắc chắn cho 1 gen trội b ở đời sau vậy trong TH này b = 1)

Bước 4: Số tổ hợp gen có a gen trội là:

Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội là:

Dựa vào công thức trên ta bắt đầu giải quyết bài toán như sau:

- Phép lai: AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf

- Số tổ hợp giao tử

- Số gen trội tối đa tạo ra từ phép lai trên là 8 (2+2+1+1+2).

Xác định gen trội bằng cách này nhé các em: Aa Aa => (Aa, AA,aa). Khi đó, các em nhìn vào kiểu gen chứa nhiều gen trội nhất là AA và suy ra phép lai này có 2 gen trội. Sau đó tiếp tục với các cặp gen khác như BB Bb, Dd dd,. sau đó cộng tất cả các gen trội nói trên ta được tổng số gen trội tối đa tạo ra từ phép lai.

- Ta nhận thấy ở cặp thứ 2 luôn có sẵn 1 alen trội BB Bb nên b=1.

- Vậy phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con: cây có chiều cao 190cm (trong KG có 4 alen trội) chiếm tỉ lệ: .

Với cây có chiều cao 200 cm cách tính cũng tương tự các em hãy thử sức mình ở câu này nhé. ( có thể ban đầu các em sẽ thấy nó hơi khó nhớ để làm nhưng khi đã quen rồi các em sẽ dễ dàng giải quyết những bài toán dạng này một cách nhanh chóng nhất).

Câu 19. Đáp án C.

(thân cao: thân thấp)= 9 thân cao: 7 thân thấp => đây là tỉ lệ của tương tác bổ sung. Vậy tính trạng chiều cao do hai cặp gen không alen quy định tương tác theo kiểu bổ sung.

A-B- quy định cao còn các kiểu gen A-bb, aaB-, aabb quy định thân thấp.

(ngọt: chua)= (3 ngọt: 1 chua). Ta quy ước: D-: ngọt, dd: chua

(9 cao: 7 thấp)(3 ngọt: 1 chua)= 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua.= tỉ lệ đầu bài. Do vậy, các cặp gen này phân li độc lập.

F1: AaBbDd aabbdd => (1Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd)

Từ đó tìm được tỉ lệ kiểu hình: 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua.

Câu 20. Đáp án C.

(thân cao: thân thấp)= 9 thân cao: 7 thân thấp đây là tỉ lệ của tương tác bổ sung. Vậy tính trạng chiều cao do hai cặp gen không alen quy định tương tác theo kiểu bổ sung.

A-B- quy định cao còn các kiểu gen A-bb, aaB-, aabb quy định thân thấp.

(ngọt: chua)= (3 ngọt: 1 chua). Ta quy ước: D-: ngọt, dd: chua

(9 cao: 7 thấp)(3 ngọt: 1 chua)= 27 thân cao, quả ngọt : 21 thân thấp, quả ngọt : 9 thân cao, quả chua : 7 thân thấp, quả chua.= tỉ lệ đầu bài. Do vậy, các cặp gen này phân li độc lập.

F1: AaBbDd aabbdd => (1Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd)

Từ đó tìm được tỉ lệ kiểu hình: 3 thân thấp, quả ngọt : 3 thân thấp, quả chua : 1 thân cao, quả ngọt : 1 thân cao, quả chua.

Câu 21. Đáp án C.

Vì F2 có tỉ lệ 9:3:4 nên F1: AaBb AaBb. Và đây là tính trạng màu hoa do hai cặp gen không alen quy định. Khi đó ta có: A-B- : quy định hoa đỏ, A-bb: quy định hoa hồng, aaB- và aabb: quy định hoa trắng. A-B- ta có 9 kiểu gen quy định hoa đỏ đó là .

cho giao tử cho giao tử gồm cho giao tử gồm . cho các giao tử gồm

Ta có cho các cây hoa đỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau:

Nhân tỉ lệ lại với nhau ta tìm được tỉ lệ cây hoa đỏ (A-B-) là

( Ở bài này các em nên tìm tỉ lệ cây hoa hồng và hoa trắng trước tỉ lệ sau đó tính tỉ lệ cây hoa đỏ sẽ nhanh hơn.)

Câu 22. Đáp án B

Câu 23. Đáp án B.

Đối với những bài dạng này các em tách ra từng cặp lai rồi xem xét tỉ lệ kiểu gen và suy ra tỉ lệ kiểu hình. Câu này dễ nên các em hãy lưu ý lấy điểm ở những câu này nhé!!

Các phép lai đúng là (1),(3),(6).

Phép lai (1) aaBbDd x AaBBdd =>( 1aa: 1Aa).(1Bb: 1BB). (1Dd: 1dd) => (1 lặn: 1 trội).1 trội(1 lặn: 1 trội) => tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1.

Phép lai (3) AAbbDd x aaBbdd 1Aa.(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) => tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1.

Phép lai (6) AABbDd x Aabbdd (1AA:1Aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) 1 trội. (1 trội:1 lặn)(1 trội: 1 lặn) tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1.

Câu 24. Đáp án D.

Bài này nhìn vào đề sẽ có cảm giác khó giải nhưng thật ra lại khá dễ giải quyết.

Phép lai phân tích cho tỉ lệ 3 trắng: 1 đỏ do đó hoa đỏ chiếm

Theo đề bài ta có: thân thấp, hoa đỏ = 20% suy ra thân thấp thân cao = 20%

Thân cao , hoa đỏ

b

Ở những câu này các em nên tách ra xác định kiểu gen của bố mẹ ở từng loại bệnh.

Bệnh bạch tạng: theo giả thiết, người chồng bình thường có bố mẹ bình thường nhưng có em gái bị bệnh bạch tạng do đó người chồng có kiểu gen A- nghĩa là người chồng có tỉ lệ kiểu gen là

Người vợ có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng do đó người vợ cũng có kiểu gen A- .

Bệnh mù màu:

Người chồng không mắc bệnh nên có kiểu gen

Người vợ bình thường có bố bị mù màu nên có KG

Để hai vợ chồng này sinh con trai mắc cả hai bệnh trên thì họ phải có kiểu gen như sau:

Người con trai mắc cả hai bệnh có kiểu gen:

Xác suất con trai bị mắc bệnh bạch tạng:

Xác suất con trai mắc bệnh mù màu

Xác suất con trai mắc cả hai bệnh:

Câu 26. Đáp án D.

(36 tổ hợp).

Tuy nhiên vì đề bài yêu cầu tỉ lệ phân li kiểu hình nên ta sẽ viết lại tỉ lệ để tính cho nhanh như sau: (3 đỏ : 2 hồng : 1 trắng) (3 đỏ : 2 hồng : 1 trắng)= 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng. (tính trội : đỏ> hồng> trắng).

Lưu ý khi nhân lại chúng ta nhân trắng với trắng trước được 1 trắng, sau đó đến hồng vì hồng trội hơn trắng nên khi hồng nhân với trắng sẽ ra hồng nên ta được 8 hồng. Cuối cùng, ta lấy 36 trừ đi cho tổng tỉ lệ của trắng và hồng ta được tỉ lệ của đỏ.

Câu 27. Đáp án B.

: 5 kiểu gen do đó gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không alen tương ứng trên Y.

Vì số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau nên P:

Từ đó suy ra ( xét ở giới đực tỉ lệ 2 KG bằng nhau nên tỉ lệ 2 alen A và a cũng bằng nhau và bằng 0,5)

Suy ra giới đực

Giới cái: (0,5 XA: 0,5Xa) (0,5 XA: 0,5Xa)= 0,25 XAXA: 0,5 XAXa : 0,25 XaXa .

Các cá thể giao phối tự do ta có: 0,125 XAXA: 0,25 XAXa : 0,125 XaXa : 0,25 XaY : 0,25 XAY=1

Mắt đỏ= 0,125+ 0,25+ 0,25= 0,625= 62,5%.

Câu 28. Đáp án B.

Trước tiên, ta sẽ tính tần số hoán vị gen.

Ruồi cái, đen , trắng, dài có kiểu gen có tỉ lệ là 0,05 (vì

dXd chiếm tỉ lệ là 0,25). Ta có: aabb= 0,25 - aaB- = 0,25 – 0,2= 0,05.

Vì ruồi giấm chỉ xảy ra hoán vị gen ở con cái do đó ta có:

Vì ở con đực xảy ra liên kết hoàn toàn nên giao tử đực:

=> giao tử cái: .(giao tử hoán vị). (giao tử liên kết).

Tần số hoán vị f = 0,1.2= 20%.

Tổng số trứng tế bào sinh trứng (1 tế bào cho trứng).

Tần số hoán vị gen (x là số tế bào sinh trứng xảy ra hoán vị). tế bào

Vậy số tế bào trứng không xảy ra hoán vị= 225 – 90= 135 tế bào.

Câu 29. Đáp án B.

Với bài này cũng khá đơn giản. Các em nên lưu ý đối với những bài dạng này có 1 cách giải rất nhanh chóng đó là chúng ta sẽ tìm tỉ lệ của hợp tử bình thường trước sau đó mới tìm tỉ lệ hợp tử đột biến.

Ở giới đực: số tế bào giảm phân bình thường là 92% số tế bào suy ra tạo ra 92% giao tử đực bình thường.

Ở giới cái: số tế bào giảm phân bình thường là 64% số tế bào nên tạo ra 64% giao tử cái bình thường.

( ở đây ta không cần xét đến kiểu gen vì đề bài không hỏi kiểu gen, chỉ hỏi về dạng hợp tử nên bất kì hợp tử mang kiểu gen nào cũng chấp nhận được cả chỉ cần nó phù hợp với yêu cầu là đột biến hay bình thường hay không thôi)

Tỉ lệ hợp tử bình thường = giao tử đực giao tử cái= 0,92 0,64=0,5888

Tỉ lệ hợp tử đột biến = 1- 0,5888= 0,4112= 41,12%.

Câu 30. Đáp án D.

xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

Giao tử:

Cây thuần chủng quả tròn ngọt và chín muộn có kiểu gen: kiểu gen này là do lưỡng bội hóa của hạt phấn tỉ lệ = 15%.

Câu 31. Đáp án A.

Theo đề: (trắng: xám:đen) =(6:1:1). Đây là dạng tương tác át chế do 2 cặp gen không alen quy định. Ta có 8 tổ hợp = 4.2 .Vậy KG: AaBb Aabb

Ta có: ( dài :ngắn)= (1:1). KG: Cc cc. Nhân tỷ lệ : (6:1:1)(1:1) khác với đề bài do đó không xảy ra hiện tượng phân ly độc lập mà xảy ra hoán vị gen.

Vậy xảy ra hoán vị giữa (A,a)và (C,c) hoặc giữa (B,b) và (C,c).

Vì đen, ngắn> đen, dài nên ta loại đáp án B vì (đen ,ngắn)=(đen ,dài).

Ta chỉ phân vân giữa hai đáp án vì theo dữ kiện trên chỉ còn lại A,C

Mặt khác : ( xám, dài)>(xám, ngắn) nên ta chọn A.

Câu 32. Đáp án C.

Xét gen quy định tính trạng phân biệt mùi thì có thể coi quần thể người là một quần thể ngẫu phối và đã cân bằng di truyền nên quần thể có cấu trúc: 0,36AA: 0,48Aa : 0,16aa.

Để sinh ra con không phân biệt được mùi vị mà bố mẹ bình thường thì bắt buộc bố mẹ phải có KG dị hợp (Aa)

XS cả 2 vợ chồng có KG dị hợp là:

XS sinh ra 3 con, gồm 2 trai một gái là:

Từ sơ đồ lai của bố mẹ ta thấy xác suất con phân biệt được mùi là , xác suất con không phân biệt mùi vị là .

XS của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai và 1 con gái, một trong số đó không phân biệt được mùi là:

Câu 33. Đáp án C.

Khi số lượng cá thể của quần thể đạt đến kích thước tối đa , mật độ cá thể tăng quá cao các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt giành thức ăn, nơi ở,.. dẫn đến tỉ lệ tử vong cao và tỉ lệ sinh sản giảm. Đối với những cá thể không có khả năng cạnh tranh thường có xu hướng phát tán sang các quần thể khác. Ngoài ra, khi kích thước quần thể quá cao, các dịch bệnh sẽ tăng lên và làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. Do đó, A, B, D đúng.

Câu 35 Đáp án A.

(1) sai vì mỗi hệ sinh thái chỉ có một lưới thức ăn.

(2) sai vì mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng ổn định.

(3) đúng.

(4) sai vì khi bị mất một mắt xích nào đó thì cấu trúc của mạng lưới ngay lập tức thay đổi.

Câu 36. Đáp án C.

Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng. Các loài này thường cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn nên chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh. Và để tình trạng phân li ổ sinh thái và sự đấu tranh trực tiếp không diễn ra thì nguồn thức ăn phải luôn thỏa mãn với sự phát triển số lượng tối đa của quần thể.

Câu 37. Đáp án C

Câu 38. Đáp án D.

Ý 1 đúng.

Ý 2 sai vì theo học thuyết Đacuyn, chỉ có các biến dị cá thể xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Các em luôn nhớ rằng nhắc đến Đacuyn là nhắc đến biến dị cá thể nhé.

Ý 3 sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.

Ý 4 sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo chiều hướng làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử chứ không làm thay đổi tần số alen.

Ý 5 đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể có thành phần kiểu gen chỉ gồm những kiểu gen đồng hợp thì không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Ý 6 đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể chỉ gồm những kiểu gen đồng hợp thì thành phần kiểu gen vẫn được giữ nguyên không đổi nên quần thể không bị thoái hóa.

Ý 7 sai vì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi mới phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài.

Ý 8 sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Vậy có 5 phát biểu sai!!

Câu 39. Đáp án A.

Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ phách.

Do đó, chỉ có (1) và (3) đúng

Câu 40. Đáp án C.

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ MINH HỌA




(Đề thi có 40 câu / 5 trang)


KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề



Câu 1: Cho các thành tựu:

1. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.

2. Tạo giống dâu tầm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

3. Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

4. Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là

A. 3,4 B.1,2 C. l,3 D.1,4.

Câu 2: Ở tằm, người ta tiến hành phép lai ♀ . Biết tần số hoán vị là 10%.

Tỉ lệ tằm là bao nhiêu?

A 0,225 B. 0,1125 C. 0,0225 D. 0,01125

Câu 3: Để các định số lượng cá thể của quần thể cá chép trong sao nuôi, người ta tiến hành bắt cá thể, đánh dấu rồi thả xuống hồ. Tháng sau người ta bắt được 40 cá thể trong đó có 20 cá thể được đánh dấu. Số cá chép trong ao là:

A.200 B.100 C. 80 D.50

Câu 4: Trong giảm phân ở mẹ, lần phân bàol, cặp NST giới tính phân li bình thường. Ở giảm phân II có 50% tế bào không phân li ở cặp XX. Biết giảm phân ở bố bình thường, không có đột biến xảy ra. Khả năng sinh con bị tơcnơ là:

A. B. C. D.

Câu 5: Hóa thạch của động vật cổ nhất xuất hiện ở

A. Kỉ ocđovic B. Đại tiền Cambri C. Kỉ Cambri D. Kỉ phân trắng

Câu 6: Cacbon đi vào chu trình sinh địa hóa chất dưới dạng

A. Các hợp chất hữu cơ B. Muối cacbonat thông qua quang hợp

C. CO2 thông qua quang hợp D. Than bùn, than đá thông qua các hóa thạch

Câu 7: Một bệnh di truyền do đột biến gen trội nằm trên NST thường gây ra. Nếu bố mẹ bình thường, hai bên nội ngoại không ai bị bệnh. Họ có 1 người con mắc bệnh. Nguyên nhân là do:

A. Bố hoặc mẹ mang gen bệnh nhưng bị át chế không được biểu hiện

B. Do đột biến gen xuất hiện ở trạng thái đồng hợp

C. Đã phát sinh 1 đột biến mới làm xuất hiện bệnh trên

D. Bố hoặc mẹ mang gen bệnh nhưng do đột biến mất đoạn mang gen đột biến

Câu 8: Cho khoảng cách giữa các gen trên 1 NST như sau AB=l,5cM, AC=14cM, BC=12,5cM, BD=9,5 cM trật tự các gen trên NST là

A. ABDC B.ABCD C.BACD D. BCAD

Câu 9: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau II số nhiễm sắc thể trong một tế bào là:

A. 6 hoặc 7 hoặc 8. B. 12 hoặc 13 hoặc 14.

C. 11 hoặc 12 hoặc 13. D. 24 hoặc 26 hoặc 28.

Câu 10: Cho các sự kiện dưới đây:

(1) Hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

(2) Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản.

(3) Hình thành tế bào sơ khai.

(4) Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(5) Hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.

Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện....(I)..., giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện....(II)... và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện ...(III)... .

A. I- (2), (4); II- (1), (5); III- (5). B. I- (2), (4); II- (1); III-(3), (5)

C. I - (2), (4); II - (1), (3); III - (5) D. I - (4), (2), (1); II - (3); III - (5)

Câu 11: Nguyên nhân làm cho ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp là

A. Cạnh tranh cùng loài B. Cạnh tranh trong mùa sinh sản

C. Cạnh tranh khác loài D. Cạnh tranh tìm nguồn sống

Câu 12: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:

A. l : 2 : l : 2 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1. B. 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.

C. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1. D. 3 : 3 : 1 : 1 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1.

Câu 13:1 gen dài 2040 A° có hiệu giữa 2 loại (nu) X và A là 15%. Mạch 1 có T=60 và G=30% số (nu) của mạch phân tử mARN do gen tổng hợp có U chiếm 10% số (nu) của mạch. Mạch làm khuôn và tỉ lệ A,U,G,X là

A. Mạch 2 và 25%, 10%, 30%, 35% B. Mạch 1 và 10%, 15%, 30%, 35%

C. Mạch 2 và 25%, 10%, 35%, 30% D. Mạch 1 và 25%, 10%, 35%, 30%

Câu 14: Để góp phần vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện những biện pháp nào sau đây?

(1) Sử dụng tiết kiệm nguòn nước.

(2) Giảm đến mức thấp nhất sự cạn kiệt tài nguyên không tái sinh.

(3) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

(4) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học,... trong nông nghiệp

(5) Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản đang có.

A. (1), (3), (5) B. (2), (3), (4) C. (l),(2), (3) D.(3), (4), (5).

Câu 15: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, người vợ bị rối loạn giảm phân I. Ở cặp NST giới tính, chồng giảm phân bình thường. Xác suất thể tam nhiễm sống sót là bao nhiêu?

A. B. C. D.

Câu 16: Diễn thế nguyên sinh là

A. Biểu hiện dựa trên 1 quần xã có sẵn nhưng bị suy thoái hay bị hủy hoại

B. Diễn thế có chiều hướng phân hủy quần xã

C. Diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn và kết quả cuối cùng hình thành quần xã tương đối ổn định .

D. Diễn thế bắt đầu từ ao hồ hoặc sông biển từ đó hình thành quần xã tương đối ổn định .

Câu 17: Ở đậu hà lan, trơn trội hoàn toàn so với nhăn

P: Trơn x Nhăn

F1: 100% trơn

F1 x F1 → F2 có cả trơn cả nhăn

F2 tự thụ thu được F3

Biết rằng mỗi quả F3 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp quả đậu F3 F3 3 trơn, 1 nhăn là:

A.0,37 B.0,09 C.0,39 D.0,23

Câu 18: Cho hình ảnh sau:










Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra, các em hãy cho biết trong số những nhận xét này có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Hình ảnh trên diễn tả hiện tượng thoái hóa giống khi cho ngô tự thụ phấn qua các thế hệ.

2. Việc tự thụ phấn qua các thế hệ không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

3. Tự thụ phấn luôn làm quần thể bị thoái hóa.

4. Kết quả của việc tự thụ phấn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

5. Tự thụ phấn làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

6. Lai giữa các dòng khác nhau là một trong những cách khắc phục hiện tượng thoái hóa giống.

A. 2 B.3 C. 4 D. 5

Câu 19: Một mARN nhân tạo có ba loại nuclêôtit với tỉ lệ A:U:G=5:3:2. Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là:

A. 78%. B.66%. C.68%. D.81%.

Câu 20: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất?

(1) Đặc điểm hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

(2) Hệ động thực vật ở đảo đại dương thường phong phú hơn ở đảo lục địa. Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo đại dương là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của cách li địa lí.

(3) Các loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về nhiều đặc điểm chủ yếu là do chúng sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau hơn là do chúng có chung nguồn gốc.

(4) Điều kiện tự nhiên giống nhau chưa phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau trên trái đất.

A. 1 B. 4 C.3 D.2

Câu 21: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

A. (1) và (2). B. (1) và (4). C.(3) và (4). D. (2) và (3).

Câu 22: Bằng phương pháp làm tiêu bản tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?

(1) Hội chứng Đao.

(2) Hội chứng Tớcnơ.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(5) Bệnh máu khó đông.

(6) Bệnh ung thư máu.

(7) Bệnh tâm thần phân liệt.

Phương án đúng là:

A.(3), (4), (7) B.(2),(6),(7). C. (1), (3), (5). D. (1), (2), (6).

Câu 23: Màu thân của 1 loài động vật có 1 cặp gen quy định trong đó A quy định thân đen, a quy định thân xám. Khi cho giao phối 2 dòng cùng loài thân màu đen với thân màu xám được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ:

- Ở giới đực: 3 đen: 1 xám

- Ở giới cái: 1 đen : 3 xám

Từ kết quả trên kết luận:

A. Tính trạng di truyền liên kết với giới tính B. Sự biểu hiện trội lặn phụ thuộc vào giới tính

C. Gen quy định nằm trong tế bào chất D. Thân đen là trội hoàn toàn so với thân xám

Câu 24: Một người bị mắc hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản thấy NST 21 có 2 chiếc. NST 14 có chiều dài bất thường. Giải thích đúng là

A. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc 21 gán vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.

B. Do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc bị tiêu biến

C. Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể số 14

D. Do lặp đoạn NST 21 và 14

Câu 25: Trong một thời gian dài, trong các sách hướng dẫn về các loài chim đã liệt kê chim chích Myrther và chim chích Audubon là hai loài khác nhau. Gần đây, 2 loài chim này lại được các nhà khoa học phân thành các dạng phương đông và dạng phương tây của cùng một loài chim chích phao câu vàng. Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về ví dụ trên?

(1) Hai dạng chim chích trên sống ở các vùng địa lí khác nhau nên chúng thuộc hai loài khác nhau.

(2) Chim chích phao câu vàng phương đông và chim chích phao câu vàng phương tây có khu vực phân bố khác nhau.

(3) Do thuộc cùng một loài, nên quần thể chim chích phao câu vàng phương đông và quần thể chim chích phao câu vàng phương tây có vốn gen chung và có thành phần kiểu gen giổng nhau.

(4) Trong tự nhiên, hai dạng chim chích này có sự cách li địa lí với nhau nên chúng ít gặp gỡ để giao phối với nhau và sinh ra con bất thụ.

(5) Bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh hai dạng này thuộc cùng một loài là chúng có khả năng giao phối với nhau và đời con của chúng có sức sống, có khả năng sinh sản.

(6) Vì hai dạng chim chích trên có cùng chung nhu cầu về thức ăn và rất giống nhau về màu sắc nên chúng thuộc cùng một loài.

A. 3 B.5 C.4 D.2

Câu 26: Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 18° là 17 ngày đêm còn ở 25° là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là :

A. 6°C B. 4°C C.8°C D.10°C

Câu 27: Để phân biệt quy luật liên kết gen và gen đa hiệu người ta sử dụng phương pháp :

A. Lai trở lại B. Trao đổi chéo và gây đột biến

C. Lai phân tích và lai tương đương D. Lai trở lại và lai thuận nghịch

Câu 28: Cho một số khu sinh học:

(1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.

(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga) (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

A. (2) → (3)→ (4)→ (1). B. (2) → (3) → (1) → (4)

C. (1) → (3) → (2) → (4). D. (1) → (2) → (3) → (4).

Câu 29: Để tạo ưu thế lai chiều cao của cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa 2 thứ thuốc lá, 1 thứ cao 120 cm, 1 thứ cao 72 cm. Thế hệ F1 là 108 cm, F1 x F1. Chiều cao cây F2 là :

A. 102 cm B. 112 cm C. 110cm D. 116 cm

Câu 30: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. B. C. D.

Câu 31: Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều. Cho chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:

37,5% chuột lông ngắn, quăn ít. 37,5% chuột lông dài, quăn ít

12,5% chuột lông dài, thẳng. 6,25% chuột ngắn, thẳng.

6,25% chuột lông dài, quăn nhiều.

Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; ngoài các tính trạng đã nêu, trong loài không xét cac tính trạng tương phản khác, thế hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái, không có sự tác động của hiện tượng tương tác át chế. Nhận định nào sau đây đúng cho trường hợp trên?

A.Các tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác gen, bốn cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể và xảy ra liên kết hoàn toàn.

B. Bốn cặp gen quy định các tính trạng đều phân li độc lập.

C. Các tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và có xảy ra liên kết không hoàn toàn.

D. Hai cặp gen phân li độc lập do vậy tạo 16 tổ hợp giao tử

Câu 32: Ở mèo gen D nằm trên NST giới tính X, Y không alen

DD-đen Dd-tam thế dd-hung

Trong quần thể có 10% đực lông đen, 40% đực lông hung, còn lại mèo cái. Xác định tỉ lệ mèo tam thể :

A.0,16 B. 0,32 C.0,02 D.0,1

Câu 33: Cơ thể có kiểu gen . Khi giảm phân có trao đổi chéo kép sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?

A.8 B. 4 C.3 D.2

Câu 34: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. Xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

B. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát

C. Cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.

D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

Câu 35: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.

C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật sản xuất

Câu 36: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có anh trai bị mù màu, có em gái bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình không ai bị một trong hai hoặc bị hai bệnh này. Xác suất để đứa con trai đầu lòng không bị đồng thời cả hai bệnh nói trên là:

A. B. C. D.

Câu 37: Khi lai giữa chim thuần chủng đuôi dài, xoăn với chim đuôi ngắn, thẳng thu được F1 đồng loạt đuôi dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen thu được thế hệ lai: 42 chim mái ngắn thẳng, 18 chim mái ngắn xoăn, 42 chim mái dài xoăn. Tất cả chim trống đều có kiểu hình dài xoăn. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến và gây chết, mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Nếu lai phân tích chim trống F1 thì tì lệ kiểu hình đuôi ngắn thẳng là bao nhiêu :

A.17,5% B.7,5% C.35% D. 15%

Câu 38:1000 tế bào đều có kiểu gen tiến hành giảm phân trong đó 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo giữa A và B. 500 tế bào xảy ra trao đổi chéo giữa B và D, 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo kép. Khoảng cách giữa A và B, B và D là:

A. 10cM và 30cM B. 30cM và 10cM C. 10cM và 20cM D. 20cM và 10cM

Câu 39: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.

C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 40: Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.

B.Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.

C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.

D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.









ĐÁP ÁN

1C

2B

3B

4A

5B

6C

7A

8A

9D

10D

11C

12B

13A

14C

15B

16C

17A

18C

19B

20D

21D

22D

23B

24A

25D

26C

27B

28C

29A

30B

31A

32A

33A

34B

35D

36C

37C

38A

39C

40D


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án C

Tạo giống dâu tằm tam bội, dưa hấu tam bội là thành tựu gây của hiện tượng đa bội hóa.

Câu 2: Đáp án B

Ở tơ tằm hoán vị chỉ xảy ra ở con đực

............

Xét cặp Dd x Dd

Xét cặp .. ♂ ...♀

Gp: AB = ab = 0,45 Ab = aB = 0,5

Ab = aB = 0,05

F1: Tỉ lệ

=> Tỉ lệ

Câu 3: Đáp án B

Kích thước quần thể cá:

Dạng bài đánh bắt rồi đánh dấu được nêu trong bài thực hành sách giáo khoa nâng cao sinh học lớp 12.

Câu 4: Đáp án A

Vì ở giảm phân 1 bình thường nên mẹ sẽ cho 2 loại tẽ bào là XX với tỉ lệ bằng nhau

Ở giảm phân 2, có 50% số tế bào bị rối loạn sẽ cho 25% giao tử XX, 25% giao tử O, còn lại là cho 50% giao tử X.

Tỉ lệ giao tử O là ; Tỉ lệ giao tử X từ bố là

Xác suất sinh con Tơcnơ XO là

Câu 5: Đáp án B

Xem thêm trong lịch sử phát sinh phát triển sự sống

Câu 6: Đáp án C

Cacbon đi vào chu trình qua quá trình quang hợp ở thực vật dưới dạng cacbonđioxit, rồi sau đó động vật ăn thực vật rồi hô hấp để trở lại môi trường một phần C sẽ lắng trong các lớp trầm tích.

Câu 7: Đáp án A

Trường hợp này được giải thích nhờ tác động của quy luật tương tác át chế lặn

+A — bệnh B- không át

-aa — bình thường bb - át

Bố mẹ bình thường Aabb x aaBB

Sinh con ra AaBb bị bệnh.

Câu 8: Đáp án A

Đoạn nào có khoảng cách lớn thì thường sắp xếp trước, ở ngoài

Kiểu bài này ta làm như độ dài đoạn thẳng, đoạn nào dài được xếp ra ngoài.

Câu 9: Đáp án D

Thể ba nhiễm kép 2n+l+l = 26

Kết thúc giảm phân I, các tế bào con tạo ra sẽ có bộ NST là:

Hoặc n kép và (n+1+1) kép

Hoặc (n+1) kép và (n+1) kép

Ở kì sau II, khi các NST kép phân li về 2 cực nhưng chưa xảy ra sự chia tách thành 2 tế bào, số NST trong tế bào có thể là 24 hoặc 28 hoặc 26.

Câu 10: Đáp án D

I - (4),(2), (1).

II - (3).

III - (5).

Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện hình thành nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ, các chất hữu cơ đơn giản từ các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện hình thành nên tế bào sơ khai và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.

Câu 11: Đáp án C

Cạnh tranh khác loài làm thu hẹp ổ sinh thái của các loài, làm giảm sự cạnh tranh và tận dụng tối đa nguồn sống

Cạnh tranh cùng loài sẽ làm mở rộng ổ sinh thái của loài do phải đi tìm nguồn thức ăn mới

Câu 12: Đáp án B

- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 = 9 : 7 => xảy ra tương tác bổ sung

=> Phép lai F1: AaBb x AaBb

=> Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:

( 1 : 2 : 1) x (1 : 2 : 1) = 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1

Câu 13: Đáp án A

Số (nu) gen N = 2200 3,4: 2 = 1200

Ta có

=> A = T= 210

G = X = 390

=>T1 = A2 = 60,T2 = A1 = 150

G1 = X­2 = 180, G2 = X1 = 210

U = 10% 600 = 60(Nu) = A2

=> Mạch 2 làm khuôn

Tỉ lệ từng loại (nu) trên mARN là:

+ U = A2 = 60 = 10% + A = T2 = 150 = 25%

+ G = X2 = 180 = 30% + X = G2 = 210 = 35%

Câu 14: Đáp án C

Câu 15: Đáp án B

Vợ bị rối loạn ở giảm phân 1 sẽ cho 2 loại giao tử là XX và O

Chồng giảm phân bình thường sẽ cho 2 loại giao tử là X và Y

P: XX XY => Sẽ tạo ra 1XXX : 1XXY : 1XO : 1YO

Do cơ thể YO bị chết ở giai đoạn phôi (vì chứa quá ít gen) nên tỉ lệ thể 3 sống sót là

Câu 16: Đáp án C

Diễn thế nguyên sinh là quá trình diễn thể khởi đầu từ 1 môi trường chưa có sinh vật qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp hình thành quần xã đỉnh cực.

Đáp án A, B nói về diễn thế thứ sinh, đáp án D sai.

Câu 17: Đáp án A

Bài này ta giải theo di truyền quần thể tự thụ

P: AA aa

F1: Aa

F2:

F3:

(Do 2/4 Aa cho )

Xác suất gặp quả đậu 3 trơn, 1 nhăn là:

Câu 18: Đáp án C

Ý 1 đúng.

Ý 2 sai vì việc tự thụ phấn qua các thế hệ không làm thay tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Ý 3 sai vì với quần thể chỉ có thành phần kiểu gen đồng hợp thì tự thụ phấn không làm thoái hóa được.

Ý 4,5 đúng.

Lai các dòng khác nhau làm giàu vốn gen và tăng sự đa dạng về di truyền, giúp khắc phục hiện tượng thoái hóa giống. Ý 6 đúng.

Câu 19: Đáp án B

Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa cả 3 nu nói trên là:

Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa 1 loại nu là:

Vậy tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa 2 trong 3 loại nu là

100% -16% -18% = 66%

Câu 20: Đáp án D

Các ý đúng là: (1) ,(4)

(2) sai, hệ động thực vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa.

(3) sai, điều kiện tự nhiên chỉ đóng vai trò 1 phần chứ không phải là chủ yếu, điều này còn phụ thuộc vào thành phần kiểu gen của các loài.

Câu 21: Đáp án D

Diễn thế nguyên sinh là quá trình diễn thế khởi đầu từ một môi trường chưa có sinh vật, các sinh vật phát tán đến hình thành nên quần xã tiên phong. Tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và kết quả hình thành quần xã đỉnh cực.

Diễn thế thứ sinh là diễn thế xảy ra ở môi trường đã có một quần xã từng sống. Quần xã này do con người là hủy diệt, giai đoạn giữa ăn là giai đoạn hô hấp gồm các quần xã biến đổi tuần tự và kết quả là hình thành quần xã ổn định hoặc suy thoái.

Vậy sự giống nhau giữa diễn thễ nguyên sinh và thứ sinh là 2,3.

Câu 22: Đáp án D

Bằng phương pháp tiêu bản tế bào, người ta có thể quan sát NST từ đó có thể phát hiện được các bệnh có liên quan đến đột biến số lượng và cấu trúc NST.

Có thể phát hiện : (1), (2), (6).

Câu 23: Đáp án B

Ở giới đực: đen : xám = 3 : 1 => đen là trội so với xám

Ở giới cái : đen : xám = l : 3 => xám lại trội so với đen

=> Như vậy đen là trội ở đực và lại lặn ở cái và ngược lại. Hay sự biểu hiện trội lặn phụ thuộc vào giới tính .

Câu 24: Đáp án A

Đây là 1 dạng phát sinh khác của hội chứng đao, tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm.

Câu 25: Đáp án D

Các ý đúng là 2 và 5.

Câu 26: Đáp án C

T

là nhiệt độ môi trường

ổng nhiệt hữu hiệu

là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển


là số ngày để hoàn thành 1 chu kì sống.



Ở nhiệt độ 18°C : T = (18 - k). 17

Ở nhiệt độ 25°C : T = (25 - k). 10

Ta có : (18 - k). 17 = (25 - k). 10 => k = 8

Câu 27: Đáp án B

Gen đa hiệu là hiện tượng 1 gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. Để phân biệt gen đa hiệu với gen liên kết ta chỉ cần gây đột biến. Nếu ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau => gen đa hiệu, còn nếu chỉ ảnh hưởng 1 tính trạng => gen liên kết

Câu 28: Đáp án C

Sự phức tạp của các khu sinh học giảm dần từ xích đạo đến cực. Rừng ẩm thường xanh → Rừng lá rộng → rừng lá kim → đồng rêu

Câu 29: Đáp án A:

Ưu thế lai được thể hiện:

Chiều cao bố + mẹ


=

2

Chiều cao cây F1 -


=> Ưu thế lai được thế hiện =

Sau 1 thế hệ, ưu thế lai lại giảm nên chiều cao cây F2 giảm 6 cm so với cây F1.

=> Chiều cao cây F2 là: 108 - 6 = 102 cm

Câu 30: Đáp án B

Quy ước: A — B — dẹt, tròn, aabb - dài

D - đỏ, d - trắng

Xét tổ hợp dài - đỏ: (aabbD_): suy ra P phải cho giao tử aD hoặc bD

Vậy chỉ có đáp án B cho được giao tử aD thỏa yêu cầu trên.

Câu 31: Đáp án A

Bài này khá khó nhưng các em chịu khó phân tích một chút là ổn thôi.

Theo đề bài: P: ngắn, quăng nhiều dài, thẳng.

=> F1: 100% ngắn, quăng nhiều.

Chúng ta nên xét từng tính trạng riêng để xác định mỗi tính trạng tuân theo quy luật di truyền nào.

Đầu tiên, ta xét với tính trạng chiều dài lông.

Ta có : F2: 56,25% dài: 43,75% ngắn => 9 dài: 7 ngắn.

Vậy tính trạng chiều dài lông được qui định bởi 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau theo cơ chế tương tác bổ sung.

Quy ước: A-B-: dài; A-bb, aaB-, aabb: ngắn.

Xét tính trạng hình dáng của lông.

Ta có: 75% quăn ít : 18,75% thẳng : 6,25% quăn nhiều

=> 12 quăn ít: 3 thẳng: 1 quăn nhiều.

Từ đó, ta thấy rằng tính trạng quăn - thẳng được qui định bởi 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau theo cơ chế tương tác.

Quy ước: ddee : quăn nhiều

D-E-, D-ee: quăn ít

eeD-: quăn thẳng.

Nếu như 4 gen nầm trên 4 NST khác nhau thì thế hệ lai sẽ được sinh ra từ 64 kiểu tổ hợp giao tử đực và cái. Nhưng theo đề bài chỉ có 16 kiểu tổ hợp giao tử, do đó, 2 tính trạng sẽ được qui định bởi 4 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau liên kết hoàn toàn, tạo ra 16 tổ hợp lai.

