Docly

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD Quảng Nam (Đề 1)

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD Quảng Nam (Đề 1) – Công Dân Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD Quảng Nam (Đề 1)

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10.

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 805




I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)

Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A. phong tục. B. tín ngưỡng. C. đạo đức. D. tôn giáo.

Câu 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng được thể hiện qua những chuẩn mực đạo đức nào?

A. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. B. Rộng lượng, chân thành.

C. Chăm chỉ, nhiệt tình. D. Yêu nước, yêu tập thể.

Câu 3. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cho cá nhân

A. có được tinh thần thỏa mái hơn trong mối quan hệ với mọi người.

B. tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

C. tự điều chỉnh suy nghĩ của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

D. tự nhắc nhở mình sống tốt hơn đối với gia đình.

Câu 4. Giá trị làm người của mỗi con người được gọi là

A. nghĩa vụ. B. danh dự. C. lương tâm. D. nhân phẩm.

Câu 5. Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người, nhưng

A. là phương thức duy nhất đối với mọi người.

B. là phương thức khuyến khích đối với mọi người.

C. không phải là phương thức duy nhất.

D. là phương thức bắt buộc đối với mọi người.

Câu 6. Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống được gọi là

A. gia đình. B. dòng họ. C. khu dân cư. D. làng xã.

Câu 7. Truyền thống đạo đức nào sau đây được nhà nước và nhân dân ta kế thừa và phát triển trong thời đại ngày nay?

A. Tam tòng. B. Trung quân.

C. Trọng nam, khinh nữ. D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 8. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. giúp đỡ. B. đoàn kết. C. đồng lòng. D. hợp tác.

Câu 9. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Văn hóa gia đình. B. Nền tảng gia đình.

C. Tình yêu chân chính. D. Cơ sở vật chất.

Câu 10. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với

A. yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. B. thế hệ hôm nay và mai sau.

C. sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. D. sự phát triển bền vững đất nước.

Câu 11. Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay?

A. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

B. Không cần phải giúp đỡ người bị nạn.

C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

D. Quan tâm đến mọi người xung quanh.

Câu 12. Tại ngã tư đường phố, bạn K nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Hành động nào sau đây làm cho lương tâm bạn K được thanh thản, trong sáng ?

A. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được.

B. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường.

C. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường.

D. Trách cụ sao cụ không ở nhà mà ra đường làm gì cho té.

Câu 13. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn của vợ chồng đối với nhau và được

A. hai người yêu nhau thỏa thuận. B. gia đình công nhận và bảo vệ.

C. bạn bè hai bên thừa nhận. D. pháp luật công nhận và bảo vệ.

Câu 14. Gia đình P tổ chức sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ bán rộng rãi trên thị trường đem lại thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Vậy gia đình P đã thực hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?

A. Chức năng nuôi dưỡng giáo dục. B. Chức năng duy trì đời sống.

C. Chức năng kinh tế. D. Chức năng tổ chức đời sống.

Câu 15. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về danh dự và nhân phẩm?

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Giấy rách phải giữ lấy lề.

C. Ngọc nát còn hơn ngói lành. D. Cọp chết để da, người chết để tiếng.


II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Đạo đức là gì? Trình bày điểm giống và khác nhau cơ bản giữa đạo đức và pháp luật?

Câu 2 (3,0 điểm): Thế nào là nhân nghĩa? Cho ví dụ? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì?


-----------------------------------Hết -----------------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

QUẢNG NAM Năm học: 2019- 2020

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10.


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)


Đề 805

1C

2A

3B

4D

5C

6A

7D

8D

9C

10A

11B

12C

13D

14C

15A


II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)


MÃ ĐỀ: 805


Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1.


Đạo đức là gì? Trình bày điểm giống và khác nhau cơ bản giữa đạo đức và pháp luật?

2,0

Đạo đức là một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.


0,5

Giống nhau: Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người…

0,5

Khác nhau:

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người.


0,5

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế.


0,5

Câu 2

Thế nào là nhân nghĩa? Cho ví dụ? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì?

3,0


Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

0,5

HS cho ví dụ đúng (GV chấm linh hoạt)

0,5

Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần phải (GV chấm linh hoạt)


+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu.

0,5

+ Quan tâm chia sẻ nhường nhịn với những người xung quanh, trước hết là những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng.

0,5

+ Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; tích cực tham gia các hoạt độnguống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa…

0,5

+ Kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc.


0,5




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10.

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 806






I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)

Câu 1. Trách nhiệm của mỗi công dân đối với cộng đồng được thể hiện qua những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây?

A. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. B. Rộng lượng, chân thành.

C. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. D. Yêu nước, yêu tập thể.

Câu 2. Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức người đó gọi là

A. nhân phẩm. B. danh dự. C. hạnh phúc. D. lương tâm.

Câu 3.  Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần thực hiện điều nào dưới đây?

A. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng. B. Chăm chỉ học tập.

C. Hạn chế giao lưu với bạn xấu. D. Tham gia lao động chăm chỉ.

Câu 4. Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?

