Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Sinh 12 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 2
Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Sinh 12 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 2 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>> Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2)
Câu 1: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, dạng sợi có chiều ngang 11 nm được gọi là:
A. sợi cơ bản. B. cromatic. C. siêu xoắn. D. sợi nhiễm sắc.
Câu 2: Xét tế bào (2n=6) có ký hiệu bộ nhiễm sắc thể (NST) là aaBbCc. Khi tế bào này thực hiện quá trình nguyên phân đã xảy ra sự không phân li của NST. Giả sử không xuất hiện thêm đột biến mới thì cặp tế bào con có ký hiệu bộ NST nào sau đây có thể được tạo ra từ kết quả của quá trình phân bào nói trên?
A. aaBBbCc; aabCc. B. aaaBbCc; aaBbCc.
C. aaBBbbCc; aaBbCc. D. aaBBbC; aaBCcc.
Câu 3: Ở một loài thực vật, xét một tính trạng do một gen quy định, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1?
A. x . B. C. x . D. x .
Câu 4: Đột biến mất đoạn NST có thể được ứng dụng để nghiên cứu di truyền nhằm:
1. Xác định vị trí của gen trên NST. 2. Tạo giống mới.
3. Nghiên cứu hoạt động của gen. 4. Loại bỏ một số gen có hại.
5. Cải tạo giống hiện có.
Đáp án đúng là :
A. 1, 5. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 1, 4.
Câu 5: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen gồm:
(1) Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết.
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng khác nhau rồi phân tích kết quả ở đời F1, F2, F3.
(3) Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa giả thuyết giải thích kết quả.
Trình tự các bước Men Đen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. (3), (2), (1), (4) B. (2), (3), (4), (1)
C. (2), (1), (3), (4). D. (3), (2), (4), (1)
Câu 6: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao có trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn tuần so với alen b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lý thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này có thể là
A. 6,25%. B. 18,75%. C. 12,50%. D. 75,00%.
Câu 7: Trên một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDExFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCFxEDGH. Dạng đột biến đó là
A. lặp đoạn. B. đảo đoạn.
C. chuyển đoạn không hỗ. D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 8: Phân tử nào sau đây có chức năng vận chuyển axit amin?
A. mARN. B. ADN. C. tARN. D. rARN.
Câu 9: Một loài thực vật, alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B; Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Hai cơ thể có kiểu gen nào sau đây đều được gọi là thể đột biến?
A. AABb, aabb. B. AAbb, aaBb. C. aaBB, AAbb. D. Aabb, AaBb.
Câu 10: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A).
B. vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
D. gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
Câu 11: Hiện tượng liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm nào sau đây?
A. Tạo điều kiện cho các gen quý trên các NST trong cặp tương đồng tổ hợp với nhau.
B. Các gen trên các NST khác nhau có hiện tượng di truyền cùng nhau.
C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen liên kết.
D. Làm tăng tần số xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 12: Hiện tượng một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi là
A. hoán vị gen. B. liên kết gen.
C. tác động đa hiệu của gen. D. tương tác gen.
Câu 13: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A - %X = 10% và %T - %X = 30%; trên mạch 2 có %X - %G = 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số nuclêôtit trên mạch 2, số nuclêôtit loại G chiếm tỉ lệ
A. 10%. B. 40%. C. 20%. D. 30%.
Câu 14: Ở một loài thực vật, khi lai cơ thể đều thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng, F1 thu được toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn, đời F2 thu được 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Theo lý thuyết, quy luật di truyền nào sau đây chi phối phép lai trên?
A. Phân li độc lập. B. Tương tác gen cộng gộp.
C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen bổ sung.
Câu 15: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB. Thể dị đa bội là
A. BBBB. B. AB. C. AAAA. D. AABB.
Câu 16: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
A. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
B. tổ hợp gen mang đột biến.
C. tác động của các tác nhân gây đột biến.
D. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
Câu 17: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?
A. AAbb. B. AaBb. C. aabb. D. aaBb.
Câu 18: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen đồng hợp?
A. AA × aa. B. Aa × Aa. C. aa × aa. D. Aa × AA.
Câu 19: Đột biến gen là gì?
A. Là những biến đổi về kiểu hình dưới tác động của môi trường.
B. Là những biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
C. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hay một vài cặp nuclêôtit. Xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
D. Là những biến đổi về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 20: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể gồm các dạng
A. đột biến tự đa bội và đột biến dị đa bội. B. đột biến đa bội và đột biến lệch bội.
C. đột biến lệch bội và đột biến dị đa bội. D. đột biến đa bội và đột biến dị đa bội.
Câu 21: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Xét 3 cặp gen (A, a; B, b và D, d) phân li độc lập. Cho các phát biểu sau:
I. Các thể lưỡng bội của loài này có thể có tối đa 27 loại kiểu gen.
II. Các thể ba của loài này có thể có các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd.
III. Các thể tam bội phát sinh từ loài này có tối đa 125 loại kiểu gen.
IV. Các thể một của loài này có tối đa 108 loại kiểu gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 22: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
Câu 23: Khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza.
B. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo toàn.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 3’ --> 5’.
D. Nguyên liệu của quá trình phiên mã là các nucleotit A,U,G,X.
Câu 24: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?
A. Khi môi trường có lactôzơ. B. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
C. Khi có hoặc không có lactôzơ. D. Khi môi trường không có lactôzơ.
Câu 25: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen trên 1 NST?
A. Lặp đoạn. B. Đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn giữa 2 NST. D. Mất đoạn.
Câu 26: Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể không?
A. Ddeee. B. DDdEe. C. DdEe. D. EE.
Câu 27: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ ….T T G G A T G G X X G X …. 5’ Trong quá trình sao mã ARN được hình thành sẽ có trình tự
A. 5’….U A X X U A X X G G X G…. 3’.
B. 5’….A A X X U A X X G G X G…. 3’.
C. 5’….U A X G U A X X G G X G…. 3’.
D. 5’….T A X G T A X X G G X G…. 3’.
Câu 28: Tính trạng màu mắt ở cá kiếm do 1 gen có 2 alen quy định. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả ở bảng sau:
Thế hệ |
Phép lai thuận |
Phép lai nghịch |
P |
P ♀Cá mắt đen × ♂Cá mắt đỏ |
♀Cá mắt đỏ × ♂Cá mắt đen |
F1 |
100% cá ♀, ♂ mắt đen |
100% cá ♀, ♂mắt đen |
F2 |
75% cá ♀, ♂ mắt đen : 25% cá ♀, ♂ mắt đỏ |
75% cá ♀, ♂ mắt đen : 25% cá ♀, ♂mắt đỏ |
Trong các kết luận sau đây mà nhóm học sinh rút ra từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sai?
A. Gen quy định tình trạng màu mắt nằm trên NST thường.
B. F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1.
C. Alen quy định mắt đen trội hoàn toàn so với alen quy định mắt đỏ.
D. Trong tổng số cá mắt đen ở F2, có 50% số cá có kiểu gen dị hợp.
Câu 29: alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ P: Cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, tu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 4% số cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng. Cho biết quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau.Theo lí thuyết, số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 26%. B. 9%. C. 24%. D. 50%.
Câu 30: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 48. Theo lí thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là
A. 8. B. 6. C. 24. D. 12.
ĐÁP ÁN
1 |
A |
6 |
D |
11 |
C |
16 |
A |
21 |
B |
26 |
D |
2 |
A |
7 |
B |
12 |
C |
17 |
D |
22 |
C |
27 |
B |
3 |
A |
8 |
C |
13 |
A |
18 |
C |
23 |
D |
28 |
D |
4 |
D |
9 |
A |
14 |
D |
19 |
C |
24 |
D |
29 |
A |
5 |
D |
10 |
A |
15 |
D |
20 |
B |
25 |
B |
30 |
C |
------ HẾT ------
Ngoài Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Sinh 12 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 2 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
>> Xem thêm