10 đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 có kèm theo đáp án chi tiết
10 đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 có kèm theo đáp án chi tiết được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
ĐỌC THÊM
Trong quá trình học tập môn GDCD, việc ôn tập và kiểm tra kiến thức là một phần quan trọng để đánh giá sự tiến bộ và nắm vững kiến thức của học sinh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá 10 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 đi kèm với đáp án chi tiết – một tài liệu hữu ích để bạn ôn tập và kiểm tra kiến thức đã học.
10 đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 sẽ bao gồm một loạt câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, tập trung vào các chủ đề quan trọng như trách nhiệm công dân, đạo đức và quyền tự do. Bạn sẽ được đặt vào những tình huống thực tế và phải áp dụng kiến thức đã học để đưa ra những quyết định và giải pháp phù hợp.
Đáp án chi tiết đi kèm với từng đề thi sẽ giúp bạn tự đánh giá và củng cố kiến thức của mình. Bạn có thể so sánh câu trả lời của mình với đáp án và hiểu rõ hơn về từng khái niệm và quy định trong môn GDCD. Điều này sẽ giúp bạn nhìn thấy điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó biết được những phần cần cải thiện và ôn tập thêm.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 1 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 : Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất:
A. Làm lây truyền HIV/ AIDS.
B. Dẫn đến phạm tội.
C. Dẫn đến tệ nạn xã hội.
D. Dẫn đến vi phạm pháp luật.
Câu 2: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi vi phạm………,
gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
A. Chuẩn mực đạo đức.
B. Đạo đức và pháp luật.
C. Quy định của pháp luật .
D. Chuẩn mực của xã hội.
Câu 3: Những hiện tượng xã hội nào sau đây không được coi là tệ nạn xã hội?
A. Đánh bạc.
B. HIV/ AIDS.
C. Mê tín dị đoan
D. Sử dụng ma túy.
Câu 4: Để phòng, chống các tệ nạn xã hội chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?
A. Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào.
B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và buôn bán ma túy.
C. Mua, bán dâm.
D. Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
Câu 5: HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây ?.
A. Qua đường máu.
B. Qua giao tiếp thông thường.
C. Từ mẹ sang con.
D. Qua quan hệ tình dục.
Câu 6: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là:
A. Lợi ích tập thể
B. Lợi ích toàn dân
C. Lợi ích quốc gia
D. Lợi ích công cộng
Câu 7: Lợi ích công cộng gắn liền với công trình nào sau đây?
A. Căn hộ của người dân
B. Đường quốc lộ
C. Khách sạn tư nhân
D. phòng khám tư
Câu 8: Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi …..tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
A. Đụn chạm đến
B. Sử dụng
C. Xâm phạm
D. khai thác
Câu 9: Các quy định của pháp luật mang tính:
A. Quy phạm đặc thù
B. Quy phạm
C. Quy phạm phổ biến
D. Phổ cập
Câu 10: Pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính chất của
A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động
C. Nhân dân Việt Nam
D. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy nêu tác hại của HIV/AIDS. Em hãy đề xuất 2 biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
Câu 2: (1.5 điểm): Công dân có nghĩa vụ gì trong việc tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. Em hãy nêu 2 việc làm của em vừa bảo vệ tài sản nhà nước vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu vai trò của pháp luật và 4 việc làm của bản thân thể hiện đã thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp, pháp luật.
ĐÁP ÁN
Câu |
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM |
BIỂU ĐIỂM |
|||||||||||||||||||||||
I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
|
(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)
|
||||||||||||||||||||||||
II. Tự luận(5,0 điểm) |
5,0 điểm |
||||||||||||||||||||||||
Câu 1 (1,5đ) |
Tác hại của HIV/AIDS: - Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng cong người; - Phá hoại hạnh phúc gia đình - Hủy hoại tương lai, nòi; giống dân tộc; - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. Biện pháp : Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy, mại dâm. |
1
0,5 |
|||||||||||||||||||||||
Câu 2 (1,5đ) |
- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân. - Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi giao quản lí tài sản nhà nước. - việc làm: + Trồng và chăm sóc cây xanh trong sân trường; |
0,5
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||||||
Câu 3 (2đ) |
Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân, đảm bảo công bằng xã hội. - Bốn việc là: Không gây gỗ đánh nhau, không trộm cắp, Không sử dụng ma túy, không mê tín dị đoan. |
1
1 |
Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
ĐỀ 2 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I. PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) - Em hãy chọn và viết đáp án đúng vào bảng
Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Tuyên truyền phòng chống Tệ nạn xã hội. B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác.
C. Tuyên truyền đoàn kết trong nhân dân. D. Tuyên truyền vận động nhân dân không mê tín dị đoan.
Câu 2: Để đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, nhà nước cần có trách nhiệm gì?
A. Xử lý và truy tố đến tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo.
B. Công dân có thể sử dụng quyền tố cáo để vu khống người khác.
C. Xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước và công dân.
D. Không bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận?
A. Là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước.
B. Là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội.
C. Là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
D. Là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
Câu 4: Công dân thực hiện quyền khiếu nại cần:
A. nắm vững qui định của cơ quan. B. tích cực năng động, sáng tạo.
C. trung thực, khách quan, thận trọng. D. nắm vững điểm yếu của đối phương.
Câu 5: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội.
B. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả.
C. Cãi nhau, lăng mạ, xúc phạm nhau trên Facebook.
D. Trao đổi thông tin không đúng về người khác
Câu 6: Người đi tố cáo cần có trách nhiệm:
A. đảm bảo lợi ích cho người mình thân C. báo cáo vấn đề mình được nghe kể lại
B. báo cáo vấn đề theo chủ quan của mình D. trình bày trung thực về nội dung tố cáo.
Câu 7: Hiến pháp là
A. luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
C. qui định những vấn đề nền tảng, nguyên tắc mang tính định hướng đường lối của đất nước
D. văn bản luật buộc tất cả công dân nước Việt Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành
Câu 8: Trình tự ban hành và sửa đổi Hiến pháp được qui định tại điều
A. 117 của Hiến pháp 2013 B. 118 của Hiến pháp 2013
C. 119 của Hiến pháp 2013 D. 120 của Hiến pháp 2013
Câu 9: Cơ quan nào có quyền ban hành, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp?
A. Chính Phủ B. Quốc hội
C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao D. Toà án nhân dân tối cao
Câu 10: Lợi ích công cộng gắn liền với công trình nào sau đây?
