Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 (Đề 1) – Có Đáp Án Chi Tiết
Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 (Đề 1) – Có Đáp Án Chi Tiết – Công Dân Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
|
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GDCD - LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM(7điểm)
Câu 1: trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng của xã hội được gọi là
Cộng đồng. B. Nghĩa vụ. C. lương tâm. D. danh dự.
Câu 2: Sự kiện quan trọng đánh dấu cuộc sống hôn nhân:
Lễ đính hôn. B. làm lễ cưới. C.Đăng kí kết hôn. D. Nhận lời cầu hôn.
Câu 3:Trong các chức năng của gia đình, chức năng nào là quan trọng nhất?
Chức năng kinh tế. B.Chức năng duy trì nòi giống.
C.Chức năng tổ chức đời sống gia đình. D.Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
Câu 4:khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân được gọi là
Tình yêu. B. thời kì hòa giải . C. thời kì hôn nhân . D.thời kì li thân.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây biểu hiện đúng về hái niệm Hôn nhân?
Quan hệ giữa vợ với chồng sau khi đã kết hôn.
Quan hệ giữa những người yêu nhau chân chính.
Quan hệ kết hôn giữa hai người yêu nhau chân chính và sống với nhau như vợ chồng.
Quan hệ kết hôn giữa hai người yêu nhau chân chính và đã được gia đình hai bên chấp nhận.
Câu 6: Nội dung nào biểu hiện đúng nhất về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
Hôn nhân đúng pháp luật.
Hôn nhân giữa một nam và một nữ.
Hôn nhân phải đúng lễ nghi, đúng pháp luật giữa một nam và một nữ.
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng.
Câu 7: Tình yêu chân chính làm cho con người
A. có địa vị và thu nhập cao. B. trưởng thành và hoàn thiện hơn.
C. sớm đạt được mục đích của mình. D. có được những gì mình mong muốn.
Câu 8:Đạo đức là hệ thống các
quy định chung. B. chuẩn mực chung. C. quy tắc, chuẩn mực xã hội. D. quy tắc ứng xử chung
Câu 9: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
Áp đặt. B.tự nguyện . C.bắt buộc. D. cưỡng chế.
Câu 10: Quy tắc, chuẩn mực nào dưới đây biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội?
Tôn sư trọng đạo. B. Đạo hiếu . C.Nhân nghĩa . D. Trai năm thuê, bảy thiếp.
Câu 11:Cá nhân chỉ biết lợi ích nhu cầu của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội bị coi là người
Thiếu đạo đức. B. có đạo đức. C. biết tự giác. D. có lòng tự trọng.
Câu 12:Câu nào dưới đây không có ý nói về đạo đức?
Uống nước nhớ nguồn. B. Phép vua thua lệ làng. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Lá lành đùm lá rách
Câu 13: sự coi trọng và đánh giá cao của dư luận của xã hội đối với một người dựa trên các giá trị đạo đức ,tinh thần của người đó gọi là
Cộng đồng. B.danh dự. C. lương tâm. D.Nghĩa vụ.
Câu 14: Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị xem thường là người có tính nào dưới đây?
Tự ái. B. tự trọng. C. tự tin D. tự ti
Câu 15: Câu nào dưới đây nói về nhân phẩm?
Già néo đứt dây. B. Gắp lửa bỏ tay người. C.Tối lửa tắt đèn có nhau. D.Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu 16: Câu nói “ một lời nói dối, sám hối bảy ngày’’ nói lên phạm trù nào của đạo đức?
Hạnh phúc. B. lương tâm. C. Danh dự. D. Nghĩa vụ.
Câu 17:Hành vi nào dưới đây không phải là người có nhân phẩm
Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất. B. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
C.Bán hàng giả lừa dối người mua để trục lợi. D. Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ.
Câu 18: Câu nói “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh’’ thể hiện phạm trù nào của đạo đức học?
Nghĩa vụ. B. lương tâm. C. danh dự. D. Hạnh phúc.
Câu 19 Độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là độ tuổi nào?
Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên
Nữ từ 20 tuổi trở lên,nam từ 22 tuổi trở lên
Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên
Câu 20. Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến giữa hai người
A. Khác nhau. B. khác giới. C. cùng cảnh ngộ. D. cùng lí tưởng.
Câu 21:Toàn bộ những phẩm chất mà con người có được gọi là
Cộng đồng. B. Nghĩa vụ. C. lương tâm. D. Nhân phẩm.
Câu22: N và M chơi thân với nhau từ nhỏ và đã yêu nhau khi lên đại học cùng giúp đỡ nhau trong học tập và ra trường họ đã cưới nhau. Em nhận xét gì về tình yêu trên
Đó là tình yêu chân chính. B.Đó là sự ngộ nhận về tình cảm bạn bè.
