Đề Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Năm 2022 (Đề 4)
Đề Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Năm 2022 (Đề 4) – Công Dân Lớp 12 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ |
Họ và tên thí sinh:..................................................... Số báo danh :...................
Câu 1. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi
A. chuyển nhượng bí quyết gia truyền.
B. chủ động chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.
C. xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
D. tự công khai đời sống của bản thân.
Câu 2. Trong các quyền sau, quyền nào không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
Câu 3. Ông K là giám đốc, ông S là phó giám đốc, chị M và anh Q là nhân viên, anh V là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, chị M nêu ý kiến trái chiều với mình nên đã bị ông K yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, chị M vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Sau đó ông S ép chị M dừng lời và chỉ đạo anh V đuổi chị ra ngoài. Những ai sau đây đã không vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Chị M và anh Q và anh V. B. Chị M và anh V.
C. Ông S, ông K và anh V. D. Ông S, anh Q và anh V.
Câu 4. Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo?
A. Công dân, tổ chức chính trị, xã hội.
B. Chỉ có công dân.
C. Cá nhân, tổ chức.
D. Chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị.
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
B. quyết định điều động nhân sự.
C. công cụ để thực hiện tội phạm.
D. nghi ngờ có tội phạm đang bị truy nã.
Câu 6. Ý kiến nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Khi cần thiết công an có quyền bắt người để điều tra.
B. Khi cần thiết, có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Chỉ những người có thẩm quyền và được pháp luật cho phép mới được quyền bắt người.
D. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
Câu 7. Hành vi tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Xử phạt dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. Chỉ bị xử phạt dân sự, không bị xử phạt hình sự.
D. Chỉ bị xử phạt hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 8. Ông A mất một chiếc xe đạp điện. Do nghi ngờ con trai ông B nhà kế bên lấy trộm, nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A cùng S con trai ông cứ tự tiện xông vào nhà để khám. Biết chuyện, anh P là con trai lớn của ông B đã nhờ anh K và Q sang nhà ông A đánh bố con ông A và đập phá một số tài sản trong nhà ông. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Ông A và anh S. B. Anh K và anh Q.
C. Anh P, anh K, anh Q. D. Cha con ông A, anh K, anh Q.
Câu 9. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa Công ty của ông K và bà Y là chủ nhà, bà Y đã gọi hai con trai là M và N đến hành hung ông K, làm ông bị trấn thương. Ông K vội vàng gọi tổ bảo vệ của công ty đến và khống chế hành vi của các con bà Y, tiếp tục dùng vũ lực ép M, N đến nhà kho của công ty gần đó và giam họ suốt gần 8 tiếng đồng hồ cho đến khi có lực lượng chức năng đến giải quyết mới thả ra. Vậy ai là người đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bà Y, M, N. B. M, N và bảo vệ.
C. Ông K và bảo vệ. D. Ông K, bà Y, M, N và bảo vệ.
Câu 10. Việc công dân đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền phát triển. D. Quyền trình bày.
Câu 11. Trong các quyền dưới đây, quyền nào không phải là quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền tham gia bầu cử, ứng cử. D. Quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 12. Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền ứng cử, bầu cử. B. Quyền tố cáo. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền khiếu nại.
Câu 13. Gia đình ông Q bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình ông Q cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật?
A. Tố cáo lên Trưởng công an xã.
B. Tố cáo lên thanh tra xây dựng huyện.
C. Khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện.
D. Khiếu nại lên Bí thư huyện.
Câu 14. Theo quy định của pháp luật, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện
A. cách li y tế theo quy định. B. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. kế hoạch phản biện xã hội. D. tội phạm ít nghiêm trọng.
Câu 15. Theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông tổ trưởng dân phố đang phổ biến những quy định mới của Luật hôn nhân, gia đình thì thuộc loại quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội ở nội dung nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện. B. Dân thảo luận và ý kiến.
C. Dân bàn và quyết định. D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 16. Việc công dân báo ngay cho cơ quan công an khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo. B. Quyền nhân thân.
C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền khiếu nại.
