Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021
Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 02 trang) |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm).
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.
B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
C. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.
D. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn.
Câu 2: Mặc dù đến lớp muộn 5 phút nhưng bạn N cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi đã đưa một người bị tai nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hành vi của bạn N thể hiện phạm trù đạo đức nào?
A. Hạnh phúc. B. Nhân phẩm. C. Nghĩa vụ. D. Lương tâm.
Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống hòa nhập?
A. Sống tự do trong xã hội.
B. Sống tự do theo sở thích cá nhân.
C. Sống phù hợp với thời đại.
D. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.
Câu 4: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là người có
A. lòng tự trọng. B. lòng lương thiện.
C. nhân phẩm. D. lương tâm.
Câu 5: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là
A. truyền thống. B. phong tục. C. đạo đức. D. pháp luật.
Câu 6: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về
A. tình cảm và đạo đức. B. vật chất và lợi ích.
C. vật chất và tinh thần. D. tình cảm và thói quen.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lối sống hòa nhập?
A. Chỉ tham gia các hoạt động do mình đề xuất.
B. Chỉ kết bạn với người cùng sở thích.
C. Tham gia các hoạt động tập thể mà mình thích.
D. Chủ động tham gia mọi sinh hoạt tập thể.
Câu 8: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người
A. theo lẽ phải. B. theo tình cảm.
C. theo từng trường hợp. D. theo nguyên tắc.
Câu 9: Một trong những biểu hiện của người có nhân phẩm là
A. có lương tâm trong sáng, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
B. thực hiện tốt các nghĩa vụ mà xã hội qui định thực hiện.
C. luôn tôn trọng người khác, biết quan tâm đến bản thân và gia đình.
D. được nhiều người hâm mộ và tôn sùng.
Câu 10: Giá trị làm người của mỗi người được gọi là gì?
A. Nghĩa vụ. B. Danh dự. C. Lương tâm. D. Nhân phẩm.
Câu 11: Tình yêu chân chính không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Có sự đồng cảm sâu sắc về ước mơ, hoài bão.
B. Biết quan tâm, chăm lo và hi sinh vì nhau.
C. Yêu cầu người kia hoàn thiện theo ý mình.
D. Tình yêu không vụ lợi, trong sáng và lành mạnh.
Câu 12: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. giúp đỡ. B. đồng lòng. C. hợp tác. D. đoàn kết.
Câu 13: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. nhân phẩm. B. lương tâm. C. danh dự. D. nghĩa vụ.
Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Nhường nhịn người khác.
B. Thương yêu và giúp đỡ mọi người.
C. Chỉ giúp đỡ người khác khi có lợi cho mình.
D. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
Câu 15: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người
A. tự tin vào bản thân. B. tự cao tự đại về bản thân.
C. tự ti về bản thân. D. lo lắng về bản thân.
Câu 16: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng
A. có thể thỏa thuận các vấn đề chung trong gia đình.
B. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. có tài sản và quyền ngang nhau trong gia đình.
D. luôn yêu thương, chung thủy, quan tâm đến nhau.
Câu 17: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội được gọi là
A. làng xóm. B. dân cư. C. cộng đồng. D. tập thể.
Câu 18: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về hợp tác?
A. Chỉ hợp tác khi nhận được yêu cầu từ cộng đồng.
B. Chỉ hợp tác khi thấy có lợi cho mình.
C. Hợp tác sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.
D. Chỉ hợp tác khi mình yếu, kém.
Câu 19: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ
A. nuôi dưỡng. B. họ hàng. C. giới tính. D. huyết thống.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của người có đạo đức?
A. Thờ ơ với người bị gặp nạn. B. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.
C. Tự ý lấy đồ của người khác. D. Chen lấn khi xếp hàng.
Câu 21: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau được gọi là gì?
A. Tình đồng hương. B. Tình bạn.
C. Tình yêu. D. Tình đồng đội.
II. TỰ LUẬN (3 điểm).
Câu 1: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc? (2.0 điểm).
Câu 2: Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? (1.0 điểm)
------ HẾT ------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 10
|
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
-
1
A
6
C
11
C
16
B
21
C
2
D
7
D
12
C
17
C
3
D
8
A
13
B
18
C
4
A
9
A
14
C
19
D
5
C
10
D
15
A
20
B
II. PHẦN TỰ LUẬN
MÃ ĐỀ 807
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc? (2.0 điểm). |
|
|
Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: + Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau lúc già yếu. + Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh… + Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn. + Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, dân tộc. |
Mỗi ý 0.5 điểm |
2 |
Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? (1.0 điểm) |
1 điểm |
|
Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: - Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội. - Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình và biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn mà không cần điều kiện. Lưu ý : Giáo viên linh động ghi điểm nội dung câu này! |
Mỗi ý 0.5 điểm |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 02 trang) |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Tình cảm trong sáng, lành mạnh phù hợp với các chuẩn mực đạo đức tiến bộ giữa hai người khác giới là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình yêu đôi lứa. B. Tình đồng chí.
C. Tình yêu chân chính. D. Tình đồng hương.
Câu 2: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. tự nguyện. B. áp đặt. C. bắt buộc. D. cưỡng chế.
Câu 3: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với
A. nhu cầu và lợi ích của giai cấp cầm quyền.
B. các quan niệm, quan điểm xã hội.
C. các nhu cầu của cộng đồng.
D. lợi ích của cộng đồng và xã hội.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện nhân nghĩa?
A. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống.
