Docly

Đề Cương Giáo Dục Công Dân 7 Học Kì 1 Cánh Diều-Đề 3

Có thể bạn quan tâm

Đề Cương Giáo Dục Công Dân 7 Học Kì 1 Cánh Diều-Đề 3 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

Họ và tên :......................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Lớp............ MÔN GDCD 7

(Thời gian làm bài: 45 phút)


Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. Truyền thống quê hương.

B. Truyền thống gia đình.

C. Truyền thống dòng họ.

D. Truyền thống dân tộc.

Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn trách nhiệm với quê hương.

Câu 3. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.

B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập sự nỗ lực của bản thân.

C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm sự chăm ch sáng tạo.

DQ hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

Câu 4. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Nét đẹp bản địa. 

Câu 5. Di sản văn hoá là:

A. Sản phẩm tinh thần, vật chất giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

B. Sản phẩm tinh thần, vật chất giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. Sản phẩm tinh thần giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Sản phẩm giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 6. Di sản văn hoá vật thể là:

A. Sản phẩm tinh thần giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. Sản phẩm phi vật thể giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

C. Sản phẩm vật thể, phi vật thể giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

D. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 7. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

A. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục...

B. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, ngh thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...

C. Di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội...

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 8. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội:

A. Là tài sản, thể hiện lịch sử, làm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển nền băn hóa Việt Nam tiên tiến

B. Là tài sản, niềm tự hào dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

C. Thể hiện lịch sử, làm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển nền băn hóa Việt Nam tiên tiến.

D. Làm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 9.  Quan tâm thường xuyên chú ý đến:

A. Mọi người và sự việc xung quanh.

B. Những vấn đề thời sự của xã hội.

C. Những người thân trong gia đình.

D. Một số người thân thiết của bản thân.

Câu 10. Chia sẻ sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo:

A. Khả năng của mình.

B. Nhu cầu của mình.

C. Mong muốn của mình.

D. Nguyện vọng của mình.

Câu 11. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

C. Chia sẻ là cho hết những bản thân có.

D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 12. Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Chia sẻ.

C. Cảm thông.

D. Thấu hiểu.

Phần II- Tự luận khách quan (7 điểm)

Câu 13. (3 điểm) Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 14. (3 điểm) Cho các di sản: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu Di tích Mỹ Sơn, Hát chèo, Nhã nhạc Cung đình Huế, Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Chùa Một Cột, Vọng cổ.

Hãy phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

?

?

Câu 15. (1 điểm) Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.

Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?

IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

A

B

D

B

B

A

A

B

C

Phần II- Tự luận khách quan (7 điểm)

Câu 13 (2 điểm).

Yêu cầu

3 Điểm

Nêu được :

- Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình.

- Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống.

- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.



0,5 điểm

0,5 điểm



0,5 điểm



1 điểm



0,5 điểm

Câu 14 (3 điểm)

Yêu cầu

3 Điểm

- Di sản văn hóa vật thể: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu Di tích Mỹ Sơn, Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Chùa Một Cột.

- Di sản văn hóa phi vật thể: Đờn ca tài tử Nam Bộ, Hát chèo, Nhã nhạc Cung đình Huế, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Vọng cổ.

1,5 điểm





1,5 điểm

Câu 15 (1 điểm).

Yêu cầu

1 Điểm

Việc làm của H không phải quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H. Do vậy, những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân, như vậy là H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N.

1 điểm

























Ngoài Đề Cương Giáo Dục Công Dân 7 Học Kì 1 Cánh Diều-Đề 3 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Cương Ôn Tập HK2 Toán 7 Năm 2021-2022 Có Phân Dạng
Giáo Án Địa Lí 7 Cả Năm Phát Triển Năng Lực Theo Phương Pháp Mới
Phương Pháp Chứng Minh Ba Điểm Thẳng Hàng Có Lời Giải
Đề Cương Giữa Học Kỳ 2 GDCD 7 Năm 2022-2023
Đề Kiểm Tra Giữa HK2 GDCD 7 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Ma Trận
Đề Kiểm Tra Giữa Học Kì 1 Toán 7 Trường TH&THCS Mỏ Đá 2021-2022 Có Đáp Án
Giáo Án Môn GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Cả Năm