Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Trong quá trình học tập môn Giáo dục công dân (GDCD), chúng ta được tiếp cận với những kiến thức quan trọng về xã hội và phát triển ý thức công dân. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một tài liệu đặc biệt và hữu ích mang tên “Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả”.
Bộ đề kiểm tra này không chỉ là một bài kiểm tra thông thường mà còn mang tính chất kết nối tri thức, đồng thời đánh giá sâu sắc kiến thức và kỹ năng GDCD của bạn trong thời gian một tiết. Đề thi được thiết kế để đo lường khả năng hiểu biết, phân tích và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.
Một điểm đặc biệt của “Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả” là sự có mặt của đáp án chi tiết và đặc tả. Điều này giúp bạn tự kiểm tra, đánh giá và cải thiện kỹ năng giải quyết bài tập, từ đó nắm vững kiến thức và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
Qua việc làm các bài thi trong bộ đề này, bạn sẽ phát triển kỹ năng lập luận, suy nghĩ phản biện và thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội. Bạn sẽ được thử thách trong việc phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn trong các tình huống thực tế.
Hãy sẵn sàng đối mặt với “Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả”. Đây là cơ hội để bạn kiểm tra và nâng cao kiến thức GDCD của mình một cách chi tiết và chính xác. Hãy tận dụng tài liệu này để phát triển tư duy xã hội và ý thức công dân, trở thành một công dân có ý thức và đóng góp tích cực cho xã hội.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ
KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời
gian làm bài:
45 phút |
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm).
Chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1: Loại hình diễn xướng dân gian nào dưới đây thuộc tỉnh Bắc Ninh?
A. Dân ca quan họ.
B. Hát Xẩm.
C. Hát Then.
D. Hát Xoan.
Câu 2: Trong các anh hùng dân tộc của Bắc Ninh, ai là tổng bí thư khi mới 26 tuổi?
A. Ngô Gia Tự.
B. Nguyễn Văn Cừ.
C. Hoàng Quốc Việt.
D. Nguyễn Đăng Đạo.
Câu 3: Những làng nghề truyền thống thuộc tỉnh Bắc Ninh là
A. bánh đa Kế, mì Chũ, rượu làng Vân.
B. tương Bần, long nhãn sấy, mộc Mĩ Hào.
C. tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, mĩ nghệ Đồng Kị.
D. gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, cốm làng Vòng.
Câu 4: Di tích lịch sử nào không thuộc tỉnh Bắc Ninh?
A. Đình làng Đình Bảng.
B. Lăng và đền Kinh Dương Vương.
C. Đền Bà Chúa Kho
D. Chùa Một Cột.
Câu 5:Hành vi nào sau đây không thể hiện sự quan tâm chia sẻ ?
A. Thấy người bị tai nạn không giúp.
B. Nấu cháo, mua thuốc khi mẹ ốm.
C. Cổ vũ nhiệt tình khi đồng đội tham gia thi đấu thể thao.
D. Thường xuyên gọi điện thăm hỏi ông bà.
Câu 6: Ý kiến nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quan tâm, cảm thông chia sẻ?
A.Giúp mọi người có động lực vượt qua khó khăn
B. Mối quan hệ xã hội không bền vững.
C. Nhận được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người.
D. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.
Câu 7: Câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về phẩm chất quan tâm cảm thông chia sẻ?
A. Tích tiểu thành đại.
B. Thương người như thể thương thân .
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 8: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Tặng quà bằng vật chất mới thể hiện sự quan tâm.
B. Chỉ quan tâm, chia sẻ khi gặp khó khăn.
C. Khi được đề nghị thì mới giúp đỡ người khác.
D. Sự quan tâm, cảm thông chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.
Câu 9: Học tập, tự giác tích cực là
A. chủ động nhờ người khác giúp đỡ.
B. cần nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ.
C. làm được đến đâu thì làm.
D. chủ động cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.
Câu 10:Không học tập tự giác tích cực sẽ
A. đạt kết quả cao trong học tập.
B. rèn tính tự lập tự chủ.
C. được mọi người tin yêu.
D. học tập sa sút, kết quả học tập thấp
Câu 11: Quan điểm nào sau đây là đúng?
A. Khi kiểm tra mới cần tích cực tự giác.
B. Giáo viên cho điểm cao mới xung phong làm bài.
C. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập.
D. Học tập tự giác tích cực giúp rèn luyện tự lập tự chủ.
Câu 12: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về học tập tự giác tích cực?