Câu 32:Đáp án A

Cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng là :

Đực lông đen XAY = p = 0,1

Suy ra p = 0,2 ; q = 0,8

Cấu trúc di truyền của quần thể mèo là:

0,02XAXA: 0.16XAXa: 0,32XaXa: 0,1XAY: 0,4 XAY

Tỉ lệ mèo tam thể trong quần thể là 0,16

Câu 33: Đáp án A

Cơ thế khi trao đổi chéo kép sẽ cho 8 loại giao tử là: abD, aBd, AbD, ABd, Abd, aBD, ABD, abd

Lưu ý: đề bài hỏi 1 cơ thể nếu mà hỏi 1 tế bào thì đáp án sẽ khác

Câu 34: Đáp án D

Nội dung như sách giáo khoa cả cơ bản và nâng cao.

Câu 35: Đáp án D

Chỉ có sinh vật sản xuất tiếp nhận năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật thông qua quá trình quang hợp.

Câu 36: Đáp án C

Quy ước:

A bình thường; a bị điếc

B bình thường; b mù màu

- Xét bệnh điếc

Người vợ bình thường, có em gái bị điếc nên kiểu gen vợ có dạng

Người chồng bình thường có mẹ bị điếc bẩm sinh nên có kiểu gen Aa.

Xác suất để con họ không bi bệnh trên là

- Xét bệnh mù màu:

Người vợ bình thường có anh trai bị mù màu có dạng

Người chồng bình thường: XBY.

Ta có: XbY=

Xác suất họ sinh con trai đầu lòng không bị bệnh mù màu là

Vậy xác suất để họ sinh con trai đầu lòng không bị 2 bệnh trên là:

Câu 37: Đáp án C

Theo đề tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới không giống nhau ở F2 nên có sự di truyền liên kết với giới tính, ta ngầm định gen nằm trên X không alen trên Y (trường hợp quen thuộc).

Ở loài chim XX - đực

XY - cái

Do F1 100% dài, xoăn nên dài, xoăn là các tính trạng trội

Quy ước A - dài, a- ngắn, B- xoăn, b- thẳng

Chim trống F1 : ; để chim trống F2 toàn là dài xoăn (A_B_) thì chim mái giao phối phải có kiểu gen:

Ta có: xuất hiện kiểu hình mái ngắn xoăn

=> xảy ra hiện tượng hoán vị gen.

Trong phép lai trên, chim mái có 4 tổ hợp trong đó:

Mái ngắn thẳng ( ) = mái dài xoăn ( ) = 42

Mái ngắn xoăn = mái dài thẳng = 18 ( đề chỉ cho một phần kết quả)

Mà tỉ lệ đực : cái = 1:1 suy ra số con lai:

= 2 2 (42 + 18) = 240

Tần số hoán vị f%

Con trống F1 lai phân tích:

=> Tỉ lệ con chim ngắn thẳng ( + ) là:

0,35 0,5 + 0,35 0,5 = 35%

Câu 38: Đáp án A

1 tế bào giảm phân → 4 giao tử

1000 tế bào giảm phân → 4000 giao tử

+ 100 tẽ bào xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm giữa A và B =>

+ 500 tế bào xảy ra trao đổi chéo giữa B và D =>

+100 tế bào xảy ra trao đổi chéo kép =>

=> Khoảng cách giữa A và B

=> Khoảng cách giữa B và D

Câu 39: C

Sinh vật sản xuất có tổng sinh khối lớn nhất.

Câu 40: Đáp án D

Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ lớn hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. Tháp sinh khối lúc này bị đảo ngược.



MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý ĐỀ 5

1. Lý thuyết

  • Tạo giống dâu tằm tam bội, dưa hấu tam bội là thành tựu gây của hiện tượng đa bội hóa.

  • Cacbon đi vào chu trình qua quá trình quang hợp ở thực vật dưới dạng cacbonđioxit, rồi sau đó động vật ăn thực vật rồi hô hấp để trở lại môi trường một phần C sẽ lắng trong các lớp trầm tích.

  • Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện hình thành nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ, các chất hữu cơ đơn giản từ các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện hình thành nên tế bào sơ khai và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.

  • Việc tự thụ phấn qua các thế hệ không làm thay tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

  • Với quần thể chỉ có thành phần kiểu gen đồng hợp thì tự thụ phấn không làm thoái hóa được.

  • Lai các dòng khác nhau làm giàu vốn gen và tăng sự đa dạng về di truyền, giúp khắc phục hiện tượng thoái hóa giống.

  • Bằng phương pháp tiêu bản tế bào, người ta có thể quan sát NST, từ đó có thể phát hiện được các bệnh có liên quan đến đột biến số lượng và cấu trúc NST.

  • Gen đa hiệu là hiện tượng 1 gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. Để phân biệt gen đa hiệu với gen liên kết ta chỉ cần gây đột biến. Nếu ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau => gen đa hiệu, còn nếu chỉ ảnh hưởng 1 tính trạng => gen liên kết.

  • Sự phức tạp của các khu sinh học giảm dần từ xích đạo đến cực. Rừng ẩm thường xanh → Rừng lá rộng → rừng lá kim → đồng rêu.

  • Chỉ có sinh vật sản xuất tiếp nhận năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật thông qua quá trình quang hợp.

  • Sinh vật sản xuất có tổng sinh khối lớn nhất.

  • Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ lớn hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. Tháp sinh khối lúc này bị đảo ngược.

2

là nhiệt độ môi trường

. Bài tập

T

là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển


là số ngày để hoàn thành 1 chu kì sống.


ổng nhiệt hữu hiệu


Ưu thế lai được thể hiện = Chiều cao của cây F1 -


Cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng là :

Cơ thể AbD/aBd khi trao đổi chéo kép sẽ cho 8 loại giao tử là: abD, aBd, AbD, ABd, Abd, aBD, ABD, abd. Lưu ý: đề bài hỏi 1 cơ thể nếu mà hỏi 1 tế bào thì đáp án sẽ khác.


ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ MINH HỌA




(Đề thi có 40 câu / 5 trang)


KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề



Câu 1: Lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ thu được F2: 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ tự thụ. Xác suất cả 3 cây cho đời con toàn hoa đỏ là:

A. 0,296 B. 0,037 C. 0,6525 D. 0,075

Câu 2: Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc NST X, Y không alen. Gen 3 có 4 alen thuộc NST Y, X không alen. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có là:

A. 15 và 180 B.19 và 180 C. 20 và 120 D. 15 và 120

Câu 3: Ở 1 loại thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn với gen quy định hạt tròn, gen quy định chín muộn. Cho cây dị hợp từ về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 3600 cây trong đó có 144 cây tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến và biến dị 2 bên với tần số như nhau. Theo lý thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là?

A. 826 cây B. 756 cây C. 628 cây D. 576 cây

Câu 4: 1 cặp vợ chồng đều có nhóm máu A. Xác suất sinh được nhóm máu A là con trai của cặp vợ chồng này là:

A. B. C. D.

Câu 5: Từ 1 quần thể của 1 loại cây được tách ra thành 2 quần thể riêng biệt. 2 quần thể này chỉ thành 2 loại khác nhau nếu:

A. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm hình thái.

B. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoA.

C. Giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen.

D. Giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen.

Câu 6: Ở ven biển Peru, cứ 7 năm lại có 1 dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn đến chết các sinh vật phù du, gây ra biến dộng số lượng cá thể của quần thể. Đây là kiểu quần thể:

A. Theo chu kì năm B. Theo chu kì mùa

C. Không theo chu kỳ D. Theo chu kì tuần trăng

Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?

(1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển.

(2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.

(3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.

(4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.

(5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ.

(6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối.

Số phương án đúng là:

A. 1 B. 2 C.3 D. 4

Câu 8: Biết rằng các cây từ bội giảm phân cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Phép nào sau đây cho đời con có 5 kiểu gen:

A. AAaA.AAaa B. AAaA.AAAa C. AaaA.Aaaa D.AaaA.Aaaa

Câu 9: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc 1 loại được kí hiệu như sau:

1. ABGEDCHI 2. BGEDCHIA 3. ABCDEGHI 4. BGHCDEIA

Cho biết sự xuất hiện của mỗi nòi là kết quả của 1 dạng đột biến từ nòi trước đó. Trình tự XH các nòi là:

A. 1→ 2 → 4 → 3 B. 3→ 1 → 2 → 4 C. 2→ 4 → 3 → 1 D. 2→ 1 → 3 → 4

Câu 10: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là:

A. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát.

B. Sự xuất hiện của thực vật kín.

C. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào.

D. Sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn.

Câu 11: Phân bố theo nhóm xảy ra khi:

A. Môi trường không đồng nhất, các cá thể thích tụ tập với nhau.

B. Môi trường đồng nhất, các cá thể thích tụ tập với nhau.

C. Môi trường đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù.

D. Môi trường không đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù.

Câu 12: 1 cơ thể có kiểu gen . Khi tiến hành giảm phân có hoán vị gen sẽ cho:

A. 2 loại giao tử có tỉ lệ 1:1 B. 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1

C. 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau D.2 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau

Câu 13: Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác với các bệnh còn lại:

A. Bệnh đao B. Bệnh Tóc nơ C. Bệnh Patau D. Bệnh Claiphen tơ

Câu 14: Trong 1 chuỗi thức ăn, mắt xích phía sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích phía trướC. Nguyên nhân là do:

A. Trong quá trình chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát.

B. Sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trướC.

C. Năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt hoặc qua sản phẩm bài tiết.

D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau thấp hơn mắt xích phía trướC.

Câu 15: Câu nào dưới đây không đúng?

A. Ở tế bào nhân sơ sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit.

B. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ri bô xôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.

C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang theo axit amin mở đầu là Met đến Ri bô xôm để bắt đầu dịch mã.

D. Tất cả protein sau dịch mã đến được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn.

Câu 16: Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể:

1) Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh.

2) Do sự thay đổi của tập quán kiếm mồi của sinh vật.

3) Do thay dổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh.

4) Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.

Phương án đúng là:

A. 1,2 B. 1,3 C. 2,4 D. 1,2,3,4

Câu 17: Ở 1 loại thực vật, chiều cao cho 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tương tác cộng gộp. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được cây F1 có chiều cao 190cm. Cho F1 tự thụ. Về mặt lí thuyết cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ:

A. B. C. D.

Câu 18: Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở 1 quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA = 0,5; IB = 0,2; IO = 0,3. Có mấy kết luận chính xác?

(1) Người có nhóm AB chiếm tỉ lệ 10%

(2) Người có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%

(3) Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu.

(4) Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 35%

(5) Trong số những người có nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ

A. 2 B. 3 C.5 D.4

Câu 19: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do:

A. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin.

B. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin.

C. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành GlutamiC.

D. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành GlutamiC.

Câu 20: Cho phả hệ sau:











Xác suất cặp vợ chồng III2 và III3 sinh con không bệnh là bao nhiêu?

A. B. C. D.

Câu 21: Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5, qua vài thế hệ giảm bằng 0. Nguyên nhân là do:

A. Đột biến gen A → A. B. Kích thước quần thể giảm mạnh.

C. Môi trường thay đổi chống lai alen A. D. Có nhiều cá thể của quần thể di cư đi nơi kháC.

Câu 22: Người ta thả 10 cặp sóc (10 đực, 10 cái) lên 1 quần đảo. Tuổi sinh sản của sóc là 1 năm, mỗi con cái đẻ trung bình 6 con/ năm. Nếu trong giai đoạn đầu sóc chưa bị tử vong và tỉ lệ đực cái = 1:1 thì sau 3 năm số lượng cá thể của quần thể sóc là:

A. 1280 B. 780 C. 320 D. 1040

Câu 23: Khi giao phấn giữa 2 cây cùng loại, thu được F1 có tỉ lệ 70% cao tròn : 20% thấp bầu dục : 5% cao bầu dục : 5% thấp tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị là:

A. ,hoán vị gen xảy ra 1 bên với tần số 20%.

B. ,hoán vị gen xảy ra 1 bên với tần số 20%.

C. ,hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số 20%.

D. ,hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số 20%.

Câu 24: Điều gì xảy ra nếu gen điều hòa của Operon của vi khuẩn bị đột biến tạo sản phẩm có cấu hình không gian bất thường.

A. Operon lac chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôzơ.

B. Operon lac không hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ.

C. Operon sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ.

D. Operon lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.

Câu 25: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

(1) Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.

(2) Áp lực chọn lọc tự nhiên.

(3) Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.

(4) Nguồn dinh dưỡng hiều hay ít.

(5) Thời gian thế hệ ngắn hay dài.

Số nhận định đúng là:

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 26: Ở 1 quần thể cá chép, sau khi khảo sát thấy 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đag sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản tăng:

A. Thả vào ao nuôi các cá chép con.

B. Thả vào ao nuôi các cá chép đag ở tuổi sinh sản.

C. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản.

D. Thả vào ao nuôi cá chép ở tuổi trước sinh sản và sinh sản.

Câu 27: Lai chuột lông vàng với chuột lông đen người ta thu được tỉ lệ kiểu hình 1 vàng : 1 đen. Lai chuột lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được 2 vàng : 1 đen. Giải thích đúng là:

A. Màu lông chuột chịu sự tác động nhiều của MT.

B. Không giải thích nào nêu ra là đúng.

C. Alen quy định lông vàng là gen đa hiệu.

D. Màu lông chuột di truyền liên kết với giới tính.

Câu 28: Ở cao nguyên, nhiệt độ trung bình ngày là 200C. 1 loài sâu hại quả cần 90 ngày để hoàn thành 1 chu kì sống. Tuy nhiên, ở cùng đồng bằng, nhiệt độ trung bình ngày cao hơn 30C thì thời gian hoàn thành chu kì sống của sâu là 72 ngày. Nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của sâu là:

A. 60C B. 120C C. 80C D. 320C

Câu 29: Cho biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

(1) aaBbDd x AaBBdd (2) AaBbDd x aabbDd

(3) AabbDd x aaBbdd (3) aaBbDD x aabbDd

(5) AaBbDD x aaBbDd (6) AABbdd x AabbDd

Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 30: Ở 1 loài thực vật, để tạo ra màu đỏ là sự tác động của 2 gen A,B không alen:

Gen a và b không có khả năng đó, 2 gen thuộc 2 NST thường khác nhau.

Cho cây dị hợp 2 cặp gen AaBB.AaBb thu được F1. Trong số các cây hoa đỏ F1, số cây thuần chủng là:

A. B. C. D.

Câu 31: lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực có mắt đỏ tươi. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ: 3/8 mắt tía : 3/8 mắt đỏ tươi : 2/8 mắt trắng. Kết luận đúng là:

A. Mắt của ruồi giấm do 2 gen khác nhau cùng nằm trên NST giới tính X quy định.

B. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X quy định.

C. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X và 1 gen nằm trên NST thường tương tác bổ trợ.

D. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X và 1 gen nằm trên NST thường quy định.

Câu 32: Trong 1 quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định nằm trê NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong dó tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định dược tìm thấy 40% con đực và 16% con cái.

Những nhận xét nào sau đây chính xác?

(1) Tần số alen a ở giới cái là 0,4.

(2) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%.

(3) Tỉ lệ con cai có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48%.

(4) Tần số alen A ở giới đực là 0,4.

(5) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%.

(6) Không ác định được tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen A.

Số nhận xét đúng là:

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 33: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện của điều hòa hoạt động ở cấp độ:

A. Sau dịch mã B. Dịch mã C. Phiên mã D. Trước phiên mã

Câu 34: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên NST thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:












Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.10 – III.11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là:

A. B. C. D.

Câu 35: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hê F4

Thế hệ F5

AA

0,64

0,64

0,2

0,16

0,16

Aa

0,32

0,32

0,4

0,48

0,48

aa

0,04

0,04

0,4

0,36

0,36


Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:

A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên

C. Giao phối ngẫu nhiên D. Đột biến

Câu 36: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quàn thể. (Trích Chinh phục lý thuyết sinh 2.0)

M
ột số nhận xét được đưa ra như sau:

1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu nhiên.

2. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

3. cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đén ở hình 1.

4.Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng la một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 3.

8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiên sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Các em hãy cho biết những phát biểu nào sai?

A. 1,4,8 B. 1,2,7 C. 3,5,6 D. 2,4,7

Câu 37: Ở ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở giới đực, ở giới cái các gen này chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Nhưng ruồi giấm cái dị hợp về gen này có kiểu hình cánh mấu nhỏ. Ruồi giấm còn lại có cánh bình thường. Khi giao phối giữa ruồi giấm cái cánh có mấu nhỏ với ruồi giấm đực có cánh bình thường thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2. Tỉ lệ ruồi đực ở F2 là:

A. B. C. D.

Câu 38: Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì?

(1) Chúng là các protein chỉ sử dụng một lần.

(2) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein kháC.

(3) Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và hiệu quả hơn.

(4) Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư.

(5) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các axit nucleic kháC.

(6) Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN.

Số nhận định đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 39: Khi nói về mối quan hệ giữa động vật ăn thịt – con mồi, kết luận nào đúng:

A. Quần thể vật ăn thịt luôn có xu hướng có số lượng nhiều hơn quần thể con mồi.

B. Quần thể vật ă thịt luôn có số lượng ủng hộ, còn quần thể con mồi biến đổi.

C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kỳ trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trướC.

D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh ( sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

A. Những hình thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.

B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.

C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.

D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh hiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.





ĐÁP ÁN

1B

2B

3B

4A

5B

6A

7A

8A

9B

10D

11A

12C

13B

14A

15B

16B

17A

18B

19B

20B

21B

22D

23A

24C

25A

26C

27C

28C

29B

30A

31C

32D

33D

34C

35A

36A

37A

38A

39D

40C


LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN


Câu 1: Đáp án B


P: AA x aa

F1: Aa

F2: 1AA : 2Aa : 1aA.

Để cây hoa đỏ thụ cho đợi con toàn hoa đỏ thì cây đó phải có kiểu gen AA.

Xác suất 3 cây hoa đỏ cần tìm là:

Câu 2: Đáp án B

Xét cặp XX: số loại giao tử X tối đa là: 3.5 = 15

Số kiểu gen tối đáp án là:

Xét cặp XY: Số loại giao tử Y là : 4

Số kiểu gen của XY = số giao tử X.

Số giao tử Y = 15.4 = 60

Số giao tử là: 15+4 =19

Số kiểu gen: 120+60 = 180

Câu 3: Đáp án B

+ Quy ước A – dài, a – tròn, B- chín sớm, b- chín muộn

+ Tỉ lệ aabb=

+ Ta có: A - bb + aabb=0,25

A - bb= 0,25-0,04=0,21

Số cây hạt dài, chín muộn A – bb là:

0,21 . 3600=756 cây.

Câu 4: Đáp án A

- Cặp vợ chồng máu A: IAIA hoặc IAIa

Ta có P: ( IAIA : IAIO) x ( IAIA : IAIO)

Gp: IA : IOIA :

Xác suất con máu O là

Xác suất sinh con máu A là

xác suất sinh con trai máu A là

Câu 5: Đáp án B

Đây là 1 dạng cách li trước hợp tử: cách li mùa vụ. Diều này thể hiện sự cách li sinh sản giữa 2 loài.

Câu 6: Đáp án A

Vì sự biến động số lượng này liên quan đến hoạt động của dòng hải lưu nino theo 7 năm 1 lần nên đây là ví dụ về biến động số lượng theo chu kì nhiều năm.

Câu 7: Đáp án A

(1),(2),(3),(4),(5) là thành tựu của công nghệ gen

(6) được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến.

Câu 8: Đáp án A

Ở phép lai A: AAaa x AAaa

Cho các kiểu gen: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaA.

Câu 9: Đáp án B

- Nòi 3 → Nòi 1: Đảo đoạn CDEF

- Nòi 1 → Nòi 2: Đảo đoạn BGEDCHI

- Nòi 2 → Nòi 4: Đảo đoạn EDCH

Câu 10: Đáp án D

Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn.

Câu 11: Đáp án A

Phân bố theo nhóm là sự phân bố phổ biến nhất xảy ra khi môi trường sống không đồng nhất, các cá thể tụ hợp với nhau để hỗ trợ nhau tốt hơn.

Câu 12: Đáp án C

1 cơ thể giảm phân có 4 hoán vị sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau.

Lưu ý: Nếu đề bài cho 1 tế bào thì đáp án sẽ là B.

Câu 13: Đáp án B

- Bệnh Patau là do 3 NST số 13.

- Bệnh đao là do 3 NST số 21.

- Bệnh Claiphentơ là do bộ NST giới tính là XXY (3 NST giới tính).

- Bệnh Tơcnơ là do 1 NST giới tính XO

Câu 14: Đáp án A

Nguyên nhân làm cho sinh khối của mắt xích phía sau nhỏ hơn mắt xích phía trước là do sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. Năng lượng bị thất thoát khoảng 90% khi lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

Câu 15: Đáp án B

Sau khi hoàn tất dịch mã thì 2 tiểu phần lớn và bé của Ri bô xôm tách ra mà không giữ nguyên cấu trúC.

Câu 16: Đáp án B

Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do các nhân tố sinh thái vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ,...), các nhân tố sinh thái hữu sinh ( mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi – kí sinh – vật chủ...) chi phối.

Câu 17: Đáp án A

+ Cây F1 dị hợp 4 cặp gen

Có 4 alen trội có chiều cao 190 cm.

Cây thấp nhất có chiều cao:

190 – 4.5 = 170(cm). (mang toàn alen lặn)

+Cây cao 180cm mang số alen trội là:

alen trội

+Số tổ hợp cây cao 180cm là:

+Số tổ hợp được tạo ra là : 44

Tỉ lệ cây cao 180cm là:

Câu 18: Đáp án B

Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ:

(IAIB) = 2 x 0,5 x 0,2 = 0,2. Vậy (1) sai.

Người có nhóm máu O chiếm tỉ lệ là:

(IOIO) = 0,32 = 0,09. Vậy (2) đúng.

Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu là IOIO, IAIA, IBIB nên (3) đúng.

Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ:

(IAIA, IAIO) = 0,52+ 2x 0,5 x 0,3 = 0,55 nên (4) sai.

Trong số những người nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ: nên (5) đúng.

Câu 19: Đáp án B

Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến thay thế T-A thành A-T ở vị trí axit amin số 6 do đó làm thay đổi axit glutamic thành valin, hậu quả là làm cho hồng cầu chuyển thành dạng hình liềm và dính kết với nhau gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Câu 20: Đáp án B

Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên bệnh do gen lặn quy định.

- II3 bị bệnh có kiểu gen aa

III2 bình thường có kiểu gen AA.

- III4 bị bệnh có kiểu gen aa II4 x II5 là Aa x AA.

III3 là:

Ta có: Aa x

Xác suất sinh con bị bệnh là

Xác suất sinh con không bệnh là:

Câu 21: Đáp án B

- Đột biến gen không thể làm giảm alen a đến 0 trong thời gian ngắn do tần số đột biến là rất nhỏ.

- Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen lặn ra khỏi quần thể do alen lặn tồn tại ở 1 tần số thấp trong thể dị hợp.

- Khi kích thước quần thể giảm mạnh, yếu tố ngẫu nhiên dễ dàng tác động loại bỏ hoàn toàn alen a ra khỏi quần thể.

Câu 22: Đáp án D

- Sau năm thứ nhất, số lượng sóc là:

20 + 10.6 = 80 (con) (40 đực : 40 cái)

- Sau năm thứ hai, số lượng sóc là:

80 + 40.6 = 320 (con) (120 đực : 120 cái)

- Sau năm thứ ba, số lượng sóc là:

320 + 120.6 = 1040 (con)

Câu 23: Đáp án A

Xét sự di truyền từng cặp tính trạng:

+ Cao : thấp = 3: 1 Cao là trội hoàn toàn so với thấp; A – cao, a- thấp.

+ Tròn : bầu dục = 3:1 Tròn là trội hoàn toàn so với bầu dục; B- trong, b- bầu dụC.

Xét sự di truyền chung.

+ Tỉ lệ kiểu hình bất thường ở F1 xảy ra hoán vị gen.

+ Tỉ lệ cây thấp, bầu dục:

giao tử liên kết.

giao tử hoán vị.

Kiểu gen P: , hoán vị 1 bên với tần số 20%.

Câu 24: Đáp án C

Do gen tổng hợp protein bất thường nên nó không thể bán vào vùng O, do đó không ngăn cản được quá trình phiên mã của các gen cấu trúC. Nên các gen cấu trúc hoạt động bình thường ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

Câu 25: Đáp án A

Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

1- Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. Nếu tần số đột biến cao thì tạo nguồn nguyên liệu lớn nên tần số xuất hiện các kiểu gen thích nghi cao.

2- Áp lực chọn lọc tự nhiên. nếu áp lực chọn lọc lớn thì quá trình chọn lọc các kiểu gen thích nghi diễn ra nhanh hơn và ngược lại.

3- Hệ gen đơn bội thì quần thể thích nghi nhanh hơn quần thể lưỡng bội vì nếu là bất cứ đột biến nào thì kiểu hình sẽ được biểu hiện ngay ở kiểu hình.

5- Thời gian thế hệ ngắn hay dài. Nếu thời gian thế hệ ngắn thì tốc độ thay đổi cấu trúc di truyền trong quần thể càng nhanh; đột biến càng phát tán nhanh trong quần thể.

Ý 4 nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít là một phần của chọn lọc tự nhiên.

Câu 26: Đáp án C

Việc đánh bắt cá thể sau sinh sản sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh với các cá thể trước và sinh sản, giúp làm tăng tỉ lệ số cá thể trước sinh sản lên.

Câu 27: Đáp án C

- Khi lai chuột vàng x vàng 2 vàng : 1 đen

Có 3 kiểu tổ hợp

có hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội

Gen quy định màu lông vừa quy định sức sống

gen đa hiệu

Câu 28: Đáp án C

Ở loại động vật biến nhiệt, lượng nhiệt tích luỹ trong suốt 1 chu kỳ sống là không đổi và được gọi là tổng nhiệt hữu hiệu: T= (x-k) n

Trong đó:

- T là tổng nhiệt hữu hiệu; x là nhiệt độ môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển.

- N là số ngày hoàn thành 1 chu kỳ sống ở sinh vật.

Ở cao nguyên : T=(20-k).90

Ở đồng bằng : T =(23-k).72

=> (20-k).90 = (23-k).72

<=> 1800 – 90k = 1656 – 72k <=> 144 = 18k

<=> k = 8

Câu 29: Đáp án B

Các phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình, mỗi loại chiếm 25%.

tỉ lệ phân li kiểu hình là (1:1:1:1)

=(1:1)(1:1)1. Từ đó ta thấy 1,3,6 thoả mãn.

Câu 30: Đáp án A

Đây là tương tác bổ sung kiểu 9:7

A-B_ : đỏ

trắng

Trong số các cây hoa đỏ F1: 1 AABB: 2AaBB : 2AABb : 4AaBb

Số cây thuần chủng là :

Câu 31: Đáp án C

- Số kiểu tổ hợp ở F2 = 8 = 4.2

1 bên F1 cho 4 loại giao tử dị hợp 2 cặp gen

xảy ra tương tác gen

- Nhận thấy ở F1, tính trạng phân phối không đều ở 2 giới.

1 trong 2 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính.

Nhận xét: đối với dạng bài mà đáp án không cần xác định rõ kiểu gen hay tỉ lệ, ta chỉ cần dựa vào một số nhận xét để rút ra gen có tương tác hay không, thuộc NST thường hay giới tính... như thông qua số kiểu tổ hợp sự phân bố không đều của tính trạng ở 2 giới...

Câu 32: Đáp án D

Quần thể cân bằng di truyền

Giới đực: 0,4 XaY : 0,6XAY

Giới cái: 0,16 XaXa : 0,84XAXa

Vì quần thể cân bằng di truyền nên ta có:

Tần số alen a ở giới cái là 0,4

Tỉ lệ con cái dị hợp tử XAXa = 2 x 0,4 x 0,6 = 0,48

Tỉ lệ con cai dị hợp tử XAXa so với tổng quần thể là:

Vậy các ý đúng là 1,2,5.

Cây 33: Đáp án D

Điều hoà trước phiên mã là điều hoà số lượng gen tham gia phiên mã. Các gen có thể được đóng mở hoặc được lặp lại nhiều lần (VD: họ gen tổng hợp rARN)

Câu 34: Đáp án C

Xét về hình dạng tóc:

Do 2 người nam III9 ( phía người chồng) và III12 (phía người vợ) đều tóc thẳng => KG: aA.

Nên cặp vợ chồng III10 – III11 có KG : và

Sự kết hợp của các cặp gen này ta được (không mang gen lặn)

Xét bệnh mù màu đỏ – xanh lục:

KG của người chông XBY; KG của người vợ (do người mẹ II7 mang gen lặn)

Sự kết hợp các KG này ta được: (Kiểu gen không mang alen lặn)

Xác suất để cặp vợ chồng sinh con đầu lòng không mang alen lặn về 2 tính trạng trên là :

Câu 35: Đáp án A

Muốn biết quần thể đang chịu sự tác động của nhân tố nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ nghiên cứu.

Tần số tương đối của các alen tương ứng với các thế hệ trên là:

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hê F4

Thế hệ F5

AA

0,64

0,64

0,2

0,16

0,16

Aa

0,32

0,32

0,4

0,48

0,48

aa

0,04

0,04

0,4

0,36

0,36

A:a

0,8 : 0,2

0,8 : 0,2

0,4 : 0,6

0,4 : 0,6

0,4 : 0,6

Qua đó ta thấy tần số alen của quần thể thay đổi đột ngột từ F2 sang F3. Điều đó chúng tỏ quần thể đang chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng nhất định.

Câu 36: Đáp án A

Ý 1 sai vì hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố ngẫu nhiên và hình 3 là kiểu phân bố theo nhóm.

Ý 2 đúng vì kiểu phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể luôn có xu hướng quần tụ với nhau.

Ý 3 đúng.

Ý 4 sai vì hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố đồng đều trong môi trường và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Ý 5,6,7 đúng.

Ý 8 sai vì hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt.

Để nhớ cách phân bố rất dễ:

- Vì cạnh tranh gay gắt nên buộc các cá thể phải phân bố đồng đều để tránh sự cạnh tranh đúng không nào!!!

- Phân bố theo nhóm thì dĩ nhiên giúp cho các cá thể nó hỗ trợ lẫn nhau và tận dụng nguồn sống tốt hơn, cũng giống như chúng ta làm việc theo nhóm, phối hợp ăn ý để cho hiệu quả công việc tốt nhất.

- Phân bố ngẫu nhiên chắc chắn là trong môi trường lúc này điều kiện sống phân bố đều và không có sự cạnh tranh thì các cá thể mới có thể phân bố chỗ nào cũng được nhỉ.

Câu 37: Đáp án A

Quy ước:

XBY: Chết XBXB: Chết

XbY: cánh bình thương XBXb: cánh mấu nhỏ

XbXb: cánh bình thường

P: XBXb x XbY

F1: XBXb : XBY : XbXb : XbY

F1 x F1:

GF1:

F2: XBXb : XBXb : XBY: XbY

=> XBXb : XbXb : XbY

=> tỉ lệ ruồi đực là :

Câu 38: Đáp án A

1 sai vì các protein được sử dụng 1 hay nhiều lần phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể.

Các protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút bị phân giải thành các axit amin lại được dùng làm nguyên liêu để tổng hợp các protein kháC. Vậy ý 2 đúng.

3 sai vì những protein này tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn nên không thể làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình điều hoà hoạt động gen ở mức sau phiên mã diễn ra thường xuyên hoặc liên tục đượC.

4 sai vì chỉ khi nào các gen quy định yếu tố sinh trưởng (các protein tham gia quá trình phân bào) trở nên hoạt động mạnh và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào làm khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được mới dẫn đến ung thư. Các protein tồn tại lâu không dẫn đến ung thư, trừ khi nó bị đọt biến và hoạt động mạnh tạo ra nhiều sản phẩm từ đó tạo ra nhiều khối u mới có khả năng dẫn đến ung thư.

5,6 sai vì các protein này bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các protein kháC.

Câu 39: Đáp án D

A sai, tuỳ loài mà số lượng cá thể vật ăn thịt có thể nhiều hơn hoặc ít hơn con mồi.

B sai vì khi số lượng con mồi biến động thì vật ăn thịt cũng sẽ biến động để phù hợp với nguồn thức ăn, sinh trưởng phát triển của vật ăn thịt.

C sai quần thể vật ăn thịt biến động khi con mồi biến động.

D đúng. Quần thể con mồi luôn có số lượng lớn hơn quần thể vật ăn thịt. Hai quần thể này biến động theo chu kì và quần thể con mồi luôn là quần thể biến động trướC.

Câu 40: Đáp án C

Sản lượng sinh vật sơ cấp tính bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô (sinh vật sơ cấp sản xuất được) trừ đi phần tiêu hao do hô hấp.





̣t số kiến thức cần lưu ý đề 6

1. Lý thuyết:

  • Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn.

  • Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất xảy ra khi môi trường sống không đồng nhất, các ca thể tụ hợp với nhau để hỗ trợ nhau tốt hơn.

  • -Bệnh Patau là do 3 NST số 13.

-Bệnh đao là do 3 NST số 21.

-Bệnh Claiphentơ là do bộ NST giới tính là XXY (3 NST giới tính).

-Bệnh Tơcnơ là do 1 NST giới tính XO

  • Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến thay thế T-A thành A-T ở vị trí axit amin số 6 do đó làm thay đổi axit glutamic thành valin, hậu quả là làm cho hồng cầu chuyển thành dạng hình liềm và dính kết với nhau gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

  • Sau khi hoàn tất dịch mã thì 2 tiểu phần lớn và bé của Ri bô xôm tách ra mà không giữ nguyên cấu trú C.

  • Điều hoà trước phiên mã là điều hoà số lượng gen tham gia phiên mã. Các gen có thể được đóng mở hoặc được lặp lại nhiều lần (VD: họ gen tổng hợp rARN)

  • Nguyên nhân làm cho sinh khối của mắt xích phía sau nhỏ hơn mắt xích phía trước là do sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. Năng lượng bị thất thoát khoảng 90% khi lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

  • Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do các nhân tố sinh thái vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ,...), các nhân tố sinh thái hữu sinh ( mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi – kí sinh – vật chủ...) chi phối.

  • Sản lượng sinh vật sơ cấp tính bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô (sinh vật sơ cấp sản xuất được) trừ đi phần tiêu hao do hô hấp.


2. Bài tập.

Các dạng bài tập ở đề này đã từng xuất hiện ở các đề trước nên nếu em nào thấy chưa thành thạo thì xem lại ở các đề trước nhé các em.



ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ MINH HỌA




(Đề thi có 40 câu / 5 trang)


KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề




Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng:

A. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái.

B. Ăn thịt đồng loại làm giảm số lượng cá thể nên sẽ làm cho bị suy thoái.

C. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì tỉ lệ cạnh tranh cùng loài càng mạnh.

D. Nguồn thức ăn càng khan hiếm thì sự cạnh, tranh cùng loài càng gay gắt.

Câu 2: Người ta tiến hành cấy truyền 1 phôi bò có kiểu gen Aabb thành 20 phôi và nuôi cấy phát triển thành 20 cá thế. Cả 20 cá thể này:

A. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con B. Có mức phản ứng giống nhau

C. Có giới tính có thể giống hoặc khác nhau D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau

Câu 3: Theo Đacuyn, đổi tượng của chọn lọc tự nhiên là:

  1. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiếu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. ,

  2. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản.

C. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

D. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiêu gen quy định các đặc điem thích nghi với môi trường.

Câu 4: Ở người bệnh mù màu do gen lặn a và bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên NST giới tính X quy định, alen A và B quy định nhìn bình thường và máu đông bình thường, không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn d nằm trên NST thường qui định, alen D quy định da bình thường. Tính trạng màu da do 3 gen, mỗi gen gồm 2 alen nằm trên NST thường tương tác cộng gộp với nhau quy định, số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 6 gen nói trên là:

  1. 1296 B. 1134 C. 1053 D. 1377.

Câu 5: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB ,1° quy định. 1 quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu 0,39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng có máu A sinh 1 người con, Xác suất người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là:

  1. B. C. D.

Câu 6: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

  1. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

  2. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã AUU hoặc AUX hoặc AXU gắn vào bộ ba kết thúc trên mARN.

C. Quá trình tống hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN.

Câu 7: ở phép lai AaBbDd X aaBbdd, theo lý thuyết thì đời có bao nhiêu % số cá thể thuần chủng:

  1. 6,25% B.12,5% C. 18,75% D.0%

Câu 8: Có 3 loại hình tháp sinh khối đặc trưng cho 3 hệ sinh thái(thiếu hình tháp sinh thái)

Hình tháp nào bền vững nhất?

