Docly

Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2)

Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2) – Lịch Sử Lớp 12 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

15 đề thi thử thpt quốc gia môn Địa lý 2019 bám sát cấu trúc đề minh họa
Đề thi thử quốc gia môn anh 2020 Trường Nguyễn Viết Xuân Lần 1
Đề thi thử Thpt Quốc gia 2023 môn Lý | Đề số 2
Bài tập trắc nghiệm sinh học 12 theo từng bài có đáp án
5 Đề thi thử thpt quốc gia môn Địa Lý 2019 kèm đáp án chi tiết

Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2)

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2)

MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 12

Câu 1: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2–1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?

A. Đông Âu. B. Bắc Triều Tiên. C. Tây Á. D. Đông Đức.

Câu 2: Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa diễn ra từ những năm 80 của thế kỉ XX là

A. tất cả phát minh kĩ thuật luôn đi trước và mở đường cho khoa học.

B. khoa học-kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

D. khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.

Câu 3: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)?

A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

C. Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1945-1973?

A. Không chạy đua vũ trang với Liên Xô. B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Không phải viện trợ cho đồng minh. D. Không phải chi cho ngân sách quốc phòng.

Câu 5: Năm 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn đến thăm Trung Quốc và Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn này nhằm mục đích

A. biến hai nước này thành đồng minh Mĩ để chống lại cách mạng ở Viễn Đông.

B. để rảnh tay chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.

C. là một bước “lùi” sau đó tìm cách khống chế Trung Quốc và Liên Xô.

D. mở rộng quan hệ ngoại giao, thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển.

Câu 6: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.

C. Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

D. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.

Câu 7: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX?

A. Trật tự đa cực được thiết lập. B. Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.

C. Nhu cầu của con người. D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

Câu 8: Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A. Toàn cầu hóa. B. Hòa hoãn Đông - Tây.

C. Đa cực, nhiều trung tâm. D. Liên kết khu vực.

Câu 9: Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng

A. xã hội chủ nghĩa. B. dân tộc dân chủ.

C. dân chủ tư sản kiểu cũ. D. dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 10: Một trong những sự kiện diễn ra ở khu vực Đông Nam Á năm 1945 là

A. Inđônêxia tuyên bố độc lập. B. Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời.

C. Liên minh châu Âu (EU) được thành lập. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời.

Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU) ở chỗ

A. hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực chính trị và quân sự.

B. kết nạp rộng rãi các nước thành viên ngoài khu vực.

C. hội nhập tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau.

D. xem mục tiêu chính trị là hoạt động chủ yếu.

Câu 12: Hai nhà nước trên bán đảo Triều tiên ra đời (1948) là hệ quả của

A. chạy đua vũ trang. B. Chiến tranh lạnh.

C. xu thế toàn cầu hóa. D. Trật tự hai cực Ianta.

Câu 13: Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. là yếu tố quyết định sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây.

B. đã dẫn đến sự giải thể của tất cả liên minh quân sự trên thế giới.

C. đã góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế theo chiều hướng tiến bộ.

D. đã làm cho mọi tàn dư của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

Câu 14: Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thề kỉ XX, quốc gia có chính sách ủng hộ phong trào cách mạng thế giới là

A. Mĩ. B. Brunây. C. Liên Xô. D. Anh.

Câu 15: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tích cực ngăn chặn vũ khí hủy diệt loài người.

B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.

C. thi hành đường lối hòa bình, trung lập tích cực.

D. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

Câu 16: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?

A. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên tất cả các lĩnh vực.

B. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.

C. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.

D. Làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở châu Phi giành được độc lập là

A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Ấn Độ. D. Nhật Bản.

Câu 18: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Có sự viện trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh.

B. Quần chúng nhân dân tham gia đông đảo.

C. Nhận được viện trợ của các nước Đông Dương.

D. Nhận được viện trợ của tất cả các nước châu Âu.

Câu 19: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào vẫn được giữ nguyên trạng?

