Docly

Đề Thi Địa Học Kì 2 Lớp 10 (Giữa Kì) Năm 2022 Có Đáp Án

Đề Thi Địa Học Kì 2 Lớp 10 (Giữa Kì) Năm 2022 Có Đáp Án – Địa Lí Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề Thi Địa Học Kì 2 Lớp 10 (Giữa Kì) Năm 2022 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline


ĐỀ 1


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN ĐỊA LÍ 10


Họ và tên HS:……………………………………Lớp:………………

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7 điểm ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1: Nhân tố có tác động lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất là

A. tự nhiên B. vị trí địa lí C. kinh tế-xã hội D. khoáng sản

Câu 2: Dân cư –lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp thông qua

A. số lượng lao động B. chất lượng lao động

C. số lượng và chất lượng lao động D. lực lượng sản xuất.

Câu 3: Nhân tố có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa là

A. thị trường. B. dân cư. C. khí hậu. D. khoáng sản

Câu 4: Ngành công nghiệp nào không thuộc công nghiệp năng lượng?

A. Công nghiệp khai thác than B. Công nghiệp sản xuất thép

C. Công nghiệp điện lực D. Công nghiệp khai thác dầu khí

Câu 5:Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang được khai thác là:

A. Lạng Sơn B. Hòa Bình C. Cà Mau D. Quãng Ninh

Câu 6: Khoáng sản nào sau đây được coi là “ Vàng đen ’của nhiều quốc gia ?

A. Dầu mỏ. B. Than C. Sắt. D. Mangan

Câu 7: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành không chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố nào?

A. Vận tải. B. Lao động. C. Thị trường tiêu thụ. D. Nguồn nguyên liệu.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không thuộc điểm công nghiệp?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư

B. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên- nhiên liệu CN hoặc vùng nguyên liệu nông sản

C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

D. Có các xí nghiệp nồng cốt ( hạt nhân)

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?

A. Là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn.

B. Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu.

C. Trong khu vực tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp công nghiệp.

D. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng công nghiệp?

A. Vùng lãnh thổ, trong đó có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển của một ngành nhất định.

B. Vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có rất nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp liên hệ mật thiết với nhau về sản xuất.

C. Vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có rất nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

D. Vùng lãnh thổ, trong đó bao giờ cũng có một vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa .

Câu 11: Ngành công nghiệp thực phẩm có vai trò

A. cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu cho các ngành kinh tế

B. cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày

C. có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

D. thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác

Câu 12: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm?

A. Cá hộp, thịt hộp…. B. Rượu,bia, sữa, nước giải khát….

C. rau quả sấy và đóng hộp…. D. Chế biến nguyên liệu giấy….

Câu 13: Các nước có ngành dệt may phát triển là

A.Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản… B. Hoa Kì, Pháp, Nga, Đức…

C. Nga, Trung Quốc, Pháp, Hoa Kì…. D. Ôxtrâylia, Nga, Đức, Trung Quốc…

Câu 14: Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao nhất là:

A. Khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp

B. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp

C. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp,khu công nghiệp tạp trung

D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp

Câu 15: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

A. Công nghiệp cơ khí B. Công nghiệp năng lượng

C.Công nghiệp điện tử tin học D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 16: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm:

A. thịt ,cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy B. dệt may, chế biến sữa, sành- sứ- thủy tinh

B. nhựa, sành- sứ- thủy tinh, nước giải khát D. dệt may, da giày, nhựa, sành- sứ- thủy tinh

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người

C. Không có khả năng xuất khẩu

D. Phục vụ cho nhu cầu của con người

Câu 18: Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Nhựa B. Dệt may C. Da giày D. Sành- sứ- thủy tinh

Câu 19: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản B. khai thác khoáng sản, thủy sản

B. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản

Câu 20: Hình thức tổ chức lãnh thổ đơn giản nhất là

A.vùng công nghiệp B. khu công nghiệp tập trung

C.điểm công nghiệp D.trung tâm công nghiệp

Câu 21: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là

A. Có các xí nghiệp hạt nhân C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp

Câu 22: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất?