Câu 17. Nghi ngờ vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông P, anh T đã tự ý xông vào nhà ông P để tìm vợ. Anh T vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
Câu 18. Người thuộc trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang bị nghi nghờ vi phạm pháp luật.
B. Đang bị tạm giam.
C. Đang điều trị ở bệnh viện.
D. Đang thi hành án phạt tù.
Câu 19. Chị M là kế toán của xã Y. Do mâu thuẫn với Chủ tịch xã nên chị đã cố ý tạo chứng cứ giả để tố ông về tội lạm dụng công quỹ và làm chứng từ giả với cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, chị M đã thực hiện không đúng quyền
A. tự do. B. tố cáo. C. quản lí. D. khiếu nại.
Câu 20. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu có dấu hiệu phạm tội kinh tế thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển hồ sơ cho cơ quan nào để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự?
A. Sở Tài chính. B. Kho bạc nhà nước. C. Ngân hàng nhà nước. D. Cơ quan điều tra.
Câu 21. Chị K là vợ của anh V. Cho rằng để đảm bảo hạnh phúc gia đình thì vợ có quyền kiểm soát các mối quan hệ bên ngoài của chồng nên chị thường xuyên tự ý mở tin nhắn của chồng ra đọc mà anh V không biết. Hành vi của chị K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của anh V?
A. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân.
B. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân.
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 22. Sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, một số bạn học sinh lớp 12 ( đã đủ 18 tuổi) đến trường với niềm tự hào rất lớn trước các em lớp dưới vì lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử của công dân. A hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một lá phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn!”. Việc làm đó của A và gia đình đã vi phạm đến những nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Nguyên tắc bình đẳng, bỏ phiếu kín.
B. Nguyên tắc trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Nguyên tắc bình đẳng, trực tiếp.
D. Nguyên tắc phổ thông, trực tiếp.
Câu 23. Thấy vợ mình là chị M bị ông T Giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông T và anh H. B. Anh H và anh K.
C. Ông T, anh H và anh K. D. Ông T, anh H, anh K và anh N.
Câu 24. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về việc khám xét chỗ ở của công dân?
A. Không được khám xét chỗ ở vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản.
B. Công an được khám xét chỗ ở của dân khi nghi ngờ có tội phạm truy nã đang lẩn trốn ở đó.
C. Không được khám xét chỗ ở vào ban đêm trong mọi trường hợp.
D. Bất kì ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của công dân nhằm truy lùng tội phạm.
Câu 25. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc nào dưới đây theo Luật Bầu cử?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 26. Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Gián tiếp. B. Bỏ phiếu kín. C. Trung gian. D. Được ủy quyền.
Câu 27. Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết
A. khiếu nại. B. tố cáo. C. Việc làm. D. rắc rối.
Câu 28. Vì đã được trao đổi từ trước nên trong cuộc họp cơ quan dù không muốn, anh M vẫn phải dùng danh nghĩa cá nhân mình trình bày quan điểm của ông N trưởng phòng nhân sự về vấn đề khen thưởng. Vô tình được chị K thông tin về việc này, vốn sẵn có mâu thuẫn với ông N nên khi anh M đang phát biểu, anh V đã tìm cách gây rối và ngăn cản buộc anh M phải dừng ý kiến. Những ai dưới đây thực hiện chưa đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông N, anh M và anh V. B. Ông N và anh V.
C. Ông N, chị K và anh V. D. Ông N và anh M.
Câu 29. Ở phạm vi cơ sở, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. B. Dân chủ, công khai.
C. Tập trung dân chủ. D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 30. Ông A làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Làm xong, ông lục túi thì thấy mất 500.000 đồng. Nghi ngay cho V là đứa trẻ hàng xóm lấy trộm vì trước đó V đã từng ăn trộm tiền, ông A xông vào nhà V, bắt và trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bảo hộ nhân phẩm, danh dự. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 31. Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi
A. chứng kiến việc niêm phong hòm phiếu.
B. tìm hiểu thông tin ứng cử viên.
C. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.
