Docly

Giáo Án Môn Văn 6 Bài 4: Văn Bản Nghị Luận Lớp 6 Sách Cánh Diều

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Giải Toán 6 Bài 2 Thứ Tự Trong Tập Hợp Số Nguyên Toán Sách CTST
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 5: Bộ Phận Nào Của Kính Hiển Vi Quan Trọng Nhất?
Giáo Án Ngữ Văn 6 Học Kì Sách Cánh Diều Theo Phương Pháp Mới (Bộ 1)
Giải Toán Lớp Tập 2 Trang 53 Số Nguyên Âm Và Tập Hợp Các Số Nguyên
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 4: Cây Có Hoa Và Cây Không Có Hoa Có Đáp Án

Giáo Án Môn Văn 6 Bài 4: Văn Bản Nghị Luận Lớp 6 Sách Cánh Diều – Ngữ Văn 6 Sách Cánh Diều là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI 4

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

( NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)

(12 tiết)



ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

NGUYÊN HỒNG – NHÀ VĂN CỦA NHỮNG NGƯỜI CÙNG KHỔ - Nguyễn Đăng Mạnh-

Môn học: Ngữ văn 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết



I. MỤC TIÊU

1 Về kiến thức:

- Một vài thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh

- Đặc điểm của văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học) thể hiện qua nội dung, hình thức của văn bản

- Tuổi thơ cơ cực với nhiều cay đắng, tủi hờn của nhà văn Nguyên Hồng

2 Về năng lực:

- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ…

- Nhận biết được các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học qua các văn bản đọc hiểu trong SGK

- Phân tích, so sánh được những điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản nghị luận với một số kiểu văn bản đã học như thơ, truyện

3 Về phẩm chất:

- Nhân ái: Biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương mọi người đặc biệt là những người bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình

- Trung thực: chân thành, thẳng thắn với bạn bè, thành thật với thầy cô ,cha mẹ…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.

- Bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1


Nội dung chính phần 1

Nội dung chính phần 2

Nội dung chính phần 3
















Phiếu học tập số 2

( Làm việc nhóm)

Nhận xét về đặc điểm văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ dựa trên các tiêu chí sau:

Hình thức

Nội dung

Mục đích của tác giả













III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức thực tế vào bài học

  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Mục tiêu: Giúp HS

- Có sự hứng thú, say mê với bài học

- Khám phá kiến thức Ngữ văn.

b. Nội dung: GV gợi mở lại bài đọc Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng vừa học ở bài 3.Từ đó nêu vấn đề : qua văn bản Trong lòng mẹ các em thấy Nguyên Hồng là người như thế nào? Em có ấn tượng gì sâu đậm nhất về con người Nguyên Hồng? Sau khi HS trả lời, GV dẫn vào bài: Để hiểu rõ hơn con người Nguyên Hồng chúng ta cùng đọc hiểu văn bản Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ. Khi đọc các em chú ý xem tại sao văn bản này được coi là nghị luận văn học.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1.Qua văn bản Trong lòng mẹ các em thấy Nguyên Hồng là người như thế nào?

2.Em có ấn tượng gì sâu đậm nhất về con người Nguyên Hồng?

3. Hãy kể tên các văn bản ở phần đọc hiểu và thực hành đọc hiểu trong bài 4

4. Trong các văn bản này có xuất hiện lời thoại giữa các nhân vật như ở một số truyện đã học hay không? Khi đọc các em chú ý xem tại sao các văn bản này được coi là nghị luận văn học.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS
-
Quan sát, đọc đoạn văn, nêu ý kiến

- Đọc phần kiến thứ Ngữ văn

- Thảo luận theo cặp đôi cùng bàn và ghi kết quả ra phiếu học tập

GV:

- Hướng dẫn HS quan sát và đọc đoạn văn

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG


1. Tác giả


a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được những thông tin chính về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh

b. Nội dung:

- HS tìm hiểu thông tin trước ở nhà và trình bày tại lớp

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV & HS

Sản phẩm dự kiến


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS sắp xếp lại thông tin đã tìm hiểu

HS chuẩn bị lại các nội dung đã chuẩn bị

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trình bày

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Nguyễn Đăng Mạnh ( 1930-2018)

- Quê: Hà Nội

- Là nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam.






2. Tác phẩm


a. Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản ( Đặc điểm về thể loại, mục đích sử dụng…)

b. Nội dung:

- GV sử dụng một số kĩ thuật dạy học phù hợp giúp hs khám phá tri thức

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d. Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV & HS

Sản phẩm dự kiến


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chú ý quan sát các ô chỉ dẫn bên phải để dễ dàng hiểu nội dung văn bản hơn

- Chia nhóm lớp, phát phiếu học tập số 1, giao nhiệm vụ:

?Văn bản “Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ” thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?


? Văn bản gồm 3 phần. Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, hs trình bày ra phiếu cá nhân ( tự chuẩn bị )

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của và định hướng cách đọc phù hợp cho HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a. Đọc và tìm hiểu chú thích




b. Thể loại: Văn bản nghị luận

- Hệ thống các lí lẽ, bằng chứng, quan điểm, ý kiến của người viết






c. Bố cục

+ P1: Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc.

+ P2: Tuổi thơ Nguyên Hồng thiếu tình yêu thương

+ P3: Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng



II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a. Mục tiêu:

+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung và các đặc điểm nghệ thuật của văn bản từ đó thấy được đặc điểm của văn bản nghị luận văn học

+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.

b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá , phát hiện những dấu hiệu đặc trưng của một văn bản nghị luận văn học thông qua văn bản cụ thể bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm

d. Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV & HS

Sản phẩm dự kiến

Nội dung 1

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu Hs hoạt động theo cặp đôi cùng bàn

- Tác giả nêu những bằng chứng nào để khẳng định Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs

- Trao đổi thảo luận theo bàn, ghi kết quả ra phiếu

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện hs lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

1. Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”.

- Bằng chứng:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí…

+ Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân

+ Khóc khi nói đến công ơn Tổ Quốc…

+ Khóc khi kể lại khổ đau, oan trái của những nhân vật do mình tạo ra.

=> Dẫn chứng được liệt kê cụ thể, tỉ mỉ, toàn diện


- Ý kiến tác giả:

+ Ai biết được Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần…

+ Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt _ so sánh

=> Ý kiến , lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục =>Đặc điểm của văn bản nghị luận


Nội dung 2

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu Hs đọc lại phần 2

- Nêu những bằng chứng mà tác giả đưa ra để chứng minh Nguyên Hồng là một người thiếu tình thương từ nhỏ.

- Những bằng chứng đó do tác giả tự tưởng tượng ra hay có nguồn gốc từ đâu?

? Theo em tác giả đưa ra những câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?

- Nhận xét về tính thuyết phục của các bằng chứng đó.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gv hướng dẫn hs đọc lại phần 2 chú ý vào các ô bên phải chỉ dẫn, định hướng nội dung

- Hs Hoạt động theo cặp đôi để phát hiện những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả nêu ra.

B3. Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng cặp đôi , chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3

2. Nguyên Hồng là người thiếu tình thương từ nhỏ

- Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh

* Bằng chứng

- Mồ côi cha khi 12 tuổi

- Mẹ lấy chồng khác, thường đi làm ăn xa

- “Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi!...” ( Những ngày thơ ấu)


=> Bằng chứng lấy từ thực tế cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng, từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu


=> Các bằng chứng, lí lẽ rất rõ ràng, thuyết phục người nghe, người đọc





Nội dung 3

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu Hs đọc lại phần 3

- Những bằng chứng đó do tác giả tự tưởng tượng ra hay có nguồn gốc từ đâu?