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Há miệng chờ sung
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Phần II. Tự luận (7 điểm).
Câu 1: ( 2,5 điểm). Em hãy kể những việc làm đáng phê phán trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương? Em đã làm gì để phát huy truyền thống quê hương em?
Câu 2: ( 3 điểm).Em hãy kể về một tấm gương ( trong lớp, trường…) biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Câu 3: (1,5 điểm). Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào?
-----------------Hết--------------
(Đề kiểm tra có 04 trang)
Họ và tên thí sinh:……………………………………..; Số báo danh:………..
ĐÁP ÁN
|
ĐÁP ÁN VÀ BIÊU ĐIỂM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 6 |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
-
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
C
C
A
B
B
D
D
D
D
A
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Những viêc đáng phê phán (không nên ) trong viêc giữ gìn truyền thống tốt đep của quê hương |
2,5 |
- Viêc đáng phê phán (HS ghi được ít nhất 4 việc). VD: + Chê bai các giá trị truyền thống. + Trêu chọc các thương binh, liêt sĩ, người có công với cách mạng. + Viết, vẽ bậy lên các khu di tích, bảo tàng văn hoá. + Xả rác bừa bãi, tiếp tay cho việc chèo kéo khách du lịch,… tại các lễ hội. … Những việc làm của em trong việc giữ gìn truyền thống trốt đẹp của quê hương (Hs ghi được ít nhất 3 việc làm của bản thân). VD: + Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình. +Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. + Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. +Tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của quê hương như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ nghề truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống… + Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. + Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người có công với cách mạng ở địa phương đã chiến đấu vì đất nước… + … |
0,25 0,25
0,25
0,25
1.5
|
|
2 |
Em hãy kể về một tấm gương ( trong lớp, trường…) biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? Em học tập được điều gì từ tấm gương đó? |
3 |
-HS kể được 1 tấm gương cụ thể. - Liệt kê được ít nhất 2 biểu hiện của biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác của tấm gương đó. VD: +Lắng nghe, động viên +Chia sẻ vật chất ,tinh thần với những người khó khan. +Khích lệ, quan tâm,động viên bạn bè + An ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm + Phê phán tính ích kỉ, thờ ơ, trước khó khăn mất mát của người khác
+ Ngưỡng mộ tấm gương đó, sẽ luôn: quan tâm, cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác để mọi người trong xã hội luôn được vui vẻ hạnh phúc + có tinh thần tập thể cao, không chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ hẹp hòi |
0,5
1
1,5 |
|
3
|
Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào? |
1,5 |
- Chúng ta phải tích cực học tập vì: + Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo, không ngừng tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập +Rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường bền bỉ +Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống, được mọi người tin yêu, quý mến. - Biểu hiện học tập tự giác, tích cực của HS: + Có mục đích động cơ học tập đúng đắn + Chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ ( học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực xây dựng bài, tích cực hợp tác với bạn bè thầy cô trong giờ học…) + luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập + Có kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân…
|
0.75
0.75 |
|
|
|
* Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cho điểm trên kết quả HS đưa ra.
|
MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA GDCD GIỮA KÌ I LỚP 7 |
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống quê hương. |
4 câu |
|
|
0,5 câu
|
|
|
|
0,5 câu
|
4 câu |
1 câu |
3,5 |
Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. |
4 câu |
|
|
|
|
1 câu |
|
|
4 câu |
1 câu |
4 |
||
Học tập tự giác, tích cực. |
4 câu |
|
|
1 câu |
|
|
|
|
4 câu |
1 câu |
2,5 |
||
Tổng |
12 |
|
|
1,5 câu |
|
1 câu |
|
0,5 câu |
12 câu |
3 câu |
10 điểm |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
II. BẢN ĐẶC TẢ
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1
|
Giáo dục đạo đức |
1. Tự hào về truyền thống quê hương
|
Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. - Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Thông hiểu: - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Vận dụng: - Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao: - Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. |
4 TN |
0,5 TL |
|
0,5 TL |
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
|
Nhận biết: - Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: - Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: - Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. |
4 TN |
|
1 TL |
|
||
3. Học tập tự giác, tích cực
|
Nhận biết: - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. Vận dụng: - Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. |
4 TN |
1 TL |
|
|
||
Tổng |
|
12 |
2 |
0,5 |
0,5 |
||
Tỉ lệ % |
|
30% |
30% |
30% |
10% |
||
Tỉ lệ chung |
|
60% |
40% |
Ngoài Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm