1 tín chỉ là gì? Cách tính điểm theo hình thức tín chỉ ở đại học?
Tín chỉ là đơn vị đo lường đầu tiên mà sinh viên được tiếp xúc khi bắt đầu vào đại học. Vậy 1 tín chỉ là gì? Cách tính điểm theo hình thức tín chỉ ở đại học được tính như thế nào? Hãy cùng Trang Tài Liệu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục [Ẩn]
1 Tín chỉ là gì?
Tín chỉ được xem là một đơn vị dùng để xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tiếp thu được. Tín chỉ là đơn vị của hệ thống ECTS – European Credit Transfer and Accumulation System, Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu. Một tín chỉ được quy định tương đương 15 tiết học lý thuyết, cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận. Phụ thuộc vào quy định của từng trường Đại học, 1 tín chỉ tương đương với 1,42 – 3 tín chỉ của hệ thống ECTS.
Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?
Hiện nay sinh viên đang được theo học với hai phương thức khác nhau: phương thức học theo tín chỉ và phương thức học theo niên chế.
Phương thức học theo niên chế là học tập theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học sẽ được quy định trong số năm cụ thể nhất định.
Phương thức học theo tín chỉ là sinh viên sẽ học theo học kỳ trong một năm. Thông thường, một năm học của các trường đại học có thể chia ra thành 2-3 học kỳ, mỗi học kỳ tùy theo chương trình đào tạo của các ngành học nhất định, sinh viên sẽ được tự đăng ký số lượng tín chỉ phù hợp để học trong một học kỳ. Nếu sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho ngành mà mình đang theo học thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học và ra trường. Như vậy, nếu sinh viên đăng ký số lượng tín chỉ nhiều hơn trong một học kỳ và hoàn thành các tín chỉ thì hoàn toàn có thể ra trường sớm hơn dự định. Đó là lý do nhiều sinh viên đã tốt nghiệp nhanh hơn các bạn cùng lứa, bước vào thị trường lao động sớm hơn.
Tuy nhiên, theo ban hành chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong một học kỳ được quy định: Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu không ít hơn 14 tín chỉ, trừ học kỳ cuối khóa học. Số tín chỉ tối đa mà sinh viên có thể đăng ký không được vượt quá 25, riêng đối với học kỳ hè, sinh viên không được đăng ký vượt quá 12 tín chỉ.
Bên cạnh đó, tùy theo chương trình đào tạo của từng trường Đại học nhất định, cũng có một số yêu cầu về học lực đối với số lượng tối đa mà sinh viên có thể đăng ký. Đối với sinh viên có học lực bình thường, khá, trừ học kỳ cuối khóa học thì có thể đăng ký tối thiểu là 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Riêng đối với sinh viên được xếp hạng học lực yếu thì chỉ có thể đăng ký tối thiểu 10 tín, trừ học kỳ cuối khóa học. Ở học kỳ phụ của các trường Đại học thường không có quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên. Sinh viên có thể lựa chọn đăng ký hoặc không tùy theo nhu cầu và điểm số trong kỳ học vừa qua của mình để quyết định.
Cách tính điểm theo hình thức tín chỉ ở đại học chuẩn nhất
Cách tính điểm theo hình thức tín chỉ ở đại học được áp dụng theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.
Để đánh giá điểm học phần, Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:
Đánh giá điểm thành phần theo thang điểm 10
Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định dựa trên thang điểm 10 và sẽ được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định bằng khi ra trường của sinh viên.
Đối với mỗi một học phần, thông thường sinh viên sẽ được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần và tối đa là ba điểm thành phần: điểm chuyên cần, điểm bài tập nhóm/bài tập cá nhân/ bài giữa kỳ và điểm bài thi cuối học kỳ. Đối với những học phần có số lượng tín chỉ nhỏ hơn 02 thì có thể chỉ có 1 – 2 điểm đánh giá. Các điểm thành phần này sẽ được đánh giá theo thang điểm 10.
Đối với phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá, trọng số thì thường được quy định trong đề cương chi tiết của các học phần.
Cách tính và quy đổi điểm học phần
Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.
Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
- A: từ 8,5 đến 10,0;
- B: từ 7,0 đến 8,4;
- C: từ 5,5 đến 6,9;
- D: từ 4,0 đến 5,4;
- F: dưới 4,0.
Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức mà chỉ yêu cầu Đạt/Không đạt (VD: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng) thì yêu cầu từ 5,0 trở lên.
Như vậy, để áp dụng cách quy đổi điểm trung bình của sinh viên theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10 trước, sau đó sẽ xếp loại học phần theo điểm chữ và quy đổi tương ứng ra thang điểm 4. Từ đó, sinh viên có thể tính ra được điểm trung bình của học kỳ, của năm theo thang điểm 4.
Vậy, cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4 được tính như thế nào?
Cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4
Ví dụ bảng điểm sau:
Môn học | Số tín chỉ | Điểm hệ 4 | Tính |
---|---|---|---|
Môn học 1 | 3 | 3 | 3×3=9 |
Môn học 2 | 4 | 4 | 4×4=16 |
Môn học 3 | 2 | 3 | 2×3=6 |
Tổng | 9 TC | 31 |
Như vậy, điểm trung bình tích lũy: 31/9 = 3.4
Điểm trung bình tích lũy là: Các học kỳ tiếp theo tính tổng điểm nhân với số tín chỉ từng môn đem chia cho tổng số tín chỉ.
Cách tính điểm học phần
Quy chế thang điểm và tính điểm được mỗi trường Đại học quy định một cách khác nhau. Dưới đây là một ví dụ về cách tính điểm học phần được áp dụng ở một số trường đại học, cao đẳng.
Điểm học phần = Điểm chuyên cần x 10% + Điểm bài tập nhóm x 30% + Điểm bài thi cuối kỳ x 60%
VD: Điểm chuyên cần là 10, điểm bài tập nhóm là 8, điểm bài thi cuối kỳ là 8, vậy em được bao nhiêu điểm học phần môn đó?
Điểm học phần = 10 x 0,1 + 8 x 0,3 + 8 x 0,6 = 8,2.
Cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ
Khi sinh viên hoàn thành xong các tín chỉ mình đăng ký đủ theo số lượng, bộ phận công tác sinh viên của các trường Đại học sẽ tính điểm tốt nghiệp trung bình năm học hoặc trung bình điểm mà sinh viên tích lũy theo các kỳ và quy thành hệ 4.
Ví dụ:
- Điểm tích lũy trung bình năm nhất là 3.2
- Điểm tích lũy trung bình năm 2 là 3.4
- Điểm tích lũy trung bình năm 3 là 3.8
- Điểm tích lũy trung bình năm 4 là 3.5.
Như vậy, điểm tốt nghiệp đại học = (3.2 + 3.4 + 3.8 + 3.5) : 4 = 3.4
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10
Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm học phần của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân và được thành điểm chữ từ A đến D như sau:
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4
Để có thể tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ sẽ được quy đổi sang điểm số như sau:
- A tương ứng với 4.0
- B+ tương ứng với 3.5
- B tương ứng với 3.0
- C+ tương ứng với 2.5
- C tương ứng với 2.0
- D+ tương ứng với 1.5
- D tương ứng với 1.0
- F tương ứng với 0
Hạng tốt nghiệp của sinh viên sẽ được xác theo điểm trung bình tích lũy như sau:
- Từ 3.6 đến 4.0: Loại xuất sắc
- Từ 3.2 đến 2.59: Loại giỏi
- Từ 2.5 đến 3.19: Loại khá
- Từ 2.0 đến 2.49: Loại trung bình
Như vậy, cách tính điểm và học lực theo tín chỉ ở bậc đại học được tính theo các cách trên đây. Tùy theo trường đại học, cao đẳng đào tạo mà sẽ có một số quy định khác nhau về phương thức, cách tính, quy định về điểm số, bạn cần đọc kỹ các thông báo, quy định của trường Đại học, Cao đẳng mà mình đang theo học để có cách quy đổi, xác định điểm và học lực chính xác nhất. Bài viết vừa giải đáp cho bạn khái niệm 1 tín chỉ là gì siêu chi tiết, cách tính điểm chuẩn nhất hiện nay.