D. theo dõi kết quả bầu cử.
Câu 32. Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí
A. thông qua chủ thể bảo trợ. B. theo quy định của pháp luật.
C. tại các phiên tòa lưu động. D. bằng cách sử dụng bạo lực.
Câu 33. Thông thường, thời gian tạm giữ người theo thủ tục hành chính là không quá
A. 24 giờ. B. 12 giờ. C. 48 giờ. D. 36 giờ.
Câu 34. Phát hiện ông U trưởng phòng đào tạo một trường đại học X làm bằng giả cho anh H. Sau bàn bạc, anh K và anh M yêu cầu ông U phải đưa cho hai anh 20 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo. Ông U liền nói chuyện với anh H về sự việc này. Anh H đã thuê anh Y và anh E đến gặp anh K và M để nói chuyện, trong lúc lời qua tiếng lại, anh Y và anh E đánh anh K bị thương tật 15%. Hôm sau gặp con anh Y – học cấp một đang đi một mình anh M đã bắt cóc, dọa dẫm bỏ đói 2 ngày khiến cháu hoảng loạn ngất xỉu phải nhập viện. Những ai dưới đây đã xâm phạm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?
A. Anh H, anh Y, anh E và anh M. B. Anh Y, anh E, ông U.
C. Ông U, anh H, anh Y. D. Anh Y, anh E, anh M.
Câu 35. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. giám hộ trẻ vị thành niên. B. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
C. giam giữ con tin. D. truy đuổi kẻ gian.
Câu 36. Công dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền nào sau đây?
A. Khiếu nại tố cáo. B. Tham gia quản lý nhà nước.
C. Tự do ngôn luận. D. Bầu cử và ứng cử.
Câu 37. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ
A. tập trung. B. đại diện. C. gián tiếp. D. trực tiếp.
Câu 38. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì không biết chữ nên cụ T nhờ anh P viết hộ phiếu bầu theo ý của cụ rồi cụ tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cụ T đã thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Gián tiếp. B. Trực tiếp. C. Công khai. D. Đại diện.
Câu 39. Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở. B. lãnh thổ. C. quốc gia. D. cả nước.
Câu 40. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong trường hợp nào sau đây?
A. Thảo luận biểu quyết khi Nhà nước trung cầu ý dân.
B. Khiếu nại việc làm sai của cán bộ.
C. Tố cáo hành vi sai trái.
D. Đóng góp ý kiến trong cuộc họp.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
1 |
C |
6 |
A |
11 |
B |
16 |
A |
21 |
D |
26 |
B |
31 |
C |
36 |
D |
2 |
D |
7 |
B |
12 |
C |
17 |
C |
22 |
B |
27 |
A |
32 |
B |
37 |
D |
3 |
A |
8 |
D |
13 |
C |
18 |
D |
23 |
A |
28 |
A |
33 |
B |
38 |
B |
4 |
B |
9 |
C |
14 |
B |
19 |
B |
24 |
A |
29 |
D |
34 |
D |
39 |
A |
5 |
C |
10 |
A |
15 |
A |
20 |
D |
25 |
C |
30 |
C |
35 |
C |
40 |
D |
Ngoài Đề Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Năm 2022 (Đề 4) – Công Dân Lớp 12 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Năm 2022 (Đề 4) là bộ đề thi được biên soạn theo cấu trúc và yêu cầu của chương trình học Giáo Dục Công Dân. Bộ đề này nhằm kiểm tra hiểu biết, khả năng áp dụng kiến thức và ý thức công dân của học sinh lớp 12.
Bộ đề thi này gồm các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, phủ khắp các chủ đề quan trọng trong Giáo Dục Công Dân, từ quyền và nghĩa vụ công dân, đạo đức công dân, đến các vấn đề xã hội và quốc tế hiện đại. Mỗi câu hỏi được lựa chọn cẩn thận, đi kèm với các phương án trả lời đa dạng, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phân tích và chọn ra đáp án đúng nhất.
Đề Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Năm 2022 (Đề 4) cung cấp đáp án chính xác cho mỗi câu hỏi, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Đồng thời, đề thi cũng cung cấp lời giải thích chi tiết cho các câu hỏi, giúp học sinh hiểu rõ hơn về lý do và cách áp dụng kiến thức vào thực tế.
>>> Bài viết liên quan: