Docly

Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 8 năm 2022 có đáp án chi tiết

Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 8 năm 2022 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

ĐỌC THÊM MỘT SỐ ĐỀ THI KHÁC

kiến thức mà còn là cơ hội để học sinh áp dụng và rèn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ và văn học. Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 8 năm 2022 là một tài liệu quan trọng, cung cấp đáp án chi tiết để giúp các bạn tự đánh giá và nắm vững kiến thức.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 8 năm 2022, kèm theo đáp án chi tiết. Bộ đề này bao gồm một loạt các câu hỏi và bài tập liên quan đến ngữ pháp, từ vựng và tác phẩm văn học.

Bằng việc làm Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 8 năm 2022, các bạn sẽ có cơ hội áp dụng và rèn luyện các kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản, và biểu đạt ý kiến một cách sáng tạo. Đồng thời, bạn cũng sẽ nắm vững vốn từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc ngôn ngữ, từ đó trở nên tự tin hơn trong việc giao tiếp và viết văn.

Hãy sẵn sàng đối mặt với Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 8 năm 2022 và sử dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và làm các bài tập. Qua việc làm bộ đề này, bạn sẽ củng cố và mở rộng kiến thức về Ngữ Văn, phát triển kỹ năng ngôn ngữ và trở nên tự tin hơn trong việc tiếp cận và hiểu biết về văn học.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ 1


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN NGỮ VĂN 8



Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]

(Vũ Quần Phương)

a. (0.5 điểm) Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2?

b. (0.5 điểm) Văn bản em liên tưởng ấy được viết theo thể thơ nào?

c. (1 điểm)

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Cho biết mục đích nói của câu đó.

d. (1 điểm) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy?

Câu 2 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Phần II: Tập làm văn (5 điểm)

Câu 3 (5 điểm): Hãy viết bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM


Phần

Câu

Đáp án

Điểm

I

1a

- Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản: Ông đồ

0.5

1b

- Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ)

0.5

1c

- Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu đó là bộc lộ cảm xúc

1.0


1d

- Khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên là giai đoạn Hán học suy vi, các nhà nho (ông đồ) từ vị trí trung tâm được coi trọng bị thời cuộc bỏ quên trở nên thất thế.

- Số phận ông đồ trong thời điểm ấy rất đáng thương và tội nghiệp.

0.5






0.5

2

Mở đoạn: khẳng định việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong xa hội ngày nay là điều quan trọng.

Ví dụ: Đứng trước một xã hội hòa nhập và phát triển như hiện nay, việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống là vô cùng quan trọng.

Thân đoạn:

- Giải thích nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc:

Đó là những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

- Biểu hiện của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc:

+ Tu sửa những di tích lịch sử

+ Một số bạn say mê với văn hóa dân gian

+ Tìm hiểu về lịch sử truyền thông dân tộc

+ Say mê với các tác phẩm văn học dân gian, các loại hình văn hóa lễ hội

- Phê phán những thái độ không tôn trọng hoặc phá hoại những nét đẹp ấy:

+ Một bộ phận xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống.

+ Tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

+ Cuốn vào các giá trị ảo: trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập.

+ Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.

- Nêu nhiệm vụ của bản thân.

Kết đoạn: Nêu suy nghĩ của bản thân.

Mỗi người chúng ta, cần biết tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để trân trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.

0.25





1.5


0.25




0.5







0.5













0.25


0.25

II








3

a. Mở bài:

- Giới thiệu về bánh chưng.

b. Thân bài:

* Nguồn gốc bánh chưng:

- Vua Hùng thứ 6 tổ chức cúng tổ tiên, yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ngon vật lạ.

- Lang Liêu được thần mách bảo tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng vua.

- Từ đó đến nay đã hàng ngàn năm nhưng bánh chưng vẫn được lưu giữ và nhân dân thường nấu bánh chưng thờ cúng tổ tiên mỗi dịp Tết.

* Hướng dẫn cách làm bánh chưng:

– Nguyên liệu chính: nếp, lá dong, thịt, đậu xanh

+ Nếp chọn những hạt chắc, tròn.

+ Đậu xanh nên chọn loại có màu vàng đẹp để làm nhân bánh chưng.

+ Lá dong cần phải tươi, gân chắc, không bị rách. Lá dong ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của bánh chưng.

+ Thịt: chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, thịt thường được xay nhuyễn trước khi làm nhân.

Gói bánh

+ Thường dùng khuôn để gói bánh chưng cho đẹp.

+ Khéo léo gấp 4 góc lá dong lại, bên trong gồm có nhân (đậu, thịt, nếp).

+ Dùng dây để gói bánh chưng lại, dây giúp nhân bên trong không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh.

Nấu bánh chưng

+ Tùy theo số lượng mà chuẩn bị nồi to hay nhỏ.

+ Đổ nước vào nồi, cho bánh chưng vào và nấu bằng củi trong thời gian từ 6 đến 10 tiếng.

+ Phải nấu lâu để bánh chưng chín đều và ngon hơn.

Trang trí

+ Bánh chưng sau khi chín nhẹ nhàng gỡ bánh. Cắt bánh cho ra đĩa.

+ Ăn kèm bánh chưng với nước chấm hoặc một số món khác như củ hành muối, dưa món….

– Dùng bánh chưng để làm gì?

+ Những chiếc bánh đẹp thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.

+ Bánh chưng đãi khách đến nhà hoặc làm quà biếu.

+ Dùng ăn trong nhà trong những ngày Tết.

* Ý nghĩa bánh chưng

- Món ăn truyền thống dân tộc, tượng trưng cho sự tròn đầy và hạnh phúc trong năm mới.

- Đề cao nền văn minh lúa nước và sự biết ơn đối với tổ tiên.

c. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về bánh chưng.

0.25


4.25


0.5






3.75

1.0







1.0






1.0





0.25




0.25




0.25




0,25




- Bài viết có đủ bố cục 3 phần: MB, TB, KB

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng.

0.25

Tổng điểm:

10.0




ĐỀ 2


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN NGỮ VĂN 8


Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007)

Câu 1. (0.5 điểm): Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?

Câu 2. (1.0 điểm): Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3. (1.5 điểm): Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 4. Em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương em.

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

3.0

1

Sáng tác trong hoàn cảnh: vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.

- Thể thơ lục bát.

0.25


0,25

2

- Kiểu câu cảm thán. - Vì: + Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than. + Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do.

0,25

0,75

3

Việc lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa: - Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. - Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu. - Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do


0,5

0,5


0,5

II. TẬP LÀM VĂN

7,0


- Học sinh trình bày đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc, chính xác về đối tượng thuyết minh, có lời giới thiệu về vai trò của bản thân: hướng dẫn viên du lịch: cho điểm tối đa mỗi ý. - Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nhưng thiếu ý; kiến thức về đối tượng thuyết minh còn chung chung, thiếu chính xác; bài thuyết minh không sinh động, không thể hiện được vai trò là hướng dẫn viên du lịch: giáo viên căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. * Yêu cầu chung: - Về kiến thức: cung cấp kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của tỉnh Thái Nguyên. Đề có tính chất mở để học sinh tự lựa chọn đối tượng thuyết minh mà mình yêu thích và am hiểu nhất để giới thiệu. - Về kỹ năng: + Bố cục bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài. + Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. + Trình bày rõ ràng, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: - Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của tỉnh Thái Nguyên. - Thân bài: Học sinh thuyết minh theo các ý chính sau: + Về vị trí địa lý, diện tích hoặc hoàn cảnh ra đời (nếu là di tích lịch sử). + Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh theo trình tự hợp lý (từ bao quát đến cụ thể hoặc thiên nhiên, con người, kiến trúc hoặc các loài động vật, thực vật, cảnh quan khác). + Vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống con người, đối với việc phát triển ngành du lịch của quê hương.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.








0,5


2


2


2



0,5

Tổng điểm


10.0












ĐỀ 3


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN NGỮ VĂN 8




I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ sau:

“ … Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Kể tên hai bài thơ thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 học kì II.

b.Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói (chức năng)của câu đó là gì?

c. Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ?

II. LÀM VĂN: (7 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác- bó” của Hồ Chí Minh.

Bài làm:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............