A. Căn hộ của người dân B. Phòng khám tư nhân
C. Đường quốc lộ D. Khách sạn tư nhân
Câu 11: Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 là bản Hiến pháp được
A. bổ sung B. làm mới C. sửa đổi D. sửa đổi và bổ sung
Câu 12: Từ năm 1945 đến nay nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. 5 bản Hiến Pháp B. 4 bản Hiến pháp C. 3 bản Hiến pháp D. 2 bản Hiến pháp
Câu 13: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên mới có quyền góp ý vào Dự thảo Hiến pháp khi được trưng cầu ý kiến?
A.16 tuổi B. 18 tuổi C. 22 tuổi D. 30 tuổi
Câu 14: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức và cá nhân gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước thì họ có quyền?
A. Khiếu nại B. Tố cáo C. Kiến nghị D. Yêu cầu
Câu 15: Tài sản nào sau đây thuộc sở hữu của nhà nước?
A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp
B. Phần vốn do doanh ngiệp nhà nước đầu tư vào các công ty nước ngoài
C. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
D. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng
Câu 16: Lợi ích công cộng là lợi ích dành cho:
A. các cơ quan nhà nước B. các cá nhân xuất sắc
C. mọi người và xã hội D. các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 17: Hiến Pháp 2013 của nước ta gồm có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
A. 10 chương 150 điểu B. 15 chương 110 điều
C. 11 chương 120 điều D. 14 chương 127 điều
Câu 18: Nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tài sản của nhà nước?
A. Không được dùng đến tài sản của nhà nước B. Chỉ sử dụng khi có nhu cầu riêng cá nhân.
C. Sử dụng khi có nhu cầu chung cho xã hội. D. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không lãng phí
Câu 19: Nhà nước quản lý tài sản của mình bằng cách:
A. cử bảo vệ trông giữ hàng ngày đối với các tài sản của nhà nước.
B. bằng các qui định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản.
C. cất giữ cẩn thận trong các kho bạc của nhà nước.
D. cho người dân tại tổ dân phố quản lý.
Câu 20: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Bài kiểm tra bị cộng nhầm điểm. B. Vi phạm nội quy bị nhà trường kỷ luật
C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích D. Phát hiện người có hành vi cướp đoạt tài sản
II. PHẦN 2. TỰ LUẬN (5điểm)
Câu 1: (2.5 điểm) Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Theo một thống kê được đăng trên trang The National Missing Persons Coordination Centre, có tới 87% người dân ở Úc sử dụng Internet mỗi ngày. Bác sĩ Mubarak Rahamathulla (chuyên gia về Internet và sức khỏe tâm thần ở Trường ĐH Flinders - Úc) cũng đã khuyến cáo rằng những người sử dụng Internet thường xuyên, nhất là người nghiện Internet thường dễ có xu hướng lệch lạc hành vi. Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh việc liên tục "cắm mặt" vào máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành…Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào Facebook. 3/4 trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 - 34. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc, nó còn gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần. (THEO TRÍ THỨC TRẺ 08:39 13/10/2017)
a. (1. điểm) Hãy chỉ ra những dấu hiệu cho thấy người sử dụng đang bị nghiện mạng xã hội?
Hậu quả của việc nghiện mạng xã hội là gì?
b. ( 1,5 điểm) Em tự đánh giá bản thân có phải là người nghiện mạng xã hội facebook không? Vì sao? Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận trên facebook mỗi người cần lưu ý điều gì?
Câu 2: (1 điểm)
So sánh điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân?
Câu 3: (1 điểm) Kể tên 5 quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013?
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0.25đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
A |
D |
B |
D |
B |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
A |
B |
B |
B |
C |
C |
D |
B |
A |
Phần II. Tự luận (5 điểm)
PHẦN TỰ LUẬN |
|||||||||||||||||||||||||
Câu 1 |
a. – Dấu hiệu của người nghiện mạng xã hội: sử dụng nhiều giờ, quên ăn, ngủ,.. cảm giác khó chịu khi không được sử dụng, lâu dẫn vật vã, tiêu cực chán nản. - Hậu quả của việc nghiện mạng xã hội: bỏ bê học tập, làm việc kém hiệu quả mất việc, ảnh hưởng cuộc sống, ảnh hưởng sức khỏe và có thể mắc bệnh tâm thần. |
1 điểm
|
|||||||||||||||||||||||
b. – Học sinh tự đánh giá bản thân: có hoặc không và giải thích hợp lí - Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội facebook cần: tuân thủ đạo đức, kỉ luật và pháp luật…. |
1.5 điểm |
||||||||||||||||||||||||
Câu 2 |
|
1điểm
1,5 điểm |
|||||||||||||||||||||||
Câu 3: |
- Kể tên 5 quyền trong các quyền công dân mà con đã được học: + Quyền sở hữu + Khiếu nại, tố cáo + Quyền từ do ngôn luận + ….( hs kể bất cứ quyền nào mà hs nhớ) - Các quyền ghi nhận chương 2- của hiến pháp 2013 - Tên chương 2: quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. |
1 điểm
|
ĐỀ 3 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?
A. Tham gia đánh bạc. B. Vận chuyển ma túy.
C. Chặt phá cây chứa chất ma túy. D. Tham gia đua xe.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không phải biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Làm giàu bằng mọi hình thức. B. Biết được tác hại của tệ nạn xã hội. C. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. D. Sống giản dị, lành mạnh.
Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến các tệ nạn xã hội?
A. Không làm chủ được bản thân. B. Không được đi học. C. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn. D. Học lực yếu .
Câu 4: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Phải xa lánh người nhiễm HIV/AIDS. B. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. C. Hút thuốc lá không có hại cho trẻ em. D. HIV/AIDS chỉ lây qua đường máu.
Câu 5: Công dân có quyền khiếu nại khi nào?
A. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật. B. Chứng kiến hành vi nhũng nhiễu dân. C. Bản thân bị kỉ luật oan. D. Biết về vụ việc tham nhũng.
Câu 6: Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân cần:
A. sắp xếp thời gian của mình. B. tích cực, năng động, sáng tạo. C. nắm được điểm yếu của đối phương. D. trung thực, khách quan, thận trọng.
Câu 7: Các việc làm sau đây , việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Thảo luận phương pháp để học tập tốt . B. Gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế.
C. Tố cáo hành vi trộm cắp tài sản của Nhà nước. D. Im lặng, nghe theo ý của mọi người.
Câu 8: Tự do ngôn luận là:
A. tự do đem chuyện của người khác ra bàn tán và đánh giá.
B. tự do thảo luận các vấn đề chung của đất nước và xã hội.
C. tự do xuyên tạc chính sách của Đảng.
D. tự do nói xấu cán bộ nhà nước.
Câu 9: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về quyền tự do ngôn luận?