B. Yêu ghét rõ ràng.
C. Biết yêu thương mọi người như nhau.
D. Luôn cố chấp với người biết hối lỗi.
Câu 5: Trong những quan niệm sau, quan niệm nào là đúng về tình yêu?
A. Tình yêu là tình cảm riêng tư nên không mang tính xã hội.
B. Yêu là quá trình tìm hiểu, lựa chọn nên cần phải yêu nhiều người.
C. Tình yêu đôi lứa cần có sự hướng dẫn của gia đình và xã hội.
D. Tình yêu luôn phải được xuất phát từ tình bạn.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người có nhân phẩm?
A. Luôn đề cao danh dự của bản thân mình và thực hiện các nghĩa vụ với xã hội.
B. Có nhu cầu vật chất và tinh thần đầy đủ.
C. Thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức và chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
D. Luôn quan tâm đến gia đình và đem lại niềm vui cho người khác.
Câu 7: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là
A. nhân đạo. B. nhân văn. C. nhân nghĩa. D. nhân phẩm.
Câu 8: Câu thành ngữ “Buôn có bạn, bán có phường” là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Hòa nhập. B. Hợp tác. C. Nhân nghĩa. D. Nhân ái.
Câu 9: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần được gọi là
A. hạnh phúc. B. danh dự. C. nhân phẩm. D. lương tâm.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
A. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.
B. Giúp mọi người vượt qua những khó khăn.
C. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
Câu 11: Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là biểu hiện của người có tính
A. tự trọng. B. tự ti. C. tự ái. D. tự tin.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây thì người vợ không được kết hôn lại?
A. Người chồng đã mất tích. B. Vợ chồng đã ly dị.
C. Người chồng đã ly thân. D. Người chồng đã chết.
Câu 13: Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là
A. lương tâm. B. nhân phẩm. C. nghĩa vụ. D. danh dự.
Câu 14: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về hạnh phúc?
A. Hạnh phúc cá nhân hài hòa với hạnh phúc xã hội.
B. Được thỏa mãn các nhu cầu vật chất lành mạnh.
C. Chỉ có đầy đủ vật chất mới hạnh phúc thật sự.
D. Mang lại niềm vui cho người khác là hạnh phúc.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện lối sống hòa nhập?
A. Không gây mâu thuẫn với người khác.
B. Chỉ kết bạn với người cùng sở thích.
C. Chủ động tham gia mọi sinh hoạt tập thể.
D. Không xa lánh mọi người.
Câu 16: Phẩm chất quan trọng nào dưới đây là của người lao động mới trong xã hội hiện đại?
A. Hòa nhập. B. Hợp tác. C. Sáng tạo. D. Tự lập.
Câu 17: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. hạnh phúc. B. danh dự. C. nhân phẩm. D. lương tâm.
Câu 18: Chú Công an không nhận tiền mãi lộ của dân. Hành vi đó thể hiện chú công an là
A. người có nhân phẩm. B. người có danh dự.
C. người biết điều. D. người có lương tâm.
Câu 19: Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi
A. đăng ký kết hôn. B. có con chung.
C. tự nguyện ở với nhau. D. tổ chức đám cưới.
Câu 20: Cộng đồng được hiểu là
A. toàn thể những người cùng sống, có những điểm chung, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
B. toàn thể những người có trách nhiệm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
C. những người cùng sống tập trung và có nhiều điểm chung giống nhau.
D. nhiều người cùng sống, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Câu 21: Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác. B. Dân chủ, bình đẳng, minh bạch.
C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. Tự do, dân chủ, công khai.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: Làm thế nào để trở thành người có lương tâm trong sáng? (2.0 điểm)
Câu 2: Theo em, Nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người? (1.0 điểm)
------ HẾT ------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 10
|
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
-
1
C
6
C
11
C
16
B
21
C
2
A
7
C
12
C
17
D
3
D
8
A
13
D
18
A
4
D
9
A
14
C
19
A
5
C
10
D
15
B
20
A
II. PHẦN TỰ LUẬN
MÃ ĐỀ: 802,804,806,808
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1.
|
Làm thế nào để trở thành người có lương tâm trong sáng? (2.0 điểm) |
2 |
|
Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: + Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày. + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu để trở thành công dân tốt, người có ích cho xã hội. + Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người, biết yêu thương con người và có ý thức cao thượng. + Vì vậy, nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong cuộc sống được duy trì và phát triển. |
Mỗi ý 0.5 điểm |
2 |
Theo em, Nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người? (1.0 điểm)
|
1 |
|
Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: - Nhân nghĩa gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi. - Giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Lưu ý : Giáo viên linh động ghi điểm nội dung câu này! |
Mỗi ý 0.5 điểm |
HẾT.
Ngoài Đề Thi HK2 Môn GDCD 10 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề cương ôn tập GDCD lớp 10 học kì 2 năm học 2020-2021 của Sở GD&ĐT Quảng Nam là tài liệu tổng hợp các kiến thức cần nắm vững để ôn tập cho kì thi học kì 2 môn GDCD. Bộ đề cương gồm nhiều chủ đề chính, bao gồm những kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Cách mạng và phong trào cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết toàn dân tộc, văn hóa – xã hội, kinh tế – chính trị, quan hệ quốc tế, pháp luật và nghĩa vụ công dân.
Bộ đề cương ôn tập này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và sâu rộng, đồng thời cũng có bài tập để học sinh rèn luyện kỹ năng giải đề. Bên cạnh đó, đề cương cũng cung cấp các lời giải chi tiết và dễ hiểu, giúp học sinh có thể tự kiểm tra và đánh giá năng lực của mình.