? Theo em tác giả đưa ra những câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?

- Nhận xét về tính thuyết phục của các bằng chứng đó.

- Cảm nhận của em về tình cảm của người viết dành cho nhà văn Nguyên Hồng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-Hs đọc lại phần 3 chú ý vào các ô bên phải chỉ dẫn, định hướng nội dung

- Hs Hoạt động theo cặp đôi để phát hiện những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả nêu ra.

B3. Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

  • Hs bổ sung ý kiến

  • Gv nhận xét, chốt kiến thức

3. Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng

- Nguyên Hồng vất vả từ nhỏ

- Bằng chứng:

+ “ Ngay từ tuổi cắp sách đến trường…con cá, lá rau”

+ Năm 16 tuổi đến thành phố Hải Phòng sinh sống

=> Chất dân nghèo, chất lao động thấm sâu vào văn chương và cung cách sinh hoạt thường ngày:

+ Giản dị trong thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp…

+ Lời nói của bà Nguyên Hồng. Chất dân nghèo thấm sâu vào văn chương nghệ thuật của Nguyên Hồng

=> Thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca tài năng phẩm chất tốt đẹp của nhà văn Nguyên Hồng.


III. Tổng kết

a. Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học)

b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để củng cố khắc sâu kiến thức về bài nghị luận văn học

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

- Trình bày khái quát nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

- Hãy nêu những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận và nghị luận văn học

B 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

-Học sinh trình bày cá nhân:

+ Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó

+ Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấ đề văn học

B 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nghệ thuật:

- Các bằng chứng đa dạng, cụ thể, sinh động, phong phú, thuyết phục

- Hệ thống lí lẽ, ý kiến nêu ra vừa có tình vừa có lí bộc lộ cảm xúc, thái độ trân trọng của người viết.



2. Nội dung

- Nguyên Hồng có tuổi thơ cay đắng , bất hạnh và đó là tiền đề tạo nên một nhà văn Nguyên Hồng rất giàu cảm xúc và dạt dào tình yêu thương.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.

b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập thông qua phiếu bài tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận cặp đôi

Viết một đoạn văn ( khoảng 10 dòng) thể hiện cảm ngĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng

- Học sinh tiếp nhận, hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân và ghi ra giấy.

  • Làm việc nhóm (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.


IV. Luyện tập


Nguyên Hồng là nhà văn có tuổi thơ bất hạnh. Bố mất sớm, mẹ phải đi làm nơi xa khiến cho nhà văn luôn khao khát có được tình yêu thương. Điều đó thể hiện rất rõ trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông. Chính tuổi thơ cơ cực ấy đã khiến cho Nguyên Hồng có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm và rất dễ cảm thông với những kiếp người bất hạnh. Hoàn cảnh sống cơ cực vất vả ấy khiến Nguyên Hồng được tiếp xúc với đủ hạng người trong xã hội từ đó càng khiến ông thấu hiểu hơn cuộc sống của họ. Vượt lên chính mình, vượt qua hoàn cảnh Nguyên Hồng đã trở thành nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.


4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để tìm một số trường hợp ta sử dụng kiểu văn bản nghị luận văn học

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*Gv nêu nhiệm vụ học tập hs cần giải quyết

1. Các tình huống sử dụng văn bản nghị luận văn học

2. Em đã từng xây dựng đoạn văn hoặc văn bản thuộc kiểu bài nghị luận văn học hay chưa?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh thảo luận theo tổ cử đại diện trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét

- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

* Hướng dẫn tự học:

- Tiếp tục ôn tập và tìm hiểu về kiểu bài nghị luận văn học

- Tìm đọc đầy đủ hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

- Chuẩn bị trước bài “ Vẻ đẹp của một bài ca dao


Ngày soạn: ……………… Ngày dạy:…………….

TUẦN

Bài 4

VĂN NGHỊ LUẬN

(12 tiết)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO – Hoàng Tiến Tựu

Môn học: Ngữ văn 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức về văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học): ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này.

- Mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung của văn bản

- Tư tưởng, tình cảm của tác giả Hoàng Tiến Tựu thể hiện qua văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao

2. Về năng lực:

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn; nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước : Tự hào về vẻ đẹp và sự phong phú của nền văn học dân gian của dân tộc ( ca dao)

- Trách nhiệm: có ý thức, trách nhiệm gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của ca dao Việt Nam.

- Chăm chỉ : Tự giác, chăm chỉ trong học tập và lao động, ham tìm hiểu và yêu thích văn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị:

Máy chiếu, máy tính, bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm

2. Học liệu:

Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...

Phiếu học tập số 1

* Đánh giá của tác giả về bài ca dao

Hai câu đầu

Hai câu sau












Phiếu học tập số 2


Nội dung

Hình thức



Đặc điểm của ca dao












Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi

b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu hs nêu lại những đặc điểm tiêu biểu của kiểu bài nghị luận đã được học

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

  • Gv giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua câu hỏi

  1. Nêu đặc điểm của kiểu bài nghị luận , nghị luận văn học

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc theo cặp đôi: trao đổi, thống nhất ý kiến

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

  • Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên.

  • GV quan sát, động viên khích lệ và hỗ trợ học sinh nếu cần

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • Hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của các cặp đôi

  • Gv nhận xét, định hướng, chốt kiến thức kiến thức, dẫn dắt sang nội dung bài học


- Văn bản nghị luận viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm, tư tưởng của người viết.

- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học

- Các yếu tố: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

a)Mục tiêu: Thông tin khái quát về tác giả Hoàng Tiến Tựu. Đọc văn bản và nhận biết nội dung khái quát của văn bản

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày thông tin về tác giả trên cơ sở đã tìm hiểu trước ở nhà.

c) Sản phẩm: Ý kiến trình bày của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Thông tin về tác giả, đọc thuộc bài ca dao được trích trong văn bản

Nhóm 2: Điều hành phần đọc văn bản.

Nhóm 3: Xác định vấn đề nghị luận của văn bản.

Nhóm 4: Ghi chép, nhận xét các nội dung làm việc của nhóm 1,2,3

B 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Trình bày ý kiến ra phiếu

- Gv quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

  • Các nhóm cử đại diện trình bày nội dung đã chuẩn bị

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm 4 tổng hợp nhận xét nhóm 1, nhóm 2 và 3

- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

- Gv tiến hành đọc mẫu 1 đoạn của văn bản để định hướng cách đọc phù hợp cho hs


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


- Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)

- Quê quán: Thanh Hóa

- Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian





2. Văn bản

a. Đọc

b. Thể loại : Nghị luận văn

c. Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của một bài ca dao


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản

a. Mục tiêu:

+ Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.

+ Nhận biết những yếu tố để thấy được đây là một văn bản nghị luận văn học

+ Cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với bài ca dao

b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập theo đúng đặc trưng thể loại của một văn bản nghị luận

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Nội dung 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi

1. Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản hay chưa?

2. Theo tác giả, bài ca dao có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp nào được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn?

3. Bản thân em đã từng được trải nghiệm nhìn ngắm cánh đồng lúa quê hương chưa? Đó là thời điểm lúa đang ở giai đoạn nào? Nêu một vài cảm nghĩ của em về cánh đồng lúa.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS:

- Làm việc theo cặp đôi, theo nhóm

- Đại diện cặp đôi lên báo cáo kết quả thảo luận, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: theo dõi, quan sát HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh nếu cần

B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

HS:- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. +Nội dung chính của văn bản là phân tích vẻ đẹp và bố cục của bài cao dao Đứng bên ni đồng… Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản

+ Theo tác giả, bài ca dao trên có 2 vẻ đẹp: vẻ đẹp cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái ngắm cánh đồng.

- Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần 1 của văn bản.



- Vẻ đẹp của cô gái (chẽn lúa đòng đòng) trên cánh đồng được tác giả chú ý phân tích hơn

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.


II. Đọc hiểu văn bản



1. Vẻ đẹp của bài ca dao



- Mở đầu trích dẫn bài ca dao


=> Cách vào đề trực tiếp


+ Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. => Được miêu tả ấn tượng

+ Cái hay: độc đáo, riêng biệt không thấy ở những bài ca dao khác

- Từ ngữ, hình ảnh: mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông, chẽn lúa, ngọn nắng hồng ban mai.



=> Khẳng định bài ca dao mang vẻ đẹp và cái hay riêng.










Nội dung 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

1.Tác giả lần lượt trình bày ý kiến của mình về hai câu đầu và hai câu cuối của bài ca dao như thế nào?

2. Nêu một số từ ngữ, cụm từ có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho ý kiến tác giả nêu ra.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS:

- Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành câu trả lời).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.


2. Cảm nhận, đánh giá bài ca dao


a. Hai câu đầu

 - Không có chủ ngữ. 

=> Người nghe cảm thấy như đang được đi thăm cánh đồng mênh mông, rộng lớn cùng cô gái



b. Hai câu cuối

- Dẫn dắt bằng kiểu kết cấu “ nếu như hai câu đầu…thì ở hai câu cuối…”=>rất tự nhiên , thuyết phục

- Tập trung ngắm nhìn , đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai".

- Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân.

=> Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Hs nắm được những đặc sắc về nội dung nghệ thuật từ đó có những hiểu biết đầy đủ, cụ thể hơn về đặc điểm của văn bản nghị luận

b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh nêu ý kiến để khái quát lại những thành công về nghệ thuật, nội dung.

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

1. Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản?

2. Tóm tắt lại nội dung chính của các phần

3. Đọc thuộc 1 bài ca dao mà em đã học

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: theo dõi, định hướng, hỗ trợ học sinh (nếu cần)

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

-Học sinh trình bày cá nhân

- Hoạt động theo cặp đôi, đại diện trình bày


III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Ý kiến nêu ra rõ ràng, chân thực, trình bày có hệ thống

- Lí lẽ ngắn gọn, thuyết phục, giàu cảm xúc

=> Bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả với bài ca dao


  1. Nội dung

Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như cách khai thác nội dung của một bài ca dao cụ thể. Từ đó khơi gợi được sự đồng cảm và tình yêu đối với ca dao ở bạn đọc

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.

b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh

d) Tổ chức thực hiện:


B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV phát phiếu học tập cho học sinh

1.Hãy chỉ ra những dấu hiệu về hình thức, nội dung để cho ta thấy văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là văn bản nghị luận.

2. Kết hợp với kiến thức đã học ở bài 2, hãy nêu những hiểu biết của em về nội dung và hình thức của ca dao.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét câu trả lời.

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức


IV. Luyện tập


1.Vẻ đẹp của một bài ca dao




Hình thức

Nội dung


Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng



Chủ đề: vẻ đẹp của một bài ca dao



2. + Nội dung: Ca dao, dân ca  là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động.

+ Hình thức: Thể thơ gồm những loại chính như: các thể vãn, thể lục bát, thể song thất và song thất lục bát, thể hỗn hợp (hợp thể)


4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện theo định hướng của giáo viên

b) Nội dung: Nêu ý kiến của em về một bài ca dao đã được học

d) Tổ chức thực hiện:

B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV giao bài tập Trình bày ngắn gọn ý kiến của em về một bài ca dao đã được học

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Giáo viên: quan sát, động viện, khích lệ

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Học sinh thảo luận theo bàn ,cử đại diện trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Học sinh nhận xét câu trả lời

-Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.


* Hướng dẫn tự học:

- Đọc lại hai văn bản đọc hiểu để nắm rõ hơn kiểu bài nghị luận văn học

- Chuẩn bị trước bài “ Thực hành Tiếng Việt thành ngữ, dấu chấm phẩy

- Vận dụng kiến thức đọc trước văn bản “Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của long yêu nước”


Ngày soạn: ……………… Ngày dạy:…………….

TUẦN

Bài 4

VĂN NGHỊ LUẬN

(12 tiết)


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

THÀNH NGỮ, DẤU CHẤM PHẨY

Môn Ngữ văn 6

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

+ Tri thức được thành ngữ, dấu chấm phẩy

+ Nghĩa của thành ngữ, công dụng của dấu chấm phẩy.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số thành ngữ.

- Giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy.

- Rèn luyện được kĩ năng nói, viết, đặt câu có sử dụng thành ngữ, dấu chấm phẩy.

-Biết cách viết một đoạn văn theo mẫu có phép so sánh.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Hiểu và tự hào về sự phong phú của tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu với tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc chúng ta.

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HĐ 1: Xác định vấn đề

Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ”

Luật chơi:

HS quan sát các hình ảnh minh họa trên MC

(1) Đoán các từ trái nghĩa.

(2) Tìm các cụm từ thông dụng được tạo lên từ các cặp từ trái nghĩa vừa tìm mà em thường gặp trong cuộc sống?

+Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh đoán từ, gợi ý nếu cần

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài: các cụm từ các em vừa tìm được được gọi là Thành ngữ và bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về kiến thức này cũng như giới thiệu đến các em công dụng của một dấu câu nữa: dấu chấm phẩy.

Nhắm –Mở Khóc – Cười


Mắt nhắm mắt mở

Kẻ khóc người cười


Đầu – Đuôi Nhanh – Chậm


Đầu voi – đuôi chuột

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

  1. Thành ngữ

Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được thế nào là Thành ngữ

-Giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

-Biết tìm thành ngữ theo yêu cầu

Nội dung:

- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận và hướng dẫn học sinh làm các bài tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức Ngữ văn và trả lời các câu hỏi.

? Thế nào là Thành ngữ

? Cho ví dụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: HS quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Đọc phần kiến thức ngữ văn SGK trang 73

GV: Hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trả lời câu hỏi

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Chốt kiến thức lên màn hình

- Chuyển dẫn sang câu hỏi phần bài tập

a) Kiến thức cơ bản

- Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh

Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa,trên đe dưới búa, một cổ hai tròng…

-Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.









B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 78- 79.

- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả, trao đổi trong nhóm

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.











b) Luyện tập

Bài tập 1:

a.Lớn nhanh như thổi: chỉ người hoặc sự việc lớn rất nhanh

b. Hôi như cú: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu

c. Cá chậu chim lồng: chỉ tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do.

d. Bể cạn non mòn: nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất

e. Buôn thúng bán bưng: chỉ nhưng người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo.

Bài tập 2

Thành ngữ

Nghĩa

Êm như ru

Nhẹ nhàng êm ái,đem lại cảm giác dễ chịu

Lúng túng như gà mắc tóc

Thiếu bình tĩnh, bối rối

Nhanh như chớp

Rất nhanh giống như tia chớp trên bầu trời lóe lên rồi vụt tắt.

Ngọt như mía lùi

Nói năng khéo léo, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục

Bài tập 3

Thành ngữ

Nghĩa

Nói trước quên sau

Vừa nói xong đã quên rồi

mới nới

Phụ bạc không chung thủy, có cái mới thường coi thường rẻ rúng cái cũ, người cũ

Trước lạ sau quen

Lần đầu gặp mặt một người cảmgiác rất lạ nhưng dần khi biết nhau rồi thì sẽ trở nên quen thuộc.

