Docly

Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án

Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Kèm File Nghe (Đề 1)
Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh Cấp Tỉnh Có Đáp Án Và File Nghe
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam [2020]
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)

Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 405


I. TRẮC NGHIỆM (5.0 ĐIỂM)

Câu 1: Ví dụ nào sau đây không phải là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?

A. Từ các mép lá của cây thuốc bỏng hình thành các cây con.

B. Hạt lúa nảy mầm thành cây con.

C. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội.

D. Củ khoai tây mọc chồi, chồi phát triển thành cây con.

Câu 2: Phát triển ở thực vật bao gồm ba quá trình nào sau đây?

I. Sinh trưởng. II. Phân hóa tế bào.

III. Hô hấp sáng. IV. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

A. I, III, IV. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các hình thức thụ tinh ở động vật?

A. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.

B. Ếch, nhái có hình thức thụ tinh trong.

C. Tất cả động vật ở cạn có hình thức thụ tinh ngoài.

D. Thụ tinh ngoài diễn ra bên trong cơ quan sinh sản của con cái.

Câu 4: Loại hoocmôn nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sâu bướm?

A. Tirôxin. B. Testostêrôn. C. Ecđixơn. D. Ơstrôgen.

Câu 5: Những phương pháp nhân giống nào sau đây là nhân giống vô tính ở thực vật?

I. Ghép chồi. II. Gieo từ hạt. III. Nuôi cấy mô. IV. Giâm cành.

A. II, III, IV. B. I, III, IV. C. I, II, III. D. I, II, IV.

Câu 6: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Hình thức phản ứng kém đa dạng. B. Phản ứng chậm.

C. Phản ứng dễ nhận thấy. D. Phản ứng bằng hình thức ứng động.

Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Bò sát. B. Giun dẹp. C. Chân khớp. D. Ruột khoang.

Câu 8: Ví dụ nào sau đây thuộc loại tập tính học được?

A. Ve kêu vào mùa hè. B. Người tập thể dục buổi sáng.

C. Cá hồi về đầu nguồn để sinh sản. D. Nhện giăng lưới.

Câu 9: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành túi phôi?

A. Túi phôi được sinh ra từ tế bào sinh noãn (2n).

B. Túi phôi được sinh ra từ tế bào sinh noãn (n).

C. Một tế bào sinh noãn giảm phân tạo 3 túi phôi.

D. Một tế bào sinh noãn giảm phân tạo 4 túi phôi.


Câu 10: Hình thức nào sau đây là sinh sản vô tính ở động vật?

A. Phân đôi. B. Tiếp hợp. C. Ghép đôi. D. Giao phối.

Câu 11: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành hạt?

A. Ống phấn. B. Đầu nhụy. C. Noãn. D. Bao phấn.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?

A. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về chất lượng các thành phần tế bào, mô, cơ quan.

B. Sinh trưởng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể.

C. Sinh trưởng là sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).

D. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn.

Câu 13: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Ruồi. B. Khỉ. C. Cào cào. D. Thỏ.

Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tập tính bẩm sinh?

A. Hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. Mang tính tập nhiễm và không bền vững.

C. Được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

D. Được hình thành trong quá trình sống của từng cá thể.

Câu 15: Trong tổ kiến, kiến lính sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bản thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ. Đây là ví dụ về dạng tập tính

A. di cư. B. kiếm ăn. C. sinh sản. D. xã hội.

II. TỰ LUẬN (5.0 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

a. Trình bày các giai đoạn phát triển của bướm.

b. Xác định kiểu phát triển của bướm và nêu khái niệm về kiểu phát triển đó.

C âu 2. (3 điểm)

a. Hình bên là sơ đồ về sinh sản hữu tính ở động vật.

Nêu tên các giai đoạn của sinh sản hữu tính tương ứng với các ô (1), (2), (3) trên sơ đồ.

b. Ở vịt có bộ nhiễm sắc thể 2n = 80. Xác định số lượng nhiễm sắc thể có trong tinh trùng, trứng và hợp tử của vịt. Biết rằng không xảy ra đột biến.

c. Tại sao sinh sản hữu tính ở động vật tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền?


----------- HẾT ----------





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11



HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

1

B

6

C

11

C

2

B

7

D

12

D

3

A

8

B

13

C

4

C

9

A

14

C

5

B

10

A

15

D


II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

đề 405

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1 (2 điểm)


a. Các giai đoạn phát triển của bướm:

* Giai đoạn phôi:

- Diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm.

* Giai đoạn hậu phôi:

sự biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm.

1 điểm (HS nêu được tên 2 giai đoạn: 0,5 điểm, trình bày được nội dung 2 giai đoạn 0,5 điểm).

b. Kiểu phát triển của bướm: Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

Khái niệm: Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.

(Nếu học sinh không xác định rõ kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn mà chỉ xác định phát triển qua biến thái thì chỉ cho ½ số điểm của ý)

0,5 điểm

0,5 điểm

2 (3 điểm)

a. Tên các giai đoạn của sinh sản hữu tính tương ứng với các ô (1), (2), (3) trên sơ đồ:

(1) Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.

(2) Giai đoạn thụ tinh.

(3) Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

1 điểm (nêu đúng 1 giai đoạn: 0,5 điểm, nêu đúng 2 giai đoạn: 0,75 điểm)

b. Xác định số lượng nhiễm sắc thể có trong tinh trùng, trứng và hợp tử của vịt.

- Số lượng NST có trong tinh trùng và trứng của vịt:

+ Tinh trùng và trứng đều có bộ NST đơn bội (n).

+ Số lượng NST có trong tinh trùng của vịt = Số lượng NST có trong trứng của vịt = 80 : 2 = 40 NST.

- Số lượng NST có trong hợp tử của vịt:

+ Hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n)

+ Số lượng NST có trong hợp tử của vịt là: 2n = 80 NST.



0,5 điểm




0,5 điểm

Sinh sản hữu tính ở động vật tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền vì: trong sinh sản hữu tính có sự trao đổi chéo và sự phân li tự do của NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.

1 điểm


Hết.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 406


I. TRẮC NGHIỆM (5.0 ĐIỂM)

Câu 1: Ví dụ nào sau đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật?

A. Từ các mép lá của cây thuốc bỏng hình thành các cây con.

B. Hạt lúa nảy mầm thành cây con.

C. Bào tử đơn bội nguyên phân và phát triển thành cây rêu đơn bội.

D. Cây cà chua ra hoa, kết quả và tạo hạt.

Câu 2: Phát triển ở thực vật bao gồm ba quá trình nào sau đây?

I. Sinh trưởng. II. Phân hóa tế bào.

III. Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. IV. Hô hấp sáng.

A. I, III, IV. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các hình thức thụ tinh ở động vật?

A. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.

B. Ếch, nhái có hình thức thụ tinh trong.

C. Tất cả động vật ở cạn có hình thức thụ tinh ngoài.

D. Thụ tinh ngoài diễn ra bên trong cơ quan sinh sản của con cái.

Câu 4: Loại hoocmôn nào sau đây có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sâu bướm?

A. Tirôxin. B. Juvenin. C. Testostêrôn. D. Ơstrôgen.

Câu 5: Những phương pháp nhân giống nào sau đây là nhân giống vô tính ở thực vật?

I. Ghép cành. II. Chiết cành. III. Nuôi cấy mô. IV. Gieo từ hạt.

A. II, III, IV. B. I, III, IV. C. I, II, III. D. I, II, IV.

Câu 6: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Hình thức phản ứng đa dạng. B. Phản ứng chậm.

C. Phản ứng khó nhận thấy. D. Phản ứng bằng hình thức ứng động.

Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C. Bò sát. D. Lưỡng cư.

Câu 8: Ví dụ nào sau đây thuộc loại tập tính học được?

A. Cá hồi về đầu nguồn để sinh sản. B. Ve kêu vào mùa hè.

C. Học sinh đi học đúng giờ. D. Nhện giăng lưới.

Câu 9: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hạt phấn?

A. Hạt phấn gồm noãn cầu và nhân sinh sản.

B. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (2n).

C. Hạt phấn được sinh ra từ tế bào sinh hạt phấn (n).

D. Hạt phấn gồm có noãn cầu và nhân sinh dưỡng.


Câu 10: Hình thức nào sau đây là sinh sản vô tính ở động vật?

A. Ghép đôi. B. Phân mảnh. C. Tiếp hợp. D. Giao phối.

Câu 11: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành quả?

A. Bầu nhụy. B. Đầu nhụy. C. Bao phấn. D. Ống phấn.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh trưởng ở thực vật?

A. Sinh trưởng là quá trình biến đổi về chất lượng các thành phần tế bào, mô, cơ quan.

B. Sinh trưởng là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể.

C. Sinh trưởng là sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).

D. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn.

Câu 13: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái?

A. Ruồi. B. Thỏ. C. Cào cào. D. Gián.

Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tập tính bẩm sinh?

A. Hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. Mang tính tập nhiễm và không bền vững.

C. Sinh ra đã có và đặc trưng cho loài.

D. Được hình thành trong quá trình sống của từng cá thể.

Câu 15: Công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái. Đây là ví dụ về dạng tập tính

A. bảo vệ lãnh thổ. B. xã hội. C. kiếm ăn. D. sinh sản.

II. TỰ LUẬN (5.0 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

a. Trình bày các giai đoạn phát triển của châu chấu.

b. Xác định kiểu phát triển của châu chấu và nêu khái niệm về kiểu phát triển đó.

C âu 2: (3 điểm)

a. Hình bên là sơ đồ về sinh sản hữu tính ở động vật.

Nêu tên các giai đoạn của sinh sản hữu tính tương ứng với các ô (a), (b), (c) trên sơ đồ.

b. Ở người có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Xác định số lượng nhiễm sắc thể có trong tinh trùng, trứng và hợp tử của người. Biết rằng không xảy ra đột biến.

c. Tại sao sinh sản hữu tính ở động vật tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền?


----------- HẾT ----------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11



HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

1

A

4

B

7

A

10

B

13

B

2

D

5

C

8

C

11

A

14

C

3

A

6

A

9

B

12

D

15

D


II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

đề 406

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1(2 điểm)


a. Các giai đoạn phát triển của châu chấu:

* Giai đoạn phôi:

- Diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng.

* Giai đoạn hậu phôi:

Ấu trùng châu chấu trải qua nhiều lần lột xác (4-5 lần) -> hình thành châu trưởng thành.

1 điểm (HS nêu được tên 2 giai đoạn: 0,5 điểm, trình bày được các nội dung của 2 giai đoạn: 0,5 điểm).

b. Kiểu phát triển của châu chấu: Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

Khái niệm: Phát triển qua biến thái không hoàn toàn kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành.

(Nếu học sinh không xác định rõ kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn mà chỉ xác định phát triển qua biến thái thì chỉ cho ½ số điểm của ý)

0,5 điểm


0,5 điểm

2 (3 điểm)

a. Tên các giai đoạn của sinh sản hữu tính tương ứng với các ô (a), (b), (c) trên sơ đồ:

(a) Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.

(b) Giai đoạn thụ tinh.

(c) Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

1điểm (nêu đúng 1 giai đoạn: 0,5 điểm, nêu đúng 2 giai đoạn: 0,75 điểm)

b. Xác định số lượng nhiễm sắc thể có trong tinh trùng, trứng và hợp tử của người

- Số lượng NST có trong tinh trùng và trứng của người:

+ Tinh trùng và trứng đều có bộ NST đơn bội (n).

+ Số lượng NST có trong tinh trùng của người = Số lượng NST có trong trứng của người = 46: 2 = 23 NST.

- Số lượng NST có trong hợp tử người:

+ Hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).

+ Số lượng NST có trong hợp tử của người là: 2n = 46 NST.




0,5 điểm



0,5 điểm

Sinh sản hữu tính ở động vật tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền vì: trong sinh sản hữu tính có sự trao đổi chéo và sự phân li tự do của NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.

1 điểm


Hết.



Ngoài Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là một tài liệu thực hành quan trọng để học sinh lớp 11 ôn tập và kiểm tra kiến thức đã học trong học kì 2. Được biên soạn bởi các giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn, đề thi này đảm bảo bao quát và kiểm tra đầy đủ các khía cạnh của môn học.

Đề thi bao gồm một loạt các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, đồng thời phân bố đều theo các chủ đề và độ khó khác nhau. Những câu hỏi được lựa chọn một cách cẩn thận để đảm bảo rằng học sinh phải áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tế.

Đặc biệt, Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) cung cấp đáp án chi tiết cho từng câu hỏi, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Đáp án chi tiết cung cấp các phương pháp giải quyết bài tập và cung cấp giải thích rõ ràng cho từng câu hỏi, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề.

Với Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) có đáp án, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm bài thi, nắm vững cấu trúc đề thi và nâng cao khả năng giải quyết các bài tập theo đúng hướng dẫn. Đồng thời, đề thi cũng giúp học sinh củng cố kiến thức, xác định được những điểm yếu cần cải thiện và tăng cường khả năng tự tin khi tiếp cận các bài kiểm tra tiếp theo.

Với tài liệu này, học sinh lớp 11 có thể nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học kì 2. Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là một công cụ hữu ích để hỗ trợ học sinh trong quá trình ôn tập và kiểm tra kiến thức của mình.

>>> Bài viết liên quan:

Bộ Đề Ôn Thi Giữa HK2 Sinh 11 Năm 2023 Hay Nhất Kèm Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 11 Môn Sinh Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022]
Bộ Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Hướng Dẫn Giải
Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11
Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Lớp 11 Môn Sinh Năm 2022-2023 (Đề 2)
Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Lớp 11 Môn Sinh Năm 2022-2023 (Đề 1)
Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Lớp 11 Môn Sinh Năm 2022-2023 (Đề 3)
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Năm Học 2021-2022 [Có Đáp Án]
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021