Hướng dẫn chấm:



I.Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: (1,0 điểm)

- Tên bài thơ “ Ông đồ” (0,25 điểm)

- Tác giả: Vũ Đình Liên (0,25 điểm)

- Thuộc thể thơ ngũ ngôn (0,25 điểm)

- Hai bài thơ: Nhớ rừng, Ông đồ (0,25 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

a/ Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu đó là bộc lộ cảm xúc.

b/ Đoạn thơ trên đã thể hiên nỗi niềm nhớ tiếc, niềm hoài cổ của nhà thơ trước việc vắng bóng hình ảnh ông đồ, của nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc vào mỗi dịp xuân về.

II. Làm văn:

* Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm nghị luận về một bài thơ.Kết cấu chặt chẽ; luận điểm rõ ràng,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...

* Về kiến thức: Đảm bảo kiến thức cơ bản như sau:

a.Mở bài: (1đ)

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

+ Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một cây bút lớn của nền văn học dân tộc.

+ Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ.

- Nêu cảm nhận chung về bài thơ: Bài thơ đã làm sống lại hình ảnh Bác Hồ với những phẩm chất cao quý.

b) Thân bài(5 đ)

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác vào tháng 2 - 1941, khi đó Bác Hồ đã trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Người sống và làm việc tại hang Pác Bó (Cao Bằng) trong điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, gian khổ nhưng Bác vẫn rất vui và lạc quan bởi Người đang sống, đang lãnh đạo cách mạng ngay trên quê hương, bởi Người tin thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần.

- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

* Cảm nhận nội dung bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Luận điểm 1: Cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, khó khăn

- Cảnh sinh hoạt:

+ Nơi ở: trong hang, ngoài suối, nơi rừng rậm nhiều nguy hiểm

+ Thức ăn: “cháo bẹ”, “rau măng” - những thức ăn trong rừng, chỉ là những cây cối mọc dại hái vào nấu tạm thành bữa ăn.

- Cảnh làm việc:

+ Bàn làm việc: chỉ là những phiến đá to trong hang.

+ Điều kiện làm việc: đơn sơ, giản dị

-> Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vô cùng và đầy rẫy những nguy hiểm rình rập.

Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác

- Nơi ở: trong hang

- Nơi làm việc: suối

- Thời gian: sáng - tối

- Hoạt động: ra - vào

=> Lối sống đều đặn, quy củ của Bác luôn hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống dù thiếu thốn về vật chất nhưng được sống giữa thiên nhiên núi rừng Pác Bó mới chính là điều Bác cần.

Luận điểm 3: Phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan của Bác

- “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”: cuộc sống nhẹ nhàng, đơn giản, đều đặn ngày nào cũng như ngày nào

- “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: Cuộc sống thiếu thốn nhưng Bác luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, coi những khó khăn ấy như “phù phiếm”

- “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: Tư thế, tác phong làm việc vô cùng thoải mái, không căng thẳng, gò bó, áp lực dù đó là công việc cách mạng quan trọng và khó khăn.

- “Cuộc đời cách mạng thật là sang”: Câu thơ vừa là lời khẳng định hùng hồn, vừa là lời nói đầy giản dị, hóm hỉnh. “Sang” ở đây không phải là sống trong vàng bạc, nhung lụa, sống trên vạn người, mà cái “sang” này chính là sang trong tâm hồn, sang trong phong thái của người chiến sĩ cách mạng.

- Chữ “sang” tưởng như trái ngược lại hoàn toàn với hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn ở 3 câu thơ đầu nhưng với một con người như Bác, thì đó lại là lời kết luận cho tất cả, bởi sống giữa thiên nhiên núi rừng Pác Bó, sống dưới bầu trời của dân tộc chính là điều “sang” nhất trong cuộc đời cách mạng của Bác.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, bình dị

- Ý thơ tự nhiên, phóng khoáng

- Giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi như lời tâm tình, lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ tinh tế

- Các biện pháp nghệ thuật: đối, nhịp thơ 4/3…

c) Kết bài: (1đ)

Nêu cảm nhận của em về bài thơ.


Ngoài đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 8 năm 2022 thì các đề thi trong chương trình lớp 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.