Docly

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án – Công Dân Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q

ĐỀ CHÍNH THỨC

UẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 803




I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (5,0 ĐIỂM)

Câu 1. Câu nào sau đây nói về cách sống hòa nhập của công dân đối với cộng đồng?

A. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. B. Cá lớn nuốt cá bé.

C. Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau. D. Cháy nhà ra mặt chuột.

Câu 2. Truyền thống nào sau đây là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc ta ?

A. Yêu nước. B. Hiếu học.

C. Tôn sư trọng đạo. D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây nói về lòng tự trọng?

A. Không nhờ bạn giảng giải những bài toán khó.

B. Không “quay cóp” bài của bạn trong kiểm tra.

C. Không mượn sách của bạn.

D. Không đi nhờ xe của bạn.

Câu 4.  Nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới là

A. bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. B. quy định pháp luật.

C. truyền thống đạo đức. D. bình đẳng trong xã hội.

Câu 5. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, công khai, minh bạch. B. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác.

C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. Dân chủ, bình đẳng, công bằng.

Câu 6.  Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của

A. thế hệ trẻ Việt Nam. B. người thiểu số Việt Nam.

C. người lao động. D. dân tộc Việt Nam.

Câu 7. Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

A. Cần cù, sáng tạo trong lao động. B. Tình yêu quê hương, đất nước.

C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Tình thương yêu nhân loại.

Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?

A. Có sự chân thành, tin cậy từ hai phía. B. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.

C. Quan tâm sâu sắc đến nhau. D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến với nhau.

Câu 9.  Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?

A. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người. B. Sống theo sở thích cá nhân.

C. Sống tự do trong xã hội. D. Sống phù hợp với thời đại.

Câu 10. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã

A. đám cưới. B. kết hôn.

C. trao nhẫn cưới cho nhau. D. được gia đình chấp thuận.

Câu 11. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay và ngày càng được

A. bảo vệ. B. tuyên truyền sâu rộng.

C. ủng hộ. D. duy trì, phát triển.

Câu 12.  Khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn Trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Việc làm của nhóm A là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập?

A. Làm việc nghiêm túc. B. Làm việc có kế hoạch.

C. Hợp tác. D. Có cố gắng trong học tập.

Câu 13. Là học sinh giỏi của lớp, nhưng bạn K sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của K, em có thể khuyên K như thế nào cho phù hợp?

A. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp.

B. K cứ sống như cách mình suy nghĩ là được.

C. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.

D. Nên sống hòa nhập với mọi người, K sẽ được mọi người yêu quý.

Câu 14.  Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân

A. một vợ, một chồng và bình đẳng. B. ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.

C. tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. chồng là người quyết định mọi việc.

Câu 15.  Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, học hành…của các con mà còn phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng được khỏe mạnh và thông minh. Thể hiện chức năng nào sau đây của gia đình?

A. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. B. Chức năng duy trì nòi giống.

C. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. D. Chức năng kinh tế.


II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 ĐIỂM)

Câu 1: (2,5 điểm)

1.1. Nghĩa vụ là gì? Nhu cầu, lợi ích của cá nhân và tập thể có quan hệ với nhau như thế nào?

1.2. Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có đồng ý với cách sống này không? Vì sao?

Câu 2: (2,5 điểm)

Trình bày trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng Tổ quốc ?


==========================HẾT==========================


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019

QUẢNG NAM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10



ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Đề 803

1. C

2. A

3. B

4. A

5. C

6. D

7. D

8. B

9. A

10. B

11. D

12. C

13. D

14. A

15. A




PHẦN TỰ LUẬN


MÃ ĐỀ: 803

Câu 1: (2,5 điểm)


1.1/ Nghĩa vụ: Là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

0,5

  • Mối quan hệ:


+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.

+ Xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.

0,25

0,25

1.2/ Không đồng ý với cách sống này:

-Vì: người có quan niệm sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là kiểu sống ích kỉ, hẹp hòi. Đây là những lối sống đáng phê phán, Họ chỉ biết lo cho bản thân,gia đình mình mà bỏ mặc những người xung quanh, nó khiến cho nhiều mối quan hệ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ, thiếu đoàn kết. Họ không thấy được nhu cầu, lợi ích của mình có quan hệ với những người xung quanh.

(Lưu ý: GV linh hoạt khi chấm ý này)

0,5


1

Câu 2: (2,5 điểm)


Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.


- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn.

0,5

- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

0,5

- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa ph­ương, của đất n­ớc. Thực hiện tốt mọi chủ tr­ương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước

0,5

- Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê h­ương.

0,5

- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc

0,5



Ngoài Đề Thi Học Kỳ 2 Môn GDCD 10 Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là bộ tài liệu ôn tập giúp học sinh lớp 10 ôn tập kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 môn GDCD. Bộ đề cương gồm nhiều bài tập trắc nghiệm và tự luận, bao gồm các chủ đề cơ bản như quan hệ quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội, quyền con người và công dân, đạo đức và lối sống, văn hóa – truyền thống và sự phát triển của con người.

Mỗi câu hỏi trong bộ đề đều có đáp án cụ thể và giải thích chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức cần ôn tập. Bộ đề cương được biên soạn theo cấu trúc và nội dung của chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tập, cải thiện năng lực và tự tin hơn trong kỳ thi.

Bộ Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là một tài liệu hữu ích để giáo viên và phụ huynh hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 môn GDCD.