Docly

Đề Thi Lịch Sử Lớp 7 Giữa Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận

Đề Thi Lịch Sử Lớp 7 Giữa Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận  được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong hành trình tìm hiểu về quá khứ và hình thành nhận thức lịch sử, đề thi lịch sử lớp 7 giữa học kì 2 năm 2022-2023 đã trở thành một bước quan trọng để kiểm tra và củng cố kiến thức của các em. Với sự cung cấp đáp án và ma trận, bộ đề này không chỉ đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức mà còn giúp học sinh hiểu sâu hơn về quá trình phát triển của nhân loại và sự tương tác giữa các nền văn minh.

Bộ đề thi lịch sử lớp 7 giữa học kì 2 năm 2022-2023 đã đặt ra những câu hỏi mang tính chất thực tế và khám phá. Từ lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam, các em đã có cơ hội khám phá và hiểu rõ về những sự kiện, nhân vật quan trọng và hệ quả lịch sử. Bộ đề này đã khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và suy luận về quá trình lịch sử, từ đó phát triển khả năng tư duy lịch sử và sự nhạy bén trong việc hiểu và đánh giá các tình huống lịch sử.

Bộ đề cung cấp đáp án và ma trận đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh lớp 7. Nó không chỉ giúp học sinh tự đánh giá kỹ năng và kiến thức của mình mà còn giúp họ nắm bắt được tiêu chí chấm điểm và đánh giá, từ đó nắm vững cách tiếp cận và chuẩn bị tốt cho những kỳ thi sắp tới. Đáp án và ma trận cung cấp cái nhìn tổng quan về các kỹ năng cần phát triển và giúp học sinh điều chỉnh phương hướng học tập của mình.

Với sự nỗ lực và sự chuẩn bị, bộ đề thi lịch sử lớp 7 giữa học kì 2 năm 2022-2023 đã trở thành một công cụ hữu ích để học sinh củng cố kiến thức và phát triển tư duy lịch sử.

Đề thi tham khảo

Đề Thi Giữa Kì 2 Sinh 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
20 Đề Cương Sinh Học 7 Học Kì 1 Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 7 Môn Sinh Có Đáp Án Năm 2020-2021
Bộ Đề Kiểm Tra Sinh Học Kì 2 Lớp 7 Có Đáp Án
Đề Thi Lịch Sử Lớp 7 Giữa Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

  • Phân môn lịch sử ( 2 điểm)

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?

A. Trần Thủ Độ.      B. Trần Quốc Toản.          

C. Trần Quốc Tuấn.         D. Trần Cảnh.

Câu 2. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 - 1400) có tên là

A. Hình thư. B. Quốc triều hình luật.

C. Hồng Đức. D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là

  1. Đại Ngu. B. Đại Việt.

C. Đại Cồ Việt. D. Việt Nam.

Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527)

A. . B. nông dân.

C. thương nhân. D. thợ thủ công.

Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?

A. Nhà Lý. B. NhàTrần.

C. Nhà Hồ. D. Nhà Lê sơ.

Câu 7. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là

A. tháp Chăm. B. chùa Một Cột.

C. Văn Miếu - Quốc Tử Giám. D. tháp Báo Thiên.

Câu 8. Tầng lớp nào có vai trò ngày càng to lớn trong các đô thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Thương nhân B. Thợ thủ công

C. Nông dân. D. Quý tộc.


  • Phần địa lí

Hãy chọn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau:

A. Châu Á và châu Âu.

B. Châu Á và châu Mĩ.

C. Châu Âu và châu Mĩ.

D. Châu Mĩ và châu Nam Cực.

Câu 2. Bắc Mỹ là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao nhất thế giới, năm 2019 dân số sống trong các đô thị chiếm khoảng

  1. 80% B. 82% C. 83% D. 85%

Câu 3. Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên:

A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.

B. Ma-gien-lăng.

C. David.

D. Michel Owen.

Câu 4. Các dòng nhập cư vào châu Mỹ đã làm thay đổi đặc điểm

  1. Dân cư, văn hóa và lịch sử của châu lục

  2. Địa hình, khí hậu và kinh tế của châu lục

  3. Dân cư, kinh tế và môi trường châu lục

  4. Dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế châu lục

Câu 5. Trung và Nam Mỹ là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa:

  1. Người châu Âu, người châu Phi, người châu Á, người châu Đại Dương

  2. Người bản địa, người châu Âu, người châu Phi, người châu Á

  3. Người bản địa, người châu Phi, người châu Á, người châu Đại Dương

  4. Người bản địa, người châu Âu, người châu Phi, người châu Đại Dương

Câu 6. Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là:

A. Hoang mạc, bán hoang mạc

B. Đại dương

C. Biển

D. Thảm thực vật

Câu 7. Loài động vật là biểu tượng cho đất nước Ô-xtrây-li-a là:

A. Gấu.

B. Chim bồ câu.

C. Khủng long.

D. Kang-gu-ru.

Câu 8. : Diện tích của châu Nam Cực là:

A. 10 triệu km2.

B.12 triệu km2.

