Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Q
ĐỀ CHÍNH THỨC
UẢNG NAM
(Đề gồm có 02 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020
Môn: GDCD – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
-
MÃ ĐỀ 801
-
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. Nhà sản xuất A tập trung vào việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động làm cho năng suất lao động tăng gấp đôi. Việc làm của nhà sản xuất A thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Tạo sự cạnh tranh giữa những người sản xuất.
C. Khai thác tối đa nguồn lực kinh tế của đất nước.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 2. Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại một cách khách quan trong
A. tiêu dùng. B. lưu thông hàng hóa.
C. sản xuất. D. sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 3. Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm
A. giành những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.
B. trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau.
C. loại trừ các đối thủ trong làm ăn kinh tế.
D. khẳng định vị trí và địa bàn hoạt động của mình.
Câu 4. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là
A. sản phẩm lao động. B. tư liệu lao động.
C. đối tượng lao động. D. công cụ lao động.
Câu 5. Nếu em là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung > cầu. B. Cung = cầu. C. Cung khác cầu. D. Cung < cầu.
Câu 6. Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua - bán chiếc áo đó với thời gian là 2 giờ.Trong ba người trên, ai thực hiện tốt nhất yêu cầu của quy luật giá trị?
A. Anh B. B. Anh A và anh B.
C. Anh C. D. Anh A.
Câu 7. Khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. cầu. B. cung. C. tổng cầu. D. tiêu thụ.
Câu 8. Doanh nghiệp A mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Việc làm của doanh nghiệp A thể hiện ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với
A. tập thể. B. xã hội. C. gia đình. D. cá nhân.
Câu 9. Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu thường diễn ra theo xu hướng nào dưới đây?
A. Không ăn khớp với nhau. B. Cung thường lớn hơn cầu.
C. Cung, cầu thường cân bằng. D. Cầu thường lớn hơn cung.
Câu 10. Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
A. trao đổi mua - bán. B. phân phối –cấp phát.
C. quá trình sử dụng. D. quá trình sản xuất.
Câu 11. Trong yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào dưới đây có vai trò quan trọng và quyết định nhất?
A. tư liệu lao động. B. đối tượng lao động.
C. công cụ lao động. D. sức lao động.
Câu 12. Thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa là biểu hiện của quy luật giá trị trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Sản xuất. B. Cung cầu. C. Cạnh tranh. D. Lưu thông.
Câu 13. Giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau vì yếu tố nào dưới đây?
A. Chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh.
B. Chịu sự tác động của quy luật giá trị.
C. Chịu sự chi phối của người sản xuất.
D. Thời gian sản xuất của từng người không giống nhau.
Câu 14. Trên thị trường, khi giá cả tăng sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung và cầu giảm.
Câu 15. Hành vi đầu cơ tích trữ hàng hóa gây rối loạn thị trường chính là mặt hạn chế của
A. cạnh tranh. B. lưu thông hàng hóa.
C. cung-cầu. D. sản xuất hàng hóa.
II/ PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm)
Thị trường là gì? Em hãy nêu ví dụ về sự phát triển của thị trường ở địa phương mình?
Câu 2. (3,0 điểm)
Em hãy nêu khái niệm công nghiệp hóa? Cho ví dụ. Trình bày tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HẾT
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Q
ĐỀ CHÍNH THỨC
UẢNG NAM
(Đề gồm có 02 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020
Môn: GDCD – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
-
MÃ ĐỀ 802
-
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. Nếu em đang bán sản phẩm X trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung < cầu. B. Cung khác cầu.
C. Cung = cầu. D. Cung > cầu.
Câu 2. Việc một cơ sở sản xuất kinh doanh không có lãi là do đã vi phạm quy luật cơ bản nào dưới đây trong sản xuất?
A. Quy luật giá trị thặng dư. B. Quy luật giá cả.
C. Quy luật giá trị. D. Quy luật cung – cầu.
Câu 3. Khi cầu giảm, sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm là nội dung của biểu hiện nào dưới đây trong quan hệ cung - cầu ?
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Thị trường chi phối cung - cầu.
D. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
Câu 4. Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất của cải vật chất?
A. Hùng đang làm thơ.
B. Con ong đang xây tổ.
C. Họa sĩ đang vẽ tranh.
D. Anh A đang xây nhà.
Câu 5. Để sản xuất ra một lưỡi liềm cắt lúa, ông A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3 giờ. Trên thị trường, chỉ thừa nhận thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất lưỡi liềm là 2 giờ. Theo em, việc sản xuất của ông A sẽ rơi vào trường hợp nào dưới đây?