A. Học ăn, học nói, học gói học mở. B. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. C. Giàu vì bạn, sang vì vợ. D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu 10: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của :
A. mọi tầng lớp trong xã hội. B. Đảng Cộng Sản Việt Nam. C. giai cấp tư sản. D. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm)
- Câu 11. (1,5điểm).
Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
- Câu 12: (2điểm).
So sánh sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo về đối tương, mục đích khiếu nại tố cáo.
- Câu 13: (1 điểm).
a. Nêu một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
b. Bản thân em đã thực hiện bổn của mình với anh chị em như thế nào?.
- Câu 14: (0,5điểm)
Em sẽ làm gì trong trường hợp có người thân sa vào tệ nạn cờ bạc?
ĐÁP ÁN
ĐÁP ÁN TNKQ MÔN GDCD 8(5 điểm).
Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.
-
Câu
ĐA
Câu
ĐA
1
C
6
D
2
A
7
A
3
A
8
B
4
B
9
B
5
C
10
D
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN:
- Câu 11. (1,5điểm).
Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
- Câu 12: (2điểm).
- Khiếu nại:
+ Đối tượng: Người có quyền lợi phợp pháp bị xâm hại.
+ Mục đích: Khôi phục quyền lợi của người bị xâm hại.
- Tố cáo:
+ Đối tương: Bất kì công dân nào biết về vụ việc vi phạm pháp luật ...
Mục đích: Ngăn chặn thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luât gây ra.
- Câu 13: (1 điểm).
a. Câu tục ngữ: (0,5điểm) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
b. Liên hệ bản thân (0,5điểm): Thương yêu, chăm sóc em.....
- Câu 14: (0,5điểm)
: HS Trả lời có ý sau.
- Xác định đó là tệ nạn xã hội, không học theo,
- Khuyên răn...
- Nếu không được thì báo với công an.
ĐỀ 4 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
Phần trắc nghiệm : (3đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong những quyền và nghĩa vụ sau đây, quyền và nghĩa vụ nào là thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi công dân?
a. Lao động b. Học tập
c. Bảo vệ tổ quốc d. Nộp thuế cho nhà nước.
Câu 2:.Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bảo vệ
a. cách mạng b.Tổ quốc Việt Nam
c. Đảng cộng sản Việt Nam d. bảo vệ nhân dân lao động.
Câu 3: Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phải được thực hiện
a. khi Tổ quốc thực sự lâm nguy b.khi Tổ quốc bị xâm lăng
c.khi nổ ra chiến tranh d.cả trong thời chiến và thời bình.
Câu 4: Công dân nam, nữ trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự phải
a. đăng kí nghĩa vụ quân sự b. nhập ngũ
c.tham gia huấn luyện quân sự d.phục vụ trong quân đội
Câu5: Công dân nam giới ở độ tuổi nào phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
a.Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi b. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
c. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi d. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi
Câu 6: Vị tướng trẻ tuổi nào đã từng phất cao ngọn cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” trong cuộc chiến chồng giặc Mông – Nguyên?
a.Trần Bình Trọng b.Yết Kiêu
c.Trần Quốc Toản d.Phạm Ngũ Lão
Phần tự luận: (7đ)
Câu 7: ( 2 điểm): Thế nào là vi phạm pháp luật & trách nhiệm pháp lý của công dân? Kể tên các loại vi phạm pháp luật & trách nhiệm pháp lý tương đương?
Câu 8: (2,5 điểm ) Tại sao bảovệ tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó?
Câu 9: ( 1,5 điểm ).Tình huống:
Ông A & ông B là hàng xóm của nhau. Có một lần giữa hai ông sảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi cọ. Trong lúc lời qua tiếng lại, ông A đe dọa sẽ giết chết ông B. Ông B cho rằng hành vi đe dọa của ông A là vi phạm pháp luật Hình sự. Do đó ông B đã viết đơn tố cáo hành vi của ông A đối với cơ quan công an. Ông A phản đối đơn tố cáo của ông B vì ông cho rằng, mình mới đe dọa chứ chưa hành động gây hậu quả, do đó ông không có tội.
? Em đồng ý với cách lập luận của ông A hay ông B? Tại sao?
Câu 10: (1 điểm): Bằng kiến thức của mình, em hãy cho biết đất nước của chúng ta hiện nay đã hoàn toàn giành được độc lập, thống nhất, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ hay chưa? Tại sao?
………………Hết……………….
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
B |
D |
A |
D |
C |
Điểm |
0,5 đ |
0,5đ |
0,5 đ |
0,5đ |
0,5đ |
0,5đ |
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
Câu 7 2điểm |
* VPPL: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các QHXH được pháp luật bảo vệ. * Các loại VPPL - VPPL hình sự < -> TNPL hình sự - VPPL hành chính <-> TNPL hành chính - VPPL dân sự <-> TNPL dân sự - Vi phạm lỷ luật <-> Trách nhiệm kỉ luật *Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan VPPL phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. |
1đ
0,5đ
0,5đ
|
Câu 8 2,5điểm |
* Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, mỗi người dân Việt Nam hôm nay luôn sẵn sàng dâng hiến, hy sinh đánh đổi tính mạng và con tim, khối óc của mình để thực hiện trách nhiệm thiêng liêng trước tổ quốc, quê hương. * Là học sinh: - Luôn biết đoàn kết, sáng tạo, chia sẻ và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ để trở thành những công dân có ích cho tổ quốc. - Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước và cảnh giác trước các âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù, tích cực tham gia luyện tập quân sự, tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. - Khi phát hiện các trường hợp đe dọa, gây rối, vi phạm đến an ninh, quốc phòng à trật tợ xã hội ở địa phương cần phải thông báo cho cha mẹ, thầy cô hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương biết để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. |
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
Câu 9 1,5điểm |
- Đồng ý với cách lập luận của ông B. - Bởi vì hành vi đe dọa giết người của ông A là vi phạm pháp luật. Đe dọa giết người là một hành vi nguy hiểm đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN & sẽ bị xử lý theo quy định của PL. |
0,5đ 1đ |
Câu 10 1điểm |
Trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, chịu nhiều đau thương mất mát, hy sinh, đất nước Việt Nam đã giành lại được độc lập ,chủ quyền, thống nhất. Tuy nhiên sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta vẫn bị xâm phạm. Vì vẫn còn một số quốc gia đang xâm phạm đến chủ quyền biển đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa. |
1đ |
ĐỀ 5 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I.TRẮC NGHIỆM(5 điểm)
Phần 1:Khoanh vào ô em cho là đúng nhất( 3 điểm)
1.
Nội
dung nào sau đây thuộc về qui định của Hiến Pháp:
A.
Chế độ chính trị, kinh tế nhà nước.
B.
Các quyền dân sự của công dân.