Ma bắt nạt ma mới

Người cũ cậy quen biết nhiều nên ra oai, bắt nạt người mới đến chưa hiểu biết gi

Bài tập 4

1– e 4 - c

2– d 5 - a

3– b

->Biện pháo tu từ: tương phản ( sử dụng từ ngữ đối lập) và biện pháp ẩn dụ.

  1. Dấu chấm phẩy

Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được vai trò của dấu chấm phẩy

- Biết sử dụng dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

Nội dung:

- GV chia nhóm, đưa ra yêu cầu cho HS

- HS làm việc thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đưa ra đáp án

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

CHUYỆN VUI VỀ DẤU CÂU

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp…Sau đó, không may, anh lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán không suýt xoa…Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi…Một vài tháng sau anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không giải thích được hành vi của mình…Cứ mất dần các dấu cuối cùng anh ta chỉ còn dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác…Cứ như vậy anh ta đi đến dấu chấm hết.

(Lược trích trên Báo Hoa học trò)





\\\




- Yêu cầu HS đọc CHUYỆN VUI VỀ DẤU CÂU và trả lời câu hỏi:












? Câu chuyện nhắc đến các dấu câu nào em đã được học.

? Theo em dấu câu có quan trọng không?? Từ phần Kiến thức ngữ văn SGK trang 74 em hiểu gì về dấu chấm phẩy?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc Chuyện vui về dấu câu và Kiến thức ngữ văn

- Trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ .

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

a) Kiến thức cơ bản

- Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

VD: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy”(Ngạn ngữ phương Đông).


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 5 SGK trang 79.

- GV chia nhóm cho HS thảo luận

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK ,tìm dấu và xác định tác dụng của dấu chấm phẩy

GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.

b) Luyện tập

Bài tập 5

  1. Tác dụng: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

  2. Tác dụng:Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.


3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau: Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái timvoo cùng nhạy cảm của mình. (Nguyễn Đăng Mạnh).

(Khuyến khích sử dụng thành ngữ hoặc dấu chấm phẩy)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: đúng hình thức, đúng chủ đề

+ Một đoạn văn, không xuống dòng, tách đoạn, có liên kết câu chặt chẽ.

+ Đúng chủ đề, có sử dụng câu chủ đề trong đoạn văn.

HS : Làm bài theo yêu cầu của GV

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định:GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Sản phẩm dự kiến : Thực hành viết đoạn văn

Nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ là một nhân vật bất hạnh nhưng kiên cường. Hồng được sinh ra trong một gia đình đặc biệt: cha nghiện ngập mất sớm, mẹ vì túng quẫn quá nên phải đi tha hương cầu thực. Thiếu vắng tình thương gia đình, ngay cả đến tình thương của người thân, họ hàng em cũng không được trải nghiệm khi mọi người đều ghét bỏ, lạnh lùng với em. Cả nhà, mà nổi bật nhất là nhân vật bà cô, luôn cố tình gieo rắc những ý nghĩ xấu xa, thù hằn về mẹ trong em. Tuy nhiên, với sự trưởng thành, thông minh và lòng yêu thương mẹ vô bờ, chú bé Hồng không bao giờ mất niềm tin cũng như sự thương cảm của mình với người mẹ. Bé Hồng luôn ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh để nhai, để nghiến cho vụn nát mới thôi. Qua văn bản, Nguyên Hồng đã kể lại thuở thơ ấu tủi khổ của mình, đồng thời thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả.  

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, liên hệ thực tiễn

Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chứcthực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

(1) Tổ chức Trò chơi: “Ai nhanh hơn” (Tại lớp)

-Nội dung: HS xem một đoạn phim hoạt hình Tom and Jerry. Từ các hình ảnh trong đoạn phim hãy tìm các thành ngữ có hình ảnh “con chuột”

-Hình thức trò chơi: Tiếp sức

-Thời gian: 3’

-Kết thúc: Đội nào tìm được thành ngữ chính xác, nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc

(2) Sưu tầm thành ngữ có hình ảnh “con mèo” và giải nghĩa thành ngữ đó.

(Làm ở nhà)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:(1) Xem phim hoạt hình, xác định yêu cầu của bài tập và thi đua tìm thành ngữ.

(2) Tìm kiếm tư liệu trên mạng internet.

GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ và cách tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn cách nộp sản phẩm qua zalo, hoặc gmail

B3: Báo cáo, thảo luận

HS (1) Tham gia trò chơi tiếp sức

(2) Nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức tham gia trò chơi của HS và kết quả trò chơi.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài mới.



Sản phẩm:

-Đầu voi đuôi chuột

-Cháy nhà ra mặt chuột

-Chuột sa chĩnh gạo

-Chuột chạy cùng sào

-Chuột gặm chân mèo…





















THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Nguyễn Mạnh Nhị

Môn học: Ngữ văn 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Tri thức văn nghị luận văn học

- Ý kiến nghị luận, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Nhan đề, nội dung, đề tài của bài viết

- Tóm tắt được văn bản nghị luận để nắm được ý chính của văn bản

2. Về năng lực:

- Nhận biết được nhan đề đề cập đến nội dung, đề bài

- Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.

- Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Trình bày được mối quan hệ giữa ý kiến lí lẽ, bằng chứng dưới dạng sơ đồ

- Nhận ra được ý nghĩa vấn đề đặt ra trong văn bản

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã học vào nội dung của bài học.

Nội dung:

- GV hỏi, HS trả lời.

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-GV cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời các câu hỏi:

?Hình ảnh minh họa cho truyện nào đã học?

?Kể lại các sự kiện chính trong truyện?

?Nêu ấn tượng của em về một sự kiện mà em thấy ấn tượng nhất? Lí giải vì sao

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Quan sát tranh minh họa, suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi

GV: Quan sát HS, khuyến khích, hỗ trợ (nếu cần)

B3: Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu 2 – 3 HS trả lời

- Học sinh trả lời câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

  • GV nhận xét, dẫn vào bài.

* Hình ảnh minh họa cho truyền thuyết Thánh Gióng

* Các sự kiện chính

- Sự ra đời của Thánh Gióng

- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc

- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.

- Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

(HS lựa chọn 1 sự kiện trong truyện bản thân ấn tượng nhất và lí giải)




2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

I. TÌM HIỂU CHUNG

Mục tiêu: Giúp HS

- Nêu được những nét chung về tác giả Bùi Mạnh Nhị và văn bản Thánh Gióng – tượng đài bất tử về lòng yêu nước (Thể loại, xuất xứ, bố cục…)

Nội dung:

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin, suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và sử dụng KT đặt câu hỏi

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

(Chuyển giao phiếu học tập số 1 cho HS chuẩn bị ở nhà)

-Yêu cầu HS tạo nhóm cặp, sưu tầm tư liệu, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập

số 1

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi, thống nhất các nội dung trong phiếu học tập.

GV hỗ trợ HS (nếu cần)

B3: Báo cáo, thảo luận

-2 HS báo cáo trước lớp

-HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung,…

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức lên MC và chuyển dẫn vào mục sau.

1.Tác giả

Bùi Mạnh Nhị (1955)

Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định.

Vị trí: Là Nhà giáo Ưu tú; Từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

2.Tác phẩm

a) Xut x: Trích Phân tích tác phm văn hc dân gian trong nhà trường (2012).

b) Thể loại

- Văn nghị luận văn học

c) Bố cục

- 5 phần

+ Phần 1: Đoạn 1

-> Nêu vấn đề: Thánh Gióng - bức tượng đài bất tử về lòng yêu nước

+Phần 2: Đoạn 2

=>Gióng ra đời kì là

+ Phần 3: Đoạn 3

->Gióng lớn lên cũng kì lạ

Phần 4: Đoạn 4

=>Gióng vươn vai ra trận đánh giặc.

Phần 5: Đoạn 5

=>Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại .

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN


  1. Vấn đề nghị luận


Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm ra được ý kiến, vấn đề nghị luận trong bài

Nội dung:

- Hs đọc SGK, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập

- GV hướng dẫn HS (nếu cần)


Tổ chức thực hiện

Sản phẩm


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Ở bài trước các em đã được học hai văn bản nghị luận văn học. Theo các em khi đọc hiểu một văn bản nghị luận văn học ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nào?









-GV : Giao phiếu học tập số 2 cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Cho HS thảo luận thống nhất ý kiến. (2’)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận thống nhất câu trả lời

B3: Báo cáo, thảo luận

-2 HS trong nhóm đôi cùng báo cáo trước lớp

-HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét,bổ sung (nếu cần)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức lên màn hình.

- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học

-Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.

- Lí lẽ: là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết, người nói.

-Bằng chứng: là những minh chứng làm rõ lí lẽ.

=> Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

*Dự kiến sản phẩm

- Vấn đề nghị luận: Thánh Gióng là tác phẩm tiêu biểu thuộc chủ đề yêu nước trong văn học.

-Vấn đề được nêu ở nhan đề và được khái quát lại ở đoạn đầu văn bản.

-Cách nêu vấn đề: đi từ khái quát đến cụ thể

- Truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: lưu giữ, giúp người dân tin vào truyền thống yêu nước của nhân dân ta


  1. Chứng minh vấn đề nghị luận


Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết được các lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Hiểu mối quan hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong việc làm sáng tỏ vấn đề

Nội dung:

- GV tổ chức cho HS thảo luận

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)


Tổ chức thực hiện

Sản phẩm


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1.Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ, (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ, (4)Gióng vươn vai ra trận đánh giặc và (5)Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

2.Để làm sáng tỏ điều đó tác giả đã sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng nào?

( GV giao phiếu học tập số 3a, b, c, d cho HS cả lớp chuẩn bị trước ở nhà)

- Tại lớp: Chia lớp ra làm 4 nhóm thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm và báo cáo.

Nhóm I: Phiếu học tập 3- a

Nhóm II: Phiếu học tập 3-b

Nhóm III: Phiếu học tập 3-c



Nhóm IV: Phiếu học tập 3-d

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

-HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập chung của nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

-HS đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả học tập. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung …

- GV hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục tiếp theo

*.Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ, (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ, (4)Gióng vươn vai ra trận đánh giặc và (5)Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung lòng yêu nước.

2.1 Gióng ra đời kì lạ

-Mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng

- Nêu ra nhng s ra đời kì l khác như Gióng trong truyn c dân gian (Lê Li, Nguyn Hu).

=> Ý nghĩa s ra đời kì l: Khiến nhân vt tr nên phi thường; th hin s yêu mến, tôn kính vi nhân vt; đặt nim tin vào nhng chiến công kì l.

2.2. Gióng lớn lên kì lạ

- 3 năm không nói, ln ct tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cu nước.

Tiếng nói không bình thường.

- Gióng ln nhanh, ln bng thc ăn, thc mc ca nhân dân.

Sc mnh dũng sĩ được nuôi dưỡng t nhng cái bình thường, gin d. Gióng tiêu biu cho sc mnh toàn dân.

2.3 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

- S vươn vai liên quan đến mô típ truyn thng: người anh hùng phi khng l v hình th, sc mnh, chiến công.

Tượng đài bt h v s trưởng thành, hùng khí, tinh thn trước thế nước lâm nguy.

- Quang cnh ra trn hùng vĩ, hoành tráng.

Tt c sc mnh, ý chí cng đồng, thành tu lao động, văn hóa được bc l trong cuc đối đầu gic.

3.4 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

- Gióng ba về trời là sự ra đi phi thường.

Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng.

- Chiến tích còn để lại: dấu ngựa, ao hồ,... Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng.

Minh chứng câu chuyện có thật, giúp mọi người tin và giữ truyền thống dân tộc.

















III. TỔNG KẾT


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 4

-Qua văn bản em nhận ra thái độ, tình cảm nào của người viết?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ cá nhân 2’, trao đổi cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảoluận

HS:- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS khác theo dõi, nhận xét bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nghệ thuật

- Lí lẽ bằng chứng chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

- Bố cục mạnh lạc, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

2. Nội dung

- Qua văn bản Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhi đã chứng minh rằng : Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc ta.

*Niềm yêu mến. say mê tìm tòi và giải mã những giá trị văn hóa dân gian.


3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện


B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập : Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" ("có một không ai").

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: tìm ý và tạo đoạn

HS : viết đoạn

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Bài tập

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Người anh hùng độc nhất vô nhị ấy được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.


4.HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, làm rõ mối quan hệ của ý kiến, lí lẽ, bằng chứng bằng sơ đồ. Biết ứng dụng sơ đồ trong việc tóm tắt nội dung bài học.

b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm:Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chứcthực hiện


B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

?Hãy hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ để thấy được mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn nghị luận (trình bày một ý kiến)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ.

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và hệ thống kiến thức bài học

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: báo cáo kết quả học tập, tự đánh giá

GV: Nhận xét sản phẩm của hs, hướng dẫn học sinh tự đánh giá.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài mới.










Ngày soạn: ……………… Ngày dạy:…………….

TUẦN

Bài 4

VĂN NGHỊ LUẬN

(12 tiết)


VIẾT ĐOẠN NÊU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT

Ngữ văn 6

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát ( đã học, đọc thêm)

- Các chi tiết về nội dung, yếu tố nghệ thuật của bài thơ lục bát

- Lựa chọn từ ngữ biểu cảm, nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ lục bát

2. Về năng lực:

- Biết dùng những từ ngữ biểu cảm, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc riêng của cá nhân.

- Biết đưa ra cảm nhận riêng về nội dung, cách dùng từ ngữ biểu đạt của tác giả trong bài thơ lục bát

- Phát hiện chi tiết nghệ thuật, cảm nhận hình tượng thơ

- Tạo lập văn bản dưới hình thức một đoạn văn

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo, tích cực tự giác trong học tập

-Trách nhiệm:Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị:

- Máy chiếu, máy tính, Phiếu học tập, Bảng rubic chấm đoạn văn

2. Học liệu:

- SGK, SGV

- Phiếu học tập


PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG ( Phiếu số 1)

Đề bài : Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “ À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

Theo em, yêu cầu đối với một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đáp ứng những yêu cầu gì

Về hình thức đoạn văn?


Về ND đoạn văn ?









PHIẾU TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý ( Phiếu số 2)

Họ và tên HS: .......................

Đề bài : Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “À ơi tay mẹ”, “ Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.


? Bài thơ lục bát em thích là bài thơ nào? Của ai?

………………………………………

? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì khi đọc bài thơ?


? Nội dung bài thơ viết về điều gì?

………………………………………


? Trong nội dung ấy em thích chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào? Vì sao?

………………………………………

Khi viết đoạn văn em dự kiến sẽ viết phần Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn như thế nào?




PHIẾU GÓP Ý BÀI VIẾT ( Phiếu số 3 )

Họ và tên HS viết bài: .......................

Họ và tên HS góp ý: .......................

Bài viết đã giới thiệu được tên bài thơ lục bát và tác giả bài thơ chưa?


