Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022
Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 – Đề Thi Thử 2023 Môn Văn được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Môn Ngữ Văn luôn đóng vai trò quan trọng trong hành trình học tập của học sinh cấp 3, đồng thời cũng là một trong những môn thi quan trọng trong kỳ thi KSCL (Kiểm tra sát hạch cuối lớp) của Sở GD&ĐT Bắc Ninh. Với mục tiêu đánh giá và đánh bổ kiến thức, “Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022” đã được biên soạn.
“Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022” là bộ đề thi đặc biệt, được xây dựng dựa trên chương trình học và yêu cầu của kỳ thi KSCL. Bộ đề này không chỉ cung cấp cho học sinh những câu hỏi và bài tập đa dạng, mà còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản và làm quen với các dạng đề thi thực tế.
Tham khảo “Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022” mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho học sinh. Đầu tiên, bộ đề này giúp học sinh làm quen với cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi KSCL môn Ngữ Văn. Các câu hỏi và bài tập trong đề thi được xây dựng dựa trên các kiến thức quan trọng trong chương trình học, giúp học sinh nắm vững kiến thức cần thiết và phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào việc phân tích và hiểu văn bản.
Thứ hai, “Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022” cung cấp đáp án chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ cách giải quyết từng bài tập một cách logic và chính xác. Học sinh có thể áp dụng những kiến thức đã học để làm bài và tự đánh giá khả năng của mình.
Với “Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022”, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện, đánh giá năng lực và chuẩn bị tốt cho kỳ thi KSCL môn Ngữ Văn của mình.
>> Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
BẮC NINH NĂM HỌC: 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:
Nếu có một ngày bạn thấy mình cần tìm sự bình yên, hãy dành chút thời gian đi dạo dưới một hàng cây. Có rất nhiều âm thanh và chuyển động cần đến sự tĩnh lặng để có thể nghe thấy. Khi tất cả rơi vào trạng thái tĩnh lặng, bạn mới có thể nghe thấy tiếng nói của trái tim, tiếng nhựa chảy trong thân cây, tiếng nước reo vui trong lòng đất, tiếng tí tách của hạt mưa rơi trên mái nhà, tiếng nhảy nhót của nắng vàng trên lá biếc. Tâm của bạn rất cần sự yên tĩnh, khi bạn tĩnh lặng, bạn hiểu bản thân mình và thế giới xung quanh, bạn chẳng sợ mưa gió, bạn chẳng ngại khó khăn, bạn cũng chẳng lo lắng điều gì sẽ đến. Bên trong bạn luôn có một khu vườn bí mật, nó nằm ngoài những toan tính chấp nhặt, nó là nơi chốn bình yên bạn có thể tìm về khi cần nghỉ ngơi sau chặng đường dài. Con người rất yếu đuối, chỉ cần một lần vấp ngã, một sự việc không như mong muốn, một thử thách khó khăn đã có thể khiến cho chúng ta nản lòng và từ bỏ. Những lúc như thế, chúng ta cần đến khoảng lặng, hay nói cho đúng hơn, chúng ta cần tìm về và nằm nghỉ ngơi trong khu vườn tĩnh lặng của chính mình.
(Trích Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, tr. 141)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, khi tất cả rơi vào trạng thái tĩnh lặng, bạn có thể nghe thấy những âm thanh gì?
Câu 2. Chỉ ra những tác dụng của việc khi bạn tĩnh tâm được nêu trong đoạn trích?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Bên trong bạn luôn có một khu vườn bí mật”?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Con người rất yếu đuối, chỉ cần một lần vấp ngã, một sự việc không như mong muốn, một thử thách khó khăn đã có thể khiến cho chúng ta nản lòng và từ bỏ”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của việc biết lắng nghe.
Câu 2. (5.0 điểm)
Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 190-191)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn văn.
===== Hết =====
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH (Hướng dẫn chấm có 03 trang) |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
I |
|
ĐỌC HIỂU |
3,0 |
|
1 |
Khi tất cả rơi vào trạng thái tĩnh lặng, bạn có thể nghe thấy những âm thanh: tiếng nói của trái tim, tiếng nhựa chảy trong thân cây, tiếng nước reo vui trong lòng đất, tiếng tí tách của hạt mưa rơi trên mái nhà, tiếng nhảy nhót của nắng vàng trên lá biếc. Hướng dẫn chấm:
|
0,75 |
|
2 |
Tác dụng của việc khi bạn tĩnh tâm: hiểu bản thân mình và thế giới xung quanh, chẳng sợ mưa gió, chẳng ngại khó khăn, chẳng lo lắng điều gì sẽ đến. Hướng dẫn chấm:
|
0,75 |
|
3 |
+ Nhấn mạnh sự phong phú trong đời sống tâm hồn của con người và khả năng tự cân bằng bản thân trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống. + Tạo tính hình tượng và sức biểu cảm cho lời văn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được biện pháp tu từ ẩn dụ: 0,5 điểm.
|
1,0 |
|
4 |
|
0,5 |
II |
|
LÀM VĂN |
7,0 |
|
1 |
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của việc biết lắng nghe. |
2,0 |
|
|
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Giá trị của việc biết lắng nghe. |
0,25 |
|
|
c. Triển khai vấn để nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về vai trò giá trị của việc biết lắng nghe. Có thể theo hướng sau: Biết lắng nghe giúp chúng ta thấu hiểu, đồng cảm và biết tôn trọng người đối diện; cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh; thấu hiểu bản thân mình, biết nâng niu, trân trọng cuộc sống và sống có ý nghĩa; góp phần tạo nên một xã hội giàu tình yêu thương. Hướng dẫn chấm: |
1,0 |
|
|
|
|
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
|
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. |
0,25 |
|
2 |
Cảm nhận về đoạn văn miêu tả sông Đà; nhận xét tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Tuân. |
5,0 |
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận về đoạn văn miêu tả sông Đà; nhận xét về tình cảm với quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm:
|
0,5 |
|
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
|
|
|
* Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” và đoạn trích. Hướng dẫn chấm:
|
0,5 |
|
|
* Cảm nhận về đoạn trích:
+ Tư thế ngắm cảnh, góc nhìn và cảm xúc của tác giả: từ trên cao, khi bay trên tàu bay, cảm xúc ngỡ ngàng say đắm trước sự thay đổi hoàn toàn của sông Đà. + Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của Sông Đà: vẻ đẹp hình thể duyên dáng, gợi cảm; vẻ đẹp rực rỡ và biến đổi theo mùa của màu nước. Tất cả khiến con sông hiện ra như một giai nhân tuyệt sắc vừa trẻ trung, đầy sức sống, vừa vô cùng gợi cảm, quyến rũ vừa huyền ảo, nên thơ.
+ Sử dụng thủ pháp miêu tả kết hợp với những so sánh liên tưởng độc đáo, thú vị. + Câu văn dài, giọng văn mềm mại, ngôn ngữ giàu chất họa, chất nhạc, chất thơ. + Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, nghị luận … Hướng dẫn chấm:
|
2,5 |
|
|
|
|
|
|
* Nhận xét về tình cảm với quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Tuân:
|
0,5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
|
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình nghị luận; biết so sánh với đoạn văn khác trong tác phẩm, các tác phẩm khác của Nguyễn Tuân, các nhà văn khác để làm nổi bật nét đặc sắc của đoạn văn cũng như tác phẩm, tác giả; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. |
0,5 |
|
|
TỔNG ĐIỂM |
10,0 |
Ngoài Đề KSCL Ngữ Văn 12 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 – Đề Thi Thử 2023 Môn Văn thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
>> Xem thêm