A. Tổ học tập. B. Người Việt Nam ở nước ngoài.

C. Nhân dân trong khu dân cư. D. trường học.

Câu 5.  Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ của công dân?

A. Học giỏi là nghĩa vụ của học sinh.

B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của quân đội.

C. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.

D. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành.

Câu 6. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A. tự nguyện. B. áp đặt. C. cưỡng chế. D. bắt buộc.

Câu 7.  Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của

A. phong tục tập quán. B. tình cảm lối sống.

C. tín ngưỡng. D. lễ nghĩa đạo đức.

Câu 8. Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần được gọi là

A. danh dự. B. sự tự trọng. C. lương tâm. D. hạnh phúc.

Câu 9. Gia đình không có chức năng nào dưới đây?

A. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái. B. Tổ chức đời sống gia đình.

C. Duy trì nòi giống. D. Bảo vệ môi trường.

Câu 10. Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân

A. phải môn đăng hộ đối. B. một vợ, một chồng và bình đẳng.

C. phải được sự đồng ý của bố mẹ. D. phải dựa vào lợi ích kinh tế.

Câu 11.  Câu tục ngữ nào sau đây không đúng với chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền. B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

C. Con nuôi cha mẹ, tính tháng kể ngày. D. Công cha như núi Thái Sơn.

Câu 12. Bạn H rất thích chiếc điện thoại iphone 7 và nếu mua được bạn sẽ rất vui mừng sung sướng. Bạn K được mẹ mua tặng một chiếc xe đạp điện để đi học, nên bạn K rất sung sướng. Vậy, trong trường hợp này thì

A. cả bạn H và bạn K chưa có hạnh phúc.

B. chỉ có bạn H mới có hạnh phúc.

C. chỉ có bạn K mới có hạnh phúc.

D. cả bạn H và bạn K đều cảm thấy hạnh phúc.


Câu 13.  Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng?

A. Chồng em áo rách em thương.

B. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.

C. Thuận vợ,thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.

Câu 14.  Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?

A. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối.

B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.

C. Hôn nhân phải dựa trên tình yêu chân chính.

D. Hôn nhân phải do cha mẹ quyết định.

Câu 15.  Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia.

B. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học.

C. Chế giễu những bạn tham gia.

D. Khuyên các bạn không nên tham gia.


II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Đạo đức là gì? Trình bày điểm giống và khác nhau cơ bản giữa đạo đức và pháp luật?

Câu 2 (3,0 điểm): Thế nào là hợp tác? Cho ví dụ? Để phát huy tinh thần hợp tác, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh cần phải làm gì?


-----------------------------------Hết -----------------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

QUẢNG NAM Năm học: 2019- 2020

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10.


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)


Đề 806

1A

2B

3A

4A

5C

6A

7D

8D

9D

10B

11C

12C

13B

14C

15A


II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)


MÃ ĐỀ: 802- 804- 806


Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1.


Đạo đức là gì? Trình bày điểm giống và khác nhau cơ bản giữa đạo đức và pháp luật?

2,0

Đạo đức là một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.


0,5

Giống: Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người...

0,5

Khác nhau:

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người.


0,5

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế.


0,5

Câu 2

Thế nào là hợp tác? Cho ví dụ? Để phát huy tinh thần hợp tác, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh cần phải làm gì?

3,0


Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hổ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

0,5

HS cho ví dụ đúng (GV chấm linh hoạt)

0,5

Để phát huy tinh thần hợp tác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh cần phải: (GV chấm linh hoạt)


+ Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả ngăng cụ thể của từng người.

0,5

+ Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.

0,5

+ Biết phối hợp nhịp nhàn với nhau trong công việc, sẵn sàng chia sẻ , hổ trợ và giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.

0,5

+ Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn.


0,5














Ngoài Đề Thi HK 2 Môn GDCD 10 Sở GD Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xin chào! Đây là bộ đề cương ôn tập GDCD lớp 10 HK2 của Sở GD Quảng Nam:

I. Phần kiến thức cơ bản:

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, tình yêu Tổ quốc, tình người, lòng trắc ẩn, phương pháp học tập của Người.
  2. Vai trò của đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trong xã hội, các vấn đề đạo đức trong đời sống công dân, nghĩa vụ của công dân trong cuộc sống xã hội.
  3. Đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc của nhân dân Việt Nam, những giai đoạn lịch sử và vai trò của nhân dân trong các giai đoạn đấu tranh đó.
  4. Những vấn đề đạo đức của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới.

II. Phần bài tập:

  1. Phân tích và nhận xét đạo đức cách mạng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  2. Phân tích vai trò của đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trong xã hội.
  3. Nêu những vấn đề đạo đức cần tuân thủ trong đời sống công dân.
  4. Phân tích những giai đoạn lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc của nhân dân Việt Nam.
  5. Nêu vai trò của nhân dân trong các giai đoạn đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc của nhân dân Việt Nam.
  6. Phân tích những vấn đề đạo đức trong thời đại mới.

Chúc bạn học tốt và thành công!