C. 14,1 triệu km2.

D. 15 triệu km2.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Phân môn Lịch sử

Câu 1. (2,5 điểm)

Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?

Câu 2. (0,5 điểm)

Từ kiến thức đã học về văn hóa Chăm – pa, em hãy viết một đoạn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em yêu thích.

* Phân môn địa lí

Câu 1 (1.5 điểm). Trình bày những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Vì sao ở Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm.?

Câu 2 (1.5 điểm): a. Quan sát hình 16.2 và dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệpở Bắc Mỹ

b. Dựa vào hiểu biết bản thân em hãy mô tả kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

























HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Phần 2. Trắc nghiệm khách quan Lịch sử (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

A

A

B

A

D

C

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập dân tộc.

- Toàn dân đồng lòng đoàn kết chiến đấu, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí, chịu nhiều gian khổ hi sinh.

- Do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…

Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.

- Chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

2,5



0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

Câu 2.

Từ kiến thức đã học về văn hóa Chăm – pa, em hãy viết một đoạn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em yêu thích.

0,5


HS viết 1 đoạn ngắn gọn khoảng 5 câu giới thiệu về một công trình kiến trúc Chăm-pa (Gợi ý: Tên công trình, địa điểm, thời gian, giá trị)

0,5


Phần 2. Tự luận Địa lí ( 3,0 điểm)



Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

1

(1.5điểm)

Tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.

Động vật: thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la) thú mỏ vịt và đà điểu.

Thực vật: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.

Giải thích: do sự cách biệt với phần còn lại của thế giới, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu,... đã tạo nên sinh vật đa dạng, độc đáo.

0.5đ

2

(1.5điểm)

a. Bắc Mỹ đang áp dụng phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm:

- Đa canh và luân canh: giúp giảm trừ được sâu bệnh, tăng độ phì của đất và giảm xói mòn đất.

- Bảo vệ tài nguyên đất: trồng cây che phủ, bón phân hữu cơ, giảm cày xới đất,..

- Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và sản xuất nông-lâm kết hợp để cây trồng cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi, vật nuôi cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng. Sản xuất nông-lâm kết hợp để cây rừng vừa bảo vệ đất, giữ nước, tạo bóng râm và nơi trú ẩn cho vật nuôi, vừa đem lại thu nhập cho nông dân.

1 đ

b. - Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ảnh hưởng rất lớn đến Châu Nam Cực khi nhiệt độ tăng lên băng ở đây tan ra làm thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

- Nếu nhiệt độ tăng 2°C, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển dâng hơn 2m….

0.5đ

------------------Hết-------------------



PHÒNGGD&ĐT … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS … Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc



ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

Năm học 2022-2023

Môn:Lịch sử và Địa lí 7

Thời gian làm bài: 90 phút

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ, LỚP 7 (PHÂN MÔN LỊCH SỬ)

1. Khung ma trận

Chương/

chủ đề


Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Tổng

% điểm


Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 - 1407)

- Đại Việt từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần.

2 TN








5,0

- Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

1TN








2,5

Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527)

- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

1TN



1TL





27,5

- Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2TN








5,0

Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

- Vương quốc Cham-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1TN







1TL

7,5

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

1TN








2,5

Số câu

8TN



1TL




1TL


Tỉ lệ

20%



25%




5,0 %

50%

Tổng hợp chung (LS; ĐL)

40%

30%

20%

10%

100%

2. Bảng đặc tả

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ kiểm tra, đánh giá


Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Lịch sử

1

Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 - 1407)

- Đại Việt từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần.


Nhận biết

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị , xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Trần.

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Mô tả được sự thành lập nhà Trần.

- Nêu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá.

Vận dụng

Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông...

Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Nhận xét được tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt



2TN




- Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

Nhận biết

Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ

Thông hiểu

Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly.

- Giải thích được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời nhà Hồ.

- Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh.

Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.



1TN


























2


Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527)

- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thông hiểu

Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Vận dụng

Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...


1TN







1TL



- Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

Trình bày được tình hình kinh tế – xã hội thời Lê sơ.

Thông hiểu

Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ

Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, giáo dục và một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.