C.
Chế độ chính trị, chế độ kinh tế,quyền và nghĩa vụ
của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
D.
Quản lí sử dụng ngân sách nhà nước.
2.Yêu
cầu nào sau đây của công dân khi thực hiện quyền khiếu
nại tố cáo :
A.
Tự tin B. Khách quan C. Trả thù D. Hoà đồng
3.Người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là:
A.Chủ tịch nước B.Chủ tịch Quốc hội C.Tổng Bí Thư D.Thủ tướng Chính phủ
4.Trong các tài sản dưới đây,tài sản không thuộc quyền sỡ hửu của công dân là:
A.Tiền lương ,tiền thưởng B.Xe máy,máy giặt cá nhân được trúng thưởng.
C.Cổ vật cá nhân khi đào móng làm nhà. D.Tiền tiết kiện của công dân gủi trong ngân hàng.
5. Việc làm nào sau đây vi phạm pháp luật?
A.Không
giúp người cao tuổi lúc sang đường.
B.Gây gỗ đánh
nhau với người trong xóm
C. Trả lại của rơi cho
người mất.
D.Cãi vã với anh chị em trong gia đình
6.
Quyền
nào sau đây không phải là quyền tự do ngôn luận?
A.Góp
ý kiến vào dự thảo sửa đổi hiến pháp.
B.Học
sinh góp ý kiến vào phương hướng, nhiệm vụ năm học
của lớp mình.
C.Chất vấn đại biểu Hội đồng
nhân dân trong các kì họp tiếp xúc cử tri.
D.Báo cho
cơ quan có thẩm quyền biết một tụ điểm tiêm chích ma
túy.
Phần 2: Hãy đánh dấu vào những ô em cho là đúng nhất (1 điểm)
Ý |
Đúng |
Sai |
1.Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. |
|
|
2. Công dân quảng cáo trên báo, đài các sản phẩm do cơ sở mình sản xuất nhưng chưa qua kiểm định của cơ quan Nhà nước. |
|
|
3.Tự do ngôn luận là thể hiện quyền làm chủ nhà nước,làm chủ xã hội của công dân. |
|
|
4. Anh G phải nhận một quyết định kỉ luật không thỏa đáng.Anh G có quyền tố cáo. |
|
|
Phần 3: Điền vào các câu sau sao cho thành một câu có ý hoàn chỉnh(1 điểm)
1.Quyền sở hữu tài sản gồm quyền…………………….……,quyền……………….……..và quyền định đoạt.(0,5 điểm)
2.Bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là: Nhà nước ta là……………………………………...
do nhân dân ,……………………….(0,5 điểm)
II.TỰ LUẬN(5 điểm)
1.So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?Thế nào là quyền tự do ngôn luận? ( 3 điểm)
2. Cho tình huống: Cô Nga mua hai cuốn băng nhạc thiếu nhi cho con mình tại cửa hàng sách của Nhà nước.Khi đem về sử dụng,cô phát hiện nhân viên cửa hàng đã đưa nhầm cho cô hai cuốn băng có nội dung không lành mạnh.
Hỏi:
a/Theo em,cô Nga nên khiếu nại,tố cáo với cơ quan nào?
b/Nếu người quản lí cửa hàng đề nghị đổi lại hai cuốn băng khác cho cô Nga và mong cô bỏ qua sự việc này để tránh phiền phức thì đó có phải là cách giải quyết ổn thỏa nhất không?Vì sao?
Đáp án:
I/Trắc nghiệm:
Phần 1:
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
B |
D |
Phần 2: Đ S Đ S
Phần 3:
1. Chiếm hữu,sử dụng
2. Nhà nước của nhân dân ,vì nhân dân
II/Tự luận
1. * Giống nhau:
-Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992.
- Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước ,của tập thể và của cá nhân.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước,quản lí xã hội.
* Khác nhau:
Quyền khiếu nại |
Quyền tố cáo |
-Công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. |
-Bất cứ công dân đều có quyền. |
-Về các quyết định hành chính và các hành vi hành chính. |
-Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước,quyền lợi ích hợp pháp của công dân ,cơ quan,tổ chức. |
-Cơ sở là quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
|
-Cơ sở là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. |
-Mục đích để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
|
-Mục đích nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. |
*Quyền tự do ngôn luận là quyền công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước,xã hội
2. Cô Nga nên sử dụng quyền tố cáo để tố cáo hành vi tàng trữ băng, đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng sách nói trên.
Nếu người bán hàng đề nghị đổi cuốn băng khác để tránh phiền phức thì cô Nga không nên bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của cửa hàng nói trên. Vì hành vi xấu vẫn không bị tố giác có thể ảnh hưởng không tốt đến nhiều người khác, nhất là trẻ em khi xem những băng đĩa có nội dung không lành mạnh của cửa hàng.
ĐỀ 6 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
Hãy chọn ý đúng nhất
Câu 1: Hiến pháp do ai ban hành ?
a. Nhân dân
b. Chính phủ
c. Quốc hội
d. Thủ tướng
Câu 2: Quốc hội là cơ quan :
a. Hành chính nhà nước
b. Quyền lực
c. Xét xử
d. Kiểm sát
Câu 3: Việt Nam có mấy Hiến pháp?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Câu 4: Hiện nay, mọi công dân Việt Nam sống và làm việc theo Hiến pháp năm?
a. 1959
b. 1992
c. 1980
d. 2013
Câu 5: Quốc hội có nhiệm vụ :
a. Ban hành Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp
b. Ban hành Pháp luật, sửa đổi Pháp luật
c. Ban hành Hiến pháp, pháp luật
d. Ban hành Hiến pháp, pháp luật; sửa đổi Hiến pháp, pháp luật
Câu 6: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, thuộc nội dung nào của Hiến pháp
a. Chính trị
b. Thông tin văn hóa
c. Quyền và nghĩa vụ của công dân
d. Tổ chức bộ máy nhà nước
Câu 7 : Tệ nạn xã hội bao gồm ?
a. Ma túy, cờ bạc, cá độ
b. Ma túy, mại dâm, cờ bạc
c. Ma túy, mại dâm, đá gà
d. Ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ, đá gà.
Câu 8 : Tệ nạn xã hội ảnh hưởng ?
a. Sức khỏe, tinh thần .
b. Sức khỏe, suy thoái giống nòi, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
c. Sức khỏe, tinh thần, rói lọan xã hội, suy thoái giống nòi.
d. Sức khỏe, rói lọan xã hội.