(I) (II) (III)

Câu 9: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh

C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 10: Gen 1 có 5 alen, gen 2 có 6 alen. 2 gen này cùng nằm trên cùng 1 cặp NST thường và có xảy ra hoán vị, Gen 3 có 4 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X, Y. số loại kiêu gen tối đa trong quăn thế là:

  1. 1860 B. 4800 C. 6510 D. 4650

Câu 11: Vật chất di truyền của virut HIV là:

  1. AND sợi đơn B. AND sợi kép C. ARN sợi kép D. ARN sợi đơn

Câu 12: Cho phép lai giữa ruồi giấm:

Trong đó:

A - Cánh dài , a - cánh ngắn, B - thân xám, b - thân đen, D -mắt đỏ, d - mắt trắng

Thì tỉ lệ ruồi cánh dài than đen mắt đỏ là bao nhiêu, biết tần số hoán vị gen nếu xảy ra là 30%:

Thì tỉ lệ ruồi có cánh dài thân đen mắt đỏ là bao nhiêu, biết tần sổ hoán bị gen nếu xây ra là 30%:

  1. B. C. D.

Câu 13: Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất

A. Quần thể có kích thước tối đa B. Quần thể có kích thước tối thiểu

C. Quần thể có kích thước trung bình D. Quần thể phân bố theo nhóm

Câu 14: Trong tế bào, hàm lượng rARN luôn cao hơn mARN là do:

  1. rARN có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn

  2. Sổ gen quy định tổng hợp rARN nhiều hơn mARN

  3. Sổ lượng rARN được tổng hợp nhiều hơn mARN

  4. rARN có nhiều vai trò quan trọng hơn mARN

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã và không có ở quá trình tái bản ADN:

  1. Có sự tham gia của enzym ARN po!imeraza

  2. Mạch polinucleotit được tổng hợp kéo dài theo chiều 5' -» 3' C.

  3. Sử dụng u làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp

D. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ

Câu 16: Ở một loài, gen A quy định tính trạng có vảy trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng không vảy. Cá không vảy có sức sổng yếu hơn cá có vảy. Tính trạng trên tuân theo quy luật di truyền

  1. Tương tác gen B. Đồng trội C. Trội hoàn toàn D. Gen đa hiệu

Câu 17: Hệ sinh thái nào sau đây có tính ổn định thấp nhất

A. Rừng nguyên sinh B. Hồ nuôi cá C. Đồng cỏ D. Đại dương

Câu 18: Cơ chế gây đột biến đa bội của conxisin là do

A. Tách sớm tâm động của các NST kép B. Cân trở sự hình thành thoi vô sắc

C. Đình chỉ hoạt động nhân đôi NST D. Ngăn cản màng nhân phân chia

Câu 19: Khi loài ưu thế bị tuyệt diệt thì loài nào sau đây trở thành ưu thế:

A. Loài thứ yếu B. Loài ngẫu nhiên .

C. Loài chủ chốt D. Không hình thành loài ưu thế

Câu 20: Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất trao đổi chất theo phương thức:

A. Tự dưỡng hóa tổng hợp B. Tự dưỡng quang hợp

C. Dị dưỡng kí sinh D. Dị dưỡng hoại sinh

Câu 21: Ở người, gen lặn a quy định bệnh bạch tạng thuộc NST thường, 1 cặp vợ chồng da bình thường. Tính xác suất con sinh ra bình thường, Biết quần thể cứ 100 người bình thường lại có 1 người mang gen bách tạng

  1. 0,01 B. 0,0025 C. 0,999975 D. 0,000025

Câu 22: Đế xác dinh hội chứng Claiphentơ, tơcnơ, hội chứng đao ở giai đoạn phôi, người ta dùng phương pháp nghiên cứu:

A. Đồng sinh cùng trứng B. Đồng sinh khác trứng

C. Tế bào D. Phả hệ

Câu 23: Trong bảng mã đi truyền, axitamin prolin có 4 loại mà cùng quy định tong hợp là 5’XXU3’, 5’XXX3’, 5’XXG3’, 5’XXA3’. Việc thay đổi Nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc axitamin prolin tương ứng.

A. Thay đổi ờ tất cả các vị trí B. Thay đổi (Nu) đầu tiên

C. Thay đổi (Nu) thứ 3 D. Thay đồi (Nu) thứ 2

Câu 24: Ở một loài thực vật, xét một cây F1. có kiểu gen tự thụ phấn, trong quá trình giảm phân tạo giao tử 40% tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang gen A, B; 20% tế bào sinh hạt phẩn xảy rã hoán vị gen ờ cặp NST mang gen D, E. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn và hoán VỊ gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết thì tỉ lệ cây F2 có kiểu hình A-B-D-ee là:

A. 12,06 %. B. 15,84 %. C. 16,335 %. D. 14,16 %.

Câu 25: Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật nổi. Trong đó sinh khối của quần thế giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn, nguyên nhân là:

  1. Giáp xác sử dựng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ ít thực vật phù du

  2. Giáp xác ĩà động vật tiêu thụ nên có sinh khối lớn hơn con mồi

  3. Thực vật phù du có chu kì sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh

  4. Thực vật phù du có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn

Câu 26: Cho các nhận xét sau về quá trình tiến hóa hóa họC. Những nhận xét không đúng là:

  1. Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố: C, N, H, O

  2. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.

  3. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.

  4. Sự xuất hiện của đại phân tử ADN, ARN chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.

  5. ARN là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử AND.

  1. (3), (4). B. (2), (5). C. (2),(4). D. (3), (5).

Câu 27: Axitamin Cystein được mã hóa bởi hai bộ ba Alalin được mã hóa bởi 4 bộ ba Valin được 4 bộ ba mã hóa. Có bao nhiêu cách mã hóa cho 1 đoạn polipeptit. Có 5 axitamin trong đó có 2 cystein, 2 Alanin, 1 Valin.

A. 30720 B. 7680 C. 6780 D. 7020

Câu 28: Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:

  1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.

  2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thế là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.

  3. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.

  4. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.

  5. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.

Số ý đúng là:

  1. l. B. 2. C. 3 D. 4

Câu 29: Hệ sinh thái tồn tại và hoạt động được là nhờ

A. Vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng B. Hiện tượng khống chế sinh học

C. Các yếu tổ của môi trường D. Các quần thề trong quan xã

Câu 30: Locut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt. Người ta tiến hành 3 phép lai sau:

Phép lai 1: Mắt đỏ X mắt đỏ -» 3 đỏ : 1 nâu

Phép lai 2 : Vàng X trắng -» 100% vàng

Phép lai 3 : Nâu X vàng -»1 trắng: 2 nâu: 1 vàng

Biết gen này là gen alen, thứ tự trội lặn là:

A. Nâuvàng đỏtrắng B. vàngnâuđỏtrắng

C. Đỏnâuvàngtrắng D. Nâuđỏvàngtrắng

Câu 31: Ở ruồi giấm A – xám trội hoàn toàn a – thân đen

B – cánh dài trội hoàn toàn b – cánh cụt

D – mắt đỏ trội hoàn toàn với d – mắt trắng

Trong phép lai XPXd . XPY cho F1 có kiểu hình đen cụt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính tần số hoán vị gen

A. 20% B. 25% C. 30% D. 10%

Câu 32: Ở 1 loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li độc lập:

A_B_ Hoa kép còn lại quy định hoa đơn

F1 Giao phối tự do không phân biệt cơ thể bố mẹ. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với sự phân li kiểu hình là 3:5

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thức tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.

B. Trong sình quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.

C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.

D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp đo có sức sản xuất thấp.

Câu 34: Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.

Các nhân tổ có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (4), (5), (6).

Câu 35: Tần sổ của 2 alen trong quần thể là 0,7A ;0,3 a. Quần thể này bị tiêu diệt gần hết sau 1 trận dịch và chỉ còn lại 4 cá thể có khả năng sống sót Xác suất để sau 1 năm quần thể có 100% cá thể AA là:

A.5,67% B.5,76% C.49% D. 91%

Câu 36: Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh ở người do gen lặn nằm trên NST thường quy định như sau:

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong phả hệ sinh con đầu lòng bình thường là:

A. B. C. D.

Câu 37: Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 3 cặp NST trao đổi đoạn tại một điểm có thể tạo ra tối đạ 256 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình phân bào của một te bao co bọ NST lưỡng bội bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.

Xác suất để cặp vợ chồng ờ thế hệ III trong phả hệ sinh con đầu lòng bình thường là:

Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

  1. TỂ bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân.

  2. Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.

  3. Đột biến được biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thế khảm.

  4. Đột biến này di truyền qua sinh sản hữu tính.

  5. Tế bào A là tẾ bào thực vật.

  6. Đột biến này được gọi là đột biển đa bội.

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3

Câu 38: Xét thí nghiệm sau ờ hoa Liên hình: Trong điều kiện 35°c cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 200C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng, cho những cây này giao phẩn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 20°c thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong sổ những kết luận sau có thể được rút ra từ thí nghiệm trên?

1. Tính trạng màu sắc hoa ờ hoa Liên hình được di truyền theo quy luật phân li.

2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen.

3. Sự biếu hiện kiểu hình của tính trạng màu sắc hoa ờ hoa Liên hình chịu ảnh hường của nhiệt độ.

4. Tính trạng màu sắc hoa của hoa Liên hình là do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ trợ.

5. Gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định tính trạng hoa trắng.

A. 2 B. l. C. 3. D. 4.

Câu 39: Cho: A- ngọt trội hoàn toàn với a- chua

B- chín sớm trội hoàn toàn b- chín muộn

2 gen nay liên kết không hoàn toàn trên cùng 1 NST.

60% số tế bào sinh tinh và 20% số tế bào sinh trứng giảm phân có hoán vị. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ngọt muộn chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

A. 0,2325 B. 0,0175 C. 0,235 D. 0,1575

Câu 40: Phát biểu nào sau đây khôug đúng khỉ nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt

B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gổc thường hướng đến sự phân li về ố sinh thái cùa mình.

D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.





ĐÁP ÁN

1B

2B

3C

4B

5B

6A

7B

8D

9C

10C

11D

12B

13A

14A

15C

16D

17B

18B

19A

20D

21C

22C

23C

24C

25C

26B

27B

28C

29A

30C

31A

32C

33C

34C

35B

36A

37A

38C

39A

40B



HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

A đúng, Cạnh tranh làm cho các cá thể cùa quần thể mở rộng ổ sinh thái

C đúng vì khi số lượng cá thế quầnn thể tăng thì lượng thức ăn thiếu nếu không có đầy đủ thức ăn thì sẽ cạnh tranh giành thức ăn, nguồn sống.

D đúng vì khi thức ăn khan hiếm sẽ cạnh tranh nhau giành thức ăn để tồn tại.

B sai. Ăn thịt đồng loại xảy ra khi mật độ quần thể tăng quá cao, nó giúp giảm bớt số lượng cá thể của quần thế và từ đó giúp giảm sự cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định mà không dẫn tới sự diệt vong.

Câu 2: Đáp án B

Do chúng đều xuất phát từ một cơ thể nên các cá thể này sẽ sẽ có cùng kiểu gen, cùng giới tính nên không thể giao phối với nhau, đồng thời kiểu hình cũng giống nhau.

Câu 3: Đáp án C

- Theo Đác - uyn, đối tượng cùa CLTN là cá thể sinh vật, CLTN tác động cơ thể sinh vật nhằm chọn lọc ra các cá thể có khả năng thích nghi với môi trường. Kết quả là hình thành nên loài mói mang các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Theo quan điểm hiện đại, đối tượng cùa CLTN là quần thể sinh vật Sự chọn lọc quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. Kết quả là hình thành nên loài mới có sự phân hóa về khả năng sinh sản

Câu 4: Đáp án B

Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông gồm các alen quy định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

Locut I chứa 2 alen A và a, locut II chứa 2 alen B và b nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.

Ta có số alen = 2.2 = 4 alen.

Số kiểu gen ở giới XX: KG.

Số kiểu gen ở giới XY = 4 kiểu gen.

Tổng số kiểu gen = 10+4 = 14 KG.

Mỗi gen còn lại đều có KG.

Vậy tổng số kiểu gen = 14.3.3.3.3 = 1134 KG.

Câu 5: Đáp án B

Gọi p, q, r lần lượt là tần số alen IA, IB, I0

Tỉ lệ r máu O là 25%

Suy ra r2 = 0,25 → r = 0,5 → p + q = 0,5

Tỉ lệ người máu B là 39%

q2 + 2qr = 0,39 q2 + q – 0,39 = 0

q =0,3

q = -1,3 (loai)

  • p = 0,2

  • Tỉ lệ máu A là : 0,04 IAIA: 0,2IAI0

Một cặp vợ chồng máu A

P: (0,04 IAIA: 0,2IAIA) x (0,04 IAIA: 0,2IAI0)

x

Gp:

Vậy tỉ lệ người con máu O là:

Tỉ lệ người con nhóm máu A là:

Câu 6: Đáp án A

Câu này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng với những bạn không nắm vững kiến thức rất dễ sai.

A đúng và các em nhớ rằng bộ ba đối mã là UAX khớp với bộ ba mở đầu AUG trên mARN.

B, D sai vì chi cần khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã sẽ kết thúc ngay.

C sai vì bộ ba đối mã phải là UAX.

Câu 7: Đáp án B

Phép lai AaBbDb x aaBbdd

Cặp Aa x aa →

Cặp Bb x Bb →

Cặp Dd x dd →

Tỉ lệ cá thể thuần chủng là:

Câu 8: Đáp án D

Hệ sinh thái I bền vững nhất vì sự chênh lệch giữa sinh khối các bậc dinh dưỡng là lớn.

Khống chế sinh học để đảm bảo số lượng cá thể của trong quần thé phù hợp với sức chửa môi trường.

Câu 9: Đáp án C

Câu 10: Đáp án C

Xét gen 1 và 2:

Số giao tử tối đa tạo ra là 5.6 = 30 Suy ra kiểu gen tối đa là

Xet gen 3:

Cặp XX: có kiểu gen

Cặp XY có 4 kiểu gen.

Số kiểu gen tối đa là 14 x 465 = 6510 (kiểu gen).

Câu 11: Đáp án D

Vật chất di truyền của virut HIV là ARN đơn âm gồm hai mạch. Chúng nhân lên nhờ hệ gen của tế bào chủ và nhờ enzin phiên mã ngược.

Câu 12: Đáp án B

Ab = ab = 0.5 (do hoán vị chỉ xảy ra ở con cái)

F1 :

Suy ra tỉ lệ ruồi dài, đen, đỏ là:

Câu 13: Đáp án A

Khi kích thước quần thể đạt tối đa mật độ quần thể cao, nguồn thức ăn khan hiếm, sự cạnh tranh giữa các cá thể diến ra rất khốc liệt. Có thể xảy ra 1 số hình thức cạnh tranh khốc liệt như kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại.

Câu 14: Đáp án A

rARN có số liên kết H rật lớn, mạch xoắn phức tạp do đó nó bền vững hơn so với mARN và tuổi thọ lâu hơn. Vì vậy lượng rARN trong tế bào cũng cao hơn. rARN có thời gian sống dài qua các thế hệ tế bào, có hàm lượng tế bào rất lớn khoảng 80% của tổng ARN

Câu 15: Đáp án C

Quá trình phiên mã sừ dụng U làm nguyên liệu còn quá trình tự sao thì sử dụng T.

Quá trình tái bản ADN vẫn có sự tham gia của enzim ARN polimeraxa, vẫn được tổng hợp trên mạch gốc của gen, mạch polinu tống hợp được kéo dài theo chiều 5’ -> 3’

Câu 16: Đáp án D

Gen đa hiệu là gen mà sản phẩm của nó quy định đến nhiều tính trạng khác nhau. Do đó gây hậu quả tương đối nghiêm trọng khi bị đột biến.

Ở trường hợp này, gen quy định tính trạng có vảy vừa quy định sức sống cơ thể => gen đa hiệu

Câu 17: Đáp án B

Hệ sinh thái nhân tạo kém bền vững do sổ lượng mắt xích là ít, kém ổn định và thường được bổ sung nguồn năng lượng bởi con người.

Trong 4 hệ sinh thái chỉ có hồ nuôi cá là hệ sinh thái nhân tạo do đó nó kém bền vững nhất, hệ sinh thái bền vững nhất là rừng nguyên sinh do có thành sổ lượng loài nhiều, có cơ chế tự điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh sống.

Cầu 18: Đáp án B

Conxisin gây ra đột biến đa bội do nó cản trử sự tống hợp protein loại tubulin, 1 protein cấu tạo nên thoi vô sắc, do đó làm các NST đã nhân đôi nhưng không phân li.

Câu 19: Đáp án A

Loài ưu thế là loài đỏng vai trò quan trọng trong quần xã có lượng cá thể nhiẽu, sinh khối lớn, hoặc do hoạt đông của chúng mạnh.

Loài thứ yếu là loài có vai trò trở thành loài ưu thế khi loài ưu thế bị tiêu diệt. Chúng có số lượng chỉ sau loài ưu thế.

Câu 20: Đáp án D

Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đát là sinh vật đơn bào dị dưỡng sữ dụng nguồn năng lượng từ các hợp chất hữu cơ có sẵn trong môi trường.

Câu 21: Đáp án C

Nhận xét; nếu không đọc kĩ đề bài các em dễ nhầm tì lệ người mang gen gây bệnh tức là có kiểu gen dị hợp với người bị bệnh có kiểu gen đồng hợp lặn. Do đó,để tính nhanh được xác suất người con sinh ra khống bệnh ta có thể tính gián tiếp tân số con bị bệnh.

Để con sinh ra bị bệnh thì bố và mẹ đèu phải có kiểu gen dị hợp.

Xác suất cả bố và mẹ đêu dị hợp là

Xác suất con bạch tạng là

Xác suất sinh con bình thường là

Câu 22: Đáp án C

Các hội chứng claỉphen tơ, tơc nơ, đao xảy ra do sự biến đổi số lượng NST. Do đó chỉ cần quan sát bộ NST thì có thể thấy được

Ở đáp án A, đồng sinh cùng trứng để nghiên cứu tính trạng nào di truyền theo quy luật nào hay là do môi trường quy định.

Đáp ản D, nghiên cứu phả hệ để biết được bệnh nào di truyền theo quy luật di truyền nào.

Câu 23: Đáp án C

Các bộ ba cùng quy định 1 axit amin thường chỉ khác nhau ờ nu thứ 3..Ở nu thứ 3 này có đây đủ 4 loại A, U, G, X ở cả 4 bộ ba do đó khi thay đổi nu này sẽ không làm thay đổi axỉt amin.

Câu 24: Đáp án C

Theo đề bài: tần số hoán vị gen ở hai giới bằng nhau. Các em nên xét từng cặp sau đó tổ hợp lại nhé.

Xét cặp với tần số hoán vị gen là f1 = 40%/2 = 20%.

Ta có:

  • ab = 0,5 – 0,1 = 0,4 ab = 0,5 – 0,1 = 0,4

Vì ở cả hai giới đều mang 2 cặp gen dị hợp nên ta áp dụng công thức:

A-B = aabb+0,5 = 0,16 + 0,5 = 0,66

Xét cặp , tần số hoán vị gen: f2 = 20%/2 = 10%.

x => 0,05 de = 0,05

  • D-ee = 0,25 – ddee = 0,25 – 0,0025 = 0,2475.

A-B-D-ee = 0.2475.0,66 = 16,335%

Câu 25: Đáp án C

Đây là một ví dụ của hình tháp sinh khối ngược. Nhờ tốc độ sinh sản nhanh của thực vật phù du và chu kì sống ngắn mà vẫn đảm bảo lượng thức ăn cho giáp xác

Câu 26: Đáp án B

- (2) sai vì trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất vô cơ có trước và chẩt hữu cơ có sau. Do tác động của nguồn năng lượng tự nhiên như hoạt động của núi lửa, năng lượng mặt trời, sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ nên các nguyên tố nhẹ như C, N, O, H nổi nên trên bề mặt thạch quyến kết hợp thành các hợp chất vô cơ sau đó tà hlnh thành nên các chẫt hữu cơ.

- (5) sai vì ngày nay, bằng thực nghiệm người ta đă chứng minh được đại phân tử nhân đồi đầu tiên là ARN mà không phải ADN. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzim. Trong quá trình tiến hóa ban đầu, ARN được dùng làm phân tử lưu giữ thông tin di truyền sau đó chức năng này được chuyển dần cho ADN, và chức năng làm xúc tác thì chuyển dần cho prôtêin.

Câu 27: Đáp án B

1 cystêin→ 2 bộ mã hóa

2 cystêin→ 22 = 4 bộ mã hóa

1 Ala→ 4 bộ ba

Suy ra 2Ala→ 42 = 16 cách mã hóa

1 val→ 4 bộ ba mã hóa

Số cách sắp xếp 5 axit amin này là: cách

Vậy số cách mã hóa là: 41 x 6 x 4 x 30 = 7680

Câu 28: Đáp án C

Các ý đúng là: 1,3, 5.

Ý 2 sai vì 1 gen chỉ có thể mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu là do chuỗi polipeptit mà gen đó mã hóa tham gia vào nhiều quá trình hình thành nên các protein khác nhau từ đó ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

Ý 4 sai vì người ta không dùng phương pháp lai phân tích đé phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn vì giao tứ mà cả 2 tạo ra đều chứa gen qui định tất cả tính trạng. Do đó ti lệ kiểu hình sẽ là giống nhau.

Câu 29: Đáp án A

Hệ sinh thái tồn tại được là nhờ vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng, đế đảm bảo chu trình sống trong tự nhiên.

Câu 30: Đáp án C

Mắt đỏ X măt dỏ —>3 đỏ :1 nâu

Mat đỏ là trội hoàn toàn so với mắt nâu

Vàng X trắng → 100% vàng

Suy ra vàng là bội hoàn toàn so với trắng

Nâu x vàng → 1 trắng : 2 nâu: 1 vàng

Suy ra nâu là trội hoàn toàn so với vàng (do alen quy định nâu lấn át alen quy định vàng nên nâu mới có 2 tổ hợp)

Vậy thứ tự trội lặn đỏ → nâu → vàng → trắng

Câu 31: Đáp án A

F1 có tỉ lệ đen cụt, đỏ = 15%

Ta có:

Tỉ lệ đỏ =

Suy ra đen cụt đỏ

ab x ab = 0,2

(do hoán vị chỉ xảy ra ở con cái)

Vậy ab = AB = 0,4

Ab = aB = 0,1

Tần số hoán vị gen…f = 20%

Câu 32: Đáp án C

Tỉ lệ kiểu hình 3:5 (3:1)(1:1)

Tổ hợp (1) và (2) ta có các phép lai:

AaBb x Aabb và AaBb x aaBb



Cách 2: có 8 kiểu tổ hợp = 4 x2 nên 1 bên dị hợp 2 cặp gen và 1 bên dị hợp 1 cặp gen.

Câu 33: Đáp án C

Sản lượng sinh vật sơ cấp tính bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô (sinh vật sơ cấp sản xuất được) trừ đi phần tiêu hao do hô hấp.

Câu 34: Đáp án C

1. CLTN có thể làm thay đổi tàn số alen và thành phần kiểu gen

2. Gp ngẫu nhiên không là thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen

3. Giao phối không ngẫu nhiên chi làm thay đói thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen

4,5,b: yếu tố ngẫu nhiên, đột biến, di nhập gen cũng làm thay đổi tần sổ alen và thành phần kiểu gen

Câu 35: Đáp án B

Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa

Để từ 4 cá thể đều là AA là:

Câu 36: Đáp án A

Gen lặn trên NST thường.

Người I­2 aa sinh con aa nên I1 có kiểu gen Aa

Người II2: Aa , tương tự như vậy người II3 :Aa

Người III2 bình thường có tỉ lệ kiểu gen:

Người III3 chắc chắc Aa

Xác suất sinh con đầu lòng bình thường = 1 – Xác suất sinh con bị bệnh =

Câu 37: Đáp án A

Theo đề bài ta có: => n =5 nên 2n = 10.

Quan sát hình ta thấy NST đơn đang phân li về 2 cực nên tế bào chỉ có thể đang ở kỳ sau của nguyên phân hoặc kỳ sau của giảm phân 11. Tuy nhiên, vì tế bào A chỉ thực hiện 1 lần nhân đôi NST duy nhất nên nếu tế bào A là tế bào trong hình thì phải có 20 NST đon.

So NST đơn trong hình quan sát được chỉ có 12 nên được tách ra từ 6 NST kép. Do đó, tế bào trong hình là tế bào (n+1) kép đang thực hiện lần giảm phân 2. Từ hình ảnh, ta thấy rằng tế bào lúc này đang ở kì sau của giảm phân II.

Ý 1 sai vì tế bào A đang thực hiện giảm phân.

Ý 2 đúng vì tế bào A bị rối loạn phân ly giảm phân 1 tạo ra 2 giao tử (n+1) và 2 giao tử (n-1).

Ý 3 sai vì sai vì đột biến giao tử không biểu hiện ra kiểu hình của một phần cơ thể bị đột biến hoặc nếu có thể đi vào hợp tử ở thế hệ sau sẽ biểu hiện trên toàn bộ cơ thế.

Ý 4 đúng.

Ý 5 sai vì tế bào này có trung thế nên phải là tế bào động vật

Ý 6 sai vì đột biển này được gọi là đột biến lệch bội.

Câu 38: Đáp án C

Ở nhiệt độ 35°c ta có P: Trắng x trắng.

Các hạt được tạo ra được xem như b thế hệ F1.

Ở 20°C:

F1: 1 đỏ: 1 trắng.

F1 x F1 ta thu được F2 :7 đỏ: 9 trắng.

Như vậy, sự biếu hiện màu hoa chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

Ở 35°C: AA, Aa, aa hoa trắng, 20°C: AA, Aa: hoa đỏ, aa: hoa trắng.

Ta có sơ đồ lai như sau:

P: Aa x aa => F1: lAa: 1aa (ở 20°C: 1 đỏ: 1 trắng).

F1 x F2 ta thu được F2 : 7 đỏ: 9 trắng. (7 A-: 9aa)

Để có được tỉ lệ 9:7 này các e phải chia ra các trường hợp:

Phép lai 1:

F2: 1Aa: 1aa => TLKH: hoa đỏ: hoa trắng

Phép lai 2:

F2: hoa đỏ: hoa trắng

Phép lai 3:

F1: Aa x Aa

F2: 1AA : 2Aa : 1aa => TLKH : 3/4 dài : 1/4 cụt

Phép lai 4:

F1: aa x aa

F2: TLKH: 100% hoa trắng = 1

Tổng quần thể: hoa trắng: hoa đỏ

  • 9 trắng : 7 đỏ.

Vậy các ý 1,3,5 đúng

Câu 39: Đáp án A

Vì 1 tế bào hoán vị cho 4 loại giao tử với ti lệ bằng nhau thì số loại giao tử hoán vị là 2 chiếm tỉ lệ =1/2 nên +) 60% số tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị suy ra tần sổ hoán vị là 30% (số giao tử hoán vị là 30%)

AB = ab = 0,35 Ab = aB = 0,15 +) 20% số tế bào sinh trúng có hoán vị Suy ra tần sổ hoán vị là 10%

Ab = aB = 0,45 AB = ab = 0,05 Tỉ lệ kiểu hình aabb = 0,35 x 0,5 = 0,0175 Tỉ lệ kiểu hình A - bb = 0,25 - 0,0175 = 0,2325

Câu 40: Đáp án B

- Những loài cùng sử dụng 2 nguồn thức ăn vẫn có thé sống cùng 1 sinh cảnh nếu chúng có sự phần li ổ sinh thái.

Ví dụ: Cùng 1 loại thức ăn là hạt, có loại chim ăn hạt kích thước lớn, có loại chim ăn hạt kích thước nhỏ.





MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý ĐỀ 4

1. Lý thuyết

- Cạnh tranh làm cho các cá thể cảu quần thể mở rộng ổ sinh thái

- Khi số lượng cá thể quần thể tăng thì lượng thức ăn thiếu nếu không có đầy đủ thức ăn thì sẽ cạnh tranh giành thức ăn, nguồn sống.

- Khi thức ăn khan hiếm sẽ cạnh tranh nhau giành thức ăn để tồn tại.

- Ăn thịt dồng loại xảy ra khi mật độ quần thể tăng quá cao, nó giúp giảm bớt sổ lượng cá thể của quần thể và từ đó giúp giảm sự cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tạỉ và phát triển ổn định mà không dẫn tới sự diệt vong.

- Loài ưu thế là loài dóng vai trò quan trọng trong quần xã cỏ lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh.

- Loài thứ yổu là loài cỏ vai trò trở thành loài ưu thế khi loài ưu thế bị tiêu diệt. Chúng có số lượng chỉ sau loài ưu thế.

Hệ sình thái tồn tại được là nhờ vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng, để đảm bảo chu trình sống trong tự nhiên.

Những loài cùng sử dụng 2 nguồn thức ăn vẫn cỏ thể sống cùng 1 sinh cảnh nếu chúng có sự phân li ổ sình thái.

Sình vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất là sinh vật đơn bào dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ các hợp chất hữu cơ có sẵn trong môi trường.

- Theo Đác - uyn, đối tượng của CLTN là cá thể sinh vật, CLTN tác động cơ thể sinh vật nhằm chọn lọc ra các cá thể có khả năng thích nghi với môi trường. Kết quả là hình thành nên loài mới mang các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Theo quan điểm hiện đại, đối tượng của CLTN là quần thể sình vật. Sự chọn lọc quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. Kết quả là hình thành nên loài mới cỏ sự phân hỏa về khả năng sinh sản.

- Giai đoạn tiến hóa hóa học chất vô cơ có trước và chất hữu cơ có sau. Do tác động của nguồn năng lượng tự nhiên như hoạt động của núi lửa, năng lượng mặt trời, sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ nên các nguyên tố nhẹ như C, N, 0, H nổi nên trên bề mặt thạch quyển kết hợp thành các hợp chất vô cơ sau đỏ là hình thành nên các chất hữu cơ.

- Ngày nay, bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được đại phân tử nhân đôi đầu tiên là ARN mà không phải ADN. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzim. Trong quá trình tiến hỏa ban đàu ARN đươc dùng làm phân tử lưu giữ thông tin di truyền sau đó chức năng này được chuyển dần cho ADN và chức năng làm xúc tác thì chuyển dần cho prôtêin.

- Bộ ba đối mã là UAX khớp với bộ ba mở đầu AUG trên mARN.

- Vì chỉ cần khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã sẽ kết thúc ngay.

Vật chất di truyền của virut HIV là ARN đơn âm gôm hai mạch. Chúng nhân lên nhờ hệ gen của tể bào chủ và nhờ enzin phiên mã ngược.

rARN có sổ liên kết H rất lớn, mạch xoắn phức tạp do đó nỏ bền vững hơn so với mARN và tuổi thọ lâu hơn. Vì vậy lượng rARN trong tế bào cũng cao hơn. rARN có thời gian sống dài qua các thế hệ tế bào, cỏ hàm lượng tế bào rất lớn khoảng 80% của tổng ARN

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ MINH HỌA




(Đề thi có 40 câu / 5 trang)


KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề



Câu 1: Sự không phân ly NST giới tính của ruồi giấm đực xảy ra trong giảm phân 2 ở 1 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các loại tỉnh trùng

A.XX.YY B.X,YY,O hoặc C.YY,X,O D. XY,O

Câu 2: một quần thế động vật ở thế hệ xuất phát (p), khi chưa xảy ra ngẫu phối có , tần số alen A ở giới đực trong quần thể là 0,8 ; tần số alen A ở giới cái là 0,4 (các gen thuộc NST thưởng). Nếu quần thể thực hiện ngẫu phối thì cấu trúc ca quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là :

A. 0,48AA : 0,36Aa : 0,16aa B. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa

C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa D. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa

Câu 3 : Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở 1 loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 4 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki, đơn vị 3 có 21 đoạn Okazaki, đơn vị 4 có 22 đoạn okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:

A. 54 B. 57 C. 60 D. 85

Câu 4: Dưới đây là các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến:

  1. Cho tự thụ phẩn hoặc lai xa để tạo các giống thuần chủng

  2. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn

  3. Xử lý mẫu vật bằng tác nhằn gây đột biến

  4. Tạo dòng thuần Trình tự đúng là

A. I III II B. III II IV C. III II I D. II III IV

Câu 5: Một trường hợp đặc biệt xảy ra khiến hai anh em sinh đôi cùng trứng trong một gia đình được nuôi dưỡng ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Khi trường thành người ta nhận thấy người anh cân nặng 78kg còn người em là 60kg. Cho rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình sống. Giải thích đúng về sự khác biệt giữa hai anh em là:

A. Kiểu gen qui định cân nặng của hai anh em hoàn toàn khác nhau.

B. Gen qui định cân nặng ở người tác động đa hiệu.

C. Gen qui định tính trạng cân nặng thay đổi khi môi trường thay đổi.

D. Gen qui định cân nặng ở người có mức phản ứng rộng

Câu 6: Hình tháp sinh thái có dạng đảo ngược (đáy hẹp, đỉnh rộng) có thể bao gồm

A. Tháp số lượng và tháp sinh khối B. Tháp số lượng và tháp năng lượng

C. Tháp sinh khối và tháp năng lượng D. Tháp số lượng, sinh khối, năng lượng

Câu 7: Đọng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là:

A. Tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực

B. Giải thích được tính đa dạng và tính thích nghi của sinh giới

C. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ

D. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa lớn

Câu 8: Nguyên nhân chính làm cho đa số cơ thể lai xa chỉ sinh sản sinh dưỡng là:

A. có sự cách ly về mặt hình thái với các cá thế khác cùng loài

B. không phù hợp cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài

C. không có cơ quan sinh sản

D. Bộ NST của bổ, mẹ trong con lai khác nhau về hình dạng, số lượng, cấu trúc

Câu 9: Ở cà chua 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp mà trong tế bào có đồng thời thể 3 kép và thể 1:

A. 66 B. 660 C.12 D. 24

Câu 10: Cho chuỗi thức ăn

Thực vật có hoa Châu chấu Chuột Mèo Vi sinh vật. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là :

A. Thực vật có hoa B. Chuột C. Châu chấu D. Mèo

Câu 11: Yếu tố ngẫu nhiên .

A. Luôn đào thải alen có lợi và giữ lai alen có hại

B. Luôn làm tăng vốn gen của quần thể

C. Làm thay đổi tân số alen không theo 1 hướng xác dịnh

D. Luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật

Câu 12: Ở cà chua, alen trội A quy định thân cao, alen lặn a quy định thân thấp. Alen trội B quy định quả tròn, alen lặn b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST, Lai cây cà chua thân cao, quả tròn dị hợp với cà chua thân cao, quả bầu đục có kiểu gen . F1 thu được 47,5% cao, tròn : 27,5% cao, bầu dục: 2,5% thấp, tròn: 22,5% thấp, bầu dục. Khoảng cách giữa 2 gen là:

A. 5 cM B. 10 cM C. 15 cM D. 20cM

Câu 13. Việc sử dụng Acriđin gây ra đột biến mất hay thêm 1 cặp (nu) có ý nghĩa gì:

A. Biết được hóa chất có gây ra đột biến

B. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng dột biến này

C. Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba

D. Cho thấy quá trình tái bản ADN có thể không đúng mẫu

Câu 14: Nội dung sai là:

A. Voi và gấu vùng khí hậu lạnh có kích thước bé hơn so với voi và gấu vùng nhiệt đới

B. Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới có lớp mỡ dày, chịu rét tốt

C. Đa phần động vật vùng nhiệt đới có lông thưa và ngắn

D. Động vật sống ở vùng khí hậu lạnh thường có lông màu trắng

Câu 15: Đột biến gen

A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tinh.

B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình một phần cơ thể.

D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thế cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.

Câu 16: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần thiết hơn cả:

A. Nuôi nhiều loài cá có cùng một chuỗi thức ăn

B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt

C. Nuôi một loại cá thích hợp với mật độ cao và cho ăn dư thừa thức ăn

D. Nuôi nhiều loài cá ở các tăng nước khác nhau

Câu 17: Để lập bản đồ di truyền của 1 loài sinh vật, người ta sử dụng các phương pháp:

1) Lai thuận nghịch 2) Lai phân tích

3) Gây đột biến mất đoạn 4) Gây đột biến lệch bội

Câu trả lỏi đúng là:

A. 1,3 B. 1, 2,3 C. 2,3,4 D. 1,2,3

Câu 18: Gen 1 và 2 cùng nằm trên 1 cặp NST thường và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen có 3 alen. Gen 3 và 4 cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen có 2 alen. Số kiểu gen và số kiểu giao phối tối đa có thế có trong quần thế là:

A. 630 và 1800 B. 450 và 1800 C. 630 và 81000 D. 450 và 81000

Câu 19: Một gen ở vi khuẩn Ecoloi đã tổng hợp 1 phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin (không có axit amin mở đầu), phân tử mARN được tổng hợp từ gen có tì lệ A: U : G: X = 1:2:3:4. số lượng (nu) từng loại của gen là:

A. A=T=270, G=X=630 B. A=T=630, G=X=270

C. A=T=270, G=X= 627 D. A=T=627, G=X= 270

Câu 20: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người :

(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ . (6) Bệnh máu khổ đông.

Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thế gặp ở cả nam và nữ là:

A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (2). (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).

Câu 21: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là

A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thịt

C. động vật ăn thực vật D. sinh vật sản xuất

Câu 22: Khi nó về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các phát biểu sau đây:

  1. Sự thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên luôn theo một đường xác định.

  2. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đổ ra khỏi quần thể.

  3. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen và các thành phần kiểu gen.

  4. Sự tăng hay giảm tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra không phụ thuộc vào trạng thái trội hay lặn của alen đổ .

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A.3 B.l C.2 D. 4

Câu 23: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây Fx tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ, cánh thẳng; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai trên có thể rút ra kết luận:

A. kiếu gen của các cây F1 là Aabb, các gen phân li độc lập.

B. kiếu gen của các cây F1 là AaBb, các gen phân li độc lập.

C. kiểu gen của các cây F1 , các gen liên kết hoàn toàn.

D. kiểu gen của các cây F1 , các gen liên kết hoàn toàn.


Câu 24.. Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là: 0,4 AA: 0,1 aa : 0,5 AA. Biết rằng các cá thể dị hợp từ chỉ có khả năng sinh sản bằng so với các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể AA và aa có khả năng sinh sản như nhau, sau 1 thế hệ tự thụ phấn, ẩn số cá thể có kiếu gen dị hợp tử là

A. 16,67% B. 12,25% C. 25,33% D. 15,2%

Câu 25: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thế đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đt biến này

A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng,

C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.

D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.

Câu 26: Phát biu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là:

A. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.

B. Tia hng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật

C. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật.

D. Tia tử ngoại ch yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật

Câu 27: Một alen hiếm gặp trong quần thể sau 1 thời gian ngắn lại trở nên phổ biến trong quần thể. Nguyên nhân giải thích đúng nhất là:

A. Do môi trường sống có nhiều tác nhân gây đột biến

B. Do môi trường sống liên tục thay đổi theo 1 hướng xác định

C. Do tốc độ đột biến của gen này cao bất thường

D. Do đột biến lặp đoạn tạo ra nhiều gen

Câu 28: Ở ruồi giấm: A – mắt đỏ trội hoàn toàn so với a-mắt trắng

Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con lai là

A. 9 mắtt đỏ : 7 mắt trắng B. 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng

C. 5 mắt đỏ: 3 mắt trắng D. mắt đỏ : 1 mắt trắng

Câu 29: Ở muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti. Tính trạng màu sắc thân bọ gậy do một gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. A qui định thân có màu trắng đục, alen đột biến a qui định thân màu đen. Trong phòng thí nghiệm, người ta cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp muỗi bố mẹ ở trạng thái cân bằng di truyền thu được 10000 bọ gy con, trong số đổ có 100 con thân đen. Do muốn loại bỏ alen đột biến ra khỏi quần thể người ta đã loại bỏ đi tất cả các bọ gậy thân đen. Giả sử rằng không có đột biến mới xảy rA. Tần số alen của quần thể

muỗi khi đã loại bỏ bọ gậy thân đen là:

A. p = 0,90 và q = 0,10. B. p = 0,80 và q = 0,20.

C. p = 0,81 và q = 0,19. D. p = 0,91 và q = 0,09

Câu 30: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?

A. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết

B. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.

C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng

D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiêu thức ăn.

Câu 31:chua, gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng, A trội hoàn toàn so với A. Đem 2 cây tứ bội giao phấn với nhau thu được kết quả F1 có 468 cây trong đổ 390 cây quả đỏ, kiếu gen của 2 cây tứ bội thế hệ bố mẹ là:

A. Aaaa x Aaaa B. Aaaa x aaaa C. AAaa x aaaa D. AAAa x aaaa

Câu 32: Cho gen A quy định hạt đỏ, gen a qui định hạt trắng. Thế hệ ban đầu (P) có 2 cá thế mang 2 kiểu gen aa và 1 cá thể mang kiểu gen AA. Cho chúng tự thụ phấn qua 3 thế hệ rồi cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 3. Xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ thứ 4:

A. 0,5 đỏ: 0,5 trắng B. 0,3 đỏ: 0,7 trắng C. 0,75 đỏ: 0,25 trắng D. 0,168 đỏ: 0,132 trắng

Câu 33: Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thế thân xám, mắt đỏ. Cho giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 500 cá thể cái thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân đen, mắt trắng: 50 cá thể đực thân xám, mắt trắng: 50 cá thể đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đ.

B. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai gii đực và cái.

C. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.

D. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.

Câu 34: Biết quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn và không xảy ra đột biến, tỉ lệ xuất hiện hợp tử mang 1 NST đời ông nội và tất cả NST đời bà ngoại là bao nhiêu? Biết rằng 1 tế bào sinh dưỡng của loài có 44 NST

A. B. C. D.

Câu 35: Ở một loài trên NST thường có n+1 alen. Tần số của 1 alen là % trong khi tần số của mỗi alen còn lại là . Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Hãy tính tần số của các cá thể dị hợp trong quần thể:

A. B. C. D.

Câu 36: Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây

  1. Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom.

  2. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được th hiện giữa bộ ba đổi mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.

  3. Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúC.

  4. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.

  5. Có bao nhiêu kết luận đúng ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 37: Ở người , alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng. Bệnh máu khổ đông do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định máu bình thường . Cho sở đồ phả hệ



Biết bố người đàn ông ở thế hệ thứ ba không mang alen gây bệnh, không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá theer trong phả hệ. Cặp vợ chồng III2-3 sinh người con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất để người con đầu lòng không mang các alen bệnh là

A. 41,7%. B. 42,8%. C.50,4%. D. 71,4%.

Câu 38: Cho các phát biểu sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học 2.0)

  1. Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đổ sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

  2. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

  3. Ổ sinh thái của một loài cũng giống như nơi của chúng, cả hai đều là nơi cư trú của loài đổ .

  4. Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sính lí của thể và tập tính lẫn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp.

  5. Cây ưa sáng có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.

  6. Các loài khác nhau thì phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.

  7. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.

  8. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng.

  9. Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo môi trường.

Số phát biếu đúng:

A. 4 B.5 C.7 D. 8

Câu 39: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc NST ở 2 NST thuộc 2 cặp tương đồng số 3 và 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là

A. B. C. D.

Câu 40: Ở mèo, gen qui định màu sắc lông nằm trên NST X. A qui định lông hung trội hoàn toàn so với a qui định lông đen; kiểu gen dị hợp cho kiểu hình mèo tam thể. Biết không xảy ra đột biến, số đáp án đúng khi nổ i về sự di truyền màu lông tam thế ở mèo là:

  1. cả ba loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ giống nhau.

  2. cả ba loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ khác nhau.

  3. mèo đực chỉ xuất hiện hai loại kiểu hình.

  4. xác suất xuất hiện kiểu hình lông hung ở mèo đực luôn cao hơn ở mèo cái.

A.4 B. 2 C.1 D.3

ĐÁP ÁN

1B

2C

3D

4C

5D

6A

7C

8D

9B

10A

11C

12B

13C

14A

15B

16D

17C

18C

19A

20C

21D

22A

23C

24A

25B

26A

27B

28C

29D

30C

31C

32B

33B

34A

35C

36C

37C

38B

39B

40C


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án B

Vì tế bào của ruồi giấm đực mang cặp XY khi giảm phân 1 bình thường sẽ cho 2 tế bào là XX và YY

Do 1 trong 2 tế bào này bị rối loạn giảm phân 2 nên:

+ XX bị rối loạn sẽ cho giao tử XX và 0, tế bào còn lại YY giảm phân bình thường cho 2 giao tử Y

+YY bị rối loạn giảm phân sẽ cho giao tử YY, 0. còn lại giao tử XX sẽ cho 2 giao tử X.

Mẹo nhớ: NST thường (Aa) hay NST giới tính (XY) nếu:

+ Nếu không phân li ở giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường sẽ cho : Aa và 0 tương tự XY và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể dị hợp)

+ Nếu giảm phân I xảy ra bình thường, giảm phân II không phân li cả hai tế bào sẽ cho: AA, aa và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể đồng hợp)

Câu 2: Đáp án C

Tấn số alen ở trạng thái cân bằng là:

PA = (PA. đực + PAcái)=

Pa = 1 - 0,6 = 0,4

Cấu trúc di truyền của quần thể là

0,36AA:0,48Aa:0,16aa

Tổng quát : Nếu tăn số alen ở hai giới là khác nhau thì khi quần thể cân bằng di truyền, tần số alen của quần th = trung bình cộng của tăn số alen hai giới (trường hợp gen nằm trên NST thường )

PAcân bằng = (PAđực + PAcái)

Nếu gen nằm trên NST giới tính thì

PAcân bằng= PAđực + PAcái

Câu 3: Đáp án D

Trong mỗi đơn vị tái bản có hai mạch tổng hợp liên tục mỗi mạch cần 1ARN mồi.

=> Trong mỗi đơn vị tái bản có 2 ARN mồi cho mạch liên tụC. Mỗi đoạn okazaki lại cần có 1ARN môi

Như vậy số ARN mồi trong 4 đơn vị tái bản trên là:

(16 + 2) + (18 + 2) + (21 + 2) + (22 + 2) = 85

Công thức:

số ARN mồi = số đoạn okazaki + 2 số đơn vị tái bản

Câu 4: Đáp án C

Câu 5: Đáp án D

Hai anh em sinh đôi cùng trứng nên có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

Khi nuôi hai anh em trong hai môi trường sống khác nhau, cân nặng thay đổi. Từ đổ , ta thấy môi trường sống ảnh hưởng đến cân nặng nhiều. Gen quy định cân nặng có mức phản ứng rộng.

Nhắc lại kiến thức

Mức phản ứng của kiểu gen là tập hợp các kiểu hình ca cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trng số lượng như tính trạng năng suất, sản lượng sữA...

Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là tính trạng chất lượng, chỉ phụ thuộc vào kiu gen ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Câu 6: Đáp án A

Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, chỉ có tháp số lượng và sinh khối có dạng đảo ngược

+) Tháp số lượng: ví dụ quan hệ kí sinh - vật chủ.

+) Tháp sinh khối: ví dụ tảo và giáp xác vùng nước trống trải. Tảo có sinh khối thấp hơn nhiều so với giáp xác nhưng do tốc độ sinh sản nhanh nên vẫn có thế đáp ứng kịp.

Câu 7: Đáp án C

Thuyết tiến hóa tổng hợp chủ yếu giải thích sự biến đổi tần số alen và thành phần gen trong quần thể hay làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ.

Câu 8: Đáp án D

Các cơ th lai xa, bộ NST của bố, mẹ có sự khác nhau về hình thái, số lượng, cấu trúc do đổ không th có sự tiếp hợp ở giảm phân, vì thế không thể sinh được giao tử bình thường nên thường bất thụ . Do đổ cách duy nhất là sinh sản sinh dưỡng.

Câu 9: Đáp án B

Số cách chọn một cặp NST trong 12 cặp NST để xuất hiện thể một là:

Số cách chọn 2 cặp NST còn lại đ xuất hiện thêm thể 3 kép là:

=> Tổng số cách chọn là

Câu 10: Đáp án A

Bậc đinh dưỡng cấp 1 chính là sinh vật sản xuất

Câu 11: Đáp án C

+ Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố vô hướng ngoài ra còn có đột biến, di nhập gen. Nhân t có hướng bao gồm: chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

+ Yếu tố ngẫu nhiên không phải bao gi cũng đào thải alen có lợi và yếu tố ngẫu nhiên luôn làm giảm đa dạng dì truyền của quần thể.

Câu 12: Đáp án B

Cây thấp bầu dục

Tần số hoán vị = 0,05 2 = 0,1 = 10%

=> khoảng cách giữa hai gen = 10 cM

Câu 13: Đáp án C

Việc sử dụng Acridin chèn vào mạch mã gốc hoặc mạch bổ sung sẽ gây ra đột biến thêm hoặc mất cặp (nu). Việc gây ra đột biến dịch khung sẽ làm dịch chuyển mã đọc nhờ đổ có thế chứng minh mã đi truyền là mã bộ bA.

Câu 14: Đáp án A

Động vật hằng nhiệt vùng lạnh có kích thước lớn hơn động vật hằng nhiệt tương ứng vùng nhiệt đới (quy tắc becmati).

Câu 15: Đáp án B

A sai vì nếu đột biến ở tế bào sinh dưỡng thì sẽ được di truyền cho đời con thông qua sinh sản dinh dưỡng, C sai vì phát sinh trong giảm phân sẽ tạo thành giao tử mang đột biến, thông qua quá trình thụ tinh sẽ tạo thành cơ thể mang đột biến. Đột biến nhân lên trong một mô, rồi biểu hiện một phần cơ thể xuất hiện.

D sai vì đây là thường biến.

Câu 16: Đáp án D

Điều này dựa trên lý thuyết về ổ sinh thái, mỗi loài cá sống ở một tầng nước khác nhau. Nhờ đó có thể tận đụng tối đa không gian ao nuôi.

Câu 17: Đáp án C

Để lập bản đồ di truyền tức là xác định khoảng cách, vị trí của các gen trên NST người ta có thể sử dụng các phương pháp lai phân tích, đột biến mất đoạn và đột biến lệch bội

+) Đột biến lệch bội giúp xác định gen nằm trên NST nào.

+) Đột biến mất đoạn giúp xác định gen nằm vị trí nào trên nhiễm sắc thế.

+) Lai phân tích giúp xác định khoảng cách giữa các gen là bao nhiêu.

Câu 18: Đáp án C

Xét cơ thế XX có :


Xét thể XY có :

Số kiểu gen: 450 + 180 = 630

Số kiểu giao phối = số kiểu gen của XX x số gen kiểu

Câu 19: Đáp án A

Số nu trên m ARN là: (298+2) x 3 = 900(nu)

Ta có:

Câu 20: Đáp án C

1) Bệnh tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở nam và nữ:

2) Bệnh này do gen lặn trên NST thường quy định.

4) Bệnh này do mất đoạn NST số 21.

6) Hội chứng Đao da có 3 NST số 21 gây ra có thẽ xảy ra ở nam và nữ.

(6) Bệnh này do gen lặn trên X không có alen trên Y quy định, thường xuất hiện ở nam nhiều hơn.

Câu 21: Đáp ản D

Qua mỗi bậc dĩnh dưỡng, năng lượng lại bị thất thoát, vì vậy nhóm sinh vật có năng lượng cao nhất là sính vật đầu bảng.

Câu 22: Đáp án A

Các kết luận đúng: (2), (3), (4).

Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen theo hướng xác định chỉ có chọn lọc tự nhiên

Câu 23: Đáp án C

Quy ước: - A: hoa đỏ; a: hoa vàng

- B: cánh thẳng; b: cánh hoa cuộn.

Theo đề bài ta có :

F2: 1 hoa đỏ, cánh cuộn: 2 hoa đỏ, cánh thẳng : 1 hoa vàng cánh thẳng.

F2:1 A-bb; 2A-B-: 1 aaB- => F1 dị hợp 2 cặp gen và không tạo ra giao tử ab

Nếu A, a và B, b nằm trên 2 NST khác nhau ta có :

Lúc này tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải là 9:3:3:1 nhưng không thỏa mãn đề bài nên ta chắc chắn A,a B, b nằm trên cùng một NST.

Theo tỉ lệ kiểu hình F2 : 1 hoa đỏ, cánh cuộn: 2 hoa đỏ, cánh thẳng : 1 hoa vàng cánh thẳng. Các em thấy rõ chỉ gồm 3 kiểu hình với tổ hợp là 4 thay vì 16 tổ hợp như phân ly độc lập, chắc chắn đã xảy ra hiện tượng liên kết hoàn toàn. (Nếu tỉ lệ kiểu hình ở F2 là một tỉ lệ bất kì không theo khuôn mẫu nào hãy nghi ngờ hoán vị gen các em nhé!!!)

Vì F1 không tạo ra giao tử ab nên F1 có kiểu gen

Câu 24: Đáp án A

P: 0,4AA: 0,5Aa: 0,laa

Do cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng so với các cá thể đồng hợp

=> Aa sẽ sinh ra:

F1 có:

=> Tổng = 0,75

=> Tỉ lệ kiểu gen ở F1

Câu 25: Đáp án B

Đoạn CD được lặp lại và vị trí của các gen không thay đổi nên đây là đột biến lặp đoạn.

Câu 26: Đáp án A

B sai do tia tử ngoại tham gia chuyến hoas vitamin thực vật

C sai do điều kiện chiếu sáng có ảnh hưởng tới hình thái của thực vật. Do vậy người ta chia thực vật ra làm 3 loại: cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng

D sai tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt chủ yếu đối với thực vật

Câu 27: Đáp án B

Khi môi trường thay đổi liên tục theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên xảy ra theo hình thức chọn lọc vận động, làm tăng tần số 1 alen 1 cách nhanh chóng

Câu 28: Đáp án C

1 gen có 2 alen tạo ra 5 kiểu gen nên gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X

Do các cá thể ruồi giấm giao phối tự do nên:

=> tỉ lệ phân li kiểu hình là: 5 đỏ: 3 trắng

Câu 29: Đáp án D

F1 thu được 100 con thân đen(aa).

Ta có :

Vì quần thể ở trạng thái cân bằng nên ta có

Sau khi loại bỏ hét aa ra khỏi quần thể nhưng vẫn còn tồn tại alen a ở trạng thái dị hợp tử.

Tần số alen


Câu 30: Đáp án C

Hiện tượng cây có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía có ánh sáng là ảnh hưởng của ánh sáng đối với sự phát triển của thực vật, chứ không phải nhịp điệu sinh họC.

Câu 31: Đáp án C

Xét tỉ lệ cây F1: đỏ : vàng =5:1

=> có 6 kiểu tổ hợp được tạo ra = 1 6

=> một bên cho 1 loại giao tử, 1 bên cho 6 loại giao tử

=> AAaa aaaa

Câu 32: Đáp án B

Sau 3 thế hệ tự thụ:

=> Cấu trúc di truyền ở thế hệ thứ 4 sau khi ngẫu phối là:

=> Đỏ : Trắng =


Câu 33: Đáp án B

Chúng ta thấy rằng sự biểu hiện kiểu hình ở hai giới khác nhau nên 2 tính trạng đều nằm trên NST giới tính X.

Ta có:

Ở F1 chỉ có hoán vị gen xuất hiện ở giới cái.

Ở F2, XY: 2 loại kiểu hình chiếm tỳ lệ nhỏ là do 2 giao tử hoán vị của con cái F1

Tần số hoán vị

Câu 34: Đáp án A

Tỉ lệ giao tử mang 1 NST đời ông nội là:

Tỉ lệ giao tử mang 22 NST đời bà ngoại là:

Tổng số hợp tử tạo ra là = số loại giao tử bõ x số loại giao tử của mẹ = 222 222 = 244

=> Tỉ lệ hợp tử cần tìm là

Câu 35: Đáp án C

Vì tần số của 1 alen nên tỉ lệ kiểu gen đồng hợp của alen này là

Còn n alen còn lại, mỗi alen có tần số là .

=> Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là

=> Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là

=> Tỉ lệ kiểu gen dị hợp là


Câu 36: Đáp án C

Các ý đúng: 2,3 và 4.

  • Ở sinh vật nhân thực, mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polypeptit có cấu trúc giống nhau.

Lưu ý: Ở sinh vật nhân thực, mỗi phân tử mARN chỉ mang thông tin mã hóa của 1 chuỗi polypeptit. Khác với sinh vật nhân thực, ở sinh vật nhân sơ mỗi phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi polypeptit.

  • Các riboxom khác nhau vẫn tiến hành đọc mã tại cùng 1 điểm giống nhau.

Câu 37: Đáp án C

Đối với dạng bài này chúng ta tách từng tính trạng để tính.

  • Tính trạng bệnh bạch tạng

  • Bên gia đình chồng

+ Ở thế hệ thứ II có nam bị cả hai bệnh, vậy cặp bố mẹ ở thế hệ I cỏ kiểu gen dị hợp AA.

+ Bố của người chồng không mang alen gây bệnh nên kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen A-.

Ở người mẹ tần số alen

Ta có:

Người chống bình thường kiểu gen A-.

Tần số

  • Bên vợ:

+ Bố mẹ bình thường có người con gái bạch tạng vậy bố mẹ đều kiểu gen AA.

+ Người vợ bình thường A-.

Tần số alen

Vậy người con không mang alen bệnh

  • Bệnh mù màu:

  • Người chồng bình thường kiểu gen cho giao tử

  • Người vợ bình thường kiểu gen XBX.

Tính tần số alen của vợ là

Vậy con không mang alen bênh là

* Xác suất cần tìm là

Có thể rất nhiều bạn sẽ chỉ dừng ở đây và cho rằng mình đã đúng. Nhưng thật không may, đây không phải đáp án đúng các em ạ. Nếu các em đọc kĩ đề sẽ thấy rằng con sinh ra hoàn toàn bình thường (A- XB-) và sau đó mới yêu cầu người con không mang alen bệnh. Do vậy, chúng ta phả tính xác suất người con không mang alen bệnh trong số trường hợp người con bình thường mới cho kết quà cuối cùng.

Vậy bây giở , chúng ta buộc phải tính tỉ lệ người con sinh bình thường là bao nhiêu.

Xác suất con sinh ra bình thường:

Xác suất cần tìm là:

Ý 2 sai vì khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Ý 3 sai vì ổ sinh thái của một loài khác với nơi của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

Ý 4 đúng. Có hai quy tắc thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ của môi trường.

  • Quy tắc vẽ kích thước thể: động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gn sống vùng nhiệt đới ấm áp.

  • Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuồi chi., của cơ thể: (quy tắc này thì ngược lại với quy tắc trên) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi thường bé hơn tai, đuôi, chi., của loài động vật tương tự sống vùng nóng.

Ý 5 sai vì cây ưa sáng phải có những đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhở đó tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Ý 6 sai vì các loài khác nhau thì phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.

Ý 7,8,9 đúng.

Câu 39: Đáp án B

Xác suất nhận 1NST số 3 không đột biến là

Xác suất nhận 1 NST số 5 không đột biến là

  • Xác suất giao tử không mang đột biến (2 nst không đột biến) là:

Câu 40: Đáp án C

Về kiếu gen bình thường : giới cái có 3 kiểu hình (lông hung, lông đen; tam thể), giới đực có 2 kiểu hình (lông hung, lông đen) -> 3 đúng, 1,2,4 sai.


MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý ĐỂ 2

1. Lý Thuyết:

Về mức phản ứng:

  • Mức phản ứng của kiểu gen là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

  • Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng số lượng như tính trạng năng suất, sản luợng sữA...

  • Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là tính trạng chất lượng, chỉ phụ thuộc vào kiểu gen ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

  • Tháp năng lượng. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, chỉ có tháp số lượng và sinh khối có dạng đảo ngượC.

  • Thuyết tiến hóa tổng hợp.

Thuyết tiến hóa tổng hợp chủ yếu giải thích sự biến đổi tần số alen và thành phần gen trong quần thế hay làm sáng tỏ cơ chế tiến hỏa nhỏ.

  • Nhân tố tiến hóa: +Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố vô hướng ngoài ra còn có đột biến, di nhập gen.

  • - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đi của các alen, tạo ra những t hợp gen đảm bảo sự thích nghi với môi trường, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa

  • +Yếu tố ngẫu nhiên không phải bao gi cũng đào thải alen có lợi và yếu tố ngẫu nhiên luôn làm giảm đa dạng đi truyền của quần thế.

  • Acridin chèn vào mạch mã gốc hoặc mạch bổ sung sẽ gây ra đột biến thêm hoặc mất cặp (nu). Khi chèn vào mạch gốc: Thêm cặp Nu. Còn khi chèn vào mạch bổ sung: Mất cặp Nu

  • Lập bảng đ di truyền: Để lập bản đồ di truyền tức là xác định khoảng cách, vị trí của các gen trên NST người ta có thể sử dụng các phương pháp lai phân tích, đột biến mất đoạn và đột biến lệch bội

+ Đột biến lệch bội giúp xác định gen nằm trên NST nào.

+ Đột biến mất đoạn giúp xác định gen nằm ở vị trí nào trên nhiễm sắc thể.

+ Lai phân tích giúp xác định khoảng cách giữa các gen là bao nhiêu.

  • Bệnh, tật di truyền: Bệnh tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở nam và nữ:

  • Bệnh phênmkêto niệu: Do gen lặn trên NST thường quy định.

-Bệnh ung thư máu: Bệnh này do mất đoạn NST số 21.

  • Hội chứng Đao do có 3 NST số 21 gây ra có thể xảy ra ở nam và nữ.

-Bệnh máu khó đông: Bệnh này do gen lặn trên X không có alen trên Y quy định, thường xuất hiện ở nam nhiều hơn.

  • Năng lượng. Nhóm sinh vật có năng lượng cao nhất là sinh vật đầu bảng.

  • Tổng hợp chuỗi Polypeptit: - Ở sinh vật nhân thực, mỗi phân tử mARN chỉ mang thông tin mã hóa của 1 chuỗi polypeptit. Khác với sinh vật nhân thực, ở sinh vật nhân sơ mỗi phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho nhiều chuỗi polypeptit.

  • Các riboxom khác nhau vẫn tiến hành đọc mã tại cùng 1 điểm giống nhau.

  • Quy tắc về kích thước cơ thể: động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.

  • Quy tắc về kích thước các bộ phận tai đuôi chi. của cơ thể: (quy tắc này thì ngược lại với quy tắc trên) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi thường bé hơn tai, đuôi, chi., của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.

2. Bài Tập

  • Sự rối loạn trong Giảm Phâm: ở NST thường (Aa) hay NST giới tính (XY) nếu:

+ Nếu không phân li ở giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường sẽ cho : Aa và 0 tương tự XY và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể dị hợp)

+ Nếu giảm phân I xảy ra bình thường , giảm phân II không phân li cả hai tế bào sẽ cho : AA, aa và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể đồng hợp)

  • Quần th. Nếu tần số alen ở hai giới là khác nhau thì khi quần thể cân bằng di truyền , tần số alen của quần th = trung bình cộng của tần số alen ở hai giới (trường hợp gen nằm trên NST thường )

PACân bằng (PA đực + PA cái )

Nếu gen nằm trên NST giới tính thì

PA Cân bằng = (PA đực + PA cái)

  • Số đoạn mồi. Trong mỗi đơn vị tái bản có hai mạch tng hợp liên tục mỗi mạch cần 1ARN mồi.

=> Trong mỗi đơn vị tái bản có 2 ARN mồi cho mạch liên tụC.

Mỗi đoạn okazaki cần có 1ARN mồi.

  • Số kiểu giao phối = số kiểu gen của XX số gen kiểu XY.

  • Tổng số hợp tử tạo ra là = số loại giao tử bố X số loại giao tử của mẹ.

  • Di truyền người: Đối với các dạng bài về di truyền người mà có nhiều bệnh, thông thường đề sẽ cho ở bệnh thôi (Nhiêu đó là đủ "vất vả" rồi các em ) thì chúng ta tách ra tính từng bệnh trước sau đó xử lí tiếp theo đề bài yêu cầu nhé. Nhưng lưu ý khi đề bài yêu cầu con sinh ra hoàn toàn bình thường và sau đó mới yêu cầu người con không mang alen bệnh, thì chúng ta phải tính xác suất người con không mang alen bệnh trong số trường hợp người con bình thường mới cho kết quả cuối cùng. Nhớ nhé các em

ĐỀ SỐ 6

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Đề thi gồm 06 trang




Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không phản ánh mối quan hệ cộng sinh?

A. Nấm và vi khuẩn lam sống cùng nhau tạo nên dạng sống mới, đó là địa y.

B. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần của rễ cây lạc.

C. Cây dương xỉ sống bám trên thân cây gỗ lớn.

D. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.

Câu 2: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người chịu hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Hội chứng Claiphentơ. B. Hội chứng Đao.

C. Bệnh ung thư máu. D. Hội chứng tơcnơ.

Câu 3: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào?

A. (1 + 3 + 1)n. B. (1 + 4 + 1)n. C. (1 + 2 + 1)n. D. (1 + 5 + 1)n.

Câu 4: Có bao nhiêu nhóm sinh vật nào dưới đây có những đại diện có lối sống kí sinh?

1. Vi khuẩn 2. Thực vật 3. Động vật 4. Nấm

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi AND xảy ra ở giai đoạn nào của chu kì tế bào?

A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì trung gian. D. Kì sau.

C âu 6: Hình ảnh dưới đây phản ánh mối quan hệ nào trong quần xã?

A. Vật chủ - vật kí sinh.

B. Con mồi – vật ăn thịt.

C. Ức chế - cảm nhiễm.

D. Hợp tác.

Câu 7: Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật liệu di truyền ở cơ thể mang đột biến đó?

A. Chuyển đoạn và đảo đoạn. B. Mất đoạn và lặp đoạn.

C. Đảo đoạn và mất đoạn. D. Lặp đoạn và chuyển đoạn.

Câu 8: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là

A. 7 B. 8 C. 9 D. 12

Câu 9: Trong quá trình dịch mã, tARN mở đầu mang anticôđon là:

A. 5’XAU3’. B. 3’XAU5’. C. 3’XAT5’. D. 5’XAT3’.

Câu 10: Tế bào lưỡng bội của ngô (2n = 20) khi nguyên phân không hình thành thoi vô sắc sẽ tạo ra thể đột biến nào sau đây?

A. Thể tam bội (3n = 30). B. Thể lục bội (6n = 60).

C. Thể tứ bội (4n = 40). D. Thể ngũ bội (5n = 50).

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen?

A. Hiện tượng liên kết gen làm gia tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

B. Tần số hoán vị gen đạt giá trị tối thiểu là 50% và tối đa là 100%.

C. Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hiện tượng hoán vị gen.

D. Hiện tượng hoán vị gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

Câu 12: Cho sơ đồ hình tháp năng lượng dưới đây:






Dựa vào hình tháp năng lượng bên trên em hãy cho biết hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1, hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và bậc dinh dưỡng cấp 2 lần lượt là

A. 0,57% và 0,92%. B. 0,92% và 45%. C. 0,57% và 45%. D. 25% và 50%.

Câu 13: Để hạn chế ô nhiễm môi trường, con người không nên làm hành động gì sau đây?

A. Sử dụng các loại hóa chất độc hại vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

B. Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp.

C. Xây dựng thêm các công viên cây xanh và nhà máy xử lí, tái chế rác thải.

D. Bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 14: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là

A. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ

B. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái

C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất

D. Làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

Câu 15: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

B. Hoán vị gen.

C. Liên kết gen hoàn toàn.

D. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 16: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.

B. Những con cá sống trong Hồ Tây.

C. Những con báo gấm sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên.

D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.

Câu 17: Các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình thành nên

A. một lưới thức ăn. B. một mức dinh dưỡng.

C. một quần xã sinh vật. D. một hệ sinh thái.

Câu 18: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là

A. vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.

B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.

C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.

Câu 19: Những động vật sống trong vùng ôn đới, số lượng cá thể trong quần thể thường tăng nhanh vào mùa xuân hè chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?

A. Cường độ chiếu sáng ngày một tăng.

B. Bố mẹ chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn.

C. Cường độ hoạt động của động vật ăn thịt còn ít.

D. Nguồn thức ăn trở nên giàu có.

Câu 20: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương tự với gai cây hoàng liên?

A. Gai cây xương rồng. B. Lá cây nắp ấm.

C. Gai cây hoa hồng. D. Tua cuốn của đậu Hà Lan.

Câu 21: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:


Thế hệ

Cấu trúc di truyền

P:

0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1

F1:

0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1

F2:

0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3:

0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1

F4:

0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1

Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Câu 22: Trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất chưa có chất nào sau đây?

A. CO B. H2O C. Ôxi D. NH3

Câu 23: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

A. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.

B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

C. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.

Câu 24: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây?

(1) Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.

(2) Áp lực chọn lọc tự nhiên.

(3) Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.

(4) Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.

(5) Thời gian thế hệ ngắn hay dài.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào dưới đây là sai?

A. Tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra hiện tượng đột biến gen.

B. Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (10-6 – 10-4).

C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen.

D. Đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến và cấu trúc của gen.

Câu 26: Enzim nào dưới đây không tham gia vào quá trình nhân đôi của ADN?

A. Enzim ligaza B. Enzim restrictaza

C. Enzim ARN pôlimeraza D. Enzim ADN pôlimeraza

Câu 27: Khi nói về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Mỗi NST ở sinh vật nhân thực đều chứa tâm động, là vị trí liên kết của NST với thoi phân bào, giúp NST có thể di truyền về các cực tế bào trong quá trình phân bào.

B. Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau.

C. Thành phần chủ yếu của NST ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép, thẳng và prôtêin loại histon.

D. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 30nm và 300nm.

Câu 28: Đột biến đa bội chẵn có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit.

B. Rối loạn trong phiên mã.

C. Không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào.

D. NST bị đứt do các tác nhân gây đột biến.

C
âu 29:
Hình ảnh dưới đây minh họa một trong những phương pháp tạo giống bằng


A. Công nghệ gen. B. Lai hữu tính. C. Công nghệ tế bào. D. Gây đột biến.

Câu 30: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

C. 0,12AA : 0,25Aa : 0,63aa D. 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa

Câu 31: Một quần thể có tần số tương đối có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là

A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.

C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa. D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.

Câu 32: Nếu một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu trường hợp dưới đây mà kiểu gen của bố mẹ cho ngay đời con phân ly theo tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1:1:1:1:1?

1. aaBbDd x aaBbdd 2. AabbDd x Aabbdd

3. AabbDd x aaBbdd 4. AaBbDd x aabbdd.

A. 3, 4 B. 1, 2 C. 1, 4 D. 2, 3

Câu 33: Trong một gia đình, bố và mẹ biểu hiện kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng, đã sinh 1 con trai bị mù và teo cơ. Các con gái biểu hiện bình thường cả hai tính trạng. Biết rằng gen m gây mù màu, gen d gây teo cơ. Các gen trội tương phản quy định kiểu hình bình thường. Các gen này trên NST giới tính X. Kiểu gen của bố mẹ là

A. B. C. D.

Câu 34: Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.

C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 10%.

D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%.

Câu 35: Ở một loài động vật, dạng lông do một cặp alen nằm trên NST thường quy định, trong đó, alen A quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông thẳng. Một quần thể có 400 cá thể lông thẳng và 600 cá thể lông xoăn tiến hành giao phối ngẫu nhiên, đời F1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát. Hãy tính tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát.

A. 30% B. 40% C. 10% D. 20%

Câu 36: Ở người, gen quy định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ

A. bố. B. mẹ. C. ông ngoại. D. bà nội.

Câu 37: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Xét phép lai sau đây . Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời con chiếm 8,25%. Tỉ lệ kiểu hình mang một trong năm tính trạng lặn ở đời con của phép lai trên là:

A. 31,5% B. 33,25% C. 39,75% D. 24,25%

C
âu 38:
Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của 2 gen A và B theo sơ đồ sau đây:

Gen a và b không tạo được enzim, 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Biết rằng không có đột biến phát sinh, các gen trội lặn hoàn toàn. Khi cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tính trạng màu hoa di truyền theo qui luật tương tác bổ trợ.

(2) Tính trạng màu hoa di truyền theo qui luật tương tác cộng gộp.

(3) Tỉ lệ phân li kiểu hình của F­1 là 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

(4) Nếu cho hoa vàng ở F1 tự thụ phấn thì thu được hoa trắng mang 2 cặp gen lặn chiếm tỉ lệ là 25%.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 39: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể một nhiễm (2n – 1)?

A. 33,3% B. 66,6% C. 25% D. 75%

C
âu 40:
Ở người, bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định màu da bình thường. Cho sơ đồ phả hệ dưới đây:

Xác xuất để cặp vợ chồng (6) và (7) sinh ra một người con bình thường, một người con bị bạch tạng là bao nhiêu?

A. B. C. D.


Đáp án

1-C

2-C

3-C

4-D

5-C

6-D

7-A

8-B

9-A

10-C

11-C

12-A

13-A

14-D

15-A

16-D

17-D

18-D

19-D

20-C

21-A

22-C

23-A

24-D

25-C

26-B

27-D

28-C

29-C

30-B

31-A

32-A

33-A

34-A

35-D

36-A

37-C

38-B

39-A

40-D


LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

Cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai loài chung sống thường xuyên với nhau, mang lại lợi ích cho nhau.

- A, B, D là những mối quan hệ cộng sinh vì giữa các loài có mối quan hệ mật thiết với nhau và đôi bên đều có lợi.

- C không phải là mối quan hệ cộng sinh lại phản ánh mối quan hệ hội sinh (một bên có lợi (dương xỉ) còn một bên không có hại gì (cây thân gỗ)).

Đáp án C.

Câu 2:

- Bệnh ung thư máu là do mất đoạn NST số 21 hoặc 22 (đây là dạng đột biến cấu trúc NST) chọn C.

- Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Đao, hội chứng tơcnơ là dạng đột biến số lượng NST Loại A, B, D.

Đáp án C.

Câu 3:

Giả sử 1 cặp gen dị hợp Aa tự thụ phấn tỉ lệ phân li kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa n cặp gen dị hợp thì tỉ lệ phân li kiểu gen theo công thức: (1 + 2 +1)n

Đáp án C.

Câu 4:

Vi khuẩn, thực vật, động vật và nấm đều có những đại diện sống kí sinh (Ví dụ: vi khuẩn gây viêm loét dạ dày ở người; cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ; bọ chét sống trên chuột, vi nấm gây bệnh hắc lào ở người,… vv).

Đáp án D.

Câu 5:

Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở pha S thuộc kỳ trung gian của chu kỳ tế bào.

Đáp án C.

Câu 6:

Đây là hình ảnh cá hề bơi trong hải quỳ. Cá hề có thể tung tăng qua lại giữa những chiếc tua đầy chất độc của hải quỳ mà không hề hấn gì. Hải quỳ ăn phần thức ăn còn lại của cá, và để đáp ơn, chúng lại bảo vệ loài cá này khỏi bị ăn thịt bởi loài khác.

Đáp án D.

Câu 7:

- Mất đoạn làm mất vật liệu di truyền loại B, C.

- Lặp đoạn làm tăng vật liệu di truyền loại D.

Đáp án A.

Câu 8:

Số loại giao tử = 2n (n: là số cặp gen dị hợp)

AaBbddEe có số loại giao tử là 23 = 8

Đáp án A.

Câu 9:

Bộ ba mở đầu trên mARN là 5’AUG3’ bổ sung với bộ ba đối mã (mang anticôđon) 3’UAX5’ trên tARN.

Ta cứ đọc các đáp án từ đầu 3’ đến đầu 5’ thì đáp án A đúng.

