Docly

Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Ngữ Văn Quảng Nam 2021-2022

Đề Thi Học Kì 1 Văn 12 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 12 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong chặng đường học tập của mỗi học sinh lớp 12, kỳ thi học kỳ 1 là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự tiến bộ và đánh giá kiến thức của học sinh. Đặc biệt với môn Ngữ Văn, kỳ thi này không chỉ đo lường khả năng hiểu và phân tích văn bản mà còn thể hiện khả năng sáng tạo và diễn đạt tư duy của học sinh. Trong bối cảnh đó, “Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Ngữ Văn Quảng Nam 2021-2022” trở thành một tài liệu quan trọng và hữu ích để học sinh chuẩn bị cho kỳ thi này.

“Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Ngữ Văn Quảng Nam 2021-2022” là bộ đề thi được biên soạn kỹ lưỡng bởi các chuyên gia giáo dục và giáo viên có kinh nghiệm. Bộ đề này không chỉ cung cấp cho học sinh các bài tập mang tính chất thực tế gần gũi với đề thi thực tế, mà còn giúp học sinh làm quen với định dạng và yêu cầu của kỳ thi học kỳ 1 môn Ngữ Văn.

Tham khảo “Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Ngữ Văn Quảng Nam 2021-2022” đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho học sinh. Đầu tiên, học sinh sẽ có cơ hội làm quen với các dạng bài tập thường gặp trong kỳ thi, như phân tích tác phẩm, viết bình luận, so sánh, đánh giá văn bản, hay viết một đoạn văn với chủ đề nhất định. Điều này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận diện các yếu tố trong văn bản, và phát triển khả năng diễn đạt ý tưởng một cách logic và sáng tạo.

Thứ hai, bộ đề này cung cấp lời giải chi tiết và phân tích, giúp học sinh hiểu rõ cách giải quyết và các phương pháp làm bài. Học sinh có thể nắm vững cấu trúc văn bản, phong cách ngôn ngữ, và áp dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích và trả lời câu hỏi.

>> Đề thi tham khảo

Bộ Đề Thi THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán Sở GD & ĐT Thái Nguyên Lần 1
Đề Thi HSG Văn 12 Sở Giáo Dục Quảng Nam 2021 Có Đáp Án
Đề Thi THPT Quốc Gia 2023 Môn Địa THPT Hàn Thuyên Lần 2
Đề Minh Họa Tiếng Anh 2020 Trường Đồng Đậu Lần 1
10 Đề Minh Họa Tiếng Anh 2020 Có Đáp Án Và Lời Giải-Tập 5

Học kỳ đầu tiên của năm học lớp 12 là một giai đoạn quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là môn Ngữ Văn. Môn học này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về văn chương, mà còn phát triển khả năng phân tích, suy nghĩ và diễn đạt ý tưởng của chúng ta. Để chuẩn bị cho kỳ thi Học kỳ 1 lớp 12 môn Ngữ Văn, “Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Ngữ Văn Quảng Nam 2021-2022” là một nguồn tài liệu hữu ích và đáng tin cậy mà chúng ta sẽ khám phá ngay hôm nay.

“Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Ngữ Văn Quảng Nam 2021-2022” là một bộ đề thi được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn. Bộ đề này không chỉ mang đến cho chúng ta các bài tập gần gũi với đề thi thực tế, mà còn giúp chúng ta làm quen với cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi Học kỳ 1 môn Ngữ Văn.

Việc tham khảo “Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Ngữ Văn Quảng Nam 2021-2022” mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, chúng ta có cơ hội làm quen với các dạng bài tập thường gặp trong kỳ thi môn Ngữ Văn, từ phân tích tác phẩm, bình luận, đánh giá đến viết văn. Bằng việc làm các bài tập này, chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý tưởng và phân tích tác phẩm một cách sâu sắc.

Thứ hai, với lời giải chi tiết và minh hoạ, chúng ta có thể nắm vững cách giải quyết và quy trình diễn giải một cách logic và chính xác. Bộ đề thi này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc văn bản, phong cách ngôn ngữ và các khía cạnh văn học đặc trưng trong từng bài tập.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM


ĐỀ CHÍNH THỨC


KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12


Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)




I. Đọc hiểu: (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng:“Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ.


Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.


Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi người chúng ta được sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó, sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay?”.


(Trích “Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ”, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?


