Bộ đề thi Địa Lý lớp 8 giữa học kì 2 Năm 2022-2023 có kèm đáp án
Bộ đề thi Địa Lý lớp 8 giữa học kì 2 Năm 2022-2023 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Trên con đường khám phá sự đa dạng của thế giới xung quanh chúng ta, môn Địa Lý luôn đóng vai trò quan trọng để hiểu về địa lý, văn hóa và tài nguyên của các vùng đất trên hành tinh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một bộ sưu tập đặc biệt – Bộ đề thi Địa Lý lớp 8 giữa học kì 2 năm học 2022-2023, đi kèm với đáp án để giúp chúng ta kiểm tra và nâng cao kiến thức của mình.
Bộ đề thi này bao gồm các câu hỏi đa dạng về địa lý, từ các khái niệm cơ bản đến những kiến thức sâu hơn về các vùng đất, môi trường tự nhiên và con người. Mỗi câu hỏi đòi hỏi chúng ta áp dụng kiến thức đã học để hiểu và giải thích những hiện tượng và quy luật trong thế giới tự nhiên và xã hội.
Bằng cách kiểm tra và tự đánh giá, chúng ta có thể nhận biết những điểm mạnh và yếu trong kiến thức địa lý của mình. Đáp án đi kèm sẽ giúp chúng ta xem xét và hiểu rõ hơn về các câu hỏi đã gặp phải. Qua việc xem xét lời giải chi tiết, chúng ta có thể nắm bắt những cách tiếp cận và phương pháp phân tích địa lý để áp dụng trong tương lai.
Bộ đề thi Địa Lý lớp 8 giữa học kì 2 không chỉ là việc kiểm tra kiến thức mà còn là cơ hội để chúng ta mở rộng hiểu biết về thế giới và tăng cường khả năng tư duy phân tích. Qua việc tìm hiểu về các vùng đất và tài nguyên, chúng ta sẽ nhận ra sự liên kết giữa con người và môi trường sống, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về sự phát triển bền vững và tương lai của trái đất.
ĐỌC THÊM
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023-ĐỀ 1
MÔN: ĐỊA LÍ 8
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm):
Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau (mỗi ý đúng 0,25đ):
Câu 1. Đông nam Á tiếp giáp với:
A. Đại Tây Dương; B. Thái Bình Dương;
C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; D. Bắc Băng Dương.
Câu 2. Đông nam Á gồm hai bộ phận:
A. Lục địa và hải đảo; B. Đảo và quần đảo;
C. Đảo nhân tạo và đảo đất liền; D. Đảo và biển đông.
Câu 3. Dân cư xã hội Đông nam Á thuộc hai chủng tộc:
A. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it; B. Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it;
C. Ô-xtra-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it; D. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it
Câu 4. Hiệp hội các nước Đông nam Á được thành lập ngày:
A. 8/8/1967; B. 8/9/1976;
C. 10/10/ 1995; D. 25/7/1995.
Câu 5. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với:
A.Trung Quốc, Lào, Thái Lan; B. Lào, Cam-Pu-Chia, Thái Lan;
C. Cam-Pu-Chia, Thái Lan, Trung Quốc; D. Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia.
Câu 6. Đảo Phú Quốc nằm ở tỉnh nào?
A. Kiên Giang; B. Vũng Tàu; C. Cà Mau; D. Bạc Liêu.
Câu 7. Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Điện Biên; B. Hà Giang;
C. Khánh Hòa; D. Cà Mau.
Câu 8. Nơi hẹp nhất theo chiều Tây - Đông của nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Nam; B. Quảng Ngãi;
C. Quảng Bình; D. Quảng Trị.
Câu 9. Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng:
A. 300 nghìn Km²; B. 500 nghìn Km²;
C. 1 triệu Km²; D. 2 triệu Km².
Câu 10. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh:
A. Phú Yên. B. Bình Định.
C. Đà Nẵng. D. Ninh Thuận
Câu 11. Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới:
A. Vịnh Hạ Long; B. Vịnh Dung Quất;
C. Vịnh Cam Ranh; D. Vịnh Thái Lan.
Câu 12. Khoáng sản là tài nguyên:
A. Là tài nguyên vô tận;
B. Là tài nguyên có thể tái tạo được;
C. Là tài nguyên không thể phục hồi;
D. Là tài nguyên không cần sử dụng hợp lý.
Câu 13. Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam:
A. Vàng, kim cương, dầu mỏ; B. Dầu khí, than, sắt, uranium;
C. Than, dầu khí, apatit, đá vôi; D. Đất hiếm, sắt, than, đồng.
Câu 14. Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở:
A. Đông Bắc; B. Tây Bắc;
C. Hải đảo; D. Thềm lục địa.
Câu 15. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là:
A. Đồi núi; B. Đồng bằng;
C. Bán bình nguyên D. Đồi trung du.
Câu 16. Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam:
A. Tây- Đông B. Bắc – Nam
C. Tây Bắc- Đông Nam; D. Đông Bắc – Tây Nam
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17 (2 điểm): Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 18 (2 điểm): Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
Câu 19 (2 điểm) : Hãy nêu những việc làm của bản thân em để bảo vệ môi trường biển?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25đ.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
C |
A |
A |
A |
D |
A |
B |
C |
C |
C |
A |
C |
C |
D |
A |
C |
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
|
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
||
|
17 (2 điểm) |
- Thuận lợi + Phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...) + Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu nền kinh tế thế giới. - Khó khăn: + Luôn phải phòng chống thiên tai( Bão, lũ lụt, cháy rừng..) + Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ( Đất liền, biển và vùng trời) trước nguy cơ kẻ thù lăm le xâm chiếm |
1
1 |
|
||
|
18 (2 điểm) |
- Do chế độ bóc lột và chính sách tàn bạo của thực dân Pháp trong 80 năm qua. - Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…). - Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải. - Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố là cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí. |
0,5
0,5
0,5
0,5 |
|
||
|
19 (2 điểm) |
Những việc làm của bản thân em để bảo vệ môi trường biển: (Nêu từ 4 ý trở lên cho điểm tối đa): + Nhặt rác ở bãi biển + Tuyên truyền bảo vệ môi trường + Không thả những chất độc vào biển và đại dương + Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên môi trường biển + Xử lí xác thải hợp vệ sinh + Tích cực trồng cây xanh….. |
2 |
|
||
|
|
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023-ĐỀ 2
MÔN: ĐỊA LÍ 8
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm)
(Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:)
Câu 1: Phần đất liền của Việt Nam không tiếp giáp quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan. B. Trung Quốc.
C. Lào. D. Cam-pu-chia.
Câu 2: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm
A. 1945. B. 1975. C. 1986. D. 2000.
Câu 3: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 11. B. 13. C. 15. D. 17.
Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?
A. Nằm ở vị trí nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
B. Cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
C. Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.
D. Nằm ở vị trí ngoại chí tuyến, ảnh hưởng của gió mùa tây bắc.
Câu 5: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ
A. Móng Cái đến Vũng Tàu. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 6: Biển Đông thông với những đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
Câu 7: Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng
A. nhỏ. B. vừa và nhỏ.
C. lớn. D. rất lớn.
Câu 8: Khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều
A. than đá. B. than bùn.
C. dầu mỏ. D. crôm.
Câu 9: Các mỏ than bùn chủ yếu tập trung ở
A. đồng bằng Sông Hồng. B. đồng bằng Sông Cửu Long.
C. vùng núi phía Bắc. D. duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu10: Cho biết nhận định sau đây nói về điểm cực nào của tổ quốc?
“ Nơi có vịnh Vân Phong - một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam”.
A. Cực Bắc. B. Cực Tây. C. Cực Nam . D. Cực Đông.
Câu 11: Trên bản đồ hành chính Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành ven biển?
A. 27 . B. 28. C. 29. D. 30.
Câu 12: Cho biết tỉnh thành nào sau đây vừa giáp biển vừa giáp Trung Quốc?
A. Đà Nẵng. B. Hà Giang.
C. Quảng Ninh. D. Thừa Thiên Huế.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (3,5 điểm)
a. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay?
b. Địa hình nước ta chia thành những khu vực nào? Trình bày đặc điểm khu vực đồi núi.
Câu 2: (1,5 điểm)
Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.
Câu 3: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP của nước ta năm 2015. (Đơn vị %)
Ngành |
2015 |
Nông nghiệp |
17,00 |
Công nghiệp |
43,27 |
Dịch vụ |
39,73 |
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và nhận xét.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRĂC NGHIỆP (3,0 điểm)
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
C |
C |
D |
D |
A |
B |
C |
B |
D |
C |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 (3,5đ) |
a. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay? |
|
* Thuận lợi: - Tạo thuận lợi cho VN phát triển kinh tế toàn diện. - Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước ĐNA và TG trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế TG. * Khó khăn Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển...) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời tổ quốc...) |
0,5
0,5 |
|
b. Địa hình nước ta chia thành những khu vực nào? Trình bày đặc điểm khu vực đồi núi. |
|
|
* Các khu vực địa hình nước ta Khu vực đồi núi Khu vực đồng bằng Địa hình bờ biển và thềm lục địa. * Khu vực đồi núi - Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng. Là vùng núi thấp, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình Cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. - Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa SHồng và SCả. Hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng TB-ĐN. - Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ SCả tới dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh núi đâm ra sát biển. - Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã. Là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ badan phủ trên các cao nguyên rộng lớn. |
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 |
|
2 (1,5đ) |
Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta. |
|
- Do quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt thiếc, đá quý...) - Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải bỏ. - Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp nhiều khó khăn và đầu tư lãng phí... |
0,5
0,5
0,5 |
|
3 (2,0đ) |
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta năm 2015 và nhận xét. |
|
- Vẽ biểu đồ hình tròn (bđ khác không cho điểm) (Yêu cầu: đúng, đủ thông tin. Nêu thiếu thông tin trừ 0,25đ/lỗi) - Nhận xét: Cơ cấu GDP của nước ta không đồng đều (d/c) |
1,5
0,5 |
Ngoài Bộ đề thi Địa Lý lớp 8 giữa học kì 2 Năm 2022-2023 thì các đề thi trong chương trình lớp 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.