Đáp án A.

Câu 10:

Khi thoi vô sắc không hình thành sẽ làm cho NST nhân đôi 2n thành 4n nhưng không phân li vậy thể đột biến tạo ra là 4n = 40

Đáp án C.

Câu 11:

- A sai, vì hiện tượng liên kết gen làm giảm biến dị tổ hợp.

- B sai, vì tần số hoán vị gen luôn ≤ 50%

- C đúng, vì các gen thường có xu hướng liên kết với nhau.

- D sai, vì đột biến gen mới tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

Đáp án C.

Câu 12:

Theo bài ra ta có

Sinh vật sản xuất (có bậc dinh dưỡng cấp 1); Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (có bậc dinh dưỡng cấp 2);

Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (có bậc dinh dưỡng cấp 3); Sinh vật tiêu thụ bậc 3 (có bậc dinh dưỡng cấp 4);

Hiệu suất sinh thái tính bằng công thức

Trong đó: H: là hiệu suất sinh thái (tính bằng %);

Ci: bậc dinh dưỡng thứ i

Ci+1: bậc dinh dưỡng thứ i+1, sau bậc Ci

- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 là

- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 là

Đáp án A.

Câu 13:

- A là hành động không nên của con người vì các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

- B, C, D là những hành động bảo vệ môi trường

Đáp án A.

Câu 14:

Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là: làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai (gia tăng hiệu ứng nhà kính)

Đáp án D.

Câu 15:

Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

Đáp án A.

Câu 16:

Nhóm sinh vật được coi là quần thể nếu thỏa mãn

- Nhóm cá thể cùng loài.

- Sống trong khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định.

- Có khả năng giao phối với nhau để sinh ra con cái.

A sai vì, có những cây cỏ này có thể gồm nhiều loài cỏ.

- B sai vì những con cá này có thể gồm nhiều loài cá.

- C đúng đây là quần thể.

- D sai vì có thể gồm nhiều loài chim khác nhau.

Đáp án C.

Câu 17:

- A: loại vì lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn.

- B: loại vì các đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn chính là các bậc dinh dưỡng, mỗi bậc là một mức dinh dưỡng.

- C: loại vì quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong khoảng không gian xác định

- D: đúng vì các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình thành nên một hệ sinh thái.

Đáp án D.

Câu 18:

Bài này người ta chỉ hỏi ý nghĩa với tiến hóa. Các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.

Đáp án D.

Câu 19:

Mùa xuân hè khí hậu ấm áp nguồn thức ăn trở lên giàu nên số lượng cá thể trong quần thể thường tăng nhanh.

Đáp án D.

Câu 20:

- Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

- Gai cây hoàng liên, gai cây xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là những biến dạng của lá còn gai cây hoa hồng lại được tạo thành do sự phát triển của biểu bì thân gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng khác nhau về nguồn gốc nhưng có hình thái tương tự nhau đây là các cơ quan tương tự.

Đáp án C.

Câu 21:

Nhìn vào cấu trúc di truyền qua các thế hệ nhận thấy, kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp đang giảm dần qua các thế hệ, đồng thời kiểu gen đồng hợp lặn tăng lên qua các thế hệ.

Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Đáp án A.

Câu 22:

- Trong giai đoạn tiến hóa hóa học: Trong khí quyển nguyên thủy của trái đất có chứa các khí: hơi H2O, CO­, NH3, rất ít nitơ, CO. Và khí oxi chưa có trong khí quyển nguyên thủy.

Đáp án C.

Câu 23:

- B sai vì nếu sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường là quan điểm của Lamac.

- C sai vì CLTN tích lũy kiểu gen quy định kiểu hình màu xanh lục làm tăng tần số của alen xanh lục qua các thế hệ.

- D sai vì biến dị xanh lục phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể, không phụ thuộc vào màu sắc của thức ăn.

Đáp án A.

Câu 24:

- (1) đúng, quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài: nếu là gen trội thì quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ nhanh hơn gen lặn.

- (2) đúng, CLTN có áp lực mạnh khi tích lũy hoặc đào thải gen trội.

- (3) đúng, hệ gen đơn bội hình thành quần thể thích nghi nhanh hơn.

- (4) sai vì nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít không dẫn đến quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm.

- (5) đúng, thời gian thế hệ càng ngắn thì thời gian hình thành quần thể thích nghi càng nhanh.

Vậy có 4 ý trên là đúng

Đáp án D.

Câu 25:

- A là kết luận đúng, đột biến gen có thể xảy ra ở tất cả các loài sinh vật.

- B là kết luận đúng, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (10-6 – 10-4).

- C là kết luận sai, vì đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen.

- D là kết luận đúng, đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến và cấu trúc của gen.

Đáp án C.

Câu 26:

- Enzim tham gia vào quá trình nhân đôi của ADN (4 loại enzim)

+ Các enzim tháo xoắn

+ Enzim ARN pôlimeraza

+ Enzim ADN pôlimeraza

+ Enzim nối ligaza

A, C, D có trong quá trình nhân đôi của ADN.

Và enzim restrictaza không có trong quá trình nhân đôi của AND.

Đáp án B.

Câu 27:

- A, B, C đúng đối với NST ở sinh vật nhân thực

- D sai vì sợi cơ bản có đường kính là 11nm, và sợi nhiễm sắc có đường kính là 30nm.

Đáp án D.

Câu 28:

- A, D sai vì là nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST.

- B sai vì đây là nguyên nhân dẫn đến đột biến gen.

- C đúng, không hình thành thoi vô sắc làm NST nhân đôi mà không phân li hình thành đa bội chẵn.

Đáp án C.

Câu 29:

Hình ảnh minh họa quy trình tạo giống mới bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn – đây là một trong những ứng dụng của công nghệ tế bào.

Đáp án C.

Câu 30:

Áp dụng công thức: Quần thể đạt cân bằng di truyền

- Xét A ta có: quần thể chưa cân bằng

- Xét B ta có: quần thể cân bằng

- Xét tương tự với C, D đều chưa cân bằng

Đáp án B.

Câu 31:

Cấu trúc di truyền quần thể: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aA.

Đáp án A.

Câu 32:

Tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1:1:1:1:1 = (1:1) (1:1) (1:1) (Aa x aa) (Bb x bb) (Dd x dd) đây là tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai phân tích

1. aaBbDd x aaBbdd loại

2. AabbDd x Aabbdd loại

3. AabbDd x aaBbdd nhận

4. AaBbDd x aabbdd nhận

tổ hợp đúng là: 3,4

Đáp án A.

Câu 33:

- Con trai bị cả 2 bệnh nhận giao tử Y từ bố, giao tử từ mẹ

- Con gái bình thường nhận 1X từ bố và nhận 1X từ mẹ. Trong đó bố bình thường nên giao tử X từ bố là

- Vì mẹ bình thường nên phải có giao tử

- Vậy kiểu gen của bố là . Kiểu gen của mẹ là

Đáp án A.

Câu 34:

Theo bài thì kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả 2 cặp gen

Có các trường hợp xảy ra như sau

Hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau (f = 40%)

Hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số f = 8.2 = 16% B sai.

Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

Đáp án A.

Câu 35:

A: xoăn >> a: thẳng

Gọi p và q lần lượt là tần số alen A và a của quần thể; gọi x là số cá thể mang kiểu gen dị hợp của quần thể ở thế hệ xuất phát, theo bài ra, ta có:

Khi quần thể tiến hành giao phối ngẫu nhiên, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền và có thành phần kiểu gen là: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1, mặt khác, đời F­1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng (aa) bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát là: AA = A - - Aa = 600 – 400 = 200 = 200/1000 = 0,2 = 20%.

Đáp án D.

Câu 36:

Tật dính ngón tay 2 và 3 dạng đột biến gen nằm trên NST giới tính Y, chỉ gặp ở nam.

Vậy người con trai đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ bố.

Đáp án A.

Câu 37:

.

Xét riêng từng cặp NST ta có:

-

- Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời con chiếm 8,25%

Hay (A-,B-,D-,H-) XEY = 8,25% (A-,B-,D-,H-) = 8,25% : 25% = 33%

- P: cái x đực

Vì ruồi đực chỉ xảy ra liên kết gen nên đực cho 2 loại giao tử là:

P: cái x đực không tạo được đời con có kiểu gen là

(aa,bb) = 0% (A-B-) = 50% (aaB-) = (A-bb) = 25%

- Có (A-,B-,D-,H-) = 33% (D-,H-) = 33% : 50% = 66%

(dd,hh) = 66% - 50% = 16%

(D-,hh) = (dd,H-) = 25% - 16% = 9%

- Tỉ lệ kiểu hình mang một trong năm tính trạng lặn ở đời con của phép lai trên là:

(aa,B-,D-,H-,E-) + (A-,bb,D-,H-,E-) + (A-,B-,dd,H-,E-) + (A-,B-,D-,hh,E-) + (A-,B-,D-,H-,ee)

= (0,25.0,66.0,75) + (0,25.0,66.0,75) + (0,5.0,09.0,75) + (0,5.0,09.0,75) + (0,5.0,66.0,25)

= 0,3975 = 39,75%

Đáp án C.

Câu 38:

Phân tích sơ đồ như sau:

+ Chất trắng khi mà có gen A (tạo enzim A) thì tạo thành chất vàng, tức là chất vàng phải chứa alen A

+ Chất vàng khi mà có gen B (tạo enzim B) thì tạo thành chất đỏ, tức là chất đỏ phải chứa đồng thời alen A và B.

+ a, b không tạo được enzim nên kiểu gen mà chứa a, b cho màu trắng.

Tính trạng màu hoa di truyền theo qui luật tương tác bổ trợ (1) đúng; (2) sai

Quy ước: A-B-: đỏ; A-bb: vàng, aaB-: trắng; aabb: trắng

P: AaBb x AaBb F1: 9A-B-: đỏ, 3A-bb: vàng, 3aaB-: trắng; 1aabb: trắng

F1: 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng (3) đúng

- Hoa vàng F1: (1/3 AAbb : 2/3 Aabb)

Cho cây hoa vàng F1 tự thụ, để thu được hoa trắng đồng hợp lặn thì kiểu gen hoa vàng là (2/3 Aabb) tỉ lệ hoa trắng đồng hợp lặn (aabb) thu được ở F2: 2/3.1/2.1/2 = 1/6 (4) sai

Vậy có 2 kết luận đúng

Đáp án B.

Câu 39:

Người phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân I nên giao tử người phụ nữ đó tạo ra là: XX, O

Người đàn ông giảm phân bình thường nên cho giao tử là: X, Y

Sơ đồ lai của cặp vợ chồng trên là:

P: XX, O x X, Y F1: XXX(2n + 1), XXY(2n + 1), XO (2n – 1), OY (chết yểu)

Vậy đời con của họ có thể có % sống sót bị đột biến ở thể một nhiễm (2n – 1) là 1/3 = 33,3%

Đáp án A.

Câu 40:

Quy ước alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh bạch tạng

- (5) bị bệnh nên kiểu gen của (5) là aa Kiểu gen của (1) và (2) đều dị hợp Aa Kiểu gen của (6) là

- (8) bị bệnh nên (8) có kiểu gen là aa (3) và (4) đều có kiểu gen đều dị hợp Aa Aa Kiểu gen của (7) là

xác suất để cặp vợ chồng (6) và (7) sinh ra một người con bình thường (A-), một người con bị bạch tạng (aa) là: .

Đáp án D.


ĐỀ SỐ 7

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Đề thi gồm 06 trang




Câu 1: “Sông kia giờ đã lên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai” được hiểu là dạng

A. diễn thế phân hủy. B. diễn thế thứ sinh.

C. diễn thế nguyên sinh. D. diễn thế dị dưỡng.

Câu 2: Nhân tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể (theo định luật Hacđi-Vanbec)?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Di – nhập gen

C. Đột biến gen D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 3: Theo Men-đen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?

A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 5n.

Câu 4: Cho chuỗi thức ăn sau: Cà rốt thỏ Cáo. Biết rằng năng lượng tích lũy trong cây cà rốt = 12.106Kcal, thỏ = 7,8.105Kcal, cáo = 9,75.103Kcal. Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng

A. 1,25% B. 6,5% C. 10% D. 4%

Câu 5: Ở hoa loa kèn, màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào quy định, trong đó hoa vàng là trội so với hoa xanh, lấy hạt phấn của hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F­1. Cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2

A. 100% cây hoa màu vàng.

B. 75% cây hoa vàng : 25% cây hoa xanh.

C. 100% cây hoa màu vàng.

D. Trên cùng một cây có cả hoa vàng và hoa xanh.

Câu 6: Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây?

A. Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.

B. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.

C. Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.

D. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.

Câu 7: Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Người này mắc

A. Hội chứng dị bội. B. Hội chứng Đao.

C. Thể ba nhiễm. D. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 8: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức

A. Hợp tác. B. Vật ăn thịt. C. Di cư. D. Cạnh tranh.

Câu 9: Trong thực tiễn, liên kết gen hoàn toàn có ý nghĩa gì?

A. Hạn chế sự xuất hiện của đột biến.

B. Góp phần làm nên tính đa dạng của sinh giới.

C. Tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc và tiến hóa.

D. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc được đồng thời một nhóm tính trạng có giá trị.

Câu 10: Cho các hệ sinh thái, những hệ sinh thái nào là hệ sinh thái nhân tạo?

(1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.

(2) Một cánh rừng ngập mặn.

(3) Một bể cá cảnh.

(4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.

(5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.

(6) Đồng ruộng.

(7) Thành phố.

A. (1), (3), (6), (7). B. (2), (5), (6), (7). C. (3), (5), (6), (7). D. (4), (5), (6), (7).

Câu 11: Cho một quần xã gồm các sinh vật sau: thực vật, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau không thể xảy ra

A. thực vật chim ăn sâu sâu hại thực vật sinh vật phân giải.

B. thực vật thỏ hổ sinh vật phân giải.

C. thực vật sâu hại thực vật chim ăn sâu.

D. thực vật hổ sinh vật phân giải.

Câu 12: Quan sát hình 37.2 dưới đây em hãy cho biết, phát biểu nào sai khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể cá?

H
ình 37.2. Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau

A. Biểu đồ (A) thể hiện quần thể bị đánh bắt quá mức.

B. Biểu đồ (B) thể hiện quần thể bị đánh bắt ở mức độ vừa phải.

C. Biểu đồ (C) thể hiện quần thể bị đánh bắt ít.

D. Quần thể ở biểu đồ (C) đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất.

Câu 13: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là sai?

A. Vùng phân bổ của loài thường có mối tương quan thuận nghịch với giới hạn sinh thái của loài đó đối với một hay nhiều nhân tố sinh thái.

B. Trong giới hạn sinh thái của một loài về một nhân tố nào đó, khoảng chống chịu bao hàm cả khoảng thuận lợi.

C. Khi loài sống trong điều kiện khắc nghiệt thì giới hạn sinh thái của loài về các nhân tố liên quan sẽ bị thu hẹp.

D. Giới hạn sinh thái của loài đối với nhân tố này không liên quan đến giới hạn sinh thái của loài đối với nhân tố sinh thái khác.

Câu 14: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.

B. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.

C. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.

D. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm.

Câu 15: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.

C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.

D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 16: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.

(2) Chống xâm nhập mặn cho đất.

(3) Tiết kiệm nguồn nước sạch.

(4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương tự?

A. Gai cây hoàng liên và gai cây xương rồng.

B. Gai cây xương rồng và tua cuốn của cây gấc.

C. Tua cuốn của cây gấc và lá ngọn của cây mây.

D. Gai cây hoa hồng và gai cây hoàng liên.

Câu 18: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

A. Chọn lọc tự nhiên B. Biến dị cá thể.

C. Biến dị xác định. D. Chọn lọc nhân tạo.

Câu 19: Nghiên cứu sự thay đổi tần số alen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau đây, dựa vào bảng dưới đây em hãy cho biết. Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?

Tần số alen

1

2

3

4

5

A

0,8

0,8

0,5

0,4

0,3

a

0,2

0,2

0,5

0,6

0,7

A. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến.

B. Giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Giao phối ngẫu nhiên và đột biến.

Câu 20: Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên

A. làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ.

B. làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

C. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

D. chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể.

Câu 21: Cho các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?

(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Đột biến. (6) Di – nhập gen.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 22: Hình vẽ dưới đây nói về một quá trình trong cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử. Đây là quá trình.



A. Phiên mã. B. Dịch mã.

C. Tái bản ADN. D. Điều hòa hoạt động của gen.

Câu 23: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Quá trình dịch mã của sinh vật nhân sơ không có sự tham gia của ribôxôm.

B. Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra ở trong nhân tế bào.

C. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở cả trong nhân và ngoài tế bào chất.

D. Ở gen phân mảnh, quá trình phiên mã chỉ diễn ra ở những đoạn mang mã hóa (êxôn).

Câu 24: Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Ở mạch hai, tỉ lệ số nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là

A. 40% B. 30% C. 20% D. 10%

Câu 25: Một phân tử ARN có 3 loại nuclêôtit U, G, X có thể có bao nhiêu bộ ba chứa 1 nuclêôtit U?

A. 9. B. 4. C. 27. D. 12.

C
âu 26:
Hình ảnh dưới đây nói về một dạng đột biến cấu trúc NST:

Đây là dạng đột biến nào?

A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.

Câu 27: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?

A. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.

B. Tham gia quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.

C. Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ NST 2n.

D. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 28: Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?

(1) Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen.

(2) Đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm nhóm gen liên kết.

(3) Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.

(4) Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây trồng.

(5) Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 29: Theo lý thuyết, nếu không xét đến ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa, quần thể mang cấu trúc di truyền nào dưới đây sẽ không bị thay đổi thành phần kiểu gen qua các thế hệ giao phối?

A. 100% aa B. 100% Aa

C. 50% AA : 50% aa D. 25% AA : 50% Aa : 25% aa

Câu 30: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của tạo giống bằng công nghệ tế bào?

A. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.

B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

Câu 31: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,6Aa : 0,4AA. Qua một số thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen AA ở đời con là 66,25%. Hãy tính số thế hệ tự thụ phấn của quần thể nêu trên.

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 32: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, xác suất sinh một người con có bốn alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là

A. B. C. D.

Câu 33: Ở một loài thực vật, xét hai cặp alen (A, a và B, b) nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau, trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có bao nhiêu phép lai cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1? (không xét đến phép lai thuận nghịch).

A. 4 B. 8 C. 6 D. 10

Câu 34: Ở một loài thú, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định mắt trắng (gen nằm trên vùng không tương đồng trên NST X). Cho con cái mắt đỏ lai với con đực mắt đỏ, đời ­F­1 thu được cả mắt đỏ và mắt trắng (100% mắt trắng là con đực). Cho những con cái F1 lai với con đực mắt trắng, đời con của phép lai này sẽ có kiểu hình như thế nào?

A. 100% mắt đỏ B. 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ

C. 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng D. 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng

Câu 35: Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menđen đã làm thí nghiệm được gọi là phép lai kiểm nghiệm hay còn được gọi là phép lai?

A. Lai xa B. Lai phân tích C. Lai kinh tế D. Lai khác dòng

Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân thụ tinh đều bình thường và hoán vị gen xảy ra ở 2 bên. Phép lai P: (đơn, dài) x (kép, ngắn). F1: 100% đơn, dài. Đem F1 tự thụ thu được F2. Cho các nhận kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng về thông tin trên?

(1) F2 có kiểu gen chiếm tỉ lệ 2%

(2) F2 tỷ lệ đơn, dài dị hợp tử là 66%

(3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66% đơn, ngắn : 9% kép, dài : 16% kép, ngắn

(4) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F­2 chiếm 50%.

(5) Khi lai phân tích F­1 thì đời con (Fa) gồm 10% cây kép, ngắn.

(6) Số kiểu gen ở F2 bằng 7

A. 2 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 37: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5 cM, CD = 20cM, AC = 18cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là

A. CABD B. DABC C. BACD D. ABCD

Câu 38: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A quy định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là

A. Xa Xa và XAY B. Xa Xa và XaY C. XA Xa và XAY D. XA XA và XaY

Câu 39: Ở người, bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ - xanh lục do hai gen lặn (a và b) nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Phát biểu nào sau đây đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?

A. tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông.

B. tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông.

C. tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.

D. tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.

C
âu 40:
Ở người, bệnh bạch tạng là do alen lặn (a) nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu là do alen lặn (b) nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, các alen trội tương ứng (A,B) quy định kiểu hình bình thường. Biết rằng 16 là con trai, xác suất để 16 có kiểu hình bình thường là bao nhiêu?


A. B. C. D.


Đáp án

1-B

2-D

3-A

4-B

5-C

6-A

7-C

8-A

9-D

10-C

11-A

12-D

13-A

14-C

15-B

16-C

17-D

18-D

19-C

20-A

21-C

22-A

23-C

24-A

25-D

26-B

27-C

28-C

29-A

30-B

31-C

32-A

33-B

34-C

35-B

36-A

37-A

38-C

39-D

40-D


LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

Sông môi trường nước đã có quần xã tồn tại giờ đã chuyển lên môi trường đất.

Vậy hiểu là dạng diễn thế thứ sinh.

Đáp án B.

Câu 2:

- A, B, C sai vì đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo thời gian tất cả các nhân tố đang xét đều làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

- D đúng vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Đáp án D.

Câu 3:

Giả sử 1 cặp dị hợp Aa cho 2 loại giao tử n cặp gen dị hợp cho 2n giao tử.

Đáp án A.

Câu 4:

- Cà rốt (bậc dinh dưỡng bậc 1) thỏ (bậc dinh dưỡng bậc 2) cáo (bậc dinh dưỡng bậc 3)

- Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên là thỏ

Hiệu suất sinh thái của thỏ là

Đáp án B.

Câu 5:

Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ, tức là con sinh ra có kiểu hình giống mẹ.

lấy hạt phấn của hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1 (100% xanh)

F1 x F1: xanh x xanh 100% xanh

Đáp án C.

Câu 6:

Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền là bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.

Đáp án A.

Câu 7:

Ở người bộ NST 2n = 46

Tế bào người có 47 NST chứng tỏ là thể ba nhiễm (2n + 1).

- A sai vì thể dị bội có thể có cả các thể một nhiễm, khuyết nhiễm.

- B sai vì ngoài hội chứng Đao còn có các hội chứng khác cũng là thể ba nhiễm

- C đúng

- D sai vì hội chứng Tơcnơ là thể 1 nhiễm.

Đáp án C.

Câu 8:

- Điều chỉnh số lượng cá thể là duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ cân bằng nào đó sao cho quần thể tiếp tục tồn tại và phát triển được.

- A đúng vì hợp tác là hình thức quan hệ giữa 2 loài đều có lợi, không có sự giảm đi về số lượng loài.

- B, C, D sai vì đều dẫn đến làm tăng hoặc giảm số lượng cá thể điều chỉnh số lượng của cá thể của quần thể.

Đáp án A.

Câu 9:

Trong thực tiễn, liên kết gen hoàn toàn có ý nghĩa đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc được đồng thời một nhóm tính trạng có giá trị.

Đáp án D.

Câu 10:

- Hệ sinh thái nhân tạo do chính con người tạo ra.

- Hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên.

- (1), (2), (4) là hệ sinh thái tự nhiên loại A, B, D

Đáp án C.

Câu 11:

- A sai vì sâu hại thực vật không thể đứng sau chim ăn sâu.

Đáp án A.

Câu 12:

- A đúng, vì tỉ lệ cá có tuổi trung bình và tuổi lớn đã bị đánh bắt hết.

- B đúng, vì tỉ lệ cá có tuổi trung bình còn nhiều.

- C đúng, vì tỉ lệ cá có tuổi trung bình và tuổi lớn vẫn còn nhiều nên tỉ lệ đánh bắt ít.

- D sai vì, tỉ lệ cá có tuổi trung bình và già chiếm tỉ lệ lớn không thể đang có tốc độ kích thước quần thể tăng nhanh nhất được.

Đáp án D.

Câu 13:

- B, C, D là những kết luận đúng.

- A là kết luận sai vì vùng phân bố chỉ có mối tương quan thuận với giới hạn sinh thái (giới hạn sinh thái rộng thì loài phân bổ rộng)

Đáp án A.

Câu 14:

- A đúng, qua mỗi bậc dinh dưỡng thì năng lượng lại bị thất thoát dần do hô hấp, bài tiết…

- B đúng, vì bắt đầu từ sinh vật sản xuất có bậc dinh dưỡng bậc 1, tiếp theo là các bậc cao hơn.

- C sai vì, càng lên bậc sinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm dần do thất thoát bởi các quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- D đúng.

Đáp án C.

Câu 15:

- A sai vì cá sống trong Hồ Tây gồm nhiều loài cá khác nhau.

- B đúng đây là quần thể vì là tập hợp cá thể cùng loài.

- C sai vì cây leo có thể gồm nhiều loại cây leo khác nhau

- D sai vì cỏ dại gồm nhiều loại cỏ khác nhau.

Đáp án B.

Câu 16:

Những hoạt động của con người góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ môi trường là:

- Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.

- Chống xâm nhập mặn cho đất.

- Tiết kiệm nguồn nước sạch.

- Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Vậy cả 4 hoạt động trên đều đúng.

Đáp án C.

Câu 17:

- Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

- Gai cây hoàng liên do lá biến đổi thành còn gai cây hoa hồng lại được tạo thành do sự phát triển của biểu bì thân gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng khác nhau về nguồn gốc nhưng có hình thái tương tự nhau.

Đáp án D.

Câu 18:

Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là chọn lọc nhân tạo

Đáp án D.

Câu 19:

- Nhìn vào bảng cấu trúc di truyền từ thế hệ thứ 2 sang thế hệ thứ 3 ta thấy cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi một cách đột ngột qua các thế hệ quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

- Mặt khác, qua các thế hệ thì tần số alen A ngày càng giảm, đồng thời tần số alen a ngày càng tăng tần số alen thay đổi theo một hướng xác định qua các thế hệ quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

Đáp án C.

Câu 20:

- A đúng vì, đối với quần thể có kích thước nhỏ thì yếu tố ngẫu nhiên dễ làm biến đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

- B sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

- C sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách vô hướng.

- D sai vì yếu tố ngẫu nhiên đào thải cả alen có lợi và alen có hại của quần thể.

Đáp án A.

Câu 21:

- (1), (4), (5), (6) là những nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- (2) không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- (3) chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Vậy có 4 nhân tố thỏa mãn.

Đáp án A.

Câu 22:

Nhìn vào hình vẽ ta thấy, một mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới (mà mạch khuôn chứa nuclêôtit T) đây là quá trình phiên mã tổng hợp mARN.

Đáp án A.

Câu 23:

- A sai, vì quá trình dịch mã của cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có sự tham gia của ribôxôm.

- B sai vì, ở sinh vật nhân thực quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất.

- C đúng, ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi AND xảy ra ở cả trong nhân và ngoài tế bào chất.

- D sai, vì gen phân mảnh thì quá trình phiên mã diễn ra cả ở những đoạn mã hóa (êxôn) và những đoạn không mã hóa (intron).

Đáp án C.

Câu 24:

Theo bài ra ta có

Đáp án A.

Câu 25:

Bộ ba chứa 1 nuclêôtit U ta có các trường hợp sau:

+ Bộ ba chứa 1U + 2G là: UGG, GUG, GGU có 3 bộ ba

+ Bộ ba chứa 1U + 2X là: UXX, XUX, XXU có 3 bộ ba

+ Bộ ba chứa 1U + 1X + 1G là: UXG, UGX, XUG, XGU, GXU, GUX có 6 bộ ba

Vậy tổng số bộ ba có chứ 1U là: 3 + 3 + 6= 12

Đáp án D.


Câu 26:

Dựa vào hình ảnh trên ta thấy NST sau đột biến đoạn “BCD” thành “DCB” đây là dạng đột biến đảo đoạn NST.

Đáp án B.

Câu 27:

- A, B, D là những chức năng của NST ở sinh vật nhân thực.

- C không phải là chức năng của NST ở sinh vật nhân thực vì ở sinh vật nhân thực số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hóa thấp hay cao.

Đáp án C.

Câu 28:

- (1) đúng, đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen.

- (2) đúng, trường hợp sát nhập NST dẫn đến thay đổi nhóm gen liên kết.

- (3) đúng, lặp đoạn có thể tạo thành những alen giống nhau thành cặp alen trên cùng 1 NST.

- (4) sai vì, người ta dùng mất đoạn nhỏ để loại bỏ gen không mong muốn ra khỏi cây trồng.

- (5) sai vì đột biến mất đoạn gây chết và làm giảm sức sống.

Đáp án C.

Câu 29:

Quần thể không bị thay đổi thành phần kiểu gen qua các thế hệ giao phối (bao gồm cả giao phối ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên) là quần thể đồng nhất về một kiểu gen thuần chủng nào đó trong các phương án đưa ra, phương án thỏa mãn yêu cầu đề bài là: 100%aa.

Đáp án A.

Câu 30:

- A sai vì đây là thành tựu của công nghệ gen.

- B đúng đây là thành tựu của nuôi cấy hạt phấn ở thực vật (một thành tựu của công nghệ tế bào đối với thực vật).

- C sai vì thành tựu của công nghệ gen ở động vật.

- D sai vì thành tựu của công nghệ gen đối với thực vật.

Đáp án B.

Câu 31:

Gọi quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen là xAA : yAa : zaa (x + y + z = 1) thì khi trải qua n thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen Aa thu được là ; tỉ lệ kiểu gen AA và aa thu được là :

theo bài, ta có

Đáp án C.

Câu 32:

P: AaBbDd x AaBbDd

Xác suất sinh một người con có hai alen trội là:

Đáp án A.

Câu 33:

Để đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1 thì cần có điều kiện sau: ở (P) mỗi bên cho 2 loại giao tử hoặc ở (P), một bên cho 4 loại giao tử, một bên cho 2 loại giao tử (loại trường hợp ở (P), một bên cho 4 loại giao tử còn một bên cho 1 loại giao tử vì trường hợp này chỉ có thể cho đời con đồng tính hoặc đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1 : 1, 1 : 1 : 1 : 1).

- Trường hợp ở (P) mỗi bên cho 2 loại giao tử : có 6 phép lai thỏa mãn điều kiện đề bài, đó là: Aabb x Aabb; aaBb x aaBb; AABb x AABb; AaBB x AaBB; Aabb x AaBB; aaBb x AABb

- Trường hợp ở (P), một bên cho 4 loại giao tử, một bên cho 2 loại giao tử : có 2 phép lai thỏa mãn điều kiện đề bài, đó là: AaBb x AABb; AaBb x AaBB.

Vậy số phép lai thỏa mãn điều kiện đề bài là: 6 + 2 = 8.

Đáp án B.

Câu 34:

A: đỏ >> a: trắng

Khi cho con cái mắt đỏ lai với con đực mắt đỏ, đời F1 thu được cả mắt đỏ và mắt trắng (100% mắt trắng là con đực) ở thế hệ (P), con cái đỏ mang mang kiểu gen dị hợp (XAXa) ta có sơ đồ lai:

P: XAXa x XAY

G: 1XA; 1 Xa 1XA; 1Y

F1: 1XA XA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY

Khi cho những con cái F1 (1XA XA : 1XAXa) lai với con đực mắt trắng (XaY), ta có sơ đồ lai:

P’: 1XA XA : 1XAXa x XaY

G’: 3XA; 1 Xa 1Xa; 1Y

F1’: 3XAXa : 3XAY : 1XaXa : 1XaY

Tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con trong phép lai này là: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.

Đáp án C.

Câu 35:

Để kiểm chứng lại giả thuyết của mình, Menđen đã dùng phép lai phân tích

Đáp án B.

Câu 36:

A: đơn >> a: kép; B: dài >> b: ngắn

P: (đơn, dài) x (kép, ngắn) P: : 100% đơn, dài

- (1) đúng vì

- (2) sai vì; tỉ lệ

F2 tỷ lệ đơn, dài dị hợp tử là =

- (3) đúng; tỉ lệ

- (4) sai vì; tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F2 là:

- (5) sai vì

- (6) sai vì F­2 cho 10 kiểu gen (2 cặp gen dị hợp nằm trên cùng một cặp NST đem lai với nhau có hoán vị gen cho 10 kiểu gen).

Vậy có 2 kết luận đúng.

Đáp án A.

Câu 37:

- AB + BC = 18 =AC B nằm giữa AC

- BC + BD = 20 = CD B nằm giữa CD

Thứ tự đúng là DABC.

Đáp án A.

Câu 38:

A: bình thường >> a: máu khó đông

Chồng máu đông bình thường nên kiểu gen của người chồng là XAY

Vợ bình thường sinh được con trai máu khó đông (XaY) kiểu gen của vợ là XAXa

Đáp án C.

Câu 39:

A: bình thường >> a: mù màu đỏ - xanh lục

B: bình thường >> b: máu khó đông

- Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh màu khó đông nên kiểu gen của người phụ nữ này là XaBXa-.

- Chồng bị bệnh màu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục nên kiểu gen của người chồng là: XAbY.

người phụ nữ này nhất định sẽ chuyển cho con trai alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.

Đáp án D.

Câu 40:

- Về bệnh bạch tạng ta có

(13) là con gái có kiểu hình bình thường và có mẹ (8) bị bạch tạng 13 có kiểu gen Aa; Aa 10 có kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 14 kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: khi 13 (Aa) kết hôn với , xác suất để 16 có kiểu hình bình thường (A-) là:

Về khả năng nhìn màu: 13 có anh (em trai) bị mù màu (mang kiểu gen X­bY), bố bình thường (mang kiểu gen X­BY) và mẹ bình thường mẹ của 13 mang kiểu gen X­BXb 13 mang kiểu gen X­BXB hoặc X­BXb với xác suất: 50% : 50% ; 14 có kiểu hình bình thường nên có kiểu gen là X­BY khi 13 kết hôn với 14 (X­BY), vì đã biết 16 là nam giới nên xác suất để 16 có kiểu hình bình thường (mang kiểu gen X­BY) là .

Vậy xác suất để 16 mang kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng là: .

Đáp án D.


ĐỀ SỐ 8

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Đề thi gồm 06 trang




Câu 1: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây ?

  1. Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

  2. Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.

  3. Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.

  4. Không gây ô nhiễm môi trường.

A. (3) và (4) B. (2) và (3) C. (1) và (2) D. (1) và (4).

Câu 2: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:

A. châu chấu và sâu

B. rắn hổ mang và chim chích.

C. rắn hổ mang

D. chim chích và ếch xanh.

Câu 3: Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính quy định ?

A. Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường

B. Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh.

C. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường

D. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh.

Câu 4: Sự thay đổi mạnh mẽ và đột ngột tần số alen trong một quần thể thường xảy ra do nguyên nhân nào dưới đây ?

A. Đột biến gen B. Giao phối ngẫu nhiên.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 5: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến nhiễm sắc thể gây ra?

A. Hội chứng AIDS B. Hội chứng Claiphentơ

C. Hội chứng Tơcnơ D. Hội chứng Đao

Câu 6: Quần thể nào dưới đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?

A. B.

C. D.

Câu 7: Hiện tượng tự nhiên trong hình nào dưới đây sẽ tạo môi trường cho diễn thế nguyên sinh diễn ra ?

A. Hình 1 B. Hình 3

C. Hình 2 D. Hình 4

Câu 8: Đậu Hà Lan (2n=14), thể bốn nhiễm kép của đậu Hà Lan có số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng bằng bao nhiêu ?

A. 18 B. 16

C. 20 D. 22

Câu 9: Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch ?

A. B.

C. D.

Câu 10: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Kết luận nào dưới đây là đúng ?

A. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 42°C gọi là giới hạn trên.

B. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn dưới, 42°C gọi là giới hạn trên.

C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, trên 42°C gọi là giới hạn trên.

D. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn trên, 42°C gọi là giới hạn dưới.

Câu 11: Khi nói về đột biến NST, loại đột biến nào sau đây làm thay đổi độ dài của phân tử AND là:

A. Mất đoạn NST B. Đột biến thể ba

C. Đảo đoạn NST. D. Đột biến thể không.

Câu 12: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn (h) liên kết với giới tính gây ra. Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào để các con sinh ra với tỉ lệ 3 bình thường; 1 máu khó đông là con trai

A. B. C. D.

Câu 13: Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tẻ được tạo ra từ tế bào này là:

A. ABD; abd hoặc Abd; abD hoặc AbD; aBd.

B. abD;abd hoặc Abd; ABD hoặc AbD; aBd.

C. ABD; AbD; aBd; abd hoặc Abd; Abd; aBD; abD

D. ABD; Abd; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD

Câu 14: Cho các thành tựu sau đây, thành tựu nào không phải của phương pháp gây đột biến

A. Tạo cừu Đôly. B. Tạo giống dâu tằm tứ bội.

C. Tạo giống dưa hấu đa bội. D. Tạo giống nho không hạt.

Câu 15: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là gì ?

A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

D. Do các loài trong quần xã thường xảy ra quan hệ hỗ trợ nhau.

Câu 16: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể ?

A. Cây cỏ ven bờ B. Đàn cá trắm đen trong ao.

C. Đàn cá trê trong ao D. Cây trong vườn

Câu 17: Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là:

A. sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc hia, ví dụ động vật ăn côn trùng.

D. Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ cá mập trắng.

Câu 18: Nguyê nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là.

A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế

B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt

C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài trong quần xã.

D. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế

Câu 19: Sự tự thụ phấn xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm

A. Tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.

B. Tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

C. Tăng tốc độ biến hóa của quần thể

D. Tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 20: Trên phân tẻ AND có 10 tiểm tái bản. Quá trình tái bản hình thành 50 đoạn okazaki. Xác định số đoạn mồi được tổng hợp

A. 520 B. 62 C. 80 D. 70

Câu 21: Khi nói về sự phân bố của cá thể trong quần thể thì phân bố đồng đều có ý nghĩa gì ?

A. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường

C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

Câu 22: Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, dựa vào kiểu hình ở đời con, em hãy cho biết phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:1:1:1 ?

A. B. C. D.

Câu 23: Cho các thông tin ở bảng dưới đây:

Bậc dinh dưỡng

Năng suất sinh học

Cấp 1

calo

Cấp 2

calo

Cấp 3

calo

Cấp 4

calo

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là:

A. 0,5% và 4% B. 2% và 2,5% C. 0,5% và 0,4% D. 0,5% và 5%

Câu 24: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan thoái hóa ở người ?

A. Ruột thẳng B. Răng khôn C. Cằm D. Xương đòn

Câu 25: Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến thuyết tiến hóa nào ?

A. Thuyết tiến hóa Lacmac. B. Thuyết tiến hóa Đacuyn.

C. Thuyết tiến hóa tổng hợp. D. Thuyết tiến hóa trung tính.

Câu 26: Trong quá trình phát sinh phát triển của sự sống trên trái đất, phát biểu nào sau đây sai khi nói đại Tân sinh ?

A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

B. Cây có hoa ngự trị.

C. Ở kỉ Thứ tư (kỉ Đệ tứ) khí hậu lạnh và khô.

D. Ở kì Thứ ba (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người.

Câu 27: Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lí trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật ?

A. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

B. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.

C. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.

D. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.

Câu 28: Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chỗi polinucleootit mà không làm đứt mạch ?

A. Đường C5H10O5 B. Đường C5H10O4 C. Bazơ nitơ D. Aixt phôtphoric.

Câu 29: Cho các đặc điểm dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm là đặc điểm chung của cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào.

  1. Chỉ gồm một chuỗi pôlinuclêôtit

  2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

  3. Có bốn đơn phân.

  4. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

  5. Phân tử đường là ribôzơ.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 30: Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật ?

A. Đột biến điểm B. Đột biến dị đa bội.

C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.

Câu 31: Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nucleotit sau đây:

Loài

Trình tự nucleotit khác nhau của gen mã hóa enzim đang xét.

Loài A

X A G G T X A G T T

Loài B

X X G G T X A G G T

Loài C

X A G G A X A T T T

Loài D

X X G G T X A A G T

Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là

A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

Câu 32: Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp khi không có đường lactôzơ thì opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã ?

  1. Gen điều hòa của opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

  2. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của opêron Lac.

  3. Vùng vận hành (vùng O) của opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.

  4. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không có khả năng gắn kết với enzim ARN pôlimeraza.

A. 3 B. 2 C. 5 D. 4

Câu 33: Cho các thành tựu ứng dụng di truyền học sau đây, có bao nhiêu thành tựu của công nghệ gen ?

  1. Tạo giống bông kháng sâu hại.

  2. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt.

  3. Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống.

  4. Cừu Đôly.

  5. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa.

  6. Tạo giống cừu có gen prôtêin huyết tương người.

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 34: Quần thể A có 400 cá thể và có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,4Aa : 0,4A ; quần thể B có 600 cá thể và có cấu trúc di truyền là: 0,5AA: 0,3Aa: 0,2Aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể M được tạo thành do sự sát nhập của quần thể A và quần thể B.

A. B.

C. D.

Câu 35: Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình gen ở đời con là 1:1:1:1:2:2 ?

A. B. C. D.

Câu 36: Lai hai dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng với nhau, người ta thu được thế hệ sau 100% số cây con có hoa màu đỏ. Từ kết quả lai này ta có thể rút ra kết luận gì ?

A. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là alen với nhau.

B. Màu hoa đỏ xuất hiện là do kết quả của sự tương tác cộng gộp.

C. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là không alen với nhau.

D. Chúng ta chưa thể rút ra được kết luận gì.

Câu 37: Trong những trường hợp nào dưới đây, những trường hợp nào tính trội được xem là trội không hoàn toàn?

  1. Các con lai đồng loạt biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ thuần chủng.

  2. F1 tự thụ phấn cho con lai có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình khác nhau.

  3. F1 đem lai phân tích cho con lai có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 trung gian : 1 lặn.

  4. 2 có 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1.

  5. Trên cơ thể F1 biểu hiện đồng thời đồng thời cả kiểu hình của mẹ và kiểu hình của bố.

A. 5, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 4, 3, 1 D. 2, 5, 3

Câu 38: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBBDdee, thì kiểu gen mang 3 alen trội ở đời con chiếm tỉ lệ.

A. B. C. D.

Câu 39: Lai giữa con đực cánh dài, mắt đỏ với cái cánh dài, mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 14,75% con đực mắt đỏ, cánh dài; 18,75% đực mắt hồng, cánh dài; 6,25% đực mắt hồng, cánh cụt; 4% đực mắt đỏ, cánh cụt; 4% đực mắt trắng, cánh dài; 2,25% đực mắt trắng, cánh cụt; 29,5% cái mắt đỏ, cánh dài; 8% cái mắt đỏ, cánh cụt; 8% cái mắt hồng, cánh dài; 4,5% cái mắt hồng, cánh cụt. Biết kích thước cánh 1 cặp alen quy định (D,d), con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Kiểu gen của P là:

A. B.

C. D.

Câu 40: Phả hệ dưới đây mô tả hệ nhóm ABO do một gen gồm 3 alen quy định, trong đó đồng trội so với của một gia đình.

Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, và kiểu gen của (1) và (6) là giống nhau, có bao nhiêu nhận định đúng về gia đình ?

  1. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại (2) là 12,5%

  2. Xác suất để cặp vợ chống (3) và (4) sinh ra người con mang nhóm máu B là 12,5%.

  3. Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp.

  4. Cặp vợ chồng (3) và (4) luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4


Đáp án

1-D

2-D

3-C

4-C

5-A

6-C

7-C

8-A

9-C

10-A

11-A

12-C

13-D

14-A

15-D

16-B

17-D

18-D

19-A

20-D

21-C

22-A

23-A

24-B

25-A

26-D

27-A

28-C

29-C

30-A

31-B

32-A

33-C

34-A

35-A

36-C

37-C

38-A

39-B

40-C


LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

  1. Đúng, sử dụng loài thiên địch không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  2. Sai vì nếu thời tiết xấu thì sử dụng loài thiên địch rất khó khăn.

  3. Sai vì sử dụng thiên địch tốn thời gian và không thể dập tắt được tất cả các loại dịch bệnh.

  4. Đúng, vì loài thiên địch không chứa các chất hóa học nên không gây ô nhiễm môi trường.

Vậy (1) và (4) đúng

Câu 2: Đáp án D

Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sinh vật ăn sinh vật sản xuất: sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô

Sinh vậy tiêu thụ bậc 2 là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1: chim chích và ếch xanh.

Câu 3: Đáp án C

- A, B, D sai vì “Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính quy định.

- C đúng, “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường” giúp chúng ta xác định chính xác quy luật di truyền của tính trạng, đó là bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định.

Câu 4: Đáp án C

- B, D loại vì giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên đều không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- A loại vì, đột biến gen thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.

- C chọn, vì chỉ các yếu tố ngẫu nhiên (bão lũ, cháy rừng…) mới có khả năng này vì đó là những tác động lớn, đột ngột và bất thường từ môi trường nên có thể gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nội bộ quần thể.

Câu 5: Đáp án A

- A. Hội chứng AIDS là do virut gây nên => A đúng.

- B. Hội chứng Claiphentơ → Đột biến nhiễm sắc thể ở cặp NST giới tính XY, thêm một chiếc tạo thành hợp tử dạng XXY → B sai

C. Hội chứng Tơcnơ → Đột biến nhiễm sắc thể ở cặp NST giới tính XX, làm mất một chiếc NST, hợp tử trở thành XO → C sai

D. Hội chứng Đao → Đột biến NST dạng thể 3, cặp NST số 21 có 3 chiếc → D sai.

Câu 6: Đáp án C

Áp dụng công thức: Quần thể đạt cân bằng di truyền.

- Xét A, ta có Quần thể chưa cân bằng di truyền.

- Xét tương tự có B, D chưa cân bằng di truyền.

- Xét C đạt trạng thái cân bằng di truyền.

Câu 7: Đáp án C

- Diễn thế nguyên sinh diễn ra trong môi trường trống trơn (chưa có sinh vật sinh sống), ngược lại, diễn thế thứ sinh lại diễn ra trong môi trường đã từng có sinh vật sinh sống.

- Hình 1: hạn hán, hình 3: lũ lụt, hình 4: bão đều xảy ra ở môi trường đang có sinh vật sinh sống nên trong trường hợp xấu nhất chỉ có thể làm xuất hiện diễn thế thứ sinh.

- Hình 2: Sự phun trào núi lửa sẽ tạo ra môi trường hoàn toàn trống trơn và đây là điều kiện lý tưởng cho diễn thế nguyên sinh diễn.

Câu 8: Đáp án A

Thể bốn nhiễm kép có bộ NST dạng (2n+2+2); đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14 → số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể bốn nhiễm kép ở đậu Hà Lan là: 2n + 2 + 2 = 14 + 2 + 2 =18

Câu 9: Đáp án C

Lai thuận nghịch là phép lai khi dùng dạng này làm bố khi dạng đó làm mẹ (thay đổi vị trí của bố mẹ).

Câu 10: Đáp án A

Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là 5,6 – 420C. Như vậy nghĩa là dưới 5,60C và trên 420C độ thì cá rô phi sẽ bị chết. Vậy 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.

Câu 11: Đáp án A

- A đúng vì mất đoạn làm mất vật chất di truyền → giảm độ dài của AND.

- B, C, D sai, vì đều không làm thay đổi độ dài của ADN.

Câu 12: Đáp án C

1 máu khó đông là con trai có kiểu gen là → vậy nhận Xh từ mẹ → loại A, D

Xét B: loại vì có máu khó đông là con trai.

Câu 13: Đáp án D

-

- (có hoán vị )

Kết hợp chung ta được các giao tử sau: hoặc

Câu 14: Đáp án A

- A đúng vì, tạo cừu Đôly là phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào.

- B, C, D là những thành tựu của phương pháp gây đột biến.

Câu 15: Đáp án D

- A, B, C đúng vì nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là do các yếu tố sinh thái, chủ yếu là do nguồn gốc như nơi ở, vị trí kiếm ăn, loại thức ăn, thời gian kiếm ăn.

- D sai vì mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài không phải là nguyên nhân dẫn đến phân li ổ sinh thái.

Câu 16: Đáp án B

- A sai vì cỏ có nhiều loại cỏ.

- B đúng, đây là quần thể.

- C sai, vì đây có thể là cá trê ta hoặc là cá trê lai.

- D sai vì cây gồm nhiều loài cây khác nhau.

Câu 17: Đáp án D

- Loài bị ảnh hưởng nhiều nhất là các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ cá mập trắng. Vì theo quy luật khuếch đại sinh học, các mắt xích càng về cuối trong chuỗi thức ăn càng tích tụ nhiều chất độc hại của các mắt xích phía trước.

Câu 18: Đáp án D

- Diễn thế sinh thái: là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Có 2 nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái:

- Nguyên nhân bên ngoài: do sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã như sự thay đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, núi lửa…

- Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm loài ưu thế trong quần xã.

Câu 19: Đáp án A

- A đúng, sự tự thụ phấn xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp vì qua mỗi thế hệ tự thụ tỉ lệ dị hợp giảm đi một nửa.

- B, C, D sai vì sự tự thụ phấn làm tỉ lệ đồng hợp tăng, dị hợp giảm → thoái hóa giống → giảm biến dị tổ hợp, giảm tốc độ tiến hóa, giảm đa dạng kiểu gen và kiểu hình.

Câu 20: Đáp án D

*Cách 1:

- Trên mạch gián đoạn hình thành 50 đoạn okazaki → mạch này cần 50 đoạn mồi.

- Mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch liên tục, mà mỗi mạch liên tục cần 1 đoạn mồi → số đoạn mồi của 10 đơn vị tái bải là 10.2 = 20.

Số đoạn mồi cần được tổng hợp cho cả phân tử AND nói trên là: 50 + 20 = 70

* Cách 2:

Theo bài ra thì 10 điểm tái bải hình thành nên 50 đoạn okazaki → 1 điểm tái bản hình thành số đoạn okazaki là: 50 : 10 = 5.

Tổng số đoạn mồi = (số đoạn okazaki + 2). Số đơn vị tái bản = (5+2).10 = 70.

Câu 21: Đáp án C

- Phân bố đều khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thế có tính lãnh thổ cao.

- A sai vì phân bố đồng đều làm giảm ưmcs độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

- B sai vì đây là ý nghĩa của phân bố theo nhóm.

- C đúng.

- D sai vì đây là ý nghĩa của phân bố ngẫu nhiên.

Câu 22: Đáp án A

Ta nhận thấy các phép lai: đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:2:1, chỉ riêng phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:1:1:1.

Câu 23: Đáp án A

Hiệu suất sinh thái tính bằng công thức:

eff: là hiệu suất sinh thái (tính bằng %);

: bậc sinh dưỡng thứ i

: bậc sinh dưỡng thứ i+1, sau bậc

- Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng câp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1

- Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng câp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 =

Câu 24: Đáp án B

Cơ quan thoái hóa là cơ quan không phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng thành do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.

- Răng khôn là cơ quan thoái hóa của con người (đây là chiếc răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3, hiện nay chúng không còn giữ chức năng nào rõ ràng và mang lại nhiều phiền toái).

Câu 25: Đáp án A

Trong hình minh họa, ta nhận thấy chú hươu cao cổ thích nghi dần với hoàn cảnh bằng cách phát triển chiều dài chiếc cổ của nó theo thời gian → đây chính là một trong những quan điểm về tiến hóa của Lacmac: Sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Câu 26: Đáp án D

- A, B, C là những phương án đúng.

- D sai vì đến kỉ Đệ tứ mới xuất hiện loài người, kỉ Đệ tam mới xuất hiện các loài linh trưởng.

Câu 27: Đáp án A

- A đúng, vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

- B sai, vì không có cách li địa lý vẫn dẫn đến hình thành loài mới.

- C sai, không phải là hình thành các đột biến là đều dẫn đến hình thành loài mới.

- D sai, vì điều kiện địa lý không là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách li sinh sản.

Câu 28: Đáp án C

Trong một mạch đơn liên kết hóa trị được hình thành giữa axit phôtphoric của nuclêôtit với phân tử đường C5 của nuclêôtit tiếp theo nên khi bazơ nitơ tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit sẽ không làm đứt mạch.

Câu 29: Đáp án C

- (1) đúng, 3 loại ARN: mARN; tARN; rARN chỉ gồm một chuỗi pôlinuclêotit (phân tử chỉ có một mạch đơn).

- (2) đúng, 3 loại ARN: mARN; tARN; rARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (đơn phân chỉ là các ribônuclêôtit).

- (3) đúng, có bốn đơn phân là A, U, G, X.

- (4) sai, vì mARN các đơn phân không liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

- (5) đúng, phân tử đường ribôzơ (C5H10O5)

Vậy có 4 đặc điểm chung của 3 loại ARN.

Câu 30: Đáp án A

- A đúng, vì đột biến điểm (đột biến gen) có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể → làm tăng số loại alen.

- B, C, D sai vì đột biến dị đa bội, đột biến tự đa bội, đột biến lệch bội chỉ làm tăng hoặc giảm số alen chứ không làm tăng số loại alen.

Câu 31: Đáp án B

- A, C, D sai, vì B và D chỉ khác nhau 1 nu.

- B đúng, B và D chỉ khác nhau có 1nu, B và C khác nhau 4 nu.

Câu 32: Đáp án A

- (1) Prôtêin ức chế bị biến đổi trong không gian và mất chức năng sinh học => nên prôtêin ức chế không gắn với vụng vận hành → quá trình phiên mã vẫn thực hiện được → chọn (1).

- (2) Vùng khởi động bị mất thì quá trình phiên mã không thực hiện được → loại (2).

- (3) Vùng vận hành bị biến đổi và không gắn kết được với prôtêin ức chế nên không ngăn cản được quá trình phiên mã → quá trình phiên mã vẫn thực hiện được.

- (4) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến → không tổng hợp được prôtêin ức chế → quá trình phiên mã vẫn thực hiện được.

Vậy có 3 trường hợp quá trình phiên mã vẫn thực hiện được.

Câu 33: Đáp án C

- (1), (2), (3), (5), (6)

- (4) → là thành tựu của công nghệ tế bào.

Câu 34: Đáp án A

Khi quần thể A xác nhập vào quần thể B thì quần thể M sẽ có tần số kiểu gen AA là:

Tần số kiểu gen Aa là:

Tần số kiểu gen aa là:

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể M là:

Câu 35: Đáp án A

Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là 1:1:1:1:2:2 = (1:2:1)(1:1)

hoặc A đúng

Câu 36: Đáp án C

Pt/c: Trắng x trắng đỏ → Tính trạng màu hoa di truyền theo qui luật tương tác bổ sung

P : Aabb (trắng) x aaBB (trắng) AaBb (đỏ).

- A sai, C đúng vì các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là không alen với nhau.

- B, D sai.

Câu 37: Đáp án C

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trùng với tỉ lệ phân li kiểu gen (1:2:1). F1 có kiểu gen dị hợp và mang kiểu hình trung gian nên khi lai phân tích (lai với cơ thể đồng hợp lặn) sẽ cho tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1 trung gian : 1 lặn.

Dựa vào đặc điểm nêu trên, ta xác định được các ý đúng là: 1,3,4.

Câu 38: Đáp án A

chắc chắn đời con có một alen trội B, một alen lặn e.

ta chọn 2 alen trội trong tổng số 6 alen còn lại là:

Câu 39: Đáp án B

Xét riêng từng cặp tính trạng:

+ Ở Fcó tỉ lệ mắt đỏ: mắt hồng : mắt trắng : 9:6:2 → tương tác bổ sung và kiểu gen P về tính trạng màu mắt là AaBb x AaBb. Mặt khác tính trạng này phân bố không đều ở 2 giới → 1 trong 2 cặp alen phải nằm trên nhiễm sắc thể X (không có alen tương ứng trên Y).

+ Ở F1 có tỉ lệ cánh dài : cánh cụt = 3:1 → kiểu gen P về tính trạng kích thước cánh là và phân li đồng đều ở hai giới → gen nằm trên nhiễm sắc thể thường → gen A hoặc B với gen D cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường → loại đáp án . Con đực mắt trắng, cụt có kiểu gen chiếm chiếm 9% (vì chiếm tỉ lệ )

→ Kiểu gen của

Câu 40: Đáp án C

- (1) nhóm máu A kết hôn với (2) nhóm máu AB (mang kiểu gen ), họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A → (1) kiểu gen (vì người con gái mang nhóm máu B chỉ có thể mang alen nhận từ mẹ); con gái (5) có kiểu gen ; (6) có kiểu gen hoặc ( với xác suất 50%:50%); vợ người con trai mang kiểu gen Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp → 3 đúng.

- Xác suất để cặp vợ chống (5) và (6) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại (có kiểu gen ) là: 1 sai.

- Xác suất để cặp vợ chồng (3) và (4) ( hoặc ) sinh ra người con mang nhóm máu B là: 2 đúng.

- Vợ chồng người con trai (3) và (4) ( hoặc ) đều mang alen , mặt khác người vợ còn mang alen → cặp vợ chồng này luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình (mang kiểu gen ) → 4 đúng.

Vậy có 3 nhận định đúng về gia đình trên.

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Trường THPT chuyên

Kì thi thử THPT Quốc gia NĂM 2018

Bài thi thử: Khoa học tự nhiên

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi

B. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây

C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương

D. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì

Câu 2: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam.

Đây là biểu hiện của hiện tượng:

A. Diễn thế nguyên sinh

B. Diễn thế thứ sinh

C. Diễn thế khôi phục

D. Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục

Câu 3: Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:

A. Vùng điều hòa,vùng mã hóa và vùng kết thúc.

B. Vùng cấu trúc,vùng mã hóa và vùng kết thúc.

C. Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc.

D. Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

Câu 4: Cặp cơ quan nào dưới đây là cặp cơ quan tương tự?

A. Chi trước voi và chi trước chó B. Tai dơi và tai mèo

C. Cánh chim và cánh dơi D. Cánh bướm và cánh dơi

Câu 5: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lactose của vi khuẩn E.coli, protein ức chế liên kết với vùng nào trong cấu trúc của gen?

A. Vùng khởi động B. Vùng mã hóa C. Vùng vận hành D. Vùng kết thúc

Câu 6: Khi nói về quần thể tự phối, khẳng định nào dưới đây KHÔNG chính xác?

A. Quần thể phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.

B. Trong tự nhiên vẫn tồn tại quần thể tự phối hoặc giao phối cận huyết.

C. Quần thể biểu hiện tính đa hình hơn quần thể ngẫu phối.

D. Tần số thể dị hợp ở mức thấp hơn so với thể đồng hợp nếu tự phối thời gian dài.

Câu 7: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đơn vị tiến hóa cấp cơ sở là:

A. Cá thể B. Quần thể  C. Quần xã D. Loài

Câu 8: Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật là:

A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên

B. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

C. Chọn lọc, giao phối và phát tán

D. Đột biến, phát tán và chọn lọc ngẫu nhiên

Câu 9: Trên phân tử mARN của sinh vật nhân sơ, bộ mã di truyền 5’AUG’3 mã hóa cho axit amin nào dưới đây?

A. Phenylalanin B. formyl methionine  C. Methionine D. Alanin

Câu 10: Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:

A. Đại thái cổ B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh

Câu 11: Bệnh/Hội chứng di truyền nào sau đây do đột biến số lượng NST?

A. Mù màu B. Máu khó đông

C. Ung thư máu ác tính D. Hội chứng đao

Câu 12: Trong cấu trúc của NST nhân thực điển hình, cấu trúc nào có đường kính là 30nm

A. Nucleosome B. Chromatide C. Vùng xoắn cuộn D. Sợi nhiễm sắc

Câu 13: Tiến hành phép lai giữa cơ thể dị hợp 2 cặp gen, mỗi cặp gen chi phối 1 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn, để kết quả thu được tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 9:3:3:1 KHÔNG cần điều kiện nào sau đây?

A. Hai cặp gen chi phối hai cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.

B. Quá trình giảm phân hình thành giao tử và quá trình thụ tinh diễn ra bình thường.

C. Số lượng cá thể đời con phải đủ lớn và có ý nghĩa thống kê.

D. Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng, phân ly cùng nhau trong quá trình sinh giao tử.

Câu 14: Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

(1). Lớp lá rụng nền rừng (2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ (3). Đất

(4). Hơi ẩm (5). Chim làm tổ trên cây (6). Gió

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 4

Câu 15: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã B. nhân đôi ADN và dịch mã

C. phiên mã và dịch mã D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã

Câu 16: Cơ thể có kiểu gen sẽ cho số loại giao tử tối đa là:

A. 8 B. 16 C. 24 D. 32

Câu 17: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?

A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng trong đảo qua thời gian dài

B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác

C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng

D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau

Câu 18: Khác biệt cơ bản giữa chu trình phôtpho với chu trình cacbon:

A. Tỷ lệ phôtpho thoát khỏi chu trình ít hơn

B. Phôtpho thoát khỏi chu trình nhiều do lắng đọng xuống đáy biển

C. Phôtpho vận động nhanh và ít thiếu hụt cục bộ hơn

D. Phôtpho có mặt trong sinh vật nhiều hơn cacbon

Câu 19: Theo quy luật phân ly độc lập của Menden, về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho bao nhiêu phần trăm số cá thể đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng?

A. 10,55% B. 42,19% C. 12,50% D. 0,39%

Câu 20: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm

A. tạo ưu thế lai B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc

C. gây đột biến gen D. gây đột biến nhiễm sắc thể

Câu 21: Trong số các nhân tố tiến hóa, nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp:

A. Chọn lọc tự nhiên B. Di nhập gen

C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Các yếu tố khác

Câu 22: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu

Câu 23: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 5 và một nhiễm sắc thể của cặp số 9 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:

A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1

B. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1

C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1

D. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n +2 và 2n – 1 – 1

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với cây ưa sáng?

A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng

D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá

Câu 25: Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3% tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và vận tốc nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026?

A. 1104622 người B. 1218994 người C. 1104952 người D. 1203889 người

Câu 26: Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất:

A. Cây họ Lúa B. Cây thân ngầm như dong, riềng

C. .  Cây họ Đậu D. Các loại cỏ dại

Câu 27: Kiểu gen của P như thế nào để đời sau thu được tỉ lệ kiểu hình 18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1

A. AaBbCc x aabbcc B. AaBbCc x AabbCc

C. AaBbCc x AaBbCc D. AaBbCc x AaBbcc

Câu 28: Ở một loài thực vật, xét một gen A dài 408 nm và có T = 2G. Gen A bị đột biến thành alen a có 2789 liên kết hydro. Phép lai giữa 2 cơ thể đều dị hợp với nhau đời sau tạo ra các hợp tử, trong số các hợp tử tạo ra có 1 hợp tử chứa 2399 T. Hợp tử trên có kiểu gen là:

A. AAAa B. Aaa C. AAa D. AAaa

Câu 29: Cây tứ bội AAaa giảm phân cho các giao tử có sức sống bình thường, song cây tam nhiễm (2n +1) Aaa giảm phân chỉ các giao tử đơn bội có sức sống. Phép lai giữa hai cây nói trên cho tỷ lệ kiểu hình lặn chiếm:

A. 1/6 B. 2/6 C. 2/9 D. 1/9

Câu 30: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. XM Xm x  XmY B. XMXx  xMY C. XMXx  X My D. XMXM x XmY

Câu 31: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

B. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

C. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.

D. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.

Câu 32: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình: Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biếu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1). Có 12 người trong phả hệ có  thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ.

(2). Những người không mắc bệnh là những người không mang alen gây bệnh

(3). Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn.

(4). Ở thế hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp.

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 33: Sự gia tăng CO2 trong khí quyển dẫn đến là tăng nhiệt độ toàn cầu là do:

A. CO2 ngăn cản sự bức xạ nhiệt trái đất vào vũ trụ

B. Phản ứng chuyển hóa CO2 thành dạng khác tỏa ra nhiều nhiệt

C. CO2 kết hợp với nước thành axit và gốc axit có tác dụng giữ nhiệt

D. Các hoạt động công nghiệp của con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 34: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nucleotit loại adenin và 1617 nucleotit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:

A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

B. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T

C. mất một cặp G-X

D. mất một cặp A-T

Câu 35: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?

A. 31 AA : 11 aa B. 30 AA : 12aa C. 29 AA : 13 aa D. 28 AA : 14 aa

Câu 36: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng, cho cây có kiểu gen giao phối với cây có kiểu gen . Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:

A. 1 cây cao,  quả đỏ, 1 cây thấp, quả trắng

B. 3 cây cao, quả trắng, 1 cây thấp, quả đỏ

C. 1 cây cao, quả đỏ; 1 cây cao, quả trắng; 1 cây thấp, quả đỏ; 1 cây thấp, quả trắng

D. 1 cây cao, quả trắng; 2 cây cao, quả đỏ; 1 cây thấp, quả đỏ.

Câu 37: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

A. A = 0,25; a = 0,75 B. A=0,75; a=0,25

C. A=0,4375; a= 0,5625 D. A=0,5625; a=0,4375

Câu 38: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với quả bí tròn được F2: 162 bí quả tròn: 118 bí quả dẹt: 39 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền.

A. phân li độc lập B. liên kết hoàn toàn

C. tương tác bổ sung D. trội không hoàn toàn.

Câu 39: Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối và mối quan hệ trội lặn như sau: . Trong một quần thể người cân bằng di truyền, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỷ lệ người nhóm máu A là:

A. 0,25 B. 0,40 C. 0,45 D. 0,54

Câu 40: Cây lanh Linum usitatissimum là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á, locus chi phối màu sắc hoa có 2 alen trong đó A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Hai locus khác mỗi locus 2 alen là B/b và D/d cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 3 locus có kiểu hình thân cao, hoa đỏ được đời con 141 cây thân cao, hoa đỏ: 361 thân cao, hoa trắng: 640 thân thấp, hoa trắng: 861 thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là:

A. B. C. D.

Đáp án

1-B

2-B

3-A

4-D

5-C

6-C

7-B

8-A

9-B

10-C

11-D

12-D

13-D

14-B

15-C

16-B

17-A

18-B

19-B

20-C

21-C

22-A

23-B

24-A

25-A

26-C

27-C

28-C

29-D

30-A

31-A

32-D

33-A

34-A

35-A

36D-

37-A

38-C

39-C

40-A


LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Tập hợp sinh vật là quần thể là: tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

Câu 2: Đáp án B

Đây là biểu hiện của hiện tượng diễn thế thứ sinh vì trước đó đã có 1 quần xã sinh vật sống ở đó.

Câu 3: Đáp án A

Phần cấu trúc của 1 gen điển hình gồm có:

Vùng điều hòa – vùng mã hóa- vùng kết thúc

Câu 4: Đáp án D

Đáp án D vì cánh bướm có nguồn gốc khác cánh dơi

Cánh bướm có nguồn gốc từ da sâu, còn cánh dơi có nguồn gốc từ chi trước.

Câu 5: Đáp án C

ở opêron Lac , protein ức chế liên kết vào vùng vận hành

Câu 6: Đáp án C

Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.

=> không đa hình như quần thể ngẫu phối.

Câu 7: Đáp án B

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đơn vị tiến hóa cấp cơ sở là quần thể vì :

Quần thể thoả mãn 3 điều kiện là (1) có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian, (2) biến đổi có cơ cấu di truyền qua các thế hệ và (3) tồn tại trong tự nhiên.

Câu 8: Đáp án A

Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là:

Đột biến : tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

Giao phối: để phát tán biến dị trong quần thể.

Chọn lọc tự nhiên: để chọn ra đặc điểm thích nghi.

Câu 9: Đáp án B

Bộ ba 5’ AUG 3’ ở sinh vật nhân sơ mã hóa cho acid amin fMet ( formyl methionin)

Câu 10: Đáp án C

Thực vật có hoa xuất hiện vào đại trung sinh .

Câu 11: Đáp án D

Hội chứng Đao  là do có 3 NST số 21

Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do đột biến gen.

Bệnh ung thư máu ác tính là do đột biến cấu trúc NST

Câu 12: Đáp án D

Sợi nhiễm sắc có đường kính là 30nm

Câu 13: Đáp án D

Khi lai 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen ( trội lặn hoàn toàn) để đời con có tỷ lệ kiểu hình là 9:3:3:1 thì cần các điều kiện:

Hai cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau

Quá trình giảm phân hình thành giao tử, quá trình thụ tinh diễn ra bình thường

Số lượng cá thể đời con đủ lớn

Câu 14: Đáp án B

Các yếu tố vô sinh là: (1), (3), (4), (6)

Câu 15: Đáp án C

Thông tin di truyền trong ADN được thể hiện thành tính trạng nhờ cơ chế: phiên mã, dịch mã

Câu 16: Đáp án B

Cơ thể có thể cho tối đa số loại giao tử tối đa: (trong trường hợp có hoán vị gen ở cặp gen Dd, Ee).

Câu 17: Đáp án A

Trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không nơi nào có là do cách ly địa lý và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài

Câu 18: Đáp án B

Khác biệt cơ bản giữa chu trình phôtpho với chu trình carbon là:Phôtpho thoát khỏi chu trình nhiều do lắng đọng xuống đáy biển

Câu 19: Đáp án B

Về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd khi tự thụ phấn:

Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng là:

Câu 20: Đáp án C

Gây đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các đột biến gen , phục vụ các nghiên cứu, chọn giống

Câu 21: Đáp án C

Trong số các nhân tố tiến hóa, nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể thaeo hướng tăng kiểu gen đồng hơp, giảm tần số kiểu gen dị hợp là :         Giao phối không ngẫu nhiên

Câu 22: Đáp án A

Nếu mật độ của mootj quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì : sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên do không đủ nguồn sống cung cấp cho tất cả cá thể trong quần thể

Câu 23: Đáp án B

Giả sử : cặp số 5 có 2 chiếc NST là A và a

Cặp số 9 là B và b

1 chiếc của cặp NST só 5 không phân li, tạo ra tế bào con có : Aaa và A ↔ 2n+1 và 2n – 1

1 chiếc của cặp NST số 9 không phân li, tạo ra tế bào con có : Bbb và B ↔ 2n+1 và 2n – 1

vậy các tế bào con có thể có bộ NST là : AaaBbb và AB ↔ 2n +1 +1 và 2n – 1 – 1

Hoặc AaaB và Abbb ↔2n +1 – 1 và 2n – 1 + 1

Câu 24: Đáp án A

Đặc điểm không đúng với cây ưa sáng là : phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

 Vì là cây ưa sáng nên lá cây phải chịu một cường độ chiếu sáng lớn. Do đó nếu lá cây cấu trúc như trên thì rất dễ bị tổn thương và sẽ bị CLTN loại bỏ.

Lá cây phải xếp nghiêng, lá dày, mô giậu phát triển để có khả năng thích nghi chịu được ánh sáng mạnh

Câu 25: Đáp án A

Tỉ lệ gia tăng trung bình hàng năm của thành phố là : 3% - 1% - 2% + 1% = 1% = 0,01Vào năm 2026 – tức là sau 10 năm, dân số thành phố sẽ đạt : 1 000 000 x (1 + 0,01)10 = 1104622

Câu 26: Đáp án C

Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất là :

Các loại cây họ Đậu – chúng cộng sinh với các vi khuẩn cố định đạm (Nitơ), từ đó làm giàu dinh dưỡng cho đất

Câu 27: Đáp án C

Kiểu hình F1 : 18 : 9 : 9 : 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1

9 x (2 : 1 : 1) : 3 x (2  : 1 : 1) : 3 x (2  : 1 : 1) : 1 x (2 : 1 : 1)

(2: 1: 1) x ( 9 : 3 : 3 : 1)

(2 : 1 : 1) x (3 : 1) x (3 : 1)

2 : 1 : 1 → P : Aa x Aa , tính trạng trội không hoàn toàn

3 : 1 → P : Bb x Bb , tính trạng trội hoàn toàn

3 : 1 → P : Cc x Cc , tính trạng trội hoàn toàn

Vậy P : AaBbCc x AaBbCc

Câu 28: Đáp án C

Gen A dài 408nm → có tổng số nu là 2A + 2G = 4080 : 3,4 x 2 = 2400

Có A = T = 2G → vậy A = T = 800 và G = X = 400

Gen A có số liên kết H là 2A + 3G = 2800

Gen A đột biến thành alen a

Alen a có 2789 liên kết H ↔ 2A + 3G = 2789

Alen a ít hơn gen A là 11 liên kết H = 2 + 2 + 2 + 2 + 3 = 2 + 3 + 3 + 3

Đột biến có thể là mất 4 cặp A-T và 1 cặp G-X

Hoặc mất 1 cặp A-T và 3 cặp G-X 

Giả sử alen a có A = T = x → x = 796 hoặc x = 799

Giả sử hợp tử là (A)m(a)n (m, n nguyên dương)

Hợp tử có 2399 T = 800m + x.n

800m < 2399

m < 2,99 → m = 1 hoặc m = 2

Nếu m = 1, có x.n = 1599

x = 796 → n = 2,008 – loại

x= 799 → n = 2,0012 – loại

Nếu m = 2, có x.n = 799

vậy x = 799, n = 1

Vậy hợp tử là : AAa

Câu 29: Đáp án D

Cây AAaa cho giao tử : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa

Cây Aaa cho giao tử : 1/3A : 2/3a

P: AAaa x Aaa

F1 : KH lặn : aaa = 1/6 x 2/3 = 1/9

Câu 30: Đáp án A

Cặp vợ chồng, sinh 1 con trai bình thường: và 1 con gái mù màu

Kiểu gen của cặp vợ chồng là

Câu 31: Đáp án A

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là : do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

Đáp án A

Đáp án D chưa đúng. Đó là khi mà mật độ cá thể trong quần xã tăng lên quá cao mới xảy ra sự cạnh tranh

Còn bình thường thì các loài đều tìm tới môi trường thích hợp với mình nhất. và do môi trường cũng không đồng nhất

Câu 32: Đáp án D

Cặp vợ chồng 1 – 2 bình thường, có con bị bệnh→A bình thường là trội hoàn toàn so với a là bị bệnh

Mà người con bị bệnh là con gái→ gen qui định tính trạng nằm trên NST thường

Người 4, 8, 9, 17,21 có kiểu gen là aa

Người 4 : aa → bố mẹ 1 x 2 : Aa x Aa

Người 4 : aa → con 11, 12 bình thường : Aa , Aa

Người 21 : aa → bố mẹ 12 x 13 : Aa x Aa

Người 13 Aa → bố mẹ 6 x 7 có ít nhất 1 người mang alen a trong kiểu gen → 4 đúng

Vậy những người có kiểu gen Aa là : 1, 2, 11, 12, 13

Vậy có tổng cộng số người biết kiểu gen là 10 người → 1 sai 2 sai 3 sai 4 đúng

Câu 33: Đáp án A

Sự gia tăng CO2 trong khí quyển dẫn đến sự tăng nhiệt độ toàn cầu là do :

CO­2 ngăn cản bức xạ nhiệt từ mặt đất trở lại vũ trụ ( hiệu ứng nhà kính )

Câu 34: Đáp án A

Gen A dài 153nm → có tổng số nu là 2A + 3G = 1530 : 3,4 x 2 = 900

Có 1169 liên kết H →2A + 3G = 1169

Giải ra ta được : A = T = 181 và G = X = 269

Gen A đột biến →alen a

Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, tạo ra 4 cặp gen con

Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với tạo ra 3 cặp gen

Cung cấp A = 1083 → alen a có số adenin là 1083 : 3 – 181 = 180

Cung cấp G = 1617 → alen a có số guanin là 1617 : 3 – 269 = 270

Cậy đột biến là thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Câu 35: Đáp án A

P : 31AA : 11aa

Sau 5 thế hệ tự phối

F5 :       AA cho đời con 100% AA

            aa cho đời con 100% aa

F5 : 31AA : 11aa

Câu 36: Đáp án D

P : Ab/aB x Ab/aB

Cấu trúc NST không thay đổi ↔ không có hoán vị gen

F1 : 1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB

KH : 1 cao, trắng : 2 cao, đỏ : 1 thấp đỏ

Câu 37: Đáp án A

P : 1AA : 6Aa : 9aa

Tần số alen A = 1/16 + 6/16 : 2 = 4/16 = 0,25

Tần số alen a = 0,75

Câu 38: Đáp án C

Pt/c : dẹt x dài

F2 : 100% dẹt

F2 x tròn

F3 : 4 tròn : 3 dẹt : 1 dài

F3 : có 8 tổ hợp lai = 4 x 2

dẹt F2 cho 4 tổ hợp giao tử

dẹt F2 : AaBb

Cây tròn lai với F2 : Aabb hoặc aaBb. Giả sử cây tròn này là Aabb

F3 : 3A-B- : 3A-bb : 1aaB- : 1aabb

Vậy A-B- = dẹt, A-bb = aaB- = tròn, aabb = dài

Vậy kiểu hình do 2 gen qui định tương tác bổ sung

Câu 39: Đáp án C

Nhóm máu O (kiểu gen ) chiếm 4$

tần số alen IO = 0,2

Đặt tần số alen IB là x

Vậy tần số nhóm máu B )

Giải ra, x = 0,3.