A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung

C.Trung tâm công nghiệp D. vùng công nghiệp

Câu 23: Ở các nước đang phát triển ở Châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì:

A. Đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội cao

B. Có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao

C. Có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú

Câu 24: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?

A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung

C.Trung tâm công nghiệp D.Vùng công nghiệp

Câu 25: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bậc của

A. Vùng công nghiệp B.Điểm công nghiệp

B. Trung tâm công nghiệp D. Khu công nghiệp tập trung

Câu 26: Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp

A. Hóa chất B. Năng lượng C. Sản xuất vật liệu xây dựng D. Cơ khí

Câu 27: Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp

A. thực phẩm B. sản xuất hàng tiêu dùng C. luyện kim D. điện tử tin học

Câu 28: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn?

A. Hoa kì B. A-rập Xê- út C. Việt Nam D. Trung Quốc

II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 3 điểm)

Câu 1: ( 3.0điểm )

a. Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp.

b. Nêu một vài trung tâm công nghiệp ở địa phương( tỉnh, quốc gia).

c. Cho biết điện được sản xuất từ những nguồn nào?


ĐÁP ÁN



Nội dung

Điểm

TRẮC NGHIỆM







Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

B

C

A

B

D

A

A

D

A

A

B

D

A

B


Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

C

D

C

B

B

C

D

D

A

B

A

B

C

B



7.0


PHẦN TỰ LUẬN

Trung tâm công nghiệp:

* - Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn.

* - Có vị trí địa lí thuận lợi.

- Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp, và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.

- Có các xí nghiệp nồng cốt( hay hạt nhân ) tạo nên hướng chuyên môn hoá

- Có các xí nghiệp phục vụ và bổ trợ.

* - Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Cần Thơ, Đà Nẵng….

*Điện được sản xuất từ nhiều nguồn: thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, tua bin khí, điện từ gió, năng lượng mặt trời...

3.0

0.5


0.25

0.75


0.25

0.25

0.5


0.5



ĐỀ 2


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN ĐỊA LÍ 10



I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7 điểm ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1. Vai trò nào dưới đây không phải là của ngành công nghiệp?

A. Sản xuất ra lương thực - thực phẩm cho con người.

B. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

C. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Cung cấp tư liệu sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây giúp ngành công nghiệp phân bố ngày càng hợp lí hơn?

A. Dân cư và nguồn lao động. B. Thị trường.

C. Đường lối chính sách. D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Câu 3. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp là

A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí.

C. dân cư và nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng.

Câu 4. Ý nào sau đây đúng với vai trò của ngành sản xuất công nghiệp?

A. Là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.

C. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.

D. Tạo ra mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương, các nước.

Câu 5. Đâu không phải sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm?

A. Dệt - may, da giày, nhựa. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh.

C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát.

Câu 6. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

B. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Câu 7. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương.

Câu 8. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho

A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Câu 9. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?

A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan.

Câu 10. Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển khoa học - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là

A. công nghiệp năng lượng. B. điện tử - tin học.

C. sản xuất hàng tiêu dùng. D. công nghiệp thực phẩm.

Câu 11. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành 2 nhóm ngành

A. công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp khai thác và công nghiệp nhẹ.

C. công nghiệp chế biến và công nghiệp nặng. D. công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

Câu 12. Ngành nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?

A. Khai thác than. B. Khai thác dầu khí. C. Điện lực. D. Điện tử tin học.

Câu 13. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng các xí nghiệp, khu công nghiệp?

A. Thị trường. B. Vị trí địa lí. C. Cơ sở hạ tầng. D. Nguồn lao động.

Câu 14. Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho

A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Câu 15. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước là

A. tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

C. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp. D. tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.