Câu 9 : Con đường lây truyền HIV/AIDS ?
a. Máu, mẹ sang con
b. Máu, tình dục
c. Mẹ sang con, tình dục
d. Máu, tình dục, mẹ sang con
Câu 10 : Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
a. Do hoàn cảnh gia đình
b. Đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ
c. Muốn có nhiều tiền, lười lao động
d. Do hoàn cảnh gia đình,đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ, lười lao động
Câu 11: Đối với tài sản người khác cần :
a. Tôn trọng tài sản người khác
b. Không tham lam trộm cắp
c. Sống ngay thẳng, thật thà
d. Đăng ký quyền sở hữu
Câu 12:Công dân có quyền sở hữu?
a. Thu nhập hợp pháp
b. Nhà ở , của cải để dành
c. Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất
d. Thu nhập hợp pháp, Nhà ở , của cải, Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất
Câu 13.Đối tượng thực hiện quyền khiếu nại là gì?
a.Mọi công dân
b. Cơ quan Nhà nước
c. Người bị thiệt hại
d. Người bị thiệt hại , người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước
Câu 14.Đối tượng thực hiện quyền tố cáo là gì?
a.Mọi công dân
b. Cơ quan Nhà nước
c. Người bị thiệt hại
d. Người bị thiệt hại ; người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước
Câu 15 Quyền khiếu nại và tố cáo giống là
a. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp -Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
b. Khôi phục lại quyền và lợi ích của mình
c. Thực hiện quyền làm chủ của mình
d. Khôi phục lại lợi ích của mình
Câu 16 Thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo bằng hình thức
a. Gọi điện thoại
b. Trực tiếp và gián tiếp
c. Viết thư , đơn
d. Đến chất vấn
II. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1 : Theo như số liệu thống kê của cảnh sát an ninh trật tự tỉnh thì hiện nay tình hình thanh thiếu niên tham gia vào cá độ, bài bạc, ma túy, mại dâm …ngày càng gia tăng. Bằng sự hiểu biết em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ?và cho biết tệ nạn xã hội là gì? Con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS là gì? ( 3 đ )
Câu 2: (3đ) Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phương tiện để nhà nước quản lí xã hội là pháp luật. Bằng sự hiểu biết em hãy cho biết Pháp luật ra đời khi nào? Ngày pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày mấy, tháng mấy? Pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò như thế nào?
Hết
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM ( 4Đ) Mỗi ý đúng đạt 0.25 đ
1c , 2 b , 3c , 4d , 5d , 6c , 7d, 8c , 9d , 10 d , 11a , 12 d , 13c
14 a , 15 a , 16b
II. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1 : ( 3 đ )
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội ( 0,25 đ), vi phạm đạo đức pháp luật ( 0,25 đ), gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống ( 0,25 đ) như : ma túy , mại dâm cờ bạc ,…… ( 0,25 đ)
*Nguyên nhân dẫn con người sa vào tên nạn xã hội :
- Lười biếng lao động ( 0,25 đ)
- Cha mẹ quá nuông chiều ( 0,25 đ)
- Do tò mò thiếu hiểu biết ( 0,25 đ)
- Do hoàn cảnh gia đình , cha mẹ bỏ bê con cái . ( 0,25 đ)
- Nghe lời bạn bè rủ rê, bị dụ dỗ , bị ép buộc ( 0,25 đ)
- Không làm chủ bản thân ( 0,25 đ)
*Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS. ( 0,5 đ)
Câu 2 (3đ)
*Pháp luật ra đời khi có nhà nước . (0,25 đ ) Ngày pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 9 tháng 11 hàng năm. (0,25 đ)
* Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc (0,5 đ ), do nhà nước ban hành ,(0,5 đ )được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục và cưỡng chế . (0,5 đ )
* pháp luật có vai trò :
pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước ( 0,25 đ), quản lí xã hội , giữ vững an ninh chính trị , an toàn xã hội ( 0,25 đ) là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân . ( 0,25 đ ) pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân . ( 0,25 đ)
ĐỀ 7 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn ý đúng nhất
Câu 1: Ngày Pháp luật nước Việt nam là
a. 11/9
b. 2/9
c. 9/11
d. 9/2
Câu 2: Pháp luật nước ta ra đời khi nào?
a. Có nhà nước phong kiến
b. Nhận dân ta giành được độc lập
c. Khi có nhà nước
d. Thành lập Quốc hội
Câu 3: Pháp luật do ai ban hành ?
a. Nhân dân
b. Chính phủ
c. Quốc hội
d. Thủ tướng
Câu 4: Pháp luật có mấy đặc điểm ?
a. 3
b. 5
c. 4
d. 6
Câu 5: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
a.Giáo dục thuyết phục
b.Thuyết phục cưỡng chế
c. Giáo dục , cưỡng chế
d. Giáo dục, thuyết phục,cưỡng chế
Câu 6: Những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến là thuộc đặc điểm
a.Quy phạm phổ biến
b. Tính cưỡng chế
c. Xác định chặt chẽ
d. Thuộc tính giai cấp
Câu 7: Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước , kinh tế và xã hội thuộc
a.Bản chất
b. Đặc điểm
c. Bản chất , đặc điểm
d. Vai trò
Câu 8:Phát huy quyền làm chủ , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thể hiện ?
a.Bản chất
b. Đặc điểm
c. Bản chất , đặc điểm
d. Vai trò
Câu 9: các điều luật được quy định rõ ràng , chính xác , chặt chẽ thể hiện tính
a.Quy phạm phổ biến
b. Tính cưỡng chế
c. Xác định chặt chẽ
d. Thuộc tính giai cấp
Câu 10 Pháp luật thể hiện ý chí giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng là thể hiện ?
a.Bản chất
b. Đặc điểm
c. Bản chất , đặc điểm
d. Vai trò
Câu 11. HIV/AIDS lây qua con đường:
a. Quan hệ tình duc an toàn.
b. Dùng chung bơm, kim tiêm.
c. Muỗi đốt.
d. Dùng chung bát đũa.
Câu 12.Nhóm người dễ bị nhiễm HIV/AIDS là:
a. Gái mại dâm, người nghiện ma túy.
b. Người hay đau ốm.
c. Lái xe, thủy thủ.
d. Người hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Câu 13 : Tệ nạn xã hội bao gồm ?
a. Ma túy, cờ bạc, cá độ
b. Ma túy, mại dâm, cờ bạc
c. Ma túy, mại dâm, đá gà
d. Ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ, đá gà
Câu 14 : Tệ nạn xã hội ảnh hưởng ?
a. Sức khỏe, tinh thần
b. Sức khỏe, suy thoái giống nòi, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
c. Sức khỏe, tinh thần, rói lọan xã hội, suy thoái giống nòi.
d. Sức khỏe, rói lọan xã hội.