Roise Nguyễn – NXB Hội Nhà Văn, năm 2017, trang 217)


Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm). Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn trong đoạn trích:


Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng”?


Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng” không? Vì sao?


II. Làm văn (7.0 điểm)


Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:


Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi


Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”


mẹ thường hay kể.


Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn


Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu


Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên


Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…


(Trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.118)


--- Hết ---


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

QUẢNG NAM

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12




Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


HƯỚNG DẪN CHẤM


(Hướng dẫn chấm này gồm 4 trang)



  1. Hướng dẫn chung


  • Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.


  • Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng.


  • Điểm lẻ tính đến 0,25; điểm toàn bài làm tròn theo qui định.


  1. Hướng dẫn cụ thể


Câu

Nội dung

Điểm




I. Đọc hiểu

3,0




1

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/nghị luận.

0,5




2

Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa: Ước mơ là động lực

0.5


thay đổi thế giới, thay đổi bản thân.



Lưu ý: HS trích lại câu trong ngữ liệu có chứa các ý nêu trên vẫn



ghi đủ 0,5 điểm.



- Hướng dẫn chấm:



+ HS nêu được 2 ý : 0,5 điểm.



+ HS nêu được 1 ý: 0,25 điểm.





3

- Giải thích ý nghĩa câu: “Trái ngọt có được sau những chặng

1.0


đường dài thực sự rất xứng đáng”



+Trái ngọt” và “những chặng đường dài” là những hình ảnh ẩn



dụ. “Chặng đường dài” là biểu tượng cho những khó khăn, thử



thách, thất bại, … mà con người phải trải qua trong hành trình



khám phá ước mơ. “Trái ngọt” là thành quả, kết quả ngọt ngào



sau chặng đường ấy.



+ Cả câu ý muốn nói: Những thành quả có được sau rất nhiều



những thử thách, thất bại, … là những thành quả xứng đáng và ý



nghĩa.



- Hướng dẫn chấm:



+ HS nêu được ý nghĩa các hình ảnh: 0,5 điểm.



+ HS nêu được ý nghĩa của câu văn: 0,5 điểm.





4

- HS có thể đưa ra các quan điểm khác nhau miễn sao lí giải hợp

1,0


lí, thuyết phục; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.





Gợi ý:


  • Đồng tình vì:


    • Chúng ta phải bỏ thời gian, công sức; đối mặt với khó khăn, thách thức; phải hi sinh rất nhiều thứ để mới có thể đạt được ước mơ.


      • Trong quá trình thực hiện ước mơ, nhiều khi ta nêm trải cô đơn, thất vọng trên hành trình của chính mình, không ai hiểu, không ai quan tâm. Đôi khi chính chúng ta lại bị định kiến xã hội làm lung lạc ý chí, tư tưởng.


* Không đồng tình, vì:


    • Ước mơ thường bao giờ cũng phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật nên việc thực hiện mơ ước là hợp pháp, được pháp luật bảo vệ.


    • Nếu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống xã hội; nếu ta có nỗ lực ý chí, quyết tâm thực hiện thì ước mơ cũng dễ dàng trở thành sự thật.


* Vừa đồng tình vừa không đồng tình, vì:


    • Con đường theo đuổi ước mơ sẽ không an toàn và càng không dễ dàng nếu ta chọn những ước mơ lớn, ước mơ “làm thay đổi thế giới”, ước mơ khó thực hiện.


    • Ngược lại, nêu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, với nhu cầu của xã hội; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật; đáp ứng mong mỏi của mọi người và nỗ lực thực hiện thì con đường theo đuổi ước mơ sẽ an toàn và dễ dàng hơn.


- Hướng dẫn chấm:


Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích hợp lý, thuyết phục (1.0 điểm).


Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích tương đối hợp lý, thuyết phục (0,75 điểm).


Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích còn chung chung, chưa thật rõ ý (0, 5 điểm).


Học sinh bày tỏ quan điểm và chưa giải thích hoặc giải thích chưa sát với nội dung yêu cầu (0, 25 điểm).


Học sinh không trả lời hoặc có trả lời nhưng không liên quan đến yêu cầu của đề (0,0 điểm).


  1. Làm văn



Cảm nhận đoạn thơ

7.0





a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0.25


Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,



thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.






b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0.5


Cảm nhận đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca





Mặt đường khát vọng” ) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.


Hướng dẫn chấm:


  • Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.


  • Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.


c. Triển khai vấn đề nghị luận


Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách


nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ


giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo giải quyết tốt các yêu cầu sau

0.5

của đề bài:



  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.


  • Nguyễn Khoa Điềm sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Thơ của ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.


  • Đoạn trích “Đất Nước” trích từ chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971.


Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu


đoạn trích tác phẩm: 0,25 điểm.


* Cảm nhận nội dung của đoạn thơ:

4.0

- Đất nước có từ bao giờ?



  • Theo Nguyễn Khoa Điềm, đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác. Câu thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước.


  • Đất nước có từ rất lâu đời qua lời kể “ngày xửa ngày xưa” trong những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ.


- Quá trình lớn lên của đất nước:


  • Những cụm từ “Đất Nước có trong”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” đã cho thấy được quá trình hình thành và phát triển đất nước.


  • Đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu của lịch sử văn hoá dân tộc:


Đất nước bắt đầu cùng với sự ra đời của những phong tục, tập quán rất đẹp trong suốt mấy nghìn năm: ăn trầu, bới tóc, cách đặt tên của người Việt.


Đất nước lớn lên đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người: hình ảnh cây tre - biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm và sức sống bất diệt của dân tộc.


Đất nước mang vẻ đẹp tâm hồn của những con người sống ân tình, thuỷ chung qua hình ảnh “gừng cay – muối mặn”.




Đất nước gắn với những con người cần cù, lam lũ, yêu lao



động, chịu thương chịu khó qua hình ảnh “Hạt gạo phải một nắng



hai sương xay, giã, giần, sàng”.



=> Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân



gian với hình thức thơ trữ tình-chính luận. Vì thế, đất nước hiện



lên thật dung dị, gần gũi, lam lũ nhưng không kém phần cao cả.



* Cảm nhận nghệ thuật của đoạn thơ:



- Thể thơ tự do phóng túng, giàu nhạc điệu, cảm xúc. Giọng thơ



tâm tình chân thành, thiết tha, sâu lắng.



- Sử dụng sáng tạo, phong phú các chất liệu văn hoá dân gian.



- Sử dụng có hiệu quả các phép điệp, liệt kê; các hình ảnh giàu



tính biểu tượng (miếng trầu, cây tre, gừng cay, muối mặn, …)



- Phong cách thơ trữ tình - chính luận.



Hướng dẫn chấm:



- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm – 4,0 điểm.



- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 điểm – 3,25 điểm.



- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,75 điểm..






- Đánh giá chung:

1.0


+ Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới mẻ của nhà thơ



Nguyễn Khoa Điểm về đất nước. Theo đó, đất nước hiện lên



dung dị, gần gũi, giàu truyền thống và cao cả, thiêng liêng.



+ Đoạn trích thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình chính luận của



nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm.



Hướng dẫn chấm:



- Trình bày được 2 ý: 1.0 điểm.



- Trình bày được 1 ý: 0,5 điểm.






d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ

0,25


pháp tiếng Việt



Hướng dẫn chấm: Không cho điểm phần này nếu bài làm có quá



nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.






e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,

0,5


mới mẻ về vấn đề nghị luận.



Hướng dẫn chấm: Học sinh biết so sánh với các tác phẩm khác để



làm nổi bật nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích



nêu ở đề bài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn



viết giàu hình ảnh, cảm xúc.



- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.



- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.






TỔNG ĐIỂM

10.0





-HẾT-


Ngoài Đề Thi Học Kì 1 Văn 12 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 12 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

>> Xem thêm

10 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Anh Có Đáp Án – Tài Liệu Tiếng Anh
Đề Thi KSCL Học Sinh Giỏi Địa 12 THPT Bá Thước 2022-2023
Bộ Đề Thi THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán Có Đáp Án Lời Giải Chi Tiết (Bộ 1)
Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Đợt 1 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2023 Môn Văn Chuyên Lam Sơn Lần 1
5 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Anh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử Sinh THPT Quốc Gia 2023 Có Lời Giải Chi Tiết-Đề 2
Bộ Đề Thi THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán Chuyên Lam Sơn Lần 1
Đề Thi THPT Quốc Gia 2023 Môn Địa Bộ GD&ĐT Có Đáp Án
Đề Thi THPT Quốc Gia 2023 Môn Địa Bộ GD&ĐT Có Đáp Án