Câu 16. Nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là

A. Dân cư, nguồn lao động. B. Thị trường.

C. Cơ sỏ hạ tầng, vất chất kĩ thuật. D. Đường lối chính sách.

Câu 17. Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị ở

A. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.

B. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

C. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia.

D. Trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của một quốc gia.

Câu 18. Ngành công nghiệp nào sau đây có khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ?

A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp dệt.

C. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp năng lượng.

Câu 19. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thủy sản.

Câu 20. Sự phát triển và phân bố của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào sau đây?

A. Thị trường và tiến bộ khoa học kĩ thuật. B. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

C. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động. D. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tăng nhanh của sản lượng điện trên thế giới?

A. Ngành có hiệu quả kinh tế thấp.

B. Nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

C. Có nhiều nguồn sản xuất điện.

D. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn.

Câu 22. Cho biểu đồ:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

Câu 23. Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây?

A. Luyện kim. B. Xây dựng. C. Nông nghiệp. D. Khai khoáng.

Câu 24. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi

A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.

C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 25. Phát biểu nào dưới đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Giải quyết việc làm cho lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. Phục vụ cho nhu cầu con người. D. Không có khả năng xuất khẩu.

Câu 26. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động

A. Dệt - may. B. Giày - da. C. Thủy điện. D. Thực phẩm.

Câu 27. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm

A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh.

C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát. D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh.

Câu 28. Ở Việt Nam, trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất về giá trị sản xuất công nghiệp?

A. Biên Hòa. B. Thủ Dầu Một. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Vũng Tàu.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 3 điểm)

Câu 1: (3.0điểm) Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất khẩu và dân số của một số nước năm 2004.



Quốc gia

Giá trị xuất khẩu

( tỉ USD)

Dân số

( triệu người)

Hoa Kì

819.0

293.6

Trung Quốc

858.9

1306.9

Nhật Bản

566.5

127.6

a, Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị xuất khẩu và dân số của một số nước năm 2004.

b, Rút ra nhận xét cần thiết.

ĐÁP ÁN


Nội dung

Điểm

TRẮC NGHIỆM











Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

A

D

B

C

A

D

C

B

B

B

A

D

B

C

A

Câu

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28



Đáp án

D

B

B

A

B

A

A

C

C

D

C

D

C




7.0


PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a,Vẽ biểu đồ hình cột đúng, đẹp, thể hiện được đầy đủ nội dung: tên biểu đồ, chú giải, chia tỉ lệ…( mỗi ý sai trừ 0.25 điểm)

b, Nhân xét:

- Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp đến là Hoa Kì, sau đó là Trung Quốc.

- Trung Quốc có tổng giá trị xuất khẩu cao nhất trong ba nước, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người thì thấp nhất.(dẫn chứng )

- Nhật Bản có tổng giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người thì cao nhất.( gấp 1.6 lần Hoa Kì, gấp 6.7 lần Trung Quốc)



1.5



1.5

0.5


0.5


0.5













ĐỀ 3


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN ĐỊA LÍ 10



I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7 điểm ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1: Nhận định nào đúng về vai trò của ngành công nghiệp?

A. Chỉ để phục vụ cho ngành nông nghiệp. B. Chỉ để phục vụ cho giao thông vận tải.

C. Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế. D.. Chỉ để phục vụ cho du lịch.

Câu 2: Ngành công nghiệp không có vai trò nào sau đây?

A. Tạo ra của cải vật chất lớn. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.

C. Cung cấp tư liệu sản xuất/ D. Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng.

Câu 3: Ngành nào là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia?

A. Công nghiệp điện tử - tin học. B. Công nghiệp năng lượng.
C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp thực phẩm.

Câu 4 : Ngành công nghiệp trẻ, được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế -kĩ thuật của một quốc gia là ngành nào?

A. Công nghiệp điện lực. B. Công nghiệp điện tử- tin học.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm.

Câu 5:Những nước sản xuất nhiều than đá là:

A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nga.         B. Pháp, Anh, Đức .