Hình thức đoạn văn đã đảm bảo chưa? Về chỉnh thể và bố cục


Nội dung đoạn văn đã thể hiện được cảm xúc suy nghĩ ấn tượng nhất về chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật trong bài thơ chưa?


Đoạn văn có cần bổ sung thêm nội dung gì không? (Nếu có hãy chỉ rõ )


Đoạn văn có cần lược bỏ từ ngữ, hoặc câu, đoạn nào không? (Nếu có hãy chỉ rõ )


Nếu được được giá em đánh giá bạn đạt bao nhiêu điểm



III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1 : Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: - Biết được kiểu bài: cảm nghĩ về một bài thơ lục bát (đã học, đã đọc, đã nghe).

- Học sinh biết nêu cảm nghĩ về nội dung và yếu tố nghệ thuật trong bài thơ lục bát

b. Nội dung: GV phát vấn, HS chia sẻ.

c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động chia sẻ

? Em đã học bài thơ nào viết theo thể thơ lục bát? Em còn thuộc những bài thơ lục bát nào ngoài các bài đã học ?

? Em có thích thể thơ lục bát không? Vì sao?

? Hãy đọc một đoạn thơ lục bát mà em thích? Chia sẻ với thầy (cô) và các bạn vì sao em thích đoạn thơ đó?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: chia sẻ .

GV:

- Dự kiến khó khăn HS gặp: lúng túng khi lí giải, dùng từ diễn đạt chưa thoát ý...

- Giúp đỡ học sinh bằng cách đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi ý hoặc khích lệ HS mạnh dạn chia sẻ cảm xúc :

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chỉ định 3 - 5 học sinh chia sẻ

- HS trình bày.

- HS bày tỏ suy nghĩ về phần chia sẻ của các bạn.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét phần chia sẻ của HS.

- Kết nối với một số bài thơ đã học và một số bài ca dao, bài thơ quen thuộc với HS trong chương trình tiểu học và mầm non



- Nêu một số bài thơ lục bát hoặc một số bài ca dao đã học, đã nghe hoặc đã đọc.

- Đặc điểm thơ lục bát: Thể thơ dân tộc, dễ thuộc dễ nhớ, giai điệu tha thiết, ngọt ngào đằm thắm, giàu nhạc điệu, phù hợp bộc lộ cảm xúc, dễ đi vào lòng người....



- Đọc được một số đoạn thơ lục bát

- Chia sẻ lí do như: thể thơ dễ thuộc dễ nhớ, âm điệu tha thiết,...; nội dung đoạn thơ thể hiện tư tưởng tình cảm....




2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Định hướng

a) Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm nghĩ về một bài thơ lục bát;

- Nêu được cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ lục bát.

- Biết dùng từ ngữ biểu cảm, nhận xét về nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật ấn tượng trong bài thơ lục bát

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS về xác định yêu cầu, nội dung của đề.

- HS trả lời

c) Sản phẩm:Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

- GV giao nhim v cho HS hoạt độngt heo cặp thông qua phiếu học tập sô 1



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- HS hoàn thiện phiếu học tập số 1 theo cặp

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ có thẻ gợi ý qua một số câu hỏi phụ + Có cần nêu tên tác giả, tên bài thơ đó không?

+ Có cần nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát đó không?


Bước 3:Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu đại diện 2 - 3 cặp trình bày phiếu.

HS:

- Trình bày kết quả

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ(GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục: định hướng.

I. ĐỊNH HƯỚNG

1. Đề bài:

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “ À ơi tay mẹ”, “ Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.


2. Các yêu cầu

- Đoạn văn: Bắt đầu đầu chữ viết hoa, kết thúc là dấu chấm xuống dòng. Có 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

- Giới thiệu bài thơ, tác giả (nếu có);

- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ;

- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…)


3. Hoạt động 3: Luyện tập


Nhiệm vụ 1:Thực hành

a) Mục tiêu: - Biết viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn

- Tập trung vào các chi tiết đặc sắc .

- Lựa chọn từ ngữ bày tỏ xảm xúc, suy nghĩ riêng của bản thân

b) Nội dung:

- HS thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập số 2

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập đã làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

? Khi viết đoạn văn cho đề văn trên chúng ta thực hiện những bước nào? Nội dung của từng bước?





- Gv yêu cầu HS đọc thầm lại “À ơi tay mẹ”, “ Về thăm mẹ”; giao nhim v cho HS thông qua h thng câu hi trong phiếu học tập số 2

- GV hướng dẫn HS viết bài

- Sửa lại bài sau khi đã viết xong ( hoạt động theo cặp - Phiếu số 3 và phiếu số 4)


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS đọc thầm lại hai bài thơ đã học hoặc bài ca dao đã học mà HS thích

- Phát phiếu học tập số 3 và 4

- Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS.

Học sinh:

- Tìm ý và lập dàn ý theo hệ thống câu hỏi phiếu (Hoàn thiện phiếu học tập số 2 – làm việc cá nhân)

- Viết bài theo yêu cầu

- Trao đổi bài theo cặp kiểm tra và sửa chữa dựa theo phiếu số 3 và phiếu số 4 ( làm việc theo cặp).



Bước 3:Báo cáo, thảo luận

- GV:Yêu cầu 3 HS báo cáo sản phẩm.

- HS: Trình bày sản phẩm của mình.

+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bài của bạn và chữa bài cảu mình (nếu cần).

Bước 4:Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

II. THỰC HÀNH

Trước khi viết

- Lựa chọn đề tài

- Tìm ý

- Lập dàn ý

Viết bài

Chỉnh sửa bài viết



1. Chuẩn bị

- Đọc kĩ bài thơ lục bát



2. Tìm ý và lập dàn ý

* Mở đoạn: - Nêu tên bài thơ, tác giả, cảm nghĩ chung về bài thơ và nội dung hoặc nghệ thuật mà mình ấn tượng nhất

*Thân đoạn:

- Bài thơ để lại cho em ấn tượng cụ thể gì về : nội dung tư tưởng tình cảm ...hoặc yếu tố nghệ thuật....

+ Nội dung, nghệ thuật đó được thể hiện qua chi tiết thơ (câu thơ, hình hình ảnh...) hoặc biện pháp tu từ, từ loại, loại từ...

- Em có cảm xúc như vậy là vì: Đó là những tình cảm, gợi cho em cảm xúc về....

*Kết đoạn

- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về nội dung mình thích và ý nghĩa chung của bài thơ



3. Viết bài

- Viết thành văn theo dàn ý

4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

- Đọc và sửa lại bài viết .









Chuyển nhiệm vụ


Nhiệm vụ 2:Trả bài

a) Mục tiêu:

- Thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

b) Nội dung:

- HS thảo luận theo cặp nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc theo cặp.

c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- yêu cầu HS đọc, nhận xét chữa bài theo cặp

- HS chữa lại bài sau khi đã đọc lại và nhận phiếu góp ý từ bạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm việc theo cặp và làm việc cá nhân

- Gv thu một vài cặp ngẫu nhiên và chữa

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu 3 -5 nhóm báo cáo kết quả thảo luận rút kinh nghiệm của cặp mình với bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Đoạn văn đã chỉnh sửa của HS


4. Hoạt động 4 : Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát

b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm:Sản phẩm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

Viết đoạn văn nâu cảm nghĩ về một câu thơ hoặc đoạn thơ lục bát mà em thích

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ.

HSọc, xác định yêu cầu của bài tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Nộp sản phẩm về GV sau 1 tuần

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà.

- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.

- Bài làm của HS













Ngày soạn: ……………… Ngày dạy:…………….

