Docly

Bộ Đề Ôn Thi Học Kì 2 Giáo Dục Kinh Tế Pháp Luật 10 | Kết Nối Tri Thức

Bộ Đề Ôn Thi Học Kì 2 Giáo Dục Kinh Tế Pháp Luật 10 | Kết Nối Tri Thức – Công Dân Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Bộ Đề Ôn Thi Học Kì 2 Giáo Dục Kinh Tế Pháp Luật 10 | Kết Nối Tri Thức

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023-ĐỀ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm)

Câu 1. Tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình được gọi là

A. Nhà nước. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Câu 2. Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước và xã hội, Nhà nước ta đã thiết lập bộ máy nhà nước từ A. trung ương đến địa phương. B. trung ương đến cấp tỉnh.

C. trung ương đến cấp huyện. D. tỉnh đến các xã, phường.

Câu 3. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước cơ quan nào?

A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Chủ tịch nước. D. Tổng Bí thư.

Câu 4. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan nào sau đây?

A. Ủy ban thường vụ Quốc hội. B. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

C. Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Văn phòng chính phủ.

Câu 5. Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi A. quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước. B. quyền lực của nhà nước đối với nhân dân. C. quyền lực của giai cấp này với giai cấp khác. D. quyền lực của Đảng đối với toàn dân tộc. Câu 6. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức đóng vai trò cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam. D. các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 7. Đảng cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực nào sau đây?

A. Công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. B. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

C. Khai thác khoáng sản và tài nguyên rừng. D. Kí kết hợp tác kinh tế với các quốc gia.

Câu 8. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật là nội dung đề cập đến nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 9. Nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam là A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. đảm bảo sự lãnh đạo của Nhà nước.

C. đảm bảo sự lãnh đạo của Quốc hội. D. đảm bảo sự lãnh đạo của Chính phủ.

Câu 10. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là

A. nhân dân. B. Chính phủ. C. giai cấp cầm quyền. D. giai cấp thống trị.

Câu 11. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền

A. lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. lập pháp, hành pháp, hiến pháp.

C. lập pháp, tư pháp, hiến pháp. D. tư pháp, hành pháp, hiến pháp.

Câu 12. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Đảm bảo sự lãnh đạo của nhà nước.

C. mọi quyền lực thuộc về các cơ quan nhà nước. D. quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền.

Câu 13. Ngày 23/5/2021 cử tri cả nước tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp khóa XIV là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.

Câu 14. Khoản 1 điều 8 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” là thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. Tập trung dân chủ và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

C. Pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Tập trung dân chủ và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 15. Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước. Tuy nhiên Chính phủ phải báo cáo công việc trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.

Câu 16. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Quốc hội. B. Chính Phủ. C. Chủ tịch nước. D. Ban bí thư.

Câu 17. Người đứng đầu nhà nước ta là

A. Chủ tịch nước. B. Thủ tướng. C. Tổng bí thư. D. Chủ tịch Quốc hội.

Câu 18. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Chính Phủ. B. Quốc hội. C. Chủ tịch nước. D. Ủy ban nhân dân.

Câu 19. Một trong những chức năng của Quốc hội là

A. lập hiến, lập pháp. B. công bố Hiến pháp. C. công bố các luật. D. công bố các pháp lệnh.

Câu 20. Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây thể hiện đúng chức năng của Chính phủ? A. Ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

B. Quyết định dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. C. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự nhà nước.

D. Xây dựng và ban hành Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Câu 21. Khi thực hiện chức năng của mình, Chủ tịch nước có quyền quyết định vấn đề nào trong những vấn đề dưới đây?

A. Nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam. B. Quyết định dự án đầu tư xây dựng.

C. Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình. D. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 22. Hoạt động nào dưới đây không phải chức năng của Quốc hội?

A. Công bố Hiến pháp, luật. B. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính.

C. Ban hành Hiến pháp và các luật. D. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước. Câu 23. Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Tòa án nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân. C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân.

Câu 24. Cơ quan nào ở nước ta hiện nay thực hiện quyền tư pháp?