C. Ba Lan, Ấn Độ, Ôxtrâylia.         D Hoa Kì, Nga, Anh.

Câu 6: Quốc gia có ngành dệt - may phát triển nhất trên thế giới là

A. LB Nga. B. Trung Quốc C. Việt Nam. D. Angieri.

Câu 7: Ngành công nghiệp nào thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước?

A. Cơ khí. B. Luyện kim. C. Năng lượng. D. Dệt.

Câu 8: Với ưu điểm "đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh..." là của ngành:

A. công nghiệp năng lượng. B. công nghiệp điện tử - tin học
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. công nghiệp thực phẩm..

Câu 9. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng ?

A. Khai thác than . B. Khai thác dầu khí . C. Điện lực . D Lọc dầu .

Câu 10: Ngành CN nào sử dụng sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển?

A. CN hóa chất B. CN năng lượng. C. CN CB thực phẩm. D. CN cơ khí.

Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông

A. Cơ khí. B. Hóa chất C.Sản xuất hàng tiêu dùng. D Năng lượng.

Câu 12: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước nào?

A. Có tiềm năng dầu khí lớn. B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.

C. Có trữ lượng than lớn. D. Có nhiều sông lớn.

Câu 13: Với tinh chất đa dạng của khí hậu , kết hợp với các tập đoan cây trồng , vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành CN nào?

A. Công nghiệp hóa chất. B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp chế biến thực phẩm. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 14: Ngành CN nào sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu?

A. Cơ khí, hóa chất B. Hóa chất

C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Năng lượng

Câu 15: Ngành công nghiệp điện tử - tin học có ưu điểm nào sau đây?

A. Thời gian xây dựng tương đối ngắn, thời gian hoàn vốn nhanh.

B. Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh.
C. sử dụng lao động phổ thông, không cần trình độ cao.
D Không chiếm diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.

Câu 16: Ngành khai thác dầu được phân bố chủ yếu tại các nước đang phát triển vì:

A. Trữ lượng dầu của thế giới tập trung ở các nước và khu vực đó.

B. Các nước và khu vực đó lao động có kinh nghiệm khai thác dầu.

C. Là các nước có cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho hóa dầu.

D. Nhu cầu về dầu lửa trên thị trường ngày càng lớn.

Câu 17: Các ngành dệt , nhuộm , sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước là do

A. Tiện để tiêu thụ sản xuất.

B. Các ngành này sử dụng nhiều nước

C. Tiện cho các nhanh này khi đưa nguyên liệu vào sản xuất.

D Nước là phụ gia không thể thiếu.

Câu 18: Ngành công nghiệp dệt - may được phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới vì:

A. Đòi hỏi vốn lớn, kĩ thuật cao và chất lượng tốt.

B. Qui trình sản xuất khá phức tạp, gồm nhiều công đoạn.

C.Nguồn nguyên liệu phong phú, thị trường lớn, có hiệu quả cao.

D. Sử dụng lao động dồi dào, có trình độ cao và có khả năng xuất khẩu

Câu 19: Nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp?

A. Vùng nguyên liệu. B. Vị trí địa lý.

C. Khoáng sản. D. Đông dân cư.

Câu 20: Những tiến bộ khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển của CN vì:

A. có ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu B. có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất

C. quyết định đường lối công nghiệp hóa D. quyết định quy trình công nghệ.

Câu 21: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là:

A. có các xí nghiệp hạt nhân. B. bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

C. không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. D có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Câu 22: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp , khu công nghiệp , trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất là đặc điểm của hình thức TCLT CN nào?

A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp.

Câu 23: Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu là của hình thức của tổ chức lãnh thổ CN nào?

A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung.

C.Trung tâm công nghiệp. D. Vùng CN.

C âu 24: Đặc điểm nào là của trung tâm công nghiệp ?