TUẦN

Bài 4

VĂN NGHỊ LUẬN

(12 tiết)


NÓI VÀ NGHE

Môn học: Ngữ văn; lớp 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm vững những yêu cầu khi trình bày ý kiến về một vấn đề bằng ngôn ngữ nói (nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, đưa ra lí lẽ và những bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.)

- Củng cố kiến thức về các vấn đề có liên quan đến nội dung nói.

- Biết tìm ý, lập dàn ý, cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.

- Nắm bắt được những thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra được những nhận xét, góp ý cho bạn.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: tạo điều kiện để HS thể hiện tư tưởng của mình một cách trung thực nhất, tự nhiên nhất. Tôn trọng những ý kiến, cách nhìn nhận, quan điểm của cá nhân người học về các vấn đề được đặt ra. 

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Qua tiết luyện nói và nghe, HS biết đoàn kết, nhận xét đánh giá theo hướng khích lệ, động viên.

- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Trong việc chuẩn bị nội dung tiết nói và nghe một cách tích cực và trách nhiệm với hành vi của bản thân trong cuộc sống.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính,...

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, phiếu học tập...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục đích: Kết nối kiến thức thức thực tế với bài học, tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

b) Nội dung: Giáo viên cho HS xem ảnh về 1 nhân vật nổi tiếng, đặt ra các câu hỏi để HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến SP đạt được

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV ổn định tổ chức, cho học sinh xem hình tổng Mĩ Donald Trum

- HS trả lời câu hỏi: Đây là ai?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Tổ chức cho HS lựa chọn, trình bày ý kiến.

- Học sinh trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm và chia sẻ ý kiến cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.

- Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học.


Chúng ta thường nhìn thấy hình ảnh Tổng thống Mĩ đứng phát biểu, diễn thuyết rất oai nghiêm, tưởng chừng như mọi thứ đều tuôn trong đầu ông ra, nhưng thực tế, TT Mĩ luôn có một người bạn đồng hành là chiếc máy nhắc chữ. Vậy thì, bản thân chúng ta không có chiếc máy nhắc chữ nào hỗ trợ thì chúng ta phải làm gì? Đó chính là luyện nói thật nhiều để tự tin diễn đạt trước đám đông. Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em kĩ năng này?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

I. CHUẨN BỊ

1. Nhiệm vụ 1. Định hướng

a) Mục đích:

- HS hiểu được như thế nào là trình bày ý kiến về một vấn đề.

- Nắm bắt được các yêu cầu chung để trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề

- Có kĩ năng tự tin trình bày sản phẩm của cá nhân trước nhóm, trước tập thể,…

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu thông tin SGK, sử dụng các hình thức hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp để thực hiện các nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm bằng ngôn ngữ nói.

c) Sản phẩm: Học sinh khai thác kênh chữ, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.

- Chuẩn bị đề cương (dàn ý).

- Rèn kĩ năng nói, nghe.

- Phần chuẩn bị của HS được trình bày bằng ngôn ngữ nói, đảm bảo các yêu cầu (nội dung, hình thức, giọng điệu,…)

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm đạt được

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV cho HS thảo luận nhóm (thời gian 3 phút)

(1) Theo em thế nào là trình bày ý kiến về 1 vấn đề?

(2) Để trình bày ý kiến về 1 vấn đề, em cần làm những việc gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm, suy nghĩ.

- HS hình thành kĩ năng khai thác ngữ liệu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV mời HS trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.


a. Trình bày ý kiến về 1 vấn đề

- Trình bày ý kiến về một vấn đề là người viết nêu lên những suy nghĩ, nhận xét đưa ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

- Ví dụ:

+ Có người cho rằng: Việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ý kiến của em như thế nào?

+ Em có ý kiến gì về nhận xét: “Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều”?

b. Để trình bày ý kiến của mình về một vấn đề, HS cần xác định:

- Đó là vấn đề gì? Ý kiến của em về vấn đề đó như thế nào?

- Các lí lẽ và bằng chứng mà em định sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người là những gì?

- Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì?

- Cần chú ý như thế nào khi nói (âm lượng, tốc độ, tư thế, thái độ và các yếu tố phi ngôn ngữ,...)?

2. Nhiệm vụ 2. Thực hành

a) Mục đích:

- Biết tìm ý, lập dàn ý, cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.

- Nắm bắt các thông tin bài nói của các bạn trong nhóm, trong lớp và từ đó có thể đưa ra những nhận xét, góp ý cho nội dung nói của bạn.

- Có kĩ năng tự tin trình bày sản phẩm của ca nhân trước nhóm, trước tập thể,…

b) Nội dung: HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm bằng ngôn ngữ nói.

c) Sản phẩm: Phần chuẩn bị của HS được trình bày bằng ngôn ngữ nói, đảm bảo các yêu cầu (nội dung, hình thức, giọng điệu,…)

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm đạt được

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV nêu đề bài và hướng dẫn HS thảo luận, trình bày sự chuẩn bị của cá nhân, nhóm.

- Cho đề bài: Em có ý kiến gì về nhận xét: “Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều”?

(1) Với đề bài đã cho, em cần phải chuẩn bị những gì?

(2) Trình bày các ý và đề cương (dàn ý) của đề bài trên?

(3) Ngoài chuẩn bị đề cương, để thực hiện tốt tiết luyện nói, em cần chuẩn bị những gì?

(4) Nêu yêu cầu đối với người nói và người nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận để tìm ra quy trình các bước trình bày ý kiến về một vấn đề.

- HS dựa vào hướng dẫn của GV chuẩn bị bài nói, trình bày ý kiến của bản thân mình theo yêu cầu của đề bài trêm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV gọi HS đại diện cho nhóm trình bày bài nói của nhóm mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi HS nhận xét.

- GV đưa ra nhận xét về các khía cạnh sau: nội dung, kĩ năng nói và kĩ năng nghe.


1. Chuẩn bị

- Xác định mục đich và nội dung bài nói:

+ Mục đích nói: Nêu ý kiến, quan điểm của mình về nhận xét trên.

+ Nội dung nói: Những ưu điểm của việc đi tham quan, du lịch.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài nói sẽ trình bày (tranh, ảnh,... về các hoạt động tham quan, du lịch).

- Liên hệ bản thân và những người xung quanh về việc tham quan, du lịch. (Bản thân đã từng đi tham quan ở đâu? Vào thời gian nào? Bạn đã có được những lợi ích gì sau chuyến tham quan đó?....)

2. Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý (đặt và trả lời cho các câu hỏi)

- Tham quan, du lịch là gì? (Tham quan, du lịch là hoạt động của con người tới một hay một số nơi nào đó với những mục đích nhất định.

- Mục đích của việc đi tham quan, du lịch? (Giúp con người có thời gian thư giãn, mở rộng vốn hiểu biết vủa bản thân, tạo hứng thú,...).

- Hoạt động tham quan, du lịch mang lại cho người tham gia những gì (về tình cảm, về nhận thức và kinh nghiệm)?

+ Về tình cảm: Khơi gợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước,...

+ Về nhậ thức: Yêu và trân trọng cái đẹp, tự hào, bảo vệ và phát huy những vẻ đẹp của quê hương,...

+ Về kinh nghiệm: Phong phú thêm vốn sống, vốn hiểu biết của con người; biết lập kế hoach và tổ chức các hoạt động trải nghiệm khác,...

- Nên đi tham quan, du lịch như thế nào cho phù hợp và hiệu quả? (Cân nhắc về thời gian, mục đích, sự an toàn và kinh tế,...)

* Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu được họ, tên và vấn đề cần trình bày ý kiến của bản thân.