1TN





1TN











3

Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

- Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Nhận biết

Nêu được những nét cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá ở vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Vận dụng cao

Viết bài giới thiệu về di tích lịch sử của Chăm-pa*


1TN








1TL

4

Chủ đề chung 2

Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Nhận biết

- Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại, vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

Thông hiểu

- Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại.



1TN





Số câu/loại câu

8TN

1TL


1TL


Tỉ lệ %

20

25


5


Tổng hợp chung (LS và ĐL)

40%

30%

20%

10%













PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Khung ma trận

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

(100)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Địa lí

1

Châu Phi: 0.25 điểm

( 5% - đã kiểm tra giữa kì II)

--Vị trí địa lí, phạm vi Châu Phi


1TN









2

Châu Mỹ: 2.5

(5% - đã kiểm tra giữa kì II (bài 13, 14, 15) và (6 tiết)

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ, phát kiến ra châu Mỹ

- Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

- Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ

4TN



1TL*


1TL* (a)


1TL* (b)


3

Châu Đại Dương: 1.5 điểm

(4 tiết)

-Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương

-Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ TN ở Ô-trây-li-a

2TN



1TL*


1TL (a)*


1TL* (b)


4

Châu Nam Cực: 0.75 điểm

(2 tiết)

Vị trí địa lí

- Lịch sử phát kiến châu Nam Cực

- Đặc điểm tự nhiên và TNTN

1TN*







1TLb*








Tỉ lệ: 50%

20%

15%

10%

5%


B. Bản đặc tả

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Địa lí

1

Châu Phi: 0.25 điểm

( 5% - đã kiểm tra giữa kì II)

-Vị trí địa lí, phạm vi Châu Phi


-Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước Châu Phi

1 TN*





2

Châu Mỹ: 2.5

(5% - đã kiểm tra giữa kì II (bài 13, 14, 15) và (6 tiết)

- Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ, phát kiến ra châu Mỹ

- Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

- Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ

Nhận biết

Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

Xác định được trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới Amazon.

Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hoá, văn hoá Mỹ Latinh.

Thông hiểu

Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Christopher Colombus phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).

Trình bày được một trong những đặc điểm của tự nhiên: sự phân hoá của địa hình, khí hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.

Phân tích được một trong những vấn đề dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ.

Trình bày được sự phân hoá tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ: theo chiều Đông – Tây, theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao (trên dãy núi Andes).

Vận dụng

Phân tích được phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

Vận dụng cao

Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Trung và Nam Mỹ thông qua trường hợp rừng Amazon

4TN*

1 TL*









































1TL* (a)









































1TL* (b)

3

Châu Đại Dương: 1.5 điểm

(4 tiết)

-Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương

-Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ TN ở Ô-trây-li-a

Nhận biết

Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia.

Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản.

Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Australia.

Thông hiểu

Phân tích được đặc điểm khí hậu Australia, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia.

Vận dụng cao

Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Australia.

2TN*



















1 TL*



















1TL (a)*



















1TL* (b)

4

Châu Nam Cực: 0.75 điểm

(2 tiết)

Vị trí địa lí

- Lịch sử phát kiến châu Nam Cực

- Đặc điểm tự nhiên và TNTN


Nhận biết

Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực: địa hình, khí hậu, sinh vật.

Vận dụng cao

Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

1TN*



1TL* (b)

Số câu/ loại câu


8 câu TN

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu (b) TL




Ngoài Đề Thi Lịch Sử Lớp 7 Giữa Học Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Bộ Đề Thi HSG Lý 7 Cấp Huyện Có Đáp Án Rất Hay
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 7 Có Đáp Án Năm 2020-2021
Đề Thi Tiếng Anh 7 Học Kì 1 Quảng Nam (2 Kỹ Năng) – Đề Số 2
40 Đề Kiểm Tra Học Kỳ 1 Lý 7 Có Đáp Án
14 Đề Thi Vật Lý Lớp 7 Học Kì 2 Có Đáp Án
Đề Thi Tiếng Anh Lớp 7 Học Kì 2 THCS Đạo Trù 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Tuyển Chọn 10 Đề Thi Tiếng Anh Lớp 7 Học Kì 2 Có Đáp Án
Tuyển Chọn 10 Đề Thi Tiếng Anh 7 Học Kỳ 1 Có Đáp Án
Đề Thi Học Sinh Giỏi Tiếng Anh 7 Huyện Thanh Oai Có Đáp Án Và File Nghe – Đề Số 1
Đề Thi Tiếng Anh 7 Học Kì 1 Quảng Nam (4 Kỹ Năng) – Đề Số 2