A. Tòa án nhân dân. B. Quốc hội và Chính phủ. C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân.

Câu 25. Tòa án nhân dân xét xử

A. tập thể và quyết định theo đa số. B. tập thể và quyết định theo cá nhân.

C. cá nhân và quyết định theo tập thể. D. cá nhân và quyết định theo số đông.

Câu 26. Khẳng định nào dưới đây chưa đúng khi nói về Tòa án nhân dân?

A. Tòa án nhân dân là cơ quan giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

B. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

D. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.

Câu 27. Phát biểu nào dưới đây chưa đúng khi nói về Viện kiểm sát?

A. Viện kiểm sát không có quyền thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật.

B. Viện kiểm sát có chức năng là thực hành quyền công tố.

C. Viện kiểm sát có chức năng kiểm soát hoạt động tư pháp.

D. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo.

Câu 28. Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.

B. Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự.

C. Viện kiểm sát có quyền xét xử một số vụ án.

D. Tòa án nhân dân là cơ quan hành pháp.

II. PHẦN TỰ LUẬN (02 câu – 3,0 điểm)

Câu 1: (02 điểm) Em hãy cho biết Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh giữ vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị nước ta. Theo em, các đoàn viên thanh niên là học sinh cần làm gì để xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam?

Câu 2 ( 01 điểm): Trường THPT A Tổ chức phiên tòa giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường vừa xảy ra trong thời gian qua để học sinh toàn trường theo dõi Em có đồng tình với việc làm trên hay không? Vì sao?

-----HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

- Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh là một bộ phận của hệ thống chính trị Việt Nam

- Những việc cần làm: thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phê phán các hành vi sai trái gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống chính trị , đất nước; bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp,chính đáng của bản thân và những người xung quanh; luôn luôn học tập rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào do các tổ chức chính trị - xã hội phát động; trực tiếp tham gia xây dựng Đoàn ngày càng phát triển mạnh mẽ.

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

- Đồng tình.

- Vì: thông qua các phiên tòa giả định về bạo lực học đường, hoc sinh được cung cấp kiến thức bổ ích về pháp luật, nâng cao ý thức trong phòng chống bạo lực học đường.

0,5 điểm 0,5 điểm



ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023-ĐỀ 2

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm)

Câu 1. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành là

A. cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. cơ quan lập pháp, lập hiến, tư pháp.

C. cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan ngang bộ. D. Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

Câu 2. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào sau đây là cơ quan đại biểu của nhân dân?

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.

C. Quốc hội và Chính phủ. D. Quốc hội và Mặt trận tổ quốc.

Câu 3. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước được bầu ra từ đâu?

A. Trong số đại biểu Quốc hội. B. Trong số đại biểu Hội đồng nhân dân.

C. Trong các Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Trong các tổ chức Đảng.

Câu 4. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bằng các hoạt động của mình, cơ quan nào sau đây đã đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội?

A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Hội đồng nhân dân.

C. Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Tòa án nhân dân.

Câu 5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí

A. toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. B. cán bộ và công nhân viên chức nhà nước.

C. hoạt động của các thành phần kinh tế. D. việc khai thác và bảo vệ tài nguyên.

Câu 6. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của

A. các đoàn viên và hội viên. B. đội ngũ cán bộ công chức. C. những người dân tộc thiểu số. D. những gia đình chính sách.

Câu 7. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Nội dung này thuộc về nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của

Đảng.

Câu 8. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều này thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính nhất nguyên chính trị. B. Tính đa nguyên chính trị.

C. Tính độc tôn về chính trị. D. Tính thống nhất về chính trị.

Câu 9. Nguyên tắc nào khẳng định nhân dân Việt Nam là người lập ra Nhà nước? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Tập trung dân chủ.

C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí xã hội bằng

A. Hiến pháp và pháp luật. B. quyền lực của nhà nước. C. cơ cấu tổ chức bộ máy. D. lực lượng quân đội, công an.

Câu 11. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tính quyền lực. B. tính giai cấp. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ.

Câu 12. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tính nhân dân. B. tính công bằng. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ.

Câu 13. Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước. Tuy nhiên Chính phủ phải báo cáo công việc trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.

Câu 14. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử, nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nội dụng này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.

Câu 15. Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính pháp quyền. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của Quốc hội?

A. Công bố luật. B. Lập hiến, lập pháp. C. Sửa đổi Hiến pháp. D. Bổ sung Hiến pháp.

Câu 17. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội làm việc theo chế độ

A. hội nghị và quyết định theo đa số. B. hội nghị và Chủ tịch Quốc hội quyết định.

C. hội nghị và Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. D. hội nghị và quyết định theo người đứng đầu.

Câu 18. Cơ quan nào ở nước ta thực hiện quyền hành pháp?

A. Chính Phủ. B. Quốc hội. C. Chủ tịch nước. D. Tòa án nhân dân.

Câu 19. Xét về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không

A. đoàn đại biểu Quốc hội. B. chủ tịch Quốc hội. C. các phó chủ tịch Quốc hội. D. các ủy viên.

Câu 20. Theo quy định của pháp luật, việc thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của

A. Chủ tịch nước. B. Thủ tướng Chính phủ. C. Chủ tịch Quốc hội. D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Câu 21. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước. Nội dung này thể hiện chức năng nào sau đây của Quốc hội?

A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. B. Sử đổi, bổ sung Hiến pháp và luật. C. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. D. Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô.

Câu 22. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của Chính phủ?

A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. B. Ban hành các chính sách cụ thể theo thẩm quyền.

C. Tổ chức thực hiện pháp luật. D. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

Câu 23. Cơ quan nào ở nước ta thực hành quyền công tố?

A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân.

C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân.

Câu 24. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là

A. kiểm sát hoạt động tư pháp. B. kiểm sát hoạt động hành pháp.

C. kiểm sát hoạt động lập pháp. D. kiểm sát hoạt động của nhân dân.

Câu 25. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là

A. thực hành quyền công tố. B. kiểm sát hoạt động mọi cơ quan.

C. kiểm sát các hoạt động kinh doanh. D. kiểm sát các công việc của Tòa án.

Câu 26. Theo quy định pháp luật, tất cả các Viện kiểm sát đều do ai lãnh đạo?

A. Viện trưởng. B. Chánh án. C. Quốc hội. D. Thủ tướng.

Câu 27. Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự. C. Viện kiểm sát có quyền xét xử một số vụ án. D. Tòa án nhân dân là cơ quan hành pháp.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không thể hiện chức năng của Viện kiểm sát?

A. Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình.

B. Khởi tố bị can, truy tố bị can ra trước tòa án.

C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa.

D. Kiểm sát việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (02 câu – 3,0 điểm)

Câu 1: (02 điểm) N là học sinh lớp 10. N luôn tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết

có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.

a) Em đồng tình với hành vi của N hay không? Vì sao?

b) Em hãy nêu những việc học sinh nên làm để góp phần bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam vững mạnh.

Câu 2 ( 01 điểm): Có quan điểm cho rằng: Nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Em có đồng tình với quan điểm trên hay không? Vì sao?

……

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

- Đồng tình vì hành vi của N là đúng. Chia sẻ, bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước

- Những việc học sinh nên làm:

+ Tham gia tuyên truyền pháp luật tại địa phương;

+ Tuân thủ những quy định pháp luật về mọi mặt đời sống;

+ Tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề ở địa phương;

+ Tham gia các hoạt động công tác xã hội do địa phương phát động;

+ Khuyên người thân tuân thủ những quyết định của nhà nước;

+ Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội;

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

- Đồng tình.

- Vì: nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

0,5 điểm 0,5 điểm

Ngoài Bộ Đề Ôn Thi Học Kì 2 Giáo Dục Kinh Tế Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án – Công Dân Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bộ Đề Ôn Thi Học Kì 2 Giáo Dục Kinh Tế Pháp Luật 10 là tài liệu ôn tập cực kỳ hữu ích cho học sinh lớp 10 trong giai đoạn ôn tập cuối học kì 2. Bộ đề này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về các chủ đề liên quan đến Giáo Dục Kinh Tế và Pháp Luật. Tất cả các câu hỏi đều được giải thích rõ ràng và chi tiết, giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả. Bộ đề cũng cung cấp đáp án chi tiết để học sinh tự kiểm tra kết quả và sửa chữa những lỗi sai. Tài liệu này là một công cụ hữu ích để học sinh ôn tập và chuẩn bị cho kì thi học kì 2.