Câu 15 : Con đường lây truyền HIV/AIDS ?
a. Máu, mẹ sang con
b. Máu, tình dục
c. Mẹ sang con, tình dục
d. Máu, tình dục, mẹ sang con
Câu 16 : Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
a.Do hoàn cảnh gia đình
b. Đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ
c. Muốn có nhiều tiền, lười lao động
d. Do hoàn cảnh gia đình,đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ, lười lao động
II. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1:Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân do dân và vì dân và luôn luôn hoạt động vì lợi ích của nhân dân đồng thời chăm lo đến đời sống của nhân dân và bảo vệ nhân dân . Vậy đối với mỗi công dân những tài sản nào Nhà nước qui định đăng kí quyền sỡ hữu ?Tại sao phải đăng kí ?( 1đ )
Câu 2:Có ý kiến cho rằng “ HIV/AIDS chỉ lây truyền qua đường tình dục” .
Em có đồng ý không ? Vì sao ? Bằng kiến thức đã học hãy cho biết, cách phòng tránh HIV/AIDS như thế nào? ( 2,5đ )
Câu 3: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật. Luật cao nhất của nhà nước ta là Hiến Pháp. Mọi công dân phải sống và làm việc theo hiếp pháp và pháp luật. Bằng sự hiểu biết em hãy cho biết: Hiến pháp là gì ? Hiến pháp do ai ban hành ? Hiến pháp có nội dung như thế nào ?Nước Việt Nam có mấy Hiến Pháp ? (2,5đ)
Hết
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM ( 4Đ) Mỗi ý đúng đạt 0.25 đ
1c , 2 c , 3c , 4a , 5d , 6a , 7d, 8d , 9c , 10 a , 11a , 12 a , 13d
14 c , 15 d , 16d
II. TỰ LUẬN (6đ)
Những tài sản Nhà nước qui định đăng kí quyền sỡ hữu : nhà ở , đất đai , xe máy , ô tô …(0,5 đ )
* Phải đăng kí:
-Để nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân (0,25 đ )
- Có đăng ký công dân mới có cơ sở pháp lý để bảo vệ . (0,25 đ )
Câu 2:( 2,5đ )
*Em không đồng ý . (0,5 đ ) HIV/AIDS không chỉ lây truyền qua đường tình dục mà còn lây từ mẹ sang con và lây qua đường máu …(0,5 đ )
* Caùch phoøng traùnh
+ Traùnh tieáp xuùc maùu ngöôøi (0,5 đ )
+ Khoâng duøng chung kim, tieâm (0,5 đ )
+ Khoâng quan heä tình duïc böøa baõi … (0,5 đ )
Câu 3 ( 2,5 đ)
Hiến pháp do Quốc hội ban hành (0,5 đ )
Hiện nay, nước Việt Nam có 5 Hiếp pháp (0,125 đ )
Hiến pháp năm 1946 (0,125 đ ) Hiến pháp năm 1959 (0,125 đ ) Hiến pháp năm 1980 (0,125 đ ) Hiến pháp năm 1992 (0,125 đ ) Hiến pháp năm 2013 (0,125 đ )
Hiến pháp có nội dung :Quy định những vấn đề nền tảng, ( 0,25 đ) những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng và phát triển đất nước về : ( 0,25 đ)
- Chế độ chính trị ( 0,125 đ)
- Chính sách văn hóa , xã hội , KHCN ( 0,125 đ)
- Bảo vệ Tổ quốc ( 0,125 đ)
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ( 0,125 đ)
- Tổ chức bộ máy nhà nước . ( 0,25 đ)
.
ĐỀ 8 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3 đ ) - Thời gian làm bài 10 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS là những tệ nạn xã hội:
e) Mại dâm và ma túy.
f) Ma túy và trộm cướp.
g) Trộm cướp và mại dâm.
h) Cờ bạc và ma túy.
Câu 2: Ý kiến sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội là:
e) Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
f) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
g) Sống giản dị, lành mạnh.
h) Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
Câu 3: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi :
e. Mua dâm, bán dâm.
f. Tiêm chích ma túy.
g. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS.
h. Gần gũi và giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng.
Câu 4: Chất sau đây không nguy hiểm cho người là:
e) Bom, mìn.
f) Thuốc trừ sâu.
g) Lương thực, thực phẩm.
h) Chất phóng xạ.
Câu 5: Công dân không có quyền sở hữu những tài sản :
e) Của cải để dành.
f) Tư liệu sinh hoạt.
g) Vốn trong doanh nghiệp mà mình tham gia.
h) Các bảo vật có giá trị văn hóa – lịch sử được phát hiện tình cờ.
Câu 6: Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
e) Nhặt của rơi trả lại cho chủ sở hữu.
f) Khi vay nợ tuy trả không đúng hẹn nhưng đầy đủ.
g) Giữ gìn cẩn thận khi mượn tài sản người khác.
h) Bồi thường theo quy định của pháp luật khi làm hư hỏng tài sản được mượn.
Câu 7: Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng:
e) Không lãng phí điện nước.
f) Lấy tiền nhà nước cho vay để lấy lãi cho mình.
g) Trồng cây gây rừng.
h) Tham gia lao động công ích.
Câu 8: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền:
e) Khiếu nại.
f) Tố cáo.
g) Kiến nghị.
h) Yêu cầu.
Câu 9: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại:
e) Điều 58 Hiến pháp 1992.
f) Điều 64 Hiến pháp 1992.
g) Điều 74 Hiến pháp 1992.
h) Điều 78 Hiến pháp 1992.
Câu 10: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận :
e) Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư.
f) Tuyên truyền mê tín dị đoan.
g) Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác.
h) Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập.
Câu 11: Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp là:
e) Hội đồng nhân dân
f) Chính phủ.
g) Quốc hội
h) Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Câu 12 : Đặc điểm sau đây không phải của pháp luật là:
e) Tính quy phạm phổ biến.
f) Tính thống nhất.
g) Tính bắt buộc.
h) Tính xác định chặt chẽ.
II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 đ) - Thời gian làm bài 35 phút
Câu 1: (2đ)
Em hiểu gì về Hiến pháp? Vì sao mọi người phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”?
Câu 2: ( 2đ)
Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
Em hãy nêu 4 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em
Câu 3: ( 1đ)
Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì?
Câu 4: ( 2 đ) Cho tình huống sau:
Anh C đi xe máy vào đường ngược chiều đã bị cảnh sát giao thông phạt tiền, nhưng không đưa hóa đơn cho anh C.
Theo em:
c. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đó đã vi phạm điều gì?
d. Anh C phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
ĐÁP ÁN
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3 đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
KQ |
a |
d |
d |
c |
d |
b |
b |
b |
c |
d |
c |
b |
II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 đ)
Câu 1: ( 2đ)
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn pháp khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp ( 1đ)
Chúng ta phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, vì : Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo pháp luật và bắt buộc phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật(1đ)
Câu 2: ( 2đ)
Phải phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, vì :
c. Những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt đối với trẻ em( 1đ)
d. Bốn hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em là ( 1đ) mỗi hành vi nêu được 0,25đ
Nghịch các thiết bị điện.
Đốt pháo.
Tiếp xúc với thuốc diệt chuột.
Ăn các loại thức ăn hội thiu.
Nghịch bình xịt thuốc trừ sâu.
Chơi những vật lạ nhặt được.
.........
Câu 3: ( 1 đ)
Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ:
Đối xử bình thường như khi chưa mắc bệnh. Chăm sóc, động viên, an ủi để người thân vượt qua khó khăn kéo dài sự sống. ( 0,5đ)
Tìm hiểu rõ cách lây truyền để phòng tránh cho mình, vì mối quan hệ bình thường không thể lây truyền bệnh HIV/AIDS ( 0,5đ)
Câu 4: ( 2đ)
Theo em :
c. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đã vi phạm điều : thủ tục xử lý vi phạm hành chánh (1đ)
d. Anh C phải khiếu nại đến cấp trên của anh cảnh sát giao thông để bảo vệ quyền lợi cho mình ( 1đ)
ĐỀ 9 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I. Trắc nghiệm. (6,0 điểm)
* Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2,0 điểm)
Câu 1. HIV lây truyền qua con đường nào sau đây? (0,5 điểm)
A. Muỗi đốt B. Bắt tay C. Truyền máu D. Dùng chung bát đũa
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại (0,5 điểm)
A. Tài nguyên cạn kiệt B. Vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy
C. Ô nhiễm môi trường D. Dùng súng truy bắt tội phạm
Câu 3. Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận (0,5 điểm)
A. Chất vấn đại biểu Quốc hội. B. Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.
C. Tham gia trộm cướp. D. Phóng xe nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.
Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo là. (0,5 điểm)
A. Về quyền chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp
B. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
C. Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội
D. Đối tượng đi khiếu nại, tố cáo.
Câu 5: (4 điểm)
Trong những ý kiến sau đây, theo em ý kiến nào đúng (Hãy đánh chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào đầu câu)
1. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết.
2. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lao động, thích hưởng thụ.
3. Không mang hộ đồ vật cho người khác khi không biết rõ đó là gì, cho dù được trả tiền.
4. Pháp luật xử lí nghiêm người hành nghề mại dâm vì họ vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.
5. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.
6. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ tránh xã được tệ nạn xã hội.
7. Tệ nạn xã hội mọi người không cần ngăn chặn vì đã có công an ngăn chặn.
8. Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS? (1 điểm)
Câu 2. Pháp luật là gì? Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? (2.0 điểm)
Câu 3: (1.0 điểm)
Hòa là học sinh lớp 8 chậm tiến bộ, bạn thường xuyên vi phạm nội quy, quy định của nhà trường: đi học muộn, trong giờ học mất trật tự, không làm bài tập trước khi đến lớp, đôi lúc Páo còn đánh các bạn trong lớp.
a, Theo em, ai là người có quyền xử lí các hành vi vi phạm của Hòa? Căn cứ xử lí Hòa là gì?
b, Trong các hành vi vi phạm trên của Hòa, hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm. (6,0 điểm)
I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
B |
A |
D |
Câu 5. Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm
Đáp án đúng : 3, 4, 6, 8.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Câu 1 (1,0 điểm)
|
* Các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS: - Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạm xã hội, đặc biệt là ma tuý, mại dâm. - Không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng.
|
Câu 2 (2,0 điểm)
Câu 3 (1 điểm)
|
*Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. * Trách nhiệm công dân: - Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật - Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, - Chấp hành những nguyên tắc, sinh hoạt cộng đồng. * Giải quyết tình huống: - Người có quyền xử lí hành vi vi phạm của Hòa: Thầy, cô giáo chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường. - Căn cứ xử lí: các hành vi vi phạm của Hòa đã vi phạm nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật. - Hành vi vi phạm pháp luật: đánh nhau. |
ĐỀ 10 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
( Khoang tròn đáp án đúng, mỗi ý đúng được ,25 điểm)
Câu 1; Nếu tình cờ phát hiện kẻ buôn bán ma túy em sẽ lựa chọn các ứng xử cách nào dưới đây?
A. Lờ đi coi như không biết vì sợ trả thù.
B. Phân tích cho người đó hiểu và việc làm đó là vi phạm pháp luật và là tội ác.
C. Chỉ cho họ đường tắt đường vòng tránh sự kiểm tra của công an và xin tiền công
D. Báo cho cơ qua chức năng có đủ thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi xấu trên.
Câu 2. HIV/AIDS là :
A. Là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, AIDS là giai đoạn cuối của HIV.
B. Là tên viết tắt của dịch sốt xuất huyết. AIDS là giai đoạn cuối của sốt xuất hyết.
C. HIV là cụm từ viết tắt của bệnh sởi, AIDS là giai đoạn cuối của dịch sởi.
D. HIV là tên của bệnh ung thư di căn, AIDS là giai đoạn cuối của ung thư di căn.
Câu 3 Những chất và loại nào dưới đây gây nguy hại cho con người
A. Lương thực thực phẩm. Nước ép trái cây, các loại sinh tố hoa quả
B. Thuốc nổ, Thủy ngân, bom, mìn, các chất phóng xạ.
C. Son môi, các loại mỹ phẩm trang điểm hàng ngày.
D. Thuốc bắc, thuốc đông y dùng để chữa trị bệnh nam y
Câu 4. Những việc làm nào dưới đây là vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
A. Bộ đội bắn phao hoa trong ngững ngày lễ lớn của đất nước
B. Công an sử dụng cũ khí để trấn áp tội phạm
C. Sản xuất chết tạo vũ khí, thuốc nổ trong sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
D. Sản xuất vũ khí, thốc nổ, tàng trữ các chất độc hại, phụ vụ cho cá nhân không có sự cho phép của nhà nước.
Câu 5: Nối cột A tương ứng với cột B để các hoạt động ương ứng với quyền lợi.
Quyền |
|
Nghĩa các quyền |
1. Quyền chiếm hữu |
1......... |
A. Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định và việc làm ... khi cho rằng quyêt định đó trái pháp luật hoặc xâm phạm đến lợi ích các nhâ. |
2. Quyền sử dụng |
2.......... |
B. Là quyền quyết định đối với tài sản, mua, bán, tăng cho, kế thừa hoặc hủy bỏ. |
3. Quyền khiếu nại. |
3.......... |
C. Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức các nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức nào. |
4. Quyền tố cáo. |
4.......... |
D. Là quyền trực tiếp nắm giữ tài sản |
|
E. Là quyền khái thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó |
Câu 6. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau.
- Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những .(1)............................của công nhân được ghi nhận trong (2).........................và các văn bản pháp luật. Công dân khi thực hiện (3)......................................., quyền tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng.
- Nhà nước nghiêm cấm (4)...........................người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, ttos cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 7 ( 2 điểm). Vấn đề phòng chống tện nạn xã hội pháp luật nước ta qui định như thế nào?
Câu 8 ( 2 điểm) Em hiểu bản chất của pháp luật nước ta như thế nào? Nêu vai trò của pháp luật?
Câu 9 ( 2 điểm) Tình huống
Ông Tám được giao phụ trách máy photo coppy của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản không cho ai sử dụng. Ngoài việc cuả cơ quan ông nhận tài liệu bên ngoài về photo coppy để tăng thêm thu nhập.
Hỏi:
- Việc làm của ông đúng chỗ nào và sai chỗ nào?
- Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao?
Câu 10 (1 điểm) Bằng vốn hiểu biết em hãy nêu 3 con đường chính lây chuyền HIV/AIDS?
Đáp án biểu điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
A |
B |
D |
Câu 5 |
1 - D |
2 - E |
3 - A |
4 - C |
Câu 6 |
1. quyền cơ bản |
2. Hiến pháp |
3. quyền khiếu nại |
4.việc trả thù |
Câu |
Đáp án |
Điểm |
7 |
Quy định của pháp luật: - Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. - Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển mua bán sử dụng, cưỡng bức lôi kéo sử dụng ma túy. Nhưng người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. - Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dạy dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. - Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. |
0,25 0,5
0,25
1
|
8 |
- Bản chất: Pháp luật nước cộng hòa XHCN VN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN, thể hiện làm chủ của nhan dân VN trên tất các lĩnh vực của đời sống xã hội ( chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục). - Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ đểthực hiện quản lí nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiên phát huy quền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội. |
1
1 |
9 |
- Việc làm Ông Tám + Đúng là: Ông thường xuyên lau chùi và bảo quản + Sai là: Nhận tài liệu bên ngoài về photo. - Trách nhiệm và nghĩa vụ của người quản lý: + Không được xâm phạm ( lấn chiếm phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. + Khi được nhà nước giao quyền quản lí, sử dụng tài sản của nhà nước phải bảo quản, giữ gìn sử dụng tiết kiệm có hiệu quả không tham ô lãng phí. |
0,5 0,5
0,5
0,5 |
10 |
- 3 con đường lây truyền chính của HIV/ AIDS. + Đường máu ( Dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc với máu người bệnh) + Tình dục không an toàn. + Từ mẹ xang con. |
0,5
0,25 0,25 |
ĐỀ 11 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 8 Thời gian: 45 phút |
I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?
A. Vận chuyển ma túy. B. Chặt phá cây chứa chất ma túy.
C. Tham gia đua xe. D. Tham gia đánh bạc.
Câu 2: HIV lây truyền qua đường nào :(0.25 điểm):
A. Quan hệ tình dục. B. Muỗi đốt.
C. Bắt tay. D. Dùng chung cốc, bát, đũa.
Câu 3: Phòng chống HIV/ AIDS là trách nhiệm của:(0.25 điểm)
A. Nhà nước. B.Tổ chức y tế thế giới .
C. Cơ quan chức năng. D. Mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội .
Câu 4: Hành vi nào sau đây thực hiện quyền khiếu nại:(0.25 điểm)
A. Tòa án nhân dân huyện H xử phạt quá quyền hạn . B. Phát hiện người ăn cắp xe máy C.Phát hiện tụ điểm tiêm chích ma túy . D. Cả 3 ý trên .
Câu 5 : Quốc hội là cơ quan nào sau đây:(0.25 điểm).
A. Cơ quan hành chính nhà nước. B. Cơ quan quyền lực nhà nước.
C. Cơ quan xét xử . D. Cơ quan kiểm soát .
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của CD :(0.25 điểm)
A. Ý thức của Công Dân . B. Phong tục tập quán .
C. Sự phát triển của nền kinh tế . D. Cả 3 ý trên .
Câu 7:Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc lợi ích công cộng : (0.25 điểm)
A. Vườn Quốc gia . C. Ao cá hợp tác xã . B. Khu vui chơi giải trí . D. Tài nguyên rừng .
Câu 8:Công dân được thực hiện quyền tố cáo khi công dân: (0.25 điểm)
A. Từ 14 tuổi trở lên . B. Từ 16 tuổi trở lên .
C. Từ 18 tuổi trở lên . D. Bất cứ công dân nào.
II, Tự luận: (8 điểm)
Câu 1. Tài sản nhà nước gồm những loại nào? Thuộc quyền sở hữu của ai? Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? (3 đ)
Câu 2. Có ý kiến cho rằng : Chúng ta không nên tiếp xúc với người bị nhiễm HIV/AIDS vì sẽ mang tiếng xấu và bị lây bệnh. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? (2 đ)
Câu 3. Hoa mượn xe đạp của Mai để đi học thêm và hứa trả sau 3 giờ. Khoảng 3 giờ sau Hoa về đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng hỏi mượn chiếc xe này. Hoa ngập ngừng vì chiếc này không phải là của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Hoa do dự Hằng nói: Cậu đã mượn xe của Mai thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà ! (3đ)
Câu hỏi: a. Trong trường hợp này Hoa có quyền quyết định cho Hằng mượn xe không?
b. Theo em, khi mượn xe của Mai, Hoa có quyền và nghĩa vụ gì?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (2 đ )
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
B |
A |
D |
A |
B |
A |
B |
D |
II. Tự luận:
Câu 1 . Tài sản Nhà nước gồm:
Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư ở các công ti xí nghiệp, công trình công cộng …..(1 đ)
-Thuộc quyền sở hữu của toàn dân.(1 đ)
-Là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.(1đ)
Câu 2 : Không vì: thái độ như thế là không đúng , chúng ta không nên có thái độ kì thị , xa lánh với họ , bệnh HIV/AIDS không lây truyền qua tiếp xúc, giao tiếp(2đ)
Câu 3: a. Trong trường hợp này Hoa không có quyền quyết định cho Hằng mượn xe.(1 đ)
b. Khi mượn xe của Mai, Hoa có quyền và nghĩa vụ : sử dụng và giữ gìn và bảo quản xe cho Mai.(2 đ)
Ngoài 10 đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 có kèm theo đáp án chi tiết thì các đề thi trong chương trình lớp 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.