- Thân bài:

+ Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề được đặt ra (trong cuộc sống có nhiều cách để con người có thể làm phong phú vốn hiểu biết của bản thân. Một trong số những cách đó là việc tham quan, du lịch.)

+ Lợi ích của hoạt động tham quan, du7 lịch (mở mang vốn hiểu biết của bản thân, có thời gian thư giãn, ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương đất nước,...)

+ Nên đi tham quan, du lịch như thế nào cho phù hợp và hiệu quả? (xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo an toàn, luôn có ý thức học hỏi, tìm hiểu và ghi chép,...)

- Kết bài:

+ Khẳng định lợi ích của việc tham quan, du lịchlichjNeeu nguyện vọng và dự định của bản thân nếu được đi tham quan, du lịch.

3. Rèn kĩ năng nói, nghe

- Người nói:

+ Phong thái bình tĩnh, tự tin, thân thiện.

+ Đảm bảo kết cấu của một bài nói (có lời mở đầu, kết thúc)

+ Trình bày nội dung ngắn gọn, rõ ràng với ngôn ngữ chính xác, trong sáng, có tính biểu cảm.

+ Kết hợp cử chỉ, điệu bộ, thái độ một cách phù hợp.

- Người nghe:

+ Thể hiện thái độ tôn trọng người nói.

+ Chú ý lắng nghe nắm bắt những nội dung chính của bài nói.

+ Mạnh dạn nhận xét, góp ý mang tính xây dựng khi được yêu cầu.


II. THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE

a) Mục đích: Dựa vào dàn ý rèn kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề trước tập thể, kĩ năng nhận xét và kĩ năng xây dựng, dẫn chương trình,...

b) Nội dung: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm trong nhóm, trước lớp bằng ngôn ngữ nói và nhận xét, cho điểm,...

c) Sản phẩm: Phần trình bày, nhận xét của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm đạt được

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(1) Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 3 Hs nói trong nhóm cho các bạn góp ý.

(2) Gv tổ chức cuộc thi “Em là nhà hùng biện”:

* Phân vai:

+ Gv đóng vai người dẫn chương trình, trưởng ban tổ chức.

+ Mỗi nhóm cử 1 Hs tham gia cuộc thi, 1 Hs tham gia ban thư kí.

+ Hs còn lại trong lớp đóng vai khán giả + giám khảo. (HS nghe nhận xét, đánh giá vào phiếu theo tiêu chí đã hướng dẫn)

PHIẾU NHẬN XÉT

Tên

Nội dung

Diễn đạt

Tác phong

Điểm











Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* Cách thức tiến hành:

- Người dẫn chương trình giới thiệu từng thí sinh lên thi.

- Sau khi mỗi thí sinh kết thúc phần thi sẽ tiếp tục đứng trên sân khấu nghe lời nhận xét góp ý của khán giả.

- Giám khảo sẽ lựa chọn mức điểm cho thí sinh bằng cách giơ tay (MC đọc từng mức điểm cho GK lựa chọn)

- Thư kí tổng hợp điểm (Điểm của thí sinh là điểm trung bình của các GK)

- Trưởng ban tổ chức tổng kết, đánh giá, thông báo kết quả, tuyên dương, khen thưởng.

- Gv quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ các nhóm học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Học sinh đại diện nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nêu cảm nghĩ sau khi được luyện nói trong tình huống trải nghiệm: tham gia một cuộc thi.

- Gv rút kinh nghiệm, hướng dẫn Hs kĩ năng tổ chức, tham gia các hoạt động trải nghiệm.

1. Luyện nói trong nhóm



2. Luyện nói trước lớp

Cuộc thi “Em là nhà hùng biện”

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng linh hoạt kiến thức đó vào thực hiện bài tập GV giao.

b) Nội dung: Phần nhiệm vụ GV giao, hoạt động cá nhân để thực hiện và hoàn thành phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Phần làm việc và phiếu học tập của học sinh đã hoàn thiện.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS trả lời nhanh các câu hỏi phần tự đánh giá.

- Tình huống giả định: Phòng GD - ĐT Kinh Môn có tổ chức một diễn đàn văn học với chủ đề “Đi tìm cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương”. Em hãy chuẩn bị một bài nói để tham gia diễn đàn đó. (GV gợi ý: Hs vận dung các thao tác lập luận đã học để bàn về cái hay, cái đẹp có trong tác phẩm văn chương đó...).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Học sinh trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn, thống nhất.

- GV tổng hợp - kết luận.

- Chuẩn bị bài: Văn bản thông tin: HS tìm hiểu những thông tin về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm “Hồ Chí Minh và tuyên ngôn Độc lập” và nội dung, nghệ thuật của văn bản thông tin đó,...





Ngoài Giáo Án Môn Văn 6 Bài 4: Văn Bản Nghị Luận Lớp 6 Sách Cánh Diều – Ngữ Văn 6 Sách Cánh Diều thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Giáo Án môn Văn lớp 6 Bài 4 với chủ đề “Văn bản nghị luận” trong sách “Cánh Diều” là một tài liệu giáo dục quan trọng giúp học sinh lớp 6 phát triển kỹ năng viết và nắm vững cấu trúc và ngôn ngữ của văn bản nghị luận. Bài học này nhằm khuyến khích học sinh tư duy logic, phân tích và biện minh với mục tiêu thuyết phục người đọc về quan điểm của mình.

Trong giáo án, học sinh sẽ được làm quen với các khái niệm cơ bản về văn bản nghị luận và cách triển khai ý kiến một cách logic và rõ ràng. Họ sẽ học cách xây dựng cấu trúc văn bản nghị luận bao gồm phần mở đầu, thân bài và kết luận, cùng với các phương pháp lôgic để chứng minh ý kiến của mình.

Bên cạnh đó, giáo án cũng giới thiệu các kỹ thuật viết nghị luận như lựa chọn lập luận, sử dụng ví dụ và tham khảo tài liệu để tăng tính thuyết phục trong văn bản. Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng viết và sắp xếp ý tưởng một cách logic và mạch lạc.

Giáo Án môn Văn lớp 6 Bài 4 với chủ đề “Văn bản nghị luận” trong sách “Cánh Diều” giúp học sinh lớp 6 phát triển khả năng viết và tư duy logic. Nó tạo điều kiện cho học sinh thể hiện quan điểm của mình một cách chính xác và thuyết phục. Qua bài học này, học sinh sẽ có cơ hội rèn kỹ năng viết và phát triển khả năng lập luận một cách rõ ràng và sáng tạo.

>>> Bài viết có liên quan

Giáo Án Văn 6 Bài 10: Văn Bản Thông Tin (Thuật Lại Sự Việc) Sách Cánh Diều
Đề Ôn Tập Chương 1 Số Tự Nhiên Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 3: Đặc Điểm Chung Của Thực Vật Có Đáp Án
Giáo Án Môn Văn 6 Bài 9: Truyện Ngắn Lớp 6 Sách Cánh Diều Chi Tiết
Giải Bài 13 Bội Chung Nhỏ Nhất – Bội Chung Lớn Nhất Toán 6 CTST
Trắc Nghiệm Sinh Bài 1: Đặc Điểm Của Cơ Thể Sống Lớp 6 Có Đáp Án
Giáo Án Môn Văn 6 Bài 8: Văn Bản Nghị Luận Góc Nhìn Cuộc Sống Sách Cánh Diều
Giáo Án Môn Văn 6 Bài 7: Bài Thơ Tự Sụ Sách Cánh Diều [2023]
Phương Pháp Giải Bài 10 Tập Hợp Số Nguyên Tố Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo
Đề Cương Sinh Học Lớp 6 HK2 2020-2021 Có Lời Giải Chi Tiết