A. Mông Cổ. B. Ấn Độ. C. Pháp. D. Nhật Bản.

Câu 20: Việc thực hiện “Kế hoạch Mác san” đã gây ra tác động như thế nào tới cục diện các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN?

A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

B. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.

C. Tạo nên cục diện đối lập về quân sự và ngoại giao.

D. Mở màn cho Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh.

Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?

A. Tận dụng được nguyên liệu từ các thuộc địa.

B. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá.

C. Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.

D. Áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Câu 22: Nền tảng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973 là

A. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu.

B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. quan hệ chặt chẽ với các nước Đông nam Á.

D. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?

A. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới.

B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.

C. Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.

D. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.

Câu 24: Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập trong nửa sau thế kỉ XX là

A. Ngân hàng thế giới (WB).

B. Đại hội dân tộc Phi (ANC).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. Liên minh châu Âu (EU).

Câu 25: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ

A. Dân tộc - dân chủ. B. Dân chủ - nhân dân.

C. Dân chủ - nhân quyền. D. phân biệt chủng tộc.

Câu 26: Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4-1949) tình hình châu Âu

A. ổn định và có điều kiện để phát triển.

B. dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

C. đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.

D. căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang.

Câu 27: Trong những năm 1945-1973 quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội?

A. Mĩ. B. Đức. C. Italia. D. Nhật.

Câu 28: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập (1945) không nhằm mục đích nào?

A. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. Duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.

Câu 29: Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

B. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

C. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

D. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành then chốt.

Câu 30: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh

A. khối thị trường chung châu Âu đang có nhiều khởi sắc.

B. trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn.

C. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

D. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.


------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

1

C

6

C

11

C

16

D

21

D

26

D

2

C

7

C

12

B

17

B

22

B

27

A

3

A

8

D

13

C

18

B

23

C

28

D

4

B

9

B

14

C

19

A

24

D

29

C

5

B

10

A

15

D

20

A

25

A

30

A



Ngoài Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2) – Lịch Sử Lớp 12 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2) là bộ tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và hiểu sâu về chương trình học Lịch Sử. Bộ đề này nhằm kiểm tra và đánh giá sự hiểu biết và nhận thức của học sinh về các sự kiện, nhân vật, và quá trình lịch sử quan trọng.

Bộ đề thi này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, đảm bảo phân loại đa dạng các chủ đề quan trọng trong chương trình học Lịch Sử 12. Các câu hỏi được lựa chọn kỹ càng và theo đúng cấu trúc và yêu cầu của bài kiểm tra, từ thời kỳ lịch sử cổ đại đến các thời kỳ hiện đại, giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng phân tích các sự kiện lịch sử.

Đề Thi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2) cung cấp đáp án chi tiết cho từng câu hỏi, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Đáp án được giải thích một cách logic và súc tích, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các sự kiện và quá trình lịch sử, từ đó nâng cao khả năng phân tích và hiểu biết về lịch sử dân tộc.

>>> Bài viết liên quan:

Đề thi thử Thpt Quốc gia 2023 môn Lý – Đề số 1 có đáp án chi tiết
Tổng hợp lý thuyết sinh học 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2023
20 Đề thi thử Thpt Quốc gia môn Địa Lý Năm 2019 có đáp án chi tiết
Đề Thi HSG Tiếng Anh 12 Sở Giáo Dục Quảng Nam 2021 Có Đáp Án Và File Nghe
Đề Thi HSG Tiếng Anh 12 Trường THPT Liễn Sơn 2019-2020 có đáp án
Đề thi thử lý 2023 THPT Hàn Thuyên Lần 2 kèm đáp án chi tiết
Bộ đề thi Thpt Quốc gia 2020 môn toán phát triển từ đề minh họa – Tập 2
Đề minh họa lý 2023 Bộ GD&ĐT có đáp án cập nhật nhanh nhất
5 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Năm 2019
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Địa Lí 2020 Trường Hàn Thuyên Lần 1