A. Đồng nhất với một điểm . Khu công nghiệp ân cư. B. Khu vực có ranh giới rõ ràng.
C. Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi D. Vùng lãnh thổ rộng lớn

Câu 25: Cho bảng số liệu:

Sản lượng than của Liên Bang Nga giai đoạn 2010-2017 (đơn vị: triệu tấn)

Năm

2010

2015

2017

Sản lượng than


322,9


372,6


412,5

Theo BSL, sản lượng than của LB Nga năm 2017 tăng so với năm 2010 là

A. 89,6 triệu tấn . B. 95 triệu tấn. C. 95,6riệu tấn. D. 99,6 triệu tấn.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện của Trung Quốc giai đoạn 2010-2017 (đơn vị: %)

Năm

2010

2017

Than

100

102,7

Điện

100

156,9


Căn cứ vào BSL, nhận xét nào đúng về tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện của Trung Quốc năm 2010 và 2017?

A. Than tăng nhanh hơn điện. B. Than và điện tăng bằng nhau.

C. Điện tăng nhanh hơn than. C. Điện tăng nhanh, than không tang.

Câu 27: Cho BSL: Sản lượng dầu mỏ của LB Nga giai đoạn 2005-2017

Năm

2005

2010

2015

2017

SL Dầu mỏ

470,0

511,8

541,8

554,3

Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng . Khu công nghiệp dầu mỏ của LB Nga giai đoạn 2005-2017

A. Giảm đều. B. Tăng giảm không đều. C. Không tăng, không giảm. D. Tăng đều.

Câu 28:

BĐ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2010 VÀ 2017 (ĐV: %)

Căn cứ biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2010 và 2017?

A..Nông lâm, thủy sản và Công nghiệp- xây dựng giảm, dịch vụ tăng.

B. Nông- lâm- thủy sản tăng, Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ giảm.

C.Nông lâm, thủy sản giảm, Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng

D. Nông lâm, thủy sản giảm, Công nghiệp- xây dựng tăng, dịch vụ không đổi

II/PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm) Cho Bảng số liệu sau:

Sản lượng điện của thế giới giai đoạn 2003-2017 (đơn vị: tỉ kwh)

Năm

2003

2010

2017

Sản lượng điện

14851

21577

25677


a/ Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới qua các năm (lấy năm 2003=100%)

b/ Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới giai đoạn 2003-2017

Câu 2: (0,5 điểm)

Kể tên một vài khu công nghiệp ở Kon Tum.




ĐÁP ÁN


Nội dung

Điểm

TRẮC NGHIỆM











Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

C

B

B

B

C

D

D

D

B

D

B

A

C

A

A

Câu

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28



Đáp án

B

B

C

D

C

B

D

D

A

A

C

A

C




7.0


PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a/.Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện.


Năm

2003


2010

2017

Sản lượng điện (%)

100


136,3

142,6


b/ Vẽ: Biểu đồ đường:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG DẦU MỎ CỦA THẾ GIÓI GIAI ĐOẠN 2003 -2017

- Chia tỉ lệ 2 trục chính xác, khoa học.

- Biểu đồ có đầy đủ tên, chú giải, đơn vị, chính xác khoảng cách năm.

( mỗi chi tiết sai trừ 0,25 điểm.)

Câu 2:

Tên các khu công nghiệp của Kon Tum: khu CN Hòa Bình, khu CN Sao Mai, khu CN Đắc Tô....


1,0đ






1.5đ






0,5đ



Ngoài Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Địa 10 Năm 2022 Có Đáp Án – Địa Lí Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Địa Học Kì 2 Lớp 10 (Giữa Kì) Năm 2022 là bộ đề thi trắc nghiệm gồm các câu hỏi xoay quanh các nội dung chính của môn địa học lớp 10. Bộ đề thi này bao gồm các câu hỏi về địa hình, tài nguyên và môi trường, dân cư và kinh tế, địa lý chính trị và văn hóa. Mục đích của đề thi là kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh về các nội dung trên, đồng thời đánh giá khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Đề thi có đáp án đính kèm để học sinh tham khảo và tự kiểm tra kết quả của mình sau khi làm bài.