Tần số alen A là 0,5.

Tỉ lệ người nhóm máu A là

Câu 40: Đáp án A

P: Cao, đỏ dị hợp 3 cặp gen lai phân tích

F1: 7% cao, đỏ : 18% cao, trắng : 32% thấp, trắng : 43% thấp, đỏ

Đỏ : trắng = 1: 1 → P: Aa

Cao : thấp = 1: 3 →P: BbDd

Tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen tương tác bổ sung cùng qui định theo cơ chế 9:7

B-D- = cao, B-dd = bbD- = bbdd = thấp.

Giả sử 3 gen phân li độc lập.

F1 (1:1) x (1:3) ≠ đề bài

2 trong 3 nằm trên 1 NST

Mà gen B và D vai trò tương đương

Giả sử cặp gen Aa và Bb nằm trên 1 NST

Có cao đỏ A-B-D- = 7%

Mà Dd x dd → D- =0,5

A-B- = 0,14 → P cho giao tử AB = 0,14 (phép lai phân tích)

P có kiểu gen là và tần số hoán vị là f = 28%

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2016-2017

MÔN SINH HỌC (LẦN 1)

Thời gian làm bài 50 phút


Câu 1: Ở ngưi bệnh hoặc hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây nên?

A. Hội chứng người Tơcnơ B. Hội chứng AIDS

C. Bệnh hồng cầu hình liềm D. Bệnh bạch tạng

Câu 2: Dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng) của 2 cây lưỡng bội thuộc 2 loài hạt kín khác nhau tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chua và tái sinh thành cây lai. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cây lai này luôn có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

B. Cây lai này có bộ nhiễm sắc thể tứ bội

C. Cây lai này mang hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài trên

D. Cây lai này có khả năng sinh sản hữu tính

Câu 3: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt. Biết rằng chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 3 loại kiểu hình?

(1) ♀ × ♂ (2) ♀ × ♂ (3) x

(4) (3) ♀ x ♂ (5) ♀ x ♂ (6) ♀ x ♂

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 4: Bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ

A. 5’AUG 3’ B. 5’XAT3’ C. 5’GUA3’ D. 5’ AGU3’

Câu 5: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?

A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau

B. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen

C. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen

D. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn được gọi là thể đột biến.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể

C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể

Câu 7: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đổi mã (anticôdon)?

A. mARN B. ADN C. tARN D. rARN

Câu 8: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn dịch mã

B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực rất phức tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như: điều hòa phiên mã, điều hòa dịch mã,…

C. Điều hòa hoạt động gen là quá trình điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào.

D. Để điều hòa được quá trình phiên mã thì mỗi gen ngoài vùng mã hóa cần có các vùng điều hòa

Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kì nào sau đây?

A. Silua    B. Krêta (Phấn trắng) C. Đêvôn D. Than đá (Cacbon)

Câu 10: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng chống chịu là: 

A. Khoảng của nhân tố sinh thái đó, gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật

B. Khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

C. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

D. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật không tồn tại được.

Câu 11: Một loài thực vật có bộ NST là 2n = 16, một loài thực vật khác có bộ NST là 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là :

A. 16 B. 15 C. 17 D. 18

Câu 12: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên

B. Khi mật độ các thể của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

C. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở.

Câu 13: Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, quá trình giảm phân ở các cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra loại giao tử mang alen lặn chiếm tỉ lệ 50% ?

A. aa và Bb B. Aa và Bb C. aa và bb D. Aa và bb

Câu 14: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?

(1) Mật độ cá thể.                                (2) Loài ưu thế

(3) Loài đặc trưng                                (4) Nhóm tuổi

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 15: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 84%. Theo lý thuyết, các cây kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể chiếm tỉ lệ

A. 64% B. 42% C. 52% D. 36%

Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 4 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polipeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là :

A. 480 B. 240 C. 960 D. 120

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau

C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật

D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.

Câu 18: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau

B. Qua các thế hệ tự thụ phấn, các alen lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình

C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số các alen trong quần thể tự thụ phấn không thay đổi qua các thế hệ

D. Quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn.

Câu 19: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 2 gen : gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ hai có 3 alen. Theo lý thuyết, trong trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra trong quần thể loài này nhiều kiểu gen nhất ?

A. Gen thứ nhất nắm trên NST thường, gen thứ hai nằm ở vùng tương đồng của NST giới tính X và Y

B. Hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, liên kết không hoàn toàn.

C. Hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, liên kết không hoàn toàn.

D. Hai gen cùng nằm trên một NST thường, liên kết không hoàn toàn

Câu 20: Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P) thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết, ở F2 có bao nhiêu loại kiểu gen cho kiểu hình quả tròn ?

A. 5 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 21: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất ?

A. Bằng chứng sinh học phân tử B. Bằng chứng giải phẫu so sánh

C. Bằng chứng hóa thạch D. Bằng chứng tế bào học

Câu 22: Dưới tác động của một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối là 0,5 AA: 0.3 Aa: 0.2 aa đột ngột biến đổi thành 100% AA. Biết gen trội là trội hoàn toàn. Quần thể nay có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào ?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Đột biến

Câu 23: Ở người, xét một gen có 3 alen IA, IB: IO lần lượt quy định nhóm máu A, B, O.Và biết gen này nằm trên NST thường, các alen IA , IB đều trội hoàn toàn so với alen IO, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB. Theo lý thuyết, trong các cặp vợ chồng sau đây, bao nhiêu cặp có thể có con nhóm máu O.

(1) vợ nhóm máu A, chồng nhóm máu A (2) vợ nhóm máu B, chồng nhóm máu B

(3) vợ nhóm máu A, chồng nhỏm máu B (4) vợ nhóm máu A, chồng nhỏm máu O

(5) vợ nhóm máu B, chồng nhóm máu O (6) vợ nhóm máu AB, chồng nhóm máu O

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 24: Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên ?

A. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen trội

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 25: Ở người xét 3 gen quy định tính trạng. cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBbdd x AaBbDd đã sinh được người con đầu lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây đúng?

A. Xác suất vợ chồng này sinh được đứa con thứ 2 có kiểu hình giống đứa con đầu lòng là 27/64

B. Xác suất để người con này dị hợp về cả 3 cặp gen trên là 1/3

C. Xác suất để người con này mang 3 alen trội là 4/9

D. Xác suất để người con này có kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen là 1/27

Câu 26: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi ?

(1)   Cây tỏi tiết chất gây ức chế  hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

(2)   Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

(3)   Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng

(4)   Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn

(5)   Cá ép sống bám trên cá lớn.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 27: Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Vật ký sinh thường có số lượng ít hươn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.

B. Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi.

C. Vật ký sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.

D. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật ký sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi không có vai trò đó.

Câu 28: Ở 1 loài chim , một cơ thể có kiểu gen AaBbDdeeXfY giảm phân hình thành giao tử.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, số lượng tế bào sinh giao tử ít nhất cần để hình thành đủ tất cả các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen trên là

A. 16 B. 4 C. 12 D. 8

Câu 29: Theo quan niệm hiện đại , nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là

A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên

C. Chọn lọc tự nhiên D. Đột biến

Câu 30: Ở một loài thực vật, cho biết alen A quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng; alen B quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Trong một phép lai (P) thu được F1 gồm: 25% số cây  hoa vàng, quả dài : 50%  cây hoa vàng quả tròn: 25% hoa trắng quả tròn. Kiểu gen của (P) có thể là:

A. , các gen liên kết hoàn toàn.

B. , hoán vị gen xảy ra ở 1 bên với tần số 40%

C. , các gen liên kết hoàn toàn.

D. , hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số 20%

Câu 31: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính ?

A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,…

B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.

D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.

Câu 32: Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, xét tính trạng hoa do một gen có hai alen (A, a) quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) gồm toàn cây hoa đỏ; F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 15/16 hoa đỏ : 1/16 hoa trắng. Theo lí thuyết:

A. Ở F2, tỉ lệ kiểu gen mang alen lặn chiếm 31,2%.

B. Ở F1 có tỉ lệ kiểu gen dị hợp chiếm 12,5%.

C. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,25AA : 0,75Aa

D. Sau 1 số thế hệ, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả dài; alen B qui định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn (P), thu được F1 gồm 80 cây quả tròn, chín muộn; 80 cây quả dài, chín sớm : 20 cây quả tròn, chín sớm : 20 cây quả dài, chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Kiểu gen của P là , tần số hoán vị gen là 20%.

B. Ở loài này có tối đa 9 loại kiểu gen về 2 lôcut trên.

C. Nếu cho cây quả tròn, chín sớm ở P tự thụ phấn thu được F1 ở F1, số cây quả tròn, chín sớm chiếm tỉ lệ 51%.

D. Ở F1 có 5 loại kiểu gen.

Câu 34: Cho gà trống lông trắng lai vởi gà mái lỏng đen (P), thu được F1 gồm 50% gà trống lông đen và 50% gà mái lông trắng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong các dự đoán sau có bao nhiêu dư đoán đúng?(1) Tính trạng màu lông do gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể X quy định.(2) Cho F1 giao phối với nhau, F2 có kiều hình phân bố đông đều ở 2 giới.(3) Cho F1 giao phổi với nhau tạo ra F2, cho F2 giao phổi ngẫu nhiên với nhau thu được F3 có tỉ lệ kiểu hình là 13 đen : 3 trắng.(4) Nếu cho gà mái lông trắng giao phối với gà trống lông đen thuần chủng sẽ thu được đời con gồm toàn con lông đen.

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3

Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a và a1, alen a trội hoàn toàn so với alen a1. Cho một cây hoa đỏ giao phấn với một cây hoa vàng thu được F1 . Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 có thể là một trong mấy trường hợp sau đây ?(1)100% đỏ. (2) 75% đỏ : 25% vàng.(3)50% đỏ: 50% vàng. (4) 50% đỏ : 50% trắng.(5)50% đỏ : 25% vàng : 25% trắng.

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 36: Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ

C. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường.

D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và  mức độ khai thác của con người.

Câu 37: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?

(1)Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường  vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất

(2) Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn

(3) Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng

(4) Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 38: Ở một số loài động vật có vú, cho phép lai (P): XbY x XBXb. Trong quá trình giảm phân ở con cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường ở giảm phân II nhưng không phân li ở giảm phân II. Quá trình giảm phản ở con đực xảy ra bình thường . Các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành các hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?

A. B.

C. D.

Câu 39: Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kết quả của di – nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

B. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

C. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

D. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 40: Cho cây có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần?

A. 2 B. 4 C. 1 D. 8



Đáp án

1-A

2-D

3-C

4-A

5-A

6-C

7-D

8-A

9-D

10-A

11-C

12-A

13-B

14-B

15-C

16-A

17-B

18-D

19-A

20-C

21-C

22-D

23-D

24-B

25-C

26-C

27-B

28-A

29-D

30-C

31-D

32-B

33-C

34-D

35-D

36-B

37-D

38-C

39-B

40-B


LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Ở người, bệnh/hội chứng do đột biến NST gây nên là : Tước nơ – do cặp NST giới tính chỉ có 1 NST X ( bộ NST là 2n – 1 )

Bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh bạch tạng do đột biến gen gây ra

Hội chứng AIDS do virus HIV gây ra

Câu 2: Đáp án D

Phát biểu đúng là D. cây có khả năng sinh sản hữu tính

Cây lai có bộ NST là 2nA + 2nB

A sai. Vì là dung hợp 2 tế bào trần nên bộ NST của 2 tế bào được giữ nguyên – nghĩa là trong bộ gen sẽ có các cặp gen dị hợp tử

B sai. Cây tứ bội – đột biến đa bội là trong bộ NST có 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của 1 loài

C sai. cây la mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài trên

Câu 3: Đáp án C

Chú ý chỉ có giới cái có hoán vị gen

Phép lai (1) cho đời con có 4 loại kiểu hình : A-B- , A-bb, aaB-, aabb

Phép lai (2) cho đời con có 3 loại kiểu hình : A-B- , A-bb, aabb

Phép lai (3) cho đời con có 3 loại kiểu hình : A-B-, A-bb, aaB-

Phép lai (4) cho đời con có 2 loại kiểu hình : A-B- , A-bb

Phép lai (5) cho đời con có 4 loại kiểu hình : A-B- , A-bb, aaB-, aabb

Phép lai (6) cho đời con có 2 loại kiểu hình : A-B- , A-bb

Các phép lai cho đời con có 3 loại kiểu hình là : (2) (3)

Câu 4: Đáp án A

Bộ ba mã hóa acid methyonin ở sinh vật nhân sơ là : 5’AUG3’

Câu 5: Đáp án A

Kết luận sai là : A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời con

Điều này là sai. không phải tất cả đột biến gen đều di truyền cho đời con : Đột biến ở tế bào xô ma (TB sinh dưỡng) thường không di truyền cho đời con

Câu 6: Đáp án C

Phát biểu sai là : D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

Điều này là sai. Khi mật độ tăng lên quá cao so với sức chứa, sự cạnh tranh giữa các cá thể tăng cao sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ra nó còn tác động tiêu cực đến sự sinh sản như : nơi làm tổ, nguồn sống, … dẫn đến tỉ lệ sinh sản giảm

Câu 7: Đáp án D

Phân tử mang bộ ba đối mã là : tARN

Câu 8: Đáp án A

Phát biểu sai là : A.

Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã

Câu 9: Đáp án D

Bò sát phát sinh ở : kỉ Than đá (Cacbon)

Câu 10: Đáp án A

Khoảng chống chịu đối với mỗi nhân tố sinh thái là : khoảng của nhân tố sinh thái đó, gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật

Câu 11: Đáp án C

Thể song nhị bội 2nA + 2n­B = 18 + 16 = 34

Giao tử của thể song nhị bội là : nA + nB = 17

Câu 12: Đáp án A

Phát biểu sai là : A

Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra. Các loài sinh vật phải đấu tranh để sinh tồn, kể cả trong quá trình hợp tác kiếm thức ăn của bầy đàn, các con yếu hơn vẫn thường bị chia phần ít hơn

Câu 13: Đáp án B

Quá trình giảm phân ở các có thể có kiểu gen sau cho giao tử mang alen lặn chiếm tỉ lệ 50% là : Aa và Bb

Aa cho giao tử : 50% A và 50% a

Bb cho giao tử : 50% B và 50% b

Câu 14: Đáp án B

Các đặc trưng là của quần xã sinh vật là : (2) (3)

Câu 15: Đáp án C

A đỏ >> a trắng

Quần thể cân bằng di truyền, hoa đỏ A- = 84%

hoa trắng aa = 16%

tần số alen a = 

tần số alen A = 0,6

Các cây có kiểu gen đồng hợp tử : AA + aa = 0,62 + 0,42 = 0,52 = 52%

Câu 16: Đáp án A

1 gen nhân đôi 4 lượt liên tiếp → tạo 24 = 16 gen con

Mỗi gen con phiên mã 5 lần → thu được 16 x 5 = 80 mARN

Mỗi mARN có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã → tạo 80 x 6 = 480 chuỗi polipeptit

Câu 17: Đáp án B

Phát biểu đúng là : B

A sai, trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn

C sai, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau

D sai, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp

Câu 18: Đáp án D

Phát biểu sai là : D

Quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng thấp hơn so với quần thể giao phấn ( do có ít biến dị tổ hợp hơn )

Câu 19: Đáp án A

A cho  (kiểu gen)

B cho  (kiểu gen)

C cho  (kiểu gen)

D cho  (kiểu gen)

Vậy trường hợp cho nhiều kiểu gen trong quần thể nhất là A

Câu 20: Đáp án C

P : dẹt x bầu (1)

F1 : 100% dẹt

F1 x đồng hợp lặn (2)

Fa : 1 dẹt : 2 tròn : 1 bầu

Do phép lai (2) là phép lai phân tích

tỉ lệ kiểu hình Fa chính là tỉ lệ giao tử mà F1 cho

F1 : AaBb

Fa : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb

Tính trạng do 2 gen không tương tác bổ sung qui định :

A-B- = dẹt                   A-bb = aaB- = tròn                  aabb = bầu

F1 tự thụ cho F2

Theo lý thuyết, F2 có số loại kiểu gen cho kiểu hình quả tròn là : 4 loại : AAbb, Aabb, aaBB, aaBb

Câu 21: Đáp án C

Bằng chứng hóa thạch cho biết loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau.

Câu 22: Đáp án D

Quần thể bị thay đổi kiểu gen thành 100% AA do đột biến gen a => A

Câu 23: Đáp án D

Các cặp vợ chồng có thể có con nhóm máu O là : (1), (2), (3),(4),(5)

Câu 24: Đáp án B

(A) Sai vì nếu chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn thì có thể loại bỏ alen trội rất nhanh.

(B)   Đúng

(C)  Sai vì chọn lọc chống lại alen lặn chậm vì alen lặn còn tồn tại trong cơ thể mang kiểu gen dị hợp, còn chọn lọc chống lại alen trội nhanh, vì alen trội thường biểu hiện ngay ra kiểu hình

(D)  Sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình.

Câu 25: Đáp án C

P: AaBbdd x AaBbDd sinh ra người con mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-Dd)

Xác suất sinh người con thứ 2 có kiểu hình giống ng con đầu là: 3/4 *3/4*1/2=9/32

Xác xuất để người con này dị hợp về 3 cặp gen trên là: 1/3*1/3= 1/9

Xác suất để người con này mang 3 alen trội ( vì luôn có 1 alen trôi D) người con có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng nên phải có kiểu gen AaBbDd  và tỷ lệ là 2/3*2/3= 4/9

Xác xuất để người con này đồng hợp về cả 3 cặp gen là 0 vì Dd x dd  không thể tạo ra DD

Câu 26: Đáp án C

(1)   Cả 2 loài đều không được lợi( ức chế cảm nhiễm)

(2)   Tầm gửi được lợi, còn cây thân gỗ không ( ký sinh)

(3)   Cây phong lan được lợi, cây gỗ không được lợi.( hội sinh)

(4)   Cây nắp ấm được lợi, ruồi bất lợi ( sinh vật này ăn sinh vật khác)

(5)   Cá  ép được lợi, cá lớn không được lợi ( hội sinh)

Vậy số ý đúng là: 2,3,4,5

Câu 27: Đáp án B

Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi là: Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi.

Câu 28: Đáp án A

Kiểu gen AaBbDdeeXfY là con cái, sự giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra như sau:

 từ 1 tế bào sinh dục => 1 giao tử cái nên để tạo ra tất cả các loại giao tử có thể được tạo ra là:

Cặp Aa cho 2 loại giao tử => cần 2 tế bào.

Cặp Dd cho 2 loại giao tử => cần 2 tế bào.

Cặp Bb cho 2 loại giao tử => cần 2 tế bào.

Cặp ee cho 1 loại giao tử => cần 1 tế bào.

Cặp XfY 2 loại giao tử => cần 2 tế bào.

Vậy số tế bào tối thiểu là : 2*2*2*2*1= 16

Câu 29: Đáp án D

Theo quan niệm hiện đại , nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là đột biến

Câu 30: Đáp án C

Tỷ lệ vàng/trắng= 3/1

Tròn dài = 3/1

P dị hợp 2 cặp gen quy định tính trạng màu hoa và hình dạng quả.

Nếu 2 gen PLĐL thì tỷ lệ KH ở đời con sẽ là 9:3:3:1 đề bài => 2 gen cùng nằm trên 1 NST

F1 chỉ có 3 loại kiểu hình => P không có hoán vị gen.( liên kết hoàn toàn)

F1 có kiểu hình vàng dài, trắng tròn không có kiểu hình trắng dài(ab/ab) mà P không có HVG => P :

Câu 31: Đáp án D

Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải làm tăng lượng CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính.

Câu 32: Đáp án B

Gọi tỷ lệ dị hợp ở P là x

F1 có 1/16 aa=  1/4 *x => x= 0.25 => P: 0.75AA: 0.25Aa

Vậy tỷ lệ dị hợp ở F1 là 0.25*1/2= 0.125

Câu 33: Đáp án C

Quy ước gen A – quả tròn; a quả dàiB – chín sớm b – chín muộn

Lấy cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn (aabb) thu được đời con phân ly Kh theo tỷ lệ 4:4:1:1 => 2 gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và có hoán vị gen

Vậy cây quả tròn chín sớm giảm phân cho 4 loại giao tử Ab = aB = 0.4; AB= ab= 0.1, f = 20%

P: Ab/aB x ab/ab

ở loài này có tối đa 10 kiểu gen về 2 locus trên,

Ý (C ) nếu cây quả tròn, chín sớm P tự thụ phấn ab/ab= 0.1*0.1 = 0.01 => A-B- = 0.5+ 0.01= 0.51 Đúng

Ý (D) Ở F1 có 4 kiểu gen.

Câu 34: Đáp án D

Ta thấy F1 có gà mái có màu lông giống bố, gà trống có màu lông giống mẹ => màu lông di truyền chéo => Nằm trên vùng không tương đồng của NST X (1) Đúng

ở gà là XX ; là XY, mà gả trống F1 có lông màu đen giống mẹ => lông đen là trội so với lông trắng.

Quy ước gen: A- lông đen ; a- lông trắng

=>P : XaXa; XA Y=> F1: 50%XA Xa : 50%XaY ( con trống đen, con mái trắng)

Cho F1 giao phối với nhau (XA Xa X XaY ) ta được:

F2: 1 XA Xa: 1 XaXa: 1 XaY: 1 XAY tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới là đồng đều . ý (2) đúng

Cho F2 ngẫu phối tức là (l XA Xa: 1 XaXa) x (1 XaY: 1 XAY )

Kết quả thu được: (l XA : 3Xa) x ( 1XA: 1Xa :2 Y)

Tỷ lệ trắng là: 3/16 XaXa+ 6/16 XaY = 9/16 . Ý (3) SAI

(4) Cho gà mái lông trắng X gà trống lông đen thuần chủng (XaY x XAXA) thì 100% đời con có lông đen

Các ý đúng là 1,2,4

Câu 35: Đáp án D

Cây đỏ có các kiểu gen: AA; Aa; Aa1

Cây vàng có các kiểu gen: aa, aa1

Có các phép lai sau : AA x (aa, aa1) = 100% Đỏ(1)

Aa x aa; Aa x aa1; Aa1 x aa = 50% Đỏ: 50% vàng (2)

Aa1 x aa1 = 50% đỏ: 25% vàng: 25% trắng (5)

Câu 36: Đáp án B

Phát biểu sai là: Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ

vì mức sinh sản của quần thể còn phụ thuộc vào:tỷ lệ đực cái của quần thể, tuổi của các cá thể trong quần thể; các yếu tố môi trường tác động (có lợi và có hại) và phụ thuộc vào nguồn thức ăn và kẻ thù đối địch

Câu 37: Đáp án D

Ý sai (3)  vật chất và năng lượng được tái sử dụng

(4) sinh vật phân giải còn có nấm

Các ý đúng là: 1,2

Câu 38: Đáp án C

ở giới cái XBXb , các tế bào rối loạn phân ly ở GP II cho ra các loại giao tủ : XBXB hoặc XbXb hoặc 0

Các tế bào bình thường cho 2 loại giao tử XB ,Xb

Khi kết hợp với 2 giao tử : Xb,Y của bố cho ra các loại kiểu gen có thể xuất hiện là XBXB Xb, XBXBY, XBXbXb, XbXb, XBXb, XBY, XbY, XBXB XB

Vậy đáp án phù hợp nhất là: C

(Đáp án A còn thiếu, đáp án B sai vì không thể tạo ra kiểu gen chứa 2 NST Y, đáp án D sai vì không thể tạo ra XBXbY ( Do rối loạn ở GP II)

Câu 39: Đáp án B

ý A sai vì nhập gen có thể làm giàu vốn gen của quần thể

Ý C sai vì lượng cá thể xuất cư có thể mang kiểu gen khác số cá thế nhập cư làm thay đổi cấu trúc di truyềnc ủa quần thể.

Ý d sai vì xuất cư có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen

Câu 40: Đáp án B

Cây AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thể hệ

Cặp Aa tự thụ phấn cho ra 2 dòng thuần AA, aa

Cặp bb chỉ cho 1 dòng thuần: bb

Cặp Dd cho 2 dòng thuần: DD, dd

=> Cho tối đa 4 dòng thuần

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2016-2017

MÔN SINH HỌC (LẦN 2)

Thời gian làm bài 50 phút




Câu 1: Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái

B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau

D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái

Câu 2: Thực hiện phép lai giữa hai dòng cây thuần chủng: thân cao, lá nguyên với thân thấp lá xẻ; F1 thu được 100% cây thân cao, lá nguyên. Cho cây thân cao, lá nguyên F1 giao phấn với cây thân cao , lá xẻ. Ở F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao, lá xẻ chiếm 30%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Tỷ lệ cây thân thấp, lá xẻ ở đời F2 là:

A. 5% B. 10% C. 20% D. 30%

Câu 3: Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò

A. chuyển hóa NH4+ thành NO3- B. chuyển hóa N2 thành NH4+

C. chuyển hóa NO3- thành NH4+ D. chuyển hóa NO2- thành NO3-

Câu 4: Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sinh vật.

(2) Thay đổi môi trường sống của sinh vật để cho một gen bình thường nào đó biểu hiện khác thường.

(3) Loại bỏ một gen sẵn có ra khỏi hệ gen.

(4) Làm bất hoạt một gen nào đó.

(5) Làm biến đổi một gen sẵn có trong hệ gen như cho nó tạo nhiều sản phẩm hơn hoặc làm cho nó được biểu hiện một cách khác thường.

(6) Gây đột biến gen dạng thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác nhưng vẫn mã hóa cho chính axit amin đó.

Có bao nhiêu biện pháp không dùng để tạo sinh vật biến đổi gen?

A. 2 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 5: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDD. Quá trình giảm phân có 12% số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các cặp NST khác phân li bình thường. Trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu nhiên 1 giao tử thì xác suất để thu được giao tử mang gen AbbD là bao nhiêu?

A. 1,5% B. 6% C. 12% D. 3%

Câu 6: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hơn hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?

(1) AaBb x Aabb (2) AaBB x aaBb

(3) Aabb x aaBb (4) aaBb x aaBB.

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 7: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?

A. Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các chromatile không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.

B. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới.

C. Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hanh cho quần thể

D. Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen

Câu 8: Một đột biến xuất hiện làm gen A biến thành A. Lúc đầu gen a này rất hiếm gặp trong quần thể sinh vật. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta thấy gen a lại trở nên chiếm ưu thế trong quần thể. Giải thích nào sau đây hợp lí hơn cả?

A. Các cá thể mang gen đột biến giao phối với nhau làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.

B. Môi trường sống đã luôn thay đổi theo hướng xác định phù hợp với gen A.

C. Do nhiều cá thể cùng bị đột biến giống nhau và đều chuyển gen A thành gen a

D. Do cá thể đột biến ban đầu tiếp tục bị đột biến lặp đoạn NST chứa gen a dẫn đến làm tăng số gen lặn A.

Câu 9: Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa:

A. tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

B. tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

C. hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

D. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 10: Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

1. Sau khi kết thúc phân bào, số tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau

5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

A. 3 B. 5 C. 3 D. 2

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X.

A. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai.

B. Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.

C. Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.

D. Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX.

Câu 12: Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài đươc tóm tắt ở hình bên.

Khi xác định các mối quan hệ (1) , (2) , (3) , (4) , (5) , (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây.

(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi

(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.

(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh).

(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.

(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.

(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.

Số phát biểu đúng là:

A. 4 B. 5 C. 6 D. 3

Câu 13: Tại sao khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản?

A. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O mặc dù không làm ảnh hưởng đến quá trình tương tác và gắn của ARN polymerase vào promoter nhưng lại ngăn cản quá trình ARN polymerase tiếp xúc với các gen Z, Y, A.

B. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ thúc đẩy enzyme phân hủy ADN tại thời điểm khởi đầu phiên mã.

C. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ làm thay đổi cấu hình không gian của ARN polymerase.

D. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ ngăn cản ARN polymerase tương tác với ADN tại vị trí khởi đầu phiên mã.

Câu 14: Giả sử trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền vơi tần số của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45; nhóm B =0,21; nhóm AB = 0,3; nhóm O = 0,04. Kết luận nào dưới đây về quần thể này là đúng?

A. Tần số các alen IA, IB và IO quy định các nhóm máu tương ứng là: 0,3; 0,5 và 0,2

B. Tần số kiểu gen quy định các nhóm máu là: ;

C. Khi các thành viên trong quần thể kết hôn ngẫu nhiên với nhau sẽ làm tăng dần tần số cá thể có nhóm máu O.

D. Xác suất để gặp một người nhóm máu B, có kiểu gen trong quần thể là 57,14%

Câu 15: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Trong số các phương pháp dưới đây, phương pháp nào không thể xác định được kiểu gen ở cây hoa đỏ F2.

A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1

C. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn D. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P

Câu 16: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác.

B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.

C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.

D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.

Câu 17: Ở người bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với NST Y gây ra. Giả sử trong một quần thể, người ta thống kê được số liệu như sau: 952 phụ nữ có kiểu gen , 355 phụ nữ có kiểu gen , 1 phụ nữ có kiểu gen , 908 nam giới có kiểu gen , 3 nam giới có kiểu gen . Tần số alen gây bệnh (Xây dựng) trong quần thể trên là bao nhiêu ?

A. 0,081 B. 0,102 C. 0,162 D. 0,008

Câu 18: Trong các quá trình tiến hóa, để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, thì ngoài việc nó nhất thiết phải có những phân tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để có thể tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi?

A. Các enzyme. B. Màng sinh chất C. Ty thể. D. Ribosome.

Câu 19: Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

A. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

B. Bảo tồn đa dạng sinh học.

C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

D. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.

Câu 20: Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này ?

A. Đột biến B. Chọn lọc tự nhiên C. Yếu tố ngẫu nhiên D. Di nhập gen

Câu 21: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.

B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người.

C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.

D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.

Câu 22: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen năm tren NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen nằm trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định.

Xác suất sinh một trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là

A. 0,302 B. 0,148 C. 0,151 D. 0,296

Câu 23: Đâu không phải là cặp cơ quan tương đồng?

A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

B. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

C. Gai xương rồng và lá cây lúa.

D. Gai xương rồng và gai của hoa hồng.

Câu 24: Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu

Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

A. Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1

B. Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.

C. Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.

D. Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3

Câu 25: Ở các loài sinh vật lưỡng bội sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi :

A. Bố mẹ phải thuần chủng.

B. số lượng cá thể con lai phải lớn.

C. alen trội phải trội hoàn toàn.

D. quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra binh thường.

Câu 26: Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :

Một học sinh khi quan sát sơ dồ đã đưa ra các kết luận sau:

  1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng

  2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

  3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST

  4. Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.

  5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.

Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 27: Khi nói về quá trình nhân dôi ADN ờ sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

(1)               Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.

(2)               Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3* của mạch mới.

(3)               Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.

(4)               Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(5)               Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.

(6)               Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.

A. 5 B. 4 C. 3 D. 6

Câu 28: Tốc độ thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội. Trong số các giải thích dưới đây. Có bao nhiêu giải thích đúng?

(1)               Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

(2)               Vùng nhân của tế bào vi khuẩn chỉ chứa 1 phân tử ADN kép vòng.

(3)               Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.

(4)               Vi khuẩn có khả năng truyền gen theo chiều ngang (biến nạp, tải nạp)

(5)               Vi khuẩn có thể sống được ở những nơi có điều kiện rất khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất thấp, môi trường axit...

(6)               Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.

Số gịải thích đúng là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 29: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC ; B = 78oC ; C = 55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

A. D → B → C → E → A B. A → B → C → D → E

C. A → E → C → B → D D. D → E → B → A → C

Câu 30: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:

(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.

(2) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể

(3) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực:cái trong quần thể

(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai

(5) Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi : tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản

(6)  Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài

Có bao nhiêu kết luận đúng ?

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 31: Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có ?

A. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

B. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

C. Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

D. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Câu 32: Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON.

B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh.

C. Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.

D. Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.

Câu 33: Biện pháp nào sau đây tạo được loài mới?

A. Dung hợp tế bào trần, nuôi tế bào lai phát triển thành cây, tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tinh invitro.

B. Nuôi cấy hạt phấn tạo thành dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng.

C. Chọn dòng tế bào soma có biến dị, nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh và nhân lên thành dòng.

D. Gây đột biến gen, chọn lọc dòng đột biến mong muốn và nhân lên thành dòng

Câu 34: ở một loài thực vật, có ba dòng thuần chủng khác nhau về màu hoa : hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Cho các dòng khác nhau lai với nhau, kết quả thu được như sau :

P thuần chủng

F1

F2 (khi F1 tự thụ phấn)

Đỏ x vàng

100% đỏ

74 đỏ : 24 vàng

Đỏ x Trắng

100% đỏ

146 đỏ : 48 vàng : 65 trắng

Vàng x Trắng

100% vàng

63 vàng : 20 trắng

Kiểu gen của các dòng thuần chủng hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng lần lượt là :

A. aaBB, AAbb và aabb B. AABB, AAbb và aaB

C. AABB, AAbb và aabb D. AABB, aaBB và aabb

Câu 35: Nghiên cứu tang trưởng của một quần thể sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định, người ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau:

Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Nhiều khả năng loài này có kích thước cơ thể nhỏ, vòng đời ngắn, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm.

B. Nguồn sống của quần thể là vô hạn

C. Cạnh tranh cùng loài đã thúc đẩy sự tăng trưởng của quần thể một cách nhanh chón

D. Tốc độ tăng trưởng của quần thể ở thời gian đầu là cao nhất và giảm dần về sau.

Câu 36: Cho rằng gen A qui định lông trắng là trội hoàn toàn so với gen a qui định lông đen, gen B qui định mắt mơ là trội hoàn toàn so với gen b qui định mắt hạt lựu. Trong một cơ quan sinh sản của thỏ, người ta thông kê có 120 tế bào sinh giao tử có kiểu gen Ab/aB tham gia giảm phân tạo giao tử. Cho rằng, hiệu suất thụ tinh đạt 100%. Sau khi giao phối với thỏ đực có cùng kiểu gen thì thế hệ con lai xuất hiện 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình lông đen, mắt hạt lựu chiếm 4%. Biết rằng, mọi diễn biến của NST trong giảm phân của tế bào sinh trứng và tinh trùng là như nhau, các hợp tử đều phát triển thành cơ thể trưởng thành. Số tế bào sinh trứng khi giảm phân có xảy ra hoán vị gen là :

A. 18 B. 40 C. 96 D. 92

Câu 37: Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các acidamin như sau:

Bộ ba đối mã AGA : vận chuyển acid amin xerin

Bộ ba đối mã GGG : vận chuyển acid amin prolin

Bộ ba đối mã AXX : vận chuyển acid amin tryptophan

Bộ ba đối mã AXA : vận chuyển acid amin cystein

Bộ ba đối mã AUA : vận chuyển acid amin tyrosine

Bộ ba đối mã AAX : vận chuyển acid amin leucin

Trong quá trình tổng hợp một phân tử protein, phân tử mARN đã mã hóa được 50 xerin, 70 prolin, 80 tryptophan, 90 cystein, 100 tyrosin và 105 leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là :

A. A= 102; U = 771; G = 355; X = 260 B. A = 770; U = 100; G = 260; X = 355

C. A = 772; U = 103; G = 260; X = 356 D. A = 103; U = 772; G = 356; X = 260

Câu 38: Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 10%. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết trong số các dự đoán dưới đây, dự đoán nào không đúng ?