Đó chỉ là sự vụ lợi trong tình yêu. D.Đó chỉ là sự thương hại nhau trong cuộc sống.
Câu 23:Anh Q Và chị P tự ý sống chung với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con và một căn nhà .về mặt pháp lí hiện nay quan hệ giữa Q và P là quan hệ gì?
Quan hệ vợ chồng. B.Quan hệ nhân thân. C.Quan hệ tài sản. D.Không có quan hệ gì.
Câu 24:Trong lớp 11A có bạn S và V yêu nhau nên học kì I vừa rồi sa sút việc học hành.Trong trường hợp này hai bạn đã vi phạm điều cần tránh nào trong tình yêu?
Không nên yêu sớm. B.Không nên yêu nhiều người cùng lúc.
C.Không nên yêu vì vụ lợi. D.Không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Câu 25 Nội dung nào dưới đây biểu hiện đúng nhất của tình yêu chân chính?
Tình yêu được sự ủng hộ của cha mẹ.
Tình yêu được pháp luật công nhận.
Tình yêu bắt nguồn từ những người cùng lí tưởng.
Tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức tiến bộ của xã hội.
Câu 26: Nội dung nào dưới đây đúng với quan điểm tình yêu chân chính?
A. Tự do yêu đương là có quyền yêu nhiều người một lúc để lựa chọn.
B. Hôn nhân tiến bộ là nam nữ được sống thử trước khi kết hôn.
C. Trong xu thế toàn cầu hóa, tình yêu đi liền với tình dục.
D. Chỉ có tình yêu chân chính mới có thể dẫn tới hôn nhân bền vững.
Câu 27:Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta?
Một vợ một chồng. B.Tự nguyện, tiến bộ.
C.Vợ chồng bình đẳng. D.Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây nói về khái niệm Lương tâm ?
Sự hối hận, đau khổ do mình đã mắc sai lầm.
Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân.
Sự sung sướng, thanh thản do những việc làm lương thiện của mình.
Sự xấu hổ vì lo sợ xã hội lên án chê trách hành vi trái đạo đức của mình.
II/PHẦN TỰ LUẬN(3 điểm)
Câu 1: Đạo đức là gì? Các phạm trù cơ bản cơ bản của đạo đức?
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa tự trọng và tự ái? cho ví dụ minh họa.
………….. Hết ………
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN GDCD 10 NĂM HỌC 2020-2021
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
D |
C |
A |
D |
B |
C |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
B |
A |
D |
B |
C |
A |
A |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
|
|
D |
A |
D |
A |
D |
D |
D |
B |
|
|
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Đạo đức: là hệ thống các quy tắc ,chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng,của xã hội(0,5 điểm) |
Phạm trù của đạo đức: 1/Nghĩa vụ(0,25) |
2/ lương tâm(0,25) |
3/Nhân phẩm,danh dự(0,25) |
4/Hạnh phúc(0,25) |
Câu 2: Khác nhau giữa tự trọng và tự ái |
Tự trọng:Khi cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người có lòng tự trọng.Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu ham muốn của bản thân,kiềm chế được các nhu cầu,ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc,chuẩn mực tiến bộ của xã hội,đồng thời biết coi trọng danh dự ,nhân phẩm của người khác (0,5) |
Tự ái: Là việc do quá nghĩ đến bản thân,đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức,khó chịu,giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường.Người hay tự ái không muốn ai phê phán mình cũng như khuyên bảo mình,khi tự ái họ có những phản ứng thiếu sáng suốt và dễ rơi vào sai lầm(0,5) |
Ví dụ:(0,5 điểm) |
|
Câu 3: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới.Ở họ có sự phù hợp với nhau,tự nguyện sống vì nhau và sẵn sang hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình(0,5) |
Những biểu hiện cần tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên: |
1/ Không nên yêu đương quá sớm(0,25) |
2/ Không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân(0,25) |
3/ Không nên yêu một lúc nhiều người,yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hay yêu vì mục đích vụ lợi(0,5) |
Ngoài Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 GDCD 10 Có Đáp Án (Đề 1) – Công Dân Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề cương ôn tập này bao gồm các chủ đề chính sau:
- Nhà nước và pháp luật
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Kinh tế – xã hội Việt Nam
- Văn hóa – xã hội Việt Nam
- Quan hệ quốc tế
Mỗi chủ đề có nhiều câu hỏi, đòi hỏi các em học sinh phải có kiến thức vững vàng để trả lời. Bên cạnh đó, đề cương ôn tập còn đưa ra một số tài liệu tham khảo giúp các em củng cố kiến thức và nâng cao hiểu biết về các chủ đề này.
Hy vọng Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Năm 2022 (Đề 1) sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả tốt trong kì thi sắp tới.