Docly

Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021

Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi Học Sinh Giỏi Địa 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam [Năm 2021]
Đề Thi HSG Địa 11 Cấp Trường Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Địa Lý Sở GD-ĐT Quảng Nam [2021-2022]
Top 10 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Địa Lý – Có Đáp Án Chi Tiết
Top 8 Đề Thi Học Kì 2 Lớp 11 Môn Địa Lý Có Đáp Án

Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 807



A/ PHẨN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Câu 1: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng nào sau đây làm nền tảng tinh thần của xã hội?

A. Mác – Lênin. B. Chủ nô. C. Tư sản. D. Phong kiến.

Câu 2: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta là

A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

B. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo.

D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa.

Câu 3: Nhà nước là công cụ chủ yếu đề nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là thể hiện tính

A. dân tộc của nhà nước. B. phổ biến của nhà nước ta.

C. nhân dân của nhà nước ta D. pháp quyền của nhà nước.

Câu 4: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là tạo mọi điều kiện để

A. người giỏi được phát huy tài năng.

B. người học ra trường có việc làm.

C. mọi người được miễn học phí.

D. mọi người vừa học, vừa làm.

Câu 5: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thế hiện tập trung nhất ở

A. Hiến pháp và pháp luật luôn được sửa đổi phù hợp.

B. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước.

C. vai trò điều hành của chính phủ bằng pháp luật.

D. ý nguyện của quần chúng nhân dân.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?

A. Chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên. B. Khai thác cạn kiệt khoáng sản.

C. Tăng cường nhập khẩu phế liệu. D. Bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 7: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế chủ yếu là chế độ công hữu về

A. thu nhập. B. tài sản công.

C. tư liệu sản xuất. D. việc làm.

Câu 8: Nhân dân được tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các đạo luật là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?

A. Chuyên chế. B. Gián tiếp. C. Độc quyền. D. Trực tiếp.

Câu 9: Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện

A. mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình.

B. dân tộc nào cũng có chữ viết riêng.

C. nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam.

D. nhà nước ta là nhà nước của các dân tộc và không có sự phân biệt.

Câu 10: Dân chủ được thực hiện thông qua hình thức cơ bản nào dưới đây?

A. Thỏa ước. B. Độc quyền. C. Gián tiếp. D. Chuyên chế.

Câu 11: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách nào sau đây?

A. Quốc phòng và an ninh. B. Khoa học và công nghệ

C. Bảo vệ môi trường. D. Giải quyết việc làm.

Câu 12: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng

A. đạo đức. B. chính sách. C. chính trị. D. pháp luật.

Câu 13: Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng cơ bản nào dưới đây?

A. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

B. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học.

C. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.

D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, phát triển đào tạo.

Câu 14: Việc làm nào sau đây của công dân là góp phần tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Tham gia hiến máu nhân đạo. B. Vận động mọi người thực hiện pháp luật.

C. Quyên góp ủng hộ bão lụt. D. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Câu 15: Đâu không phải là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?

A. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

B. Quyền nhận cấp vốn để sản xuất băng, đĩa nhạc.

C. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa.

D. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.

Câu 16: Đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục là nội dung cơ bản của phương hướng nào dưới đây?

A. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. D. Mở rộng quy mô giáo dục.

Câu 17: Tuyên truyền thông điệp “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” là công dân góp phần thực hiện mục tiêu nào sau đây của chính sách dân số?

A. Phân chia địa giới hành chính. B. Sớm đẩy mạnh phân hóa dân cư.

C. Khuyến khích làm giàu hợp pháp. D. Sớm ổn định quy mô dân số.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?

A. Dùng xung điện để đánh bắt thủy sản. B. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm. D. Sử dụng thuốc diệt cỏ trong trồng trọt.

Câu 19: Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Giữ gìn trật tự và an toàn xã hội. B. Thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.

C. Cảnh giác trước những âm mưu của kẻ thù. D. Xuyên tạc, chống phá chính quyền.

Câu 20: Công dân tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?

A. Quyên góp ủng hộ bão lụt. B. Góp ý vào các dự thảo luật.

C. Tham gia bảo vệ môi trường. D. Tham gia hoạt động tình nguyện.

Câu 21: Nhân dân tại xã N tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội Khóa XII là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Gián tiếp. B. Đại diện. C. Trực tiếp. D. Chuyên chế.


B/ PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm):

Hiện nay Chính phủ đã có chủ trương đóng cửa rừng nhưng một số người dân vẫn có hành vi chặt phá rừng nguyên sinh đầu nguồn để lấy gỗ đem bán.

  1. Em có nhận xét gì về việc làm trên của người dân?

  2. Qua đó rút ra được trách nhiệm của bản thân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Câu 2 (1,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh không nhất thiết phải học lên đại học. Các bạn có thể tham gia học nghề và phát triển ngành, nghề truyền thống của địa phương. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

------ HẾT -----



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II –

NĂM HỌC 2020-2021

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC


A/ PHẦN TRĂC NGHIỆM: (7,0 ĐIỂM)


1

A

6

D

11

D

16

A

21

A/B

2

C

7

C

12

D

17

D



3

C

8

D

13

A

18

B



4

A

9

C

14

B

19

D



5

B

10

C

15

B

20

B




B/ PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 ĐIỂM)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 801, 803, 805, 807.

Câu hỏi

Nội dung

Điểm









Câu 1

(2,0 điểm)

a. Học sinh nhận xét về việc làm của người dân:


+ Không đồng ý với việc làm một số người dân nói trên.

0,25

+ Vì: Hành vi này sẽ gây hậu quả tiêu cực, việc chặt phá rừng nguyên sinh dẫn đến xói mòn đất, gây lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật….

0,25

  1. Học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân đối với chính sách

tài nguyên và bảo vệ môi trường?


+ Chấp hành đúng chính sách và pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

0,5

+ Tuyên truyền đến những người dân có hành vi trên về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng nguyên sinh đối với cuộc sống con người.

0,5

+ Phê phán, tố cáo những hành vi trên đến với các cơ quan chức năng để có những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

Học sinh nêu ý kiến của bản thân: Đồng ý với ý kiến trên

0,25

Vì học nghề và phát triển ngành nghề truyền thống địa phương sẽ góp phần:

- Thực hiện chính sách giải quyết việc làm.

0,25

-Tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình, tạo việc làm cho người khác.

0,25


- Tận dụng được nguồn lực sẵn có, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của dân tộc.

0,25


........................HẾT....................




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 808




A/ PHẨN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Câu 1: Nhà nước ta kế thừa và pháp huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện tính

A. giai cấp của Nhà nước. B. cộng đồng của Nhà nước ta.

C. nhân dân của Nhà nước. D. dân tộc của Nhà nước ta.

Câu 2: Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu nào về tư liệu sản xuất?

A. Công hữu. B. Tiểu chủ. C. Cá thể. D. Tư hữu.

Câu 3: Giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Nâng cao dân trí. B. Giữ gìn an ninh.

C. Ổn định quốc phòng. D. Chăm sóc sức khỏe.

Câu 4: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của

A. cán bộ, công chức. B. nhân dân lao động.

C. tầng lớp trí thức. D. giai cấp thống trị.

Câu 5: Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo là thực hiện nội dung của phương hướng nào sau đây?

A. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. B. Thực hiện công bằng trong giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. D. Mở rông quy mô giáo dục.

Câu 6: Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, Nhà nước ta tập trung vào phương hướng cơ bản nào sau đây?

A. Đầu tư mở rộng mô hình du canh, du cư.

B. Chủ động khai thác rừng nguyên sinh.

C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học.

D. Tích cực tiêu thu động vật quý hiếm.

Câu 7: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp nào sau đây?

A. Địa chủ. B. Tư sản. C. Nông nô. D. Công nhân.

Câu 8: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm tính

A. văn minh, tiến bộ. B. quần chúng nhân dân rộng rãi.

C. nhân dân và dân tộc sâu sắc. D. khoa học đại chúng.

Câu 9: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội do

A. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quản lí. B. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam điều hành. D. Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lí.

Câu 10: Chức năng nào dưới đây là căn bản, giữ vai trò quyết định nhất của nhà nước ta?

A. Đảm bảo trật tự, an ninh xã hội. B. Tổ chức và xây dựng.

C. Đảm bảo an ninh chính trị. D. Tổ chức và giáo dục.

Câu 11: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta hiện nay là

A. thúc đẩy nhanh hoạt động nhập cư. B. sớm san bằng mật độ dân cư cả nước.

C. điều chỉnh mọi nguồn thu nhập. D. sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số.

Câu 12: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với

A. đạo đức. B. phong tục. C. tập quán. D. pháp luật.

Câu 13: Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm?

A. Chủ động tham gia sản xuất. B. Vươn lên nắm bắt khoa học, kỹ thuật.

C. Lười lao động, sống ỷ lại. D. Định hướng nghề nghiệp đúng đắn.


Câu 14: Nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?

A. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.

C. Tham gia các hoạt động xã hội.

D. Tố cáo hành vi tham nhũng.

Câu 15: Quyền nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước và cơ sở.

B. Bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

C. Được đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất để phát triển của công dân.

D. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta?

A. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. B. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

C. Mở rộng quy mô giáo dục. D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

Câu 17: Nhà nước có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là nhằm

A. nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.

C. mở rộng quy mô giáo dục.

D. ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường.

B. Anh C không tố giác tội phạm.

C. Bác D vận động mọi người thực hiện tốt pháp luật.

D. Anh G không vi phạm pháp luật.

Câu 19: Việc làm nào sau đây của công dân là góp phần tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

B. Đánh bắt thủy hải sản bằng vật liệu nổ.

C. Buôn bán động vật hoang dã quý hiếm.

D. Từ chối tố giác các hành vi phạm tội.

Câu 20: Đâu là việc làm không thực hiện đúng chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác thải sinh hoạt. B. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.

C. Bảo vệ động vật quý hiếm. D. Chôn lấp chất thải vào lòng đất.

Câu 21: Tại hội nghị toàn dân ở xã A, nhân dân biểu quyết công khai về mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa của địa phương là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Gián tiếp. B. Trực tiếp. C. Chuyên chế. D. Đại diện.


B/ PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm):

Khi đi chơi công viên, em nhìn thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của một nhóm bạn trên?

b. Qua đó rút ra được trách nhiệm của bản thân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Câu 2 (1,0 điểm):

Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của?


------ HẾT ------





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 03 trang)


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2020-2021

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)


HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

1

D

6

C

11

D

16

A

21

B

2

A

7

D

12

D

17

A



3

A

8

C

13

C

18

B



4

B

9

B

14

D

19

A



5

C

10

B

15

C

20

D




B/ PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM đề 802, 804, 806, 808


Câu hỏi

Nội dung

Điểm









Câu 1

(2,0 điểm)

a. Học sinh nhận xét về việc làm của nhóm bạn trên:


+ Không đồng ý với việc làm của nhóm bạn trên.

0,25

+ Vì: Việc làm đó gây ô nhiễm môi trường, làm mất mĩ quan của công viên, là hành vi vi phạm chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước.

0,25

b. Học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?


+ Chấp hành đúng chính sách và pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

0,5

+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trưởng địa phương và nơi mình hoạt động: tham gia vệ sinh môi trường, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng, tham gia trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên…

0,5

+ Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

Học sinh trình bày được các nội dung sau:

+ Trời sinh voi, trời sinh cỏ: Nghĩa bóng của câu tục ngữ này là ở đời ai cũng có kế để sinh nhai, không ai ngồi khoanh tay chịu chết đói. Dù sinh con đẻ cái bao nhiêu, người ta cũng có cách bươn trải để nuôi con khôn lớn.

=> Quan niệm này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dân số gia tăng quá nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

0,5

+ Đông con hơn nhiều của: Quan niệm này cho rằng đông con còn quý hơn nhiều của, nặng về số lượng, chưa chú ý đến chất lượng dân số. =>Hiện nay quan niệm này không còn phù hợp nữa, em không đồng ý với các quan điểm này.

0,5



Ngoài Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề thi GDCD lớp 11 Học Kì 2 sở hữu một cấu trúc đa dạng, bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Nội dung đề thi đề cập đến các vấn đề xã hội và quyền lợi của công dân, cùng với những thách thức và cơ hội mà xã hội đang đối mặt. Điều này nhằm khuyến khích học sinh phát triển tư duy phân tích, suy nghĩ đa chiều và khả năng đưa ra quan điểm của riêng mình.

Đặc biệt, Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021 được thiết kế kèm theo đáp án chi tiết. Điều này giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá hiệu quả học tập của mình, đồng thời nắm vững kiến thức và phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

Mong rằng Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021 sẽ là một tài liệu hữu ích, giúp học sinh nắm vững kiến thức GDCD và trở thành những công dân có ý thức và đóng góp tích cực cho xã hội. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi và hành trình học tập của mình!

>>> Bài viết liên quan:

Đề Thi Học Kì 2 Môn Địa Lí Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam [2020-2021]
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 11 Môn Địa Lý Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Trắc Nghiệm Địa 11 Giữa Kì 2 Năm Học 2020-2021 (Đề 2)
Đề Thi Học Sinh Giỏi Địa 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Môn Địa Lý Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 11 Môn Địa Lý Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Môn Địa Lý Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)
Đề Thi Môn Địa Lý Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 3)
Đề Thi Giữa Kì 1 GDCD 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022-2023
Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 GDCD 11 Năm 2022-2023 Có Đáp Án