A. Xác suất để người con  gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29

B. Xác suất sinh con thư hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64

C. Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 4/11

D. Có thể biết chính xác kiểu gen của 9 người trong gia đình trên

Câu 39: Giả sử có hai quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền đang sống ở hai bên sườn núi của dãy Hoàng Liên Sơn. Quần thể 1 sống ở sườn phía Đông, quần thể 2 sống ở sườn phía Tây. Quần thể 1 có tần số alen lặn rất mẫn cảm với nhiệt độ (kí hiệu là tsL) là 0,8 ; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một «hẻm núi» hình thành và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía Tây phong phú hơn, một số lượng lớn cá thể từ quần thể 1 đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy nhiên, do nhiệt độ trong môi trường sống ở sườn phía Tây thay đổi nên alen tsL trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử. Mặc dù, alen này không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá thể đồng hợp tử trưởng thành di cư từ quần thể sang. Tần số alen tsL ở quần thể mới phía Tây và ở chính quần thể này sau 5 thế hệ sinh sản ngẫu phối được mong đợi lần lượt là :

A. 0,56 và 0,17 B. 0,8 và 0,57 C. 0,24 và 0,05 D. 0,24 và 0,11

Câu 40: một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen qui định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau :

Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzyme A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được  F1 . Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 . Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng ?

(1)   ở F2 có 8 kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ

(2)   ở F­2 ,kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất

(3)   trong số các cây hoa trắng ở F2 , tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%

(4)   nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0%

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án

1-B

2-C

3-D

4-A

5-A

6-B

7-D

8-B

9-D

10-A

11-D

12-C

13-D

14-D

15-A

16-B

17-B

18-B

19-C

20-C

21-A

22-A

23-D

24-C

25-D

26-A

27-B

28-A

29-A

30-B

31-C

32-B

33-A

34-C

35-A

36-C

37-D

38-C

39-D

40-D


LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Vì các loài sinh vật khác nhau thì phản ứng khác nhau đối với tác động của 1 nhân tố sinh thái

Câu 2: Đáp án C

P (tc) thân cao lá nguyên, x thân thấp lá xẻ

F1 : 100% thân cao lá nguyên

F2: 4 loại KH, thân cao lá xẻ 30%

F1 đồng hình thân cao lá nguyên => thân cao là trội so với thân thấp ; lá nguyên là trội so với lá xẻ.

Quy ước gen : A thân cao ; a thân thấp

B lá nguyên; b lá xẻ

Kiểu hình thân thấp lá xẻ (aabb) = 0.5 – thân cao lá xẻ = 0.5-0.3 = 0.2

Câu 3: Đáp án D

trong chu trình nitơ , vi khuẩn nitrat có vai trò chuyển hóa NO2- thành NO3-

Câu 4: Đáp án A

Các biện pháp sử dụng để tạo sinh vật biến đổi gen là: (1), (3),(4), (5)

Vậy có 2 cách không dùng để tạo ra sinh vật biến đổi gen

Câu 5: Đáp án A

Cơ thể có kiểu gen AaBbDd có 12% tế bào bị rối loạn phân ly

Cặp NST mang cặp gen Bb rối loạn phân ly ở GP1 , GP2 bình thường tạo ra các loại giao tử: Bb  và  0  với tỷ lệ ngang nhau = 0.12: 2 = 0.06

Tỷ lệ giao tử AD là 1/4

Vậy xác suất để lấy ngẫu nhiên được 1 giao tử ABbD là 0.06 * 1/4 = 0.015 = 1.5%

Câu 6: Đáp án B

A thân cao, a thân thấp

B hoa đỏ; b hoa trắng

Để đời con có tỷ lệ thân thấp hoa trắng là 25% , ta có 2 trường hợp

TH1: 1 bên bố mẹ cho 100% ab , bên còn lại cho 0,25 ab => P: aabb x AaBb ( loại ,có trong đáp án)

TH2: mỗi bên bố mẹ cho 0.5 ab => P: Aabb x Aabb ( không có trong đáp án) aaBb x Aabb (3) và aaBb x aaBb (4)

vậy có 2 cặp bố mẹ thỏa mãn điều kiện

Câu 7: Đáp án D

Khi nói về đột biến cấu trúc NST ý không đúng là: có thể sử dụng để lập bản đồ gen

Câu 8: Đáp án B

Một đột biến làm gen A => gen a , sau 1 thời gian gen a lại phổ biến trong quần thể là do môi trường sống đã luôn thay đổi theo hướng phù hợp với gen a

Câu 9: Đáp án D

Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của các cá thể có ý nghĩa làm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Câu 10: Đáp án A

Các khẳng định đúng là: (1), ( 4), (5)

Đáp án A

(2) sai vì tế bào 2 đang ở kỳ giữa giảm phân 2

(3) Nếu giảm phân bình thường TB 1 cho các tế bào có kiểu gen:là Ab và aB. hoặc AB và ab 

(6) nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và 0

Câu 11: Đáp án D

Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở giới mang cặp XX không phải đặc điểm của gen lặn trên NST X

Câu 12: Đáp án C

Các ý đúng là 1,2,3,4,5,6

Câu 13: Đáp án D

Khi protein ức chế gắn vào vùng vận hành thì sự phiên mã của gen Z, Y, A bị ngăn cản  vì protein ức chế sẽ ngăn cản ARN polimerase gắn vào vị trí khởi đầu phiên mã.

Câu 14: Đáp án D

Nhóm A = 0.45 ; nhóm B là 0.21; nhóm AB = 0.3; nhóm O = 0.04

Vì quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tần số alen

Nhóm máu A có 2 kiểu gen IAIA và IAIO cũng ở trạng thái cân bằng di truyền

IAIA + 2IAI° = 0.45 =>IA= 0.5

Tương tự với nhóm máu B ta có IB= 0.3

Cấu trúc di truyền cùa quần thề là (IA + IB + IO)2 = 0.25 IAIA +0.2 IAIO + 0.09 IBIB + 0.12 IBIO + 0.3 IAIB + 0.04 IOIO

Đáp án A , B , C ( vì quần thể cân bằng di truvền) sai

Xác suất bắt gặp 1 người nhóm máu B kiểu gen IBIO là : 0.12/0.21 = 57.14%

Câu 15: Đáp án A

F1 toàn cây hoa đỏ => P thuần chủng, đỏ là trội hoàn toàn so với trắng,

F1 giao phấn cho F2: 3 đỏ, 1 trắng => dị hợp 1 cặp gen Aa

Ở F2 cây hoa đỏ có kiểu gen AA hoặc Aa

Phép lai không xác định được kiểu gen hoa đỏ ở F2 là lai với cây hoa đỏ P ( AA) vì đời con 100% hoa đỏ

Câu 16: Đáp án B

Khẳng định không đúng là: B

Các quần xã ở vùng nhiệt đới đa dạng hơn các quần xã ở vùng ôn đới vì điều kiện môi trường ở vùng nhiệt đới phức tạp hơn

Câu 17: Đáp án B

Bên nam: tần số alen bằng luôn tần số kgen trên

Bên nữ: Tần số alen tính như trên NST thường:

Tần số alen D ở 2 giới là:

Tần số alen trong quần thể là 1- 0,908 = 0,102

Câu 18: Đáp án B

Để 1 hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi thì ngoài việc phải có những phân tử có khả năng tự tái bản thì nó còn câng 1 lớp màng bao bọc, có khả năng trao đổi các chất với môi trường

Ví dụ như ở giọt côaxecva , có các đặc tính sơ khai của sự sống, nó có lớp lipit bao bọc bên ngoài.

Câu 19: Đáp án C

Hoạt động của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái là :

Đáp án C: Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn

Câu 20: Đáp án C

Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân chính là yếu tố ngẫu nhiên : cơn bão to

Yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gen với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình

Đáp án C

B chưa đúng. CLTN ở đây ít thể hiện vai trò vì môi trường ở 2 hòn đảo là giống nhau

Câu 21: Đáp án A

Khẳng định đúng là A

B sai, diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ một môi trường không có sinh vật

C sai, động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự biến đổi của quần xã sinh vật

D sai, con người có những hoạt động có ích cho diễn thế sinh thái như : trồng rừng, mở các khu bảo tồn động vật, …

Câu 22: Đáp án A

Xét bệnh bạch tạng :  A bình thường >> a bị bệnh

-          Người 12 bị bệnh bạch tạng aa

            → cặp vợ chồng 7 x 8 có kiểu gen : Aa x Aa

            → người 13 có dạng là (1/3AA : 2/3Aa)

-          Phân tích tương tự, người 14 có dạng là (1/3AA : 2/3Aa)

Cặp vợ chồng 13 x 14 : (1/3AA : 2/3Aa) x (1/3AA : 2/3Aa)

-          Nếu cặp vợ chồng có kiểu gen là Aa x Aa : rơi vào TH này có xác suất là 4/9

Xác suất sinh 2 con không bị bệnh là :

3/4 x 3/4 = 9/16

-          Các TH còn lại, đời con 100% không bị bệnh

Vậy xác suất chung (1) là : 9/16 x 4/9 + 1 x 5/9 = 29/36

Xét bệnh mù màu : B bình thường >> b mù màu

            Cặp vợ chồng 3 x 4 : XBX-  x XbY

            → người 9 : XBXb

            Cặp vợ chồng 9  x 10 : XBXb x XBY

            → người 14 có dạng : (1/2 XBXB : 1/2 XBXb)

Cặp vợ chồng 13 x 14 : XBY x (1/2 XBXB : 1/2 XBXb)

Vậy xác suất chung (2) là : (3/4 x 1/2) x (1 x 1/2) x 2  = 3/8

Vậy xác suất cần tìm là : 3/8 x 29/36 = 29/96 = 0,302

Câu 23: Đáp án D

Cặp cơ quan không phải là cơ quan tương đồng là : Gai xương rồng và gai của hoa hồng.

Đây là cơ quan tương tự. Gai xương rồng là biến dị của lá còn gai hoa hồng là biến dị của thân

Câu 24: Đáp án C

Khẳng định đúng là C.

Tiêu diệt bớt diều hâu → số lượng rắn hổ mang tăng → số chuột đồng giảm do bị rắn ăn thịt nhiều hơn

Câu 25: Đáp án D

Mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi : quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra binh thường.

Câu 26: Đáp án A

Các kết luận đúng là : 2, 3, 4, 5

Đáp án A

1 sai, đây là trao đổi chéo không cân giữa 2 NST không tương đồng : abcde và 12345

Câu 27: Đáp án B

Các kết luận đúng là : (1) (2) (4) (6)

Đáp án B

3 sai, trong quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ, chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép

5 sai, khởi đầu tổng hợp mạch mới cần có các phức hợp mở đầu : ở E.Coli, theo Kornberg, phức hợp mở đầu gồm : DnaA protein ( 52kD) + ATP + protein HU

Câu 28: Đáp án A

Các giải thích đúng là : (1) (2) (4)

Câu 29: Đáp án A

Liên kết A-T bằng 2 liên kết hidro

Liên kết G-X bằng 3 liên kết hidro

→  càng nhiều liên kết A-T , nhiệt độ nóng chảy càng giảm

Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là : D → B → C → E → A

vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nu tăng dần là D → B → C → E → A

Câu 30: Đáp án B

Các kết luận đúng là : (1) (4) (6)

Đáp án B

2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể

3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực : cái

5 sai, một số loài sinh vật không được chia nhóm như thế vậy. ví dụ như vi khuẩn : không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con

Câu 31: Đáp án C

Đặc điểm mà không phải cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có là : C

Đột biến gen thường không làm giảm tính đa dạng di truyền trong quần thể

Câu 32: Đáp án B

Phát biểu không đúng là : B

Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị

Câu 33: Đáp án A

Biện pháp tạo được loài mới là : dung hợp tế bào trần

Câu 34: Đáp án C

Phép lai 2 :

F1 : Đỏ tự thụ

F2 : 56,37% đỏ : 18,53% vàng : 25,09% trắng ≈ 56,25% : 18,75% : 25%

9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng

F2 có 16 tổ hợp lai

F1 cho 4 tổ hợp giao tử

F1 : AaBb

F2 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

A-B- = đỏ               A-bb = vàng                aaB- = aabb = trắng

Tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung kiểu 9 : 3 : 4 qui định

Vậy kiểu gen P2 : AABB x aabb

Phép lai 1 :

            F2 : 3 đỏ : 1 vàng ↔ 3A-B- : 1A-bb

            → F1 : AABb              →P1 : AABB x AAbb

Phép lai 3 :

            F2 : 3 vàng : 1 trắng ↔ 3 A-bb : 1aabb

            → F1 : Aabb                → P3 : AAbb x aabb

Câu 35: Đáp án A

Khẳng định phù hợp nhất là A

B sai, nguồn sống không thể là vô hạn

C sai, cạnh trnah cùng loài thường làm quần thể giữ cân bằng số lượng cá thể

D sai, tốc độ tăng trưởng càng ngày càng tăng

Câu 36: Đáp án C

F1 : kiểu hình aabb = 4%

Giảm phân ở thỏ đực và thỏ cái như nhau

mỗi bên cho giao tử ab = 0,2

Vậy thỏ cái cho giao tử ab = AB = 0,2 – đây là các giao tử mang gen hoán vị

có 0,4 số trứng mang gen hoán vị

Do 1 tế bào sinh trứng giảm phân cho 1 trứng

có 0,4 số tế bào sinh trứng giảm phân có hoán vị gen

Do HVG chỉ xảy ra ở 2/4 số cromatide nên số tế bào sinh trứng giảm phân

có xảy ra HVG là: 120 x 0.4/ 0.5 = 96

Câu 37: Đáp án D

tổng số nucleotit của mRNA LÀ (50+70+80+90+100+105) *3 +6 = 1491

Trên phân tử mARN này mã hóa: 

50 xerin ↔ 50 x (2U + 1X) 90 cystein ↔ 90 x (2U + 1G)

70 prolin ↔ 70 x 3X 100 tyrosin ↔ 100 x (1A + 2U)

80 tryptophan ↔ 80 x (1U + 2G) 105 leucin ↔ 105 x (2U + 1G)

Và mã kết thúc : UAA , mã mở đầu : AUG

Mã kết thúc không tham gia dịch mã nhưng vẫn được tính vào số nu của mRNA 

Vậy trên mARN có số lượng nu là

A = 100A+ 2A+ 1A= 103

U = 2x50U + 80U+ 90x2 U+ 100x2U +105x 2U + 1U +1U = 772

G = 80x2 G+ 90 G+ 105x2 G + 1G= 356

X = 70x3X + 50X = 260

Câu 38: Đáp án C

A bình thường >> a bị bệnh

Người phụ nữ bình thường A- có :

-          Mẹ bình thường A- , ông bà ngoại bình thường và có em trai bị bệnh aa

mẹ người phu nữ có dạng (1/3AA : 2/3Aa)

-          Bố bình thường A- , đến từ quần thể có tần số alen a = 10%

Cấu trúc quần thể này là : 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa

người bố có dạng (9/11AA : 2/11Aa)

-          Bố mẹ người phụ nữ : (1/3AA : 2/3Aa) x (9/11AA : 2/11Aa)

Đời con theo lý thuyết : 20/33AA : 12/33Aa : 1/33aa

Vậy người phụ nữ có dạng là : (5AA : 3Aa)

Người nam giới bình thường A- có mẹ bị bệnh aa

người nam giới có kiểu gen là Aa

Cặp vợ chồng là : (5AA : 3Aa) x Aa

-          Xác suất cặp vợ chồng này sinh con gái, không bị bệnh là:

1/2 x (1 – 3/16x1/2) = 29/64

Xác suất cặp vợ chồng này sinh con gái có kiểu gen Aa là :

1/2 x (13/16x1/2 + 3/16x1/2) = 1/4

Vậy xác suất con gái cặp vợ chồng mang alen gây bệnh là :

      1/4 : 29/64 = 16/29 ↔ A đúng

-          Xác suất sinh đứa thứ hai không bị bệnh của cặp vợ chồng trên là 29/64

B đúng

-          Xác suất để bố đẻ người vojwmang alen gây bệnh là 2/11

C sai

Có thể biết chính xác kiểu gen của :

Bên phía người vợ : cậu (aa), ông bà ngoại người vợ : Aa x Aa

Bên phía người chồng : mẹ chồng (aa), chị chồng (aa), chồng (Aa), bố chồng (Aa), ông bà ngoại người chồng : Aa x Aa

Câu 39: Đáp án D

Kí hiệu tần số alen tslà  a

-          Trước đợt lũ :

Quần thể 1 : a = 0,8

Quần thể 2 : a = 0

-          Sau đợt lũ :

Quần thể 1 : a = 0,8 ( tần số alen không đổi, chỉ có số lượng cá thể giảm đi do chuyển sang quần thể 1 )

Quần thể 2 : a = 

- Sau 5 thế hệ, chọn lọc loại bỏ kiểu gen

Quần thể 2:

Câu 40: Đáp án D

P : AABBDD x aabbdd

F1 : AaBbDd

F1 x F1 :

F2 :

Số kiểu gen qui định hoa đỏ (A-B-D-) là 2 x 2 x 2 = 8 → (1) đúng

Kiểu hình có kiểu gen qui định ít nhất là hoa vàng (A-B-dd) = 2 x 2 = 4

Do kiểu hình hoa trắng có số KG qui định là : 3 x 3 x 3 – 8 – 4= 15

(2) đúng

Tỉ lệ hoa đỏ là : ¾ x ¾ x ¾ = 27/64

Tỉ lệ hoa vàng là : ¾ x ¾ x ¼ = 9/64

Tỉ lệ hoa trắng là : 1 – 27/64 – 9/64 = 28/64

Tỉ lệ hoa trắng đồng hợp     (aabbdd + AAbbdd + aaBBdd + aabbDD + aaBBDD + AAbbDD)

                                                ↔ aa (BB+bb) (DD+dd) + AAbb (DD + dd) là :

            ¼ x ½ x ½ + ¼ x ¼ x ½ = 6/64

Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp là 28/64 – 6/64 = 22/64

tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp trong tổng hoa trắng là 22/28= 78,57%

(3) đúng

Hoa vàng F2 : (AA+Aa) (BB+Bb)dd

Hoa vàng x hoa vàng :

F3 không có hoa đỏ vì không tạo được kiểu hình D-

(4) đúng

Vậy cả 4 nhận định đều đúng


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ NGHIỆM

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Câu 1: Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:

I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.

II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.

III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x. Thứ tự đúng của các bước trên là:

A. I → II → III. B. I → III → II. C. II → I → III. D. II → III → I.

Câu 2: Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

A. 13 B. 15 C. 21 D. 42

Câu 3: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

  1. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.

  2. Trồng cây gây rừng.

  3. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

  4. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. kỉ Đệ tứ. B. kỉ Triat (Tam điệp).

C. kỉ Đêvôn D. kỉ Krêta (Phấn trắng).

Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp?

A. Aa × Aa. B. Aa × AA. C. AA × aa. D. aa × aa.

Câu 6: Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu?

A. Cho cây phong lan này tự thụ phấn.

B. Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác.

C. Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này.

D. Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của cây phong lan thuộc giống khác.

Câu 7: Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1.

Các số 1, 2, 3 lần lượt là

A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.

B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc.

Câu 8: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất?

I. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu.

II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí.

III. Bón phân đạm hóa học.

IV. Bón phân hữu cơ.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

C âu 9: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây?

A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn.

C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.





Câu 10: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:

A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.

C. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

D. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng.

Câu 11: Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là

A. đều diễn ra trong nhân tế bào.

B. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

C. đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.

D. đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.

Câu 12: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.

B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.

D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

Câu 13: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?

A. Cánh chim và cánh bướm.

B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.

C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

D. Chi trước của mèo và tay của người.

Câu 14: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

  2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

  3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.

  4. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 15: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?

A. 12 B. 24 C. 25 D. 23

Câu 16: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma.

B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính.

C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY

D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX.

Câu 17: Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính?

I. Quang hợp ở thực vật.

II. Chặt phá rừng.

III. Đốt nhiên liệu hóa thạch.

IV. Sản xuất công nghiệp.

Hiện tượng gây hiệu ứng nhà kính tương đương với các hiện tượng làm tăng hàm lượng CO2 trong không khí .

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 18: Các vùng trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể giới tính XY ở người được ký hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VI trong hình 3. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính này, vùng tương đồng giữa nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng nào sau đây ?

A. I và IV; II và V. B. II và IV; III và V.

C. I và V; II và VI. D. I và IV; III và VI.

Câu 19: Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Di - nhập gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 20: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. Kiểu gen của P là

A. AAaa × aaaa. B. AAaa × Aaaa C. Aaaa × Aaaa D. AAaa × AAaa.

Câu 21: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.

B. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.

C. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.

D. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu 22: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?

A. B. C. D.

Câu 23: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.

III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 24: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen.

II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể.

IV. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 25: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này? I. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.

II. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.

III. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.

V. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 26: Khi nói về chu trình sinh địa hóa những phát biểu nào sau đây sai?

I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.

II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp.

III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng

IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon.

A. I và II B. II và IV C. I và III. D. III và IV.

Câu 27: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi không xảy ra đột biến thì các yếu tố ngẫu nhiên không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

B. Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.

C. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

Câu 28: Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.

D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

Câu 29: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?

I. AaBb × Aabb.               II. Aabb × Aabb. III. AaBb × AaBb.               IV. aaBb × aaBb.

V. aaBb × AaBB.              VI. aabb × aaBb. VII. AaBb × aabb.             VIII. Aabb × aabb.

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 30: Theo định luật Hacđi - Vanbec, các quần thể sinh vật ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

I. 100% aa. II. 0,32AA : 0,64Aa : 0,04aa. III. 0,5AA : 0,5aa.

IV. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa V. 100% AA. VI. 100% Aa.

A. II, III, IV B. I, V, VI C. I, IV, V D. III, IV, VI.

Câu 31: Cho biết gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không có đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lý thuyết, phép lai cho đời con có tối đa số kiểu gen, kiểu hình là:

A. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

B. 32 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.

C. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

D. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình

Câu 32: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn.

II.Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

III.Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.

IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 33: Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì.

II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ.

III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa.

IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 34: Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, Aa quy định hoa hồng và aa quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này gồm 560 cây hoa đỏ, 280 cây hoa hồng và 160 cây hoa trắng. Khi các cây trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên đưa đến trạng thái cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền của quần thể này là

A. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa B. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa D. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.

Câu 35: Ở một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P), số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 10%. Ở F1, số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ

A. B. C. D.

Câu 36: Nghiên cứu thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

0,5

0,6

0,65

0,675

Aa

0,4

0,2

0,1

0,05

aa

0,1

0,2

0,25

0,275

Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là

A. đột biến B. giao phối ngẫu nhiên

C. các yếu tố ngẫu nhiên D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 37: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp (P), thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho các cây F2 tự thụ phấn, thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ

A. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp B. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.

C. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

Câu 38: Ở một loài động vật giao phối, xét hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau giữa các cá thể của loài này (chỉ tính phép lai thuận) đều tạo ra đời con có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen đang xét?

A. 10 B. 16 C. 8 D. 4

Câu 39: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBbDd, cho đời con có số con lông nâu, chân cao chiếm tỉ lệ

A. 3,125% B. 28,125% C. 42,1875% D. 9,375%.

Câu 40: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau.III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/4.IV. Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4


Đáp án

1-B

2-B

3-D

4-D

5-A

6-C

7-C

8-D

9-A

10-B

11-B

12-D

13-A

14-C

15-A

16-C

17-C

18-D

19-A

20-C

21-D

22-B

23-C

24-D

25-C

26-D

27-A

28-D

29-A

30-C

31-A

32-B

33-B

34-A

35-B

36-D

37-B

38-A

39-B

40-B


LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định là I → III → II.

Câu 2: Đáp án B

Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14 →Thể ba thuộc loài này có bộ NST là 2n +1 = 15

Câu 3: Đáp án D

Tất cả những hoạt động I,II,III, IV của con người đều là các hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Câu 4: Đáp án D

Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ kỉ Krêta (Phấn trắng).

Câu 5: Đáp án A

Quy ước A - thân cao >> a - thân thấp

Để đời con sinh ra được cả thân cao và thân thấp thì ở bố và mẹ cần phảiđều có A và a trong kiểu gen

Bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp Aa

Đáp án A

Phép lai B và C cho ra 100% đời con có kiểu hình thân cao

Phép lai D cho đời con có 100 % kiểu hình thân thấp

Câu 6: Đáp án C

Để tạo ra một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu thì ta thực hiện biện pháp nuôi cấy tế bào , mô của cây phong lan đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh

Vì các tế bào trong cây lan ban đầu có kiểu gen giống nhau , nên các cây con được tạo ra từ các tế bào , mô đó có kiểu gen giống nhau

Câu 7: Đáp án C

Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được minh họa trong hình 1 là

1- sợi cơ bản

2- sợi chất nhiễm sắc

3- sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

Câu 8: Đáp án D

Cả 4 biện pháp trên đều bổ sung hàm lượng đạm trong đất.

Câu 9: Đáp án A

Trong hình 2 thì ta thấy cụm gen BCD trong NST ban đầu(NST sô 1) bị đảo đi 1800 ở NST đột biến (NST số 2) →Đột biến đảo đoạn NST

Câu 10: Đáp án B

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng

1.Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

2.Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

3. Tạo dòng thuần chủng.

Câu 11: Đáp án B

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã của sinh vật nhân thực là đều diễn ra theo nguyên tác bổ sung

Trong quá trình phiên mã nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở sự bắt cặp giữa các ribonucleotit tự do ngoài môi trường với các nucleotit trên mạch mạch khuôn của AND( A gốc liên kết với U tự do , T gốc liên kết với A tự do, G gốc liên kết với X tự do, X gốc liên kết với G tự do)

Trong quá trình dịch mã thì nguyên tắc bổ sung được thế hiện qua sự bắt cặp giữa các nucleotit trong bộ ba mã hoán trên mARN và các nucleotit trong bộ ba đối mã trên t ARN

Câu 12: Đáp án D

Các ý đúng là A,B,C .

D sai vì mỗi một loài sinh vật khác nhau sẽ tồn tại trong các ổ sinh thái khác nhau và thích nghi với các điều kiện sống khác nhau nên giới hạn sinh thái ở các loài khác nhau là khác nhau

Câu 13: Đáp án A

Cơ quan tương tự là các cơ quan thực hiện chung 1 chức năng nhưng có nguồn gốc khác nhau

Cánh chim và cánh bướm có chúng chức năng là bay nhưng chúng có nguồn gốc khác nhau

Đáp án A

Ruột thừa và ruột tịt ở động vật đều có nguồn gốc là manh tráng ở nhóm động vật ăn thực vật

Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người có chung 1 nguồn gốc

Chi trước của mèo và tay của người có chung nguồn gốc là chi trước của động vật có xương sống

Câu 14: Đáp án C

I – sai đột biến thay thế có thể không dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã nếu như đột biến thay thế không làm xuất hiện bộ ba kết thúc II. Đúng , đột biến gen có thể làm xuất hiện thêm các alen mới trong quần thể III. Đúng IV. Đúng Vậy có 3 phát biểu đúng

Câu 15: Đáp án A

Loài thực vật có 2n = 24 => n = 12 .

Số lượng đột biến thể 1 tối đa khác nhau thuộc loài này là 12

Câu 16: Đáp án C

A- sai vì ở một cơ thể thì tất cả các tế bào có chung một kiểu gen và NST giới tính có ở cả nhóm tế bào sinh dục và nhóm tế bào xô ma ( sinh dưỡng)

B- sai NST giới tính có chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường →hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính

C- Đúng

D- sai vì động vật có vú thì con đực có bộ NST XY ; cái là XX nên các gen nằm trên NST X sẽ được truyền cho cả XX và XY

Câu 17: Đáp án C

Các hiện tượng đó là II, III,IV .

Hiện tượng quan hợp ở thực vật là giảm hàm lượng CO2 trong không khí nên không gây hiệu ứng nhà kính

Câu 18: Đáp án D

Vùng tương đồng giữa nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng I và IV ; III và VI

Câu 19: Đáp án A

Nhân tố vừa làm phong phú vốn gen của quần thể vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể là hiện tượng di nhập gen

Chọn lọc tự nhiên , các yếu tố ngẫu nhiên , giao phối không ngẫu nhiên là các yếu tố làm nghèo vốn gen của quần thể

Câu 20: Đáp án C

A: quả đỏ ; a: quả vàng

Cho 2 cây tứ bội lai với nhau (P) => F1: 3 quả đỏ: 1 quả vàng, có 4 tổ hợp giao tử , => 2 bên bố mẹ , mỗi bên cho 2 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau.

Ta thấy cặp bố mẹ C thỏa mãn điều kiện này: Aaaa x Aaaa

Sơ đồ lai:

P:

Aaaa

x

Aaaa

G:

Aa : aa


Aa : aa

F1:

1AAaa : 2 Aaaa : 1 aaaa

Tỷ lệ KH:

3 quả đỏ, 1 quả vàng

Câu 21: Đáp án A

Ý sai là A: vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’

Câu 22: Đáp án B

Phép lai A, C, D đều tạo ra đời con có tỷ lệ kiểu hình 3: 1

Chỉ có phép lai B cho ra tỷ lệ KH 1:2:1

Sơ đồ lai:

P:

x

G:

AB = ab


Ab = aB

F1:

Tỷ lệ KH:

1 : 2 :1


Câu 23: Đáp án C

Các phát biểu đúng là: II, III, IV

I sai - ổ sinh thái là không gian sinh thái , còn nơi ở là địa điểm địa lý

Câu 24: Đáp án D

Các phát biểu đúng là: I, II, III, IV

Câu 25: Đáp án C

Các phát biểu đúng là I, IV, V

Các phát biểu sai:

II: Sai vì sinh vật tiêu thụ gồm động vật phù du, cá trích, cá ngừ

III: Sai và cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4

Câu 26: Đáp án D

Các ý sai là : III, IV

III: sai vì thực vật hấp thụ ni tơ ở dưới dạng

IV. Sai vì trong chu trình cacbon thì vẫn có sự lắng động vật chất dưới dạng than đá, dầu lửa.

Câu 27: Đáp án A

Ý sai là: A : các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể dù có đột biến hay không.

Câu 28: Đáp án D

Lưới thức ăn:

Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 ( trong chuỗi thức ăn : cỏ => thỏ => trăn )Hoặc thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 ( trong chuỗi thức ăn cỏ => châu chấu=> gà, chim sâu => trăn)

Câu 29: Đáp án A

A: thân cao ; a : thân thấp

B: quả tròn; b: quả dài

Trội là trội hoàn toàn

P giao phấn => F1: trong 448 cây có 112 cây thâp, quả dài: (aabb)

Tỷ lệ aabb = 0.25 => cả 2 bên bố mẹ đều cho giao tử ab.

TH1: 1 bên cho 100% ab , bên còn lại cho 0.25 ab

=> P: aabb x AaBb (VII)

TH2: mỗi bên cho 0.5 ab => P: Aabb x Aabb (II) ; aaBb x aaBb (IV);

Câu 30: Đáp án C

Quần thể ở trạng thái cân bằng có thành phần kiểu gen:

Quần thể thỏa mãn gồm I, IV, V

Câu 31: Đáp án C

Ta có phép lai : BD/bd XAXa x BD/bD XaY = (BD/bd x BD/bD)( XAXa x XaY)

Xét BD/bd x BD/bD

BD/bd → 4 giao tử BD ; bd ; Bd ; bD

BD/bD → 2 giao tử BD và bD

Có hai cặp giao tử trùng nhau nên ta sẽ có số kiếu gen là

kiểu gen

Số loại ldếu hình là 2 x 1 = 2

Xét XAXa X XaY → 4 kiểu gen

Số loại kiểu hình là 4

Vậy số kiểu gen tối đa thu được ở đời con là : 4 x 7 = 28

Số kiểu hình thu được tối đa ở đời con là 2 x 4 = 8

Câu 32: Đáp án B

Các ý đúng là I và IV .

II. Sai vì các loài chim này có các loại thức ăn khác nhau nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của chúng không trùng nhau .

III. Sai – số lượng các cá thể của các loài chim này không thể bằng nhau vì chúng thuộc các loài khác nhau

Câu 33: Đáp án B

I sai – biến động số lượng cá thể của quần thể thỏa và mèo rừng Canađa đều là biến động theo chu kì

II. Đúng .

III. Sai , quần thể mèo rừng tăng số lượng thì quần thể thỏ giảm số lượng và ngược lại →tỉ lệ nghịch

IV . Đúng , kích thước của quần thể con mồi luôn lớn hơn kích thước của quần thể vật săn mồi

Vậy có 2 đáp án đúng

Câu 34: Đáp án A

Ta có thành phần kiểu gen trong quần thể là :

AA= 560

Aa = 280

aa = 160

Tổng số cá thể trong quần thể là 560 + 280 + 160 = 1000

Tần số alen A trong quần thể là : A = (560 + 280 :2) : 1000 = 0,7

Tần số alen a trong quần thể là : a = 1- 0,7 = 0,3

Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì ta có :

(0,7 A + 0,3 a)2 = 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.

Câu 35: Đáp án B

A- thân cao trôih hoàn toàn so với a thân thấp

Thân thấp (aa) ở P = 0,1 →Tỉ lệ kiểu hình thân cao là 0,9

Quần thể giao phối ngẫu nhiên ở F1 thì aa= 0,09 → Tần số alen a trong quần thể là 0,3

Vậy trong quần thể P ban đầu kiểu hình thân cao gốm có kiểu gen AA và kiểu gen Aa

Aa →1/2 A : 1/2 a

Tỉ lệ Aa ở P sẽ là : (0,3 – 0,1 )× 2 = 0,4

Trong tổng số các cây thân cao ở P thì kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ là 0,4 : 0,9 =

Câu 36: Đáp án D

Ta nhận thấy thành phần kiểu gen trong quần thể thay đổi trong các thế hệ theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể

Quần thể có hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên

Câu 37: Đáp án B

Quy ước A- cao trội hoàn toàn so với a – thấp

Thân cao thuần chủng ×P thân thấp : AA x aa→Aa

F1 : Aa x Aa

F2 : 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa

F2 tự thụ thì

1/4 AA tự thụ →1/4 AA

2/4 Aa tự thụ →2/4 (1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa)= 1/8 AA : 1/4 Aa : 1/8 aa

1/4 aa tự thụ → 1/4 aa

Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là

Thấp = 1/8 + 1/4 = 3/8

Cao = 1 – 3/8 = 5/8

Tỉ lệ 5 cao : 3 thấp

Câu 38: Đáp án A

Có 4 kiểu hen tạo ra giao tử ab: AaBb, Aabb, aaBb và aabb

Ta có 4 phép lai mà kiểu gen của bố mẹ giống nhau (tự thụ phấn) và cách chọn ra 2 kiểu gen tạo thành 1 phép lai.

Vậy số phép lai khách nhau tạo ra kiểu gen aabb ở đời con là:

Câu 39: Đáp án B

Quy ước : A-B - lông nâu ; A-bb = aaB- = aabb = trắng

D chân cao ; d chân thấp

Ta có : AaBbDd × aaBbDd = (Aa x aa)(Bb x Bb) (Dd x Dd) = (1/2 Aa : 1/2 aa)(3/4 B- : ¼ bb) ( 3/4 D- : 1/4 dd)

Ta có tỉ lệ kiểu hình đời con lông nâu chân cao A-B- D = 1/2 A- x 3/4B- x 3/4 D- = 9/32 = 0,28125= 28.125%

Câu 40: Đáp án B

Xét quy luật di truyền bệnh M ở người

Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh →Gen gây bệnh là gen lặn

Bố bình thường sinh con gái bị bệnh →Gen bị bệnh nằm trên NST thường


Kết thúc hành trình khám phá 12 đề thi thử môn Sinh học THPT Quốc gia với đáp án và lời giải chi tiết, chúng ta đã có cơ hội rèn luyện và nắm vững kiến thức trong môn học quan trọng này. Việc làm bài và giải quyết các câu hỏi trong những đề thi thử này đã giúp chúng ta đánh giá và củng cố kiến thức của mình, từ đó nắm vững cấu trúc và dạng câu hỏi thường gặp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Với sự tổ chức và cung cấp đáp án và lời giải chi tiết, chúng ta đã có cơ hội tự kiểm tra và đánh giá khả năng của mình. Qua việc so sánh câu trả lời của mình với đáp án và nắm vững lời giải, chúng ta có thể xác định những khuyết điểm và cần khắc phục trong quá trình học tập.

Đồng thời, những đề thi thử này cũng giúp chúng ta làm quen với tốc độ và thời gian làm bài, từ đó nâng cao khả năng làm bài và quản lý thời gian trong quá trình thi. Điều này rất quan trọng để đảm bảo chúng ta có thể hoàn thành bài thi trong thời gian quy định và đạt kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, việc chỉ làm các đề thi thử không đủ để đạt được thành công trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chúng ta cần tiếp tục ôn tập kiến thức, làm thêm nhiều bài tập và nắm vững các khái niệm và quy tắc trong môn Sinh học. Sự kiên nhẫn, cống hiến và ý chí vững vàng là những yếu tố quan trọng để đạt được kết quả cao trong kỳ thi.

Cuối cùng, tôi hy vọng rằng việc làm quen với 12 đề thi thử môn Sinh học THPT Quốc gia có đáp án và lời giải chi tiết đã giúp các bạn học sinh tự tin và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hãy tiếp tục nỗ lực và học tập một cách chăm chỉ để đạt được thành công trong môn học và trong cuộc sống.

Ngoài 12 đề thi thử môn sinh học THPT Quốc gia có đáp án và lời giải chi tiết thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.