A. Hòa vốn.
B. Thu được lợi nhuận.
C. Có thể bù đắp được chi phí.
D. Thua lỗ.
Câu 6. Nhà nước có trách nhiệm điều tiết cạnh tranh bằng cách thông qua hình thức cơ bản nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật cho mọi người nắm được.
B. Nâng cao mức thuế thu nhập.
C. Giáo dục pháp luật, các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp.
D. Giáo dục tư tưởng cho các chủ thể kinh tế.
Câu 7. Việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá là biểu hiện của quy luật giá trị trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Cung cầu. B. Cạnh tranh. C. Lưu thông. D. Sản xuất.
Câu 8. Trong sản xuất của cải vật chất, yếu tố quan trọng nhất của tư liệu lao động là
A. công cụ lao động. B. sức lao động.
C. đối tượng lao động. D. người lao động.
Câu 9. Cung- cầu tác động lẫn nhau theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cầu tăng thì cung tăng. B. Cầu giảm thì giá cả giảm.
C. Cầu tăng thì cung giảm. D. Cầu giảm thì giá cả tăng.
Câu 10. Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa chủ thể nào dưới đây?
A. Người bán với người mua. B. Người bán với người sản xuất.
C. Người bán với người bán. D. Người mua với người mua.
Câu 11. Ông A trồng cam ở khu vực nông thôn, nên ông đã mang cam lên thành phố bán vì có giá cao hơn. Việc làm này của ông A chịu sự tác động nào của quy luật giá trị ?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
B. Thúc đẩy năng suất lao động tăng lên.
C. Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường.
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 12. Việc giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác là
A. mục đích của cạnh tranh. B. chủ thể của cạnh tranh.
C. mức độ của cạnh tranh. D. tính chất của cạnh tranh
Câu 13. Công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người được gọi là
A. giá trị. B. chất lượng. C. giá trị sử dụng. D. chức năng.
Câu 14. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là
A. mặt tích cực của cạnh tranh. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
C. khái niệm của cạnh tranh. D. mục đích của cạnh tranh.
Câu 15. Doanh nghiệp A mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu nên doanh thu ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Như vậy, việc làm của doanh nghiệp A thể hiện
A. vai trò của phát triển kinh tế.
B. ý nghĩa của phát triển kinh tế.
C. khái niệm sản xuất của cải vật chất.
D. các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
II/ PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm)
Nêu các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?
Câu 2. (3,0 điểm)
Em hãy nêu khái niệm hiện đại hóa? Cho ví dụ. Trình bày tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HẾT
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Q
ĐỀ CHÍNH THỨC
UẢNG NAM
(Đề gồm có 02 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020
Môn: GDCD – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
-
MÃ ĐỀ 803
-
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là
A. lao động. B. năng lực lao động.
C. khả năng lao động. D. sức lao động.
Câu 2. Theo quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở
A. thời gian lao động cá biệt.
B. chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
C. thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
D. thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 3. Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều là kết quả tác động nào sau đây của quy luật giá trị ?
A. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. Tăng năng suất lao động.
Câu 4. Khi nào thì giá cả thị trường bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất?
A. Cung < cầu. B. Cung > cầu.
C. Cung khác cầu. D. Cung = cầu.
Câu 5. Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy việc làm của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết lưu thông hàng hóa.
B. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
D. Tự phát từ quy luật giá trị.
Câu 6. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành
A. lợi ích. B. sản phẩm. C. giá trị. D. lợi nhuận.
Câu 7. Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. giá trị và giá trị sử dụng. B. giá trị và giá cả.
C. giá cả và giá trị sử dụng. D. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
Câu 8. Do thường xuyên tới mua hàng, A phát hiện cơ sở sản xuất bún phở gần nhà, sản xuất hàng kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Nếu là A, em sẽ làm gì để góp phần phát triển kinh tế đất nước?
A. Vẫn mua hàng ở cơ sở đó vì giá rẻ hơn cơ sở khác.
B. Báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết để xử lí.
C. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.
D. Không đến mua hàng ở cơ sở sản xuất đó nữa.
Câu 9. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là
A. tiêu thụ. B. cung. C. tổng cầu. D. cầu.
Câu 10. Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua - bán chiếc áo đó với thời gian là 2 giờ.Trong ba người trên, ai vi phạm yêu cầu quy luật giá trị?
A. Anh A. B. Anh B.
C. Anh C. D. Anh A và anh B.
Câu 11. Nội dung nào không thể hiện mục đích của cạnh tranh?
A. Giành lợi nhuận cho người khác B. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Giành thị trường, nơi đầu tư. D. Giành nguồn nguyên liệu.
Câu 12. Trên thị trường, khi giá cả giảm sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung và cầu tăng. D. Cung và cầu giảm.
Câu 13. Vào đầu mỗi năm học mới, nhu cầu văn phòng phẩm của học sinh tăng, các nhà sản xuất đã đẩy mạnh sản xuất. Vậy nhà sản xuất đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
A. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
C. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
D. Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu 14. Tư liệu sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
A. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
B. Đối tượng lao động và sức lao động.
C. Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động.
D. Tư liệu lao động và sức lao động.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Kích thích sản xuất phát triển.
B. Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Làm cho môi trường bị suy thoái.
II/ PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm)
Thị trường là gì? Em hãy nêu ví dụ về sự phát triển của thị trường ở địa phương mình?
Câu 2. (3,0 điểm)
Em hãy nêu khái niệm công nghiệp hóa? Cho ví dụ. Trình bày tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HẾT
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Q
ĐỀ CHÍNH THỨC
UẢNG NAM
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Giáo dục công dân – Lớp 11
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu |
Đề 801 |
Đề 802 |
Đề 803 |
Câu 1 |
D |
A |
D |
Câu 2 |
D |
C |
D |
Câu 3 |
A |
A |
C |
Câu 4 |
C |
B |
D |
Câu 5 |
A |
D |
A |
Câu 6 |
D |
C |
D |
Câu 7 |
A |
C |
A |
Câu 8 |
B |
A |
B |
Câu 9 |
A |
A |
B |
Câu 10 |
A |
A |
C |
Câu 11 |
D |
D |
A |
Câu 12 |
A |
A |
B |
Câu 13 |
B |
C |
C |
Câu 14 |
C |
B |
A |
Câu 15 |
A |
B |
D |
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ 801, 803, 805, 807, 809, 811, 813, 815, 817, 819, 821, 823
Câu 1(2,0 điểm)
* Học sinh nêu được khái niệm thị trường (1,0 điểm)
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
* Học sinh nêu được ví dụ về sự phát triển của thị trường ở địa phương mình. (1,0 điểm)
Câu 2:(3,0 điểm)
* Học sinh nêu được khái khái niệm công nghiệp hóa. (1,0 điểm)
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên phát triển của công nghiệp cơ khí. (1,0 điểm)
* Học sinh nêu được ví dụ công nghiệp hóa. (1,0 điểm)
* Học sinh nêu được tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (1,0 điểm)
Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH. (0,33 điểm)
Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật- công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. (0,33 điểm)
Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. (0,33 điểm)
ĐỀ 802, 804, 806, 808, 810, 812, 814, 816, 818, 820, 822, 824
Câu 1:(2,0 điểm)
* Học sinh nêu được các chức năng của tiền tệ:(1,0 điểm)
- Thước đo giá trị. (0,2 điểm)
- Phương tiện lưu thông. (0,2 điểm)
- Phương tiện cất trữ. (0,2 điểm)
- Phương tiện thanh toán. (0,2 điểm)
- Tiền tệ thế giới. (0,2 điểm)
* Học sinh vận dụng ít nhất được hai chức năng của tiền tệ trong đời sống. (1,0 điểm)
Câu 2:(3,0 điểm)
* Học sinh nêu được khái niệm hiện đại hóa. (1,0 điểm)
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội.
* Học sinh nêu được ví dụ hiện đại hóa. (1,0 điểm)
* Học sinh trình bày được tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (1,0 điểm)
- Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội. (0,25 điểm)
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. (0,25 điểm)
- Tạo tiền đề để phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. (0,25 điểm)
- Tạo cơ sở cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. (0,25 điểm)
----------------------------------- HEÁT -----------------------------------
Ngoài Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề thi GDCD lớp 11 Học kì 1 là một bài kiểm tra quan trọng để đánh giá kiến thức và nhận thức của các bạn về lý thuyết, quyền nghĩa vụ công dân, đạo đức và vai trò của công dân trong xã hội.
Đề thi bao gồm các phần kiểm tra khác nhau để đánh giá khả năng của bạn, bao gồm câu hỏi lý thuyết, bài tập và trả lời câu hỏi về các tình huống thực tế. Bạn sẽ được yêu cầu áp dụng kiến thức đã học để phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân trong các bài tập và câu hỏi.
Đáp án đi kèm với đề thi sẽ giúp bạn kiểm tra kết quả và hiểu rõ hơn về cách giải quyết từng bài tập. Điều này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và phát triển khả năng tư duy phản biện và giao tiếp trong lĩnh vực GDCD.
Đề Thi GDCD lớp 11 Học kì 1 Quảng Nam 2019-2020, kèm theo đáp án, là công cụ hữu ích để rèn kỹ năng và trau dồi kiến thức trong môn học này. Chúng tôi hy vọng rằng bộ đề này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức, phát triển nhận thức công dân và đạt kết quả tốt trong môn học GDCD.
>>> Bài viết liên quan: