Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 8: Mối Quan Hệ Giữa Năng Động Sáng Tạo Là
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 8: Mối Quan Hệ Giữa Năng Động Sáng Tạo Là Có Đáp Án – Công Dân Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD 9 BÀI 8:
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
Câu 1: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo
A. thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
B. không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
C. không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất.
D. lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất.
Câu 2: Biểu hiện nào đưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo?
A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang.
B. Giúp mỗi người đạt được bắt cứ điều gì mình mong muốn.
C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh.
D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp.
Câu 3: Đối lập với năng động và sáng tạo là?
A. Làm việc máy móc, không khoa học. B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.
C. Trông chờ vào người khác. D. Cả A, B, C.
Câu 4: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?
A. Vứt đồ đặc bừa bãi
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý
C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác
D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo?
A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác.
B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.
C. Siêng năng, cân cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo.
D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc.
Câu 6: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người
A. ham chơi, lười biếng B. ỷ lại vào người khác.
C. không có ý chí vươn lên D. say mê tìm tòi, thích khám phá.
Câu 7: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?
A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.
B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.
C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.
D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?
A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.
B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.
D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.
Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo?
A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh.
B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó.
D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.
Câu 10: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?
A. Năng động. B. Chủ động. C. Sáng tạo. D. Tích cực.
Câu 11: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?
A. Năng động, sáng tạo. B. Tích cực, tự giác.
C. Cần cù, tự giác. D. Cần cù, chịu khó.
Câu 12: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?
A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.
B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.
C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.
D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.
Câu 13: Năng động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện khi
A. chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.
B. lười suy nghĩ khi gặp bài khó.
C. thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt.
D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.
Câu 14: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người
A. tự tin B. sáng tạo C. dũng cảm D. kiên trì.
Câu 15: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo?
A. Ăn cây nào, rào cây nấy.
B. Cái khó ló cái khôn.
C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
Câu 16: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?
A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Năng nhặt chặt bị.
C. Dễ làm, khó bỏ. D. Cái khó ló cái khôn.
Câu 17: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.
B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
Câu 18: Người có tính năng động sáng tạo
A. luôn chờ đợi may mắn đến với mình.
B. dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn.
C. say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.
D. nhạy bén trong việc bắt chước, học lỏm những thành tựu của người khác.
Câu 19: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người
A. thụ động B. lười biếng C. năng động D. khoan dung.
Câu 20: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?
A. Sáng tạo. B. Tích cực. C. Tự giác. D. Năng động.
Câu 21: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.
A. Lười làm , ham chơi B. Chỉ biết lợi cho mình
C. Có tính năng động, sáng tạo D. Dám nghĩ , dám làm.
Câu 22: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?
A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.
B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo.
D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.
Câu 23: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?
A. A là người năng động, sáng tạo. B. A là người tích cực.
C. A là người sáng tạo. D. A là người cần cù.
ĐÁP ÁN
1 |
B |
6 |
D |
11 |
A |
16 |
D |
21 |
C |
2 |
B |
7 |
D |
12 |
A |
17 |
A |
22 |
C |
3 |
D |
8 |
C |
13 |
A |
18 |
C |
23 |
A |
4 |
B |
9 |
A |
14 |
B |
19 |
C |
|
|
5 |
B |
10 |
A |
15 |
A |
20 |
A |
|
|
Ngoài Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 8: Mối Quan Hệ Giữa Năng Động Sáng Tạo Là Có Đáp Án – Công Dân Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Trong bài trắc nghiệm GDCD lớp 9, chúng ta sẽ tìm hiểu về “Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là gì”. Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hai khía cạnh quan trọng trong cuộc sống và công việc, và cách chúng tương hỗ và bổ trợ lẫn nhau.
Năng động đề cập đến sự linh hoạt, nhanh nhẹn và khả năng thích nghi nhanh chóng với các tình huống thay đổi trong cuộc sống. Chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của sự năng động trong việc đối mặt và vượt qua những thách thức, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình sáng tạo.
Sáng tạo, từ phía khác, là khả năng tưởng tượng và tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp đột phá, và mang đến sự tiến bộ trong cuộc sống và công việc. Chúng ta sẽ khám phá cách sáng tạo yêu cầu sự năng động để triển khai và thực hiện ý tưởng thành hiện thực.
Trong bài học này, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu cách năng động và sáng tạo tạo nên một cơ sở mạnh mẽ cho sự phát triển cá nhân và tiến bộ xã hội. Khi chúng ta khuyến khích và tôn trọng sự năng động và sáng tạo, chúng ta sẽ tạo nên môi trường làm việc tích cực và động lực.
>>> Bài viết có liên quan: