Docly

Bộ đề Lí Luận Văn Học lớp 8 Phần Thơ có lời giải

Bộ đề Lí Luận Văn Học lớp 8 Phần Thơ có lời giải được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

ĐỌC THÊM MỘT SỐ ĐỀ THI KHÁC

Lí Luận Văn Học là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục của lớp 8, giúp học sinh hiểu về nghệ thuật và tư duy trong văn học. Trong phần thơ của môn học này, học sinh được trải nghiệm sự tinh tế và sắc sảo của ngôn ngữ thơ.

Bộ đề Lí Luận Văn Học lớp 8 phần thơ là một tài liệu quan trọng giúp học sinh nắm vững kiến thức về phân tích thơ, tư duy văn học và biểu đạt ý kiến cá nhân. Bộ đề này bao gồm một loạt câu hỏi và bài tập đa dạng, xoay quanh các tác phẩm thơ nổi tiếng và những khía cạnh quan trọng của việc đọc và hiểu thơ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá Bộ đề Lí Luận Văn Học lớp 8 phần thơ, kèm theo lời giải chi tiết. Bộ đề này sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy và biểu đạt ý kiến về các tác phẩm thơ. Qua việc làm các câu hỏi và bài tập, bạn sẽ nắm vững kiến thức, mở rộng hiểu biết và trở nên tự tin hơn trong việc tiếp cận với thơ.

Hãy sẵn sàng đối mặt với Bộ đề Lí Luận Văn Học lớp 8 phần thơ và sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập. Qua việc làm bộ đề này, bạn sẽ khám phá thêm về nghệ thuật thơ, phát triển kỹ năng phân tích và biểu đạt ý kiến cá nhân. Hãy bắt đầu hành trình truyền cảm hứng và khám phá với Bộ đề Lí Luận Văn Học lớp 8 phần thơ cùng với lời giải chi tiết!

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

BỘ ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC- LỚP 8

PHẦN THƠ

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác BóNgắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.

I. Mở bài: -  “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” (Voltaire). Thật vậy, thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn. Mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc, giúp người đọc thấu cảm tâm hồn của thi sĩ. Chính vì thế, có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người.

- Đọc và tìm hiểu hai bài thơ Tức cảnh Pác BóNgắm trăng của Hồ Chí Minh chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nhận định trên.

II. Thân bài

1. Giải thích:

- “Đọc”: hoạt động tiếp cận với văn bản ngôn từ.

- “gặp gỡ”: phát hiện, nhận thức, thấu hiểu.

- “một câu thơ”:

+ Nghĩa hẹp: là tác phẩm văn học thuộc thể loại trữ tình.

+ Nghĩa rộng: tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ.

- “một tâm hồn”: đời sống nội tâm (cảm xúc và tư tưởng).

-> Ý kiến khẳng định: Thơ ca là tiếng nói tâm hồn của người nghệ sĩ. Bởi vậy đọc thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó.

2. Bàn luận: Đó là một ý kiến đúng đắn.

- Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng không dửng dưng, không lạnh lùng mà gắn liền với tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ.

- Xuất phát từ đặc trưng của thơ: Thơ là tiếng nói tâm hồn, tình cảm con người, những rung động, những cảm xúc, những suy nghĩ của con người trước đời sống, là cuộc sống bên trong của nhà thơ và là đối tượng biểu hiện của thơ. Vì vậy, Tố Hữu mới khẳng định: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Thơ thể hiện những rung động và cảm xúc của con người.

+ Thơ không chỉ thể hiện tình cảm của người sáng tạo mà còn là nơi lan truyền cảm xúc, tạo nên sự đồng cảm của người đọc.

- Thực tế khi đọc những tác phẩm văn học có giá trị, chúng ta luôn bắt gặp tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ. Đọc “Nhớ rừng” của Thế Lữ ta nhận thấy tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tác giả, của người dân mất nước thuở ấy. Đọc “Ông đồ” ta hiểu được lòng thương người và niềm hoài cổ của Vĩ Đình Liên... Và khi đọc “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng” ta bắt gặp tâm hồn Chủ tịch Hồ Chí Minh tha thiết yêu thiên nhiên và luôn ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh.

3. Chứng minh.

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và hai bài thơ.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng thiên tài, danh nhân văn hóa và là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất.

- “Tức cảnh Pác Bó”:

+ Hoàn cảnh: Tháng 2. 1941, khi Bác về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam, sống và làm việc tại Pác Bó- Cao Bằng.

+ Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

- “Ngắm trăng”:

+ Tháng 8. 1942, Bác sang TQ tranh thủ viện trợ cho CM VN, người bị bắt giam ở 30 nhà lao thuộc 13 huyện của tình Quảng Tây- TQ. Trong thời gian đó, Bác đã sáng tác tập “Nhật kí trong tù” gồm 133 bài thơ chữ Hán.

+ Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngục tù.

3.2. Chứng minh

* Luận điểm 1: Trước hết, đọc thơ Bác chúng ta bắt gặp một tâm hồn người nghệ sĩ yêu thiên nhiên tha thiết.

- Luận cứ 1: Những ngày tháng sống và làm việc ở Pác Bó- Cao Bằng, Bác Hồ dù gian khổ vẫn yêu thích, thoải mái hòa vào núi rừng, suối hang:

ng ra bờ suối tối vào hang

+ Nơi Bác ở là: “suối”, “hang”-> Không gian núi rừng hoang sơ, dân dã, thiếu thốn, khó khăn nhưng được sống giữa thiên nhiên.

+ NT đối lập: thời gian: sáng- tối; không gian: suối- hang; hành động : ra- vào

-> Gợi một nhịp sống nhẹ nhàng, đều đặn : Sáng ra, tối vào. Hoạt động ấy dường như cứ lặp lại, lặp lại như một quy luật, có gì thật nhàn nhã, thảnh thơi. Phải chăng Người đang ung dung hưởng thụ cảnh đẹp nơi núi rừng hoang vắng? Con người dường như đắm mình vào với thiên nhiên, đắm mình vào với không gian yên tĩnh. Thật tự do và thỏa mái!

- Luận cứ 2: Ngay cả khi Bác bị giam hãm nơi ngục tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch thì tình yêu thiên nhiên trong Bác vẫn luôn tràn đầy. Người yêu trăng, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Câu hỏi tu từ cùng với cụm từ “nại nhược hà” (biết làm thế nào)-> Gợi:

+ Một thoáng băn khoăn, bối rối của Bác trước vẻ đẹp của trăng. Biết làm thế nào đây khi ánh trăng đẹp đến thế mà không có rượu, không có hoa để cuộc thưởng trăng được trọn vẹn.

+ Rung động mãnh liệt của 1 tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, thiết tha yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

  • Để rồi, bất chấp song sắt nhà tù ngăn cách, Bác vẫn “hướng” ra bên ngoài để “ngắm” trăng, để tâm hồn bay bổng, chan hòa cũng vầng trăng đang tỏa rạng giữa trời khuya.

* Luận điểm 2: Bên cạnh một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên tha thiết, đằng sau những vần thơ của Bác chúng ta còn bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của một người chiến sĩ cách mạng luôn ung dung, tự tại, lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

- Luận cứ 1: Những ngày hoạt động cách mạng bí mật ở Cao Bằng, nơi ở của Bác là suối, hang; bữa ăn chỉ có “cháo bẹ, rau măng”, bàn làm việc lại “chông chênh” không vững chắc. Ấy thế nhưng, đối mặt với những thách thức ấy, Bác vẫn luôn mỉm cười, lạc quan:

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Sang”:

+ chữ “sang” thời nay thường gắn với cuộc sống giàu sang, phú quý, vương giả. Nhưng cuộc đời cách mạng của Bác ở suối, hang, ăn cháo bẹ, rau măng, làm việc bàn chông chênh...thì có gì mà sang?

+ Tuy nhiên chữ “sang” đặt trong câu thơ này mang ý nghĩa hoàn toàn khác: Sự giàu sang về đời sống tinh thần. VS?

Bác được sống giữa thiên nhiên (Sinh thời Bác là người yêu thiên nhiên…)

Bác được sống giữa quê hương ( Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, xa nhà, xa quê-> giờ đây Bác được trở về sống giữa quê hương. Còn gì hạnh phúc hơn).

Bác đang được sống cuộc sống có lý tưởng, vì tương lai của dân tộc. Bác lạc quan, tin tưởng vào con đường đánh Nhật đuổi Tây sẽ thắng lợi. ( Khát vọng cả đời Người: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”)

->Quan niệm sống tích cực, lạc quan, không coi trọng vật chất, bằng lòng với những gì mình có.

Bác Hồ là người có đời sống tinh thần phong phú, một cốt cách thanh cao, một phong thái ung dung, tự chủ, tự tại. Tư thế ung dung, tự tại ấy là tư thế tự tại, niềm lạc quan của người chiến sĩ cách mạng luôn “nắm chắc trong tay cả cuộc đời” (Hoàng Trung Thông).

- Luận cứ 2: Nhà tù của Tưởng Giới Thạch có thể ví như địa ngục trần gian. Vậy mà đọc bài thơ “Ngắm trăng” chúng ta chỉ thấy một người chiến sĩ kiên cường, vượt qua song sắt nhà giam, thả hồn giữa bầu trời tự do:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

+ Nghệ thuật đối đặc sắc: Đối trong từng câu thơ (chữ chỉ trăng và chỉ người ở hai đầu câu thơ), đối giữa hai câu thơ (nhân- nguyệt, song tiền- song khích, minh nguyệt- thi gia)-> Giúp người đọc hình dung: Người trong ngục tối. Trăng ngoài bầu trời tự do. Giữa người và trăng là song sắt nhà tù -> Nhà tù chỉ có thể giam hãm thể xác chứ không thể giam hãm tâm hồn, tinh thần . Người tù ấy vẫn “lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”-> Chính sự tự do nội tại trong tâm hồn, một phong thái ung dung, một tinh thân lạc quan, một nghị lực phi thường đã giúp Bác vượt lên mọi gian khổ để đến với vầng trăng, đến với cái đẹp. Quả đúng là:

Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao...”

+ Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người đem đến một sự biến đổi kì diệu: tù nhân trở thành thi gia-> Người tù quên đi thân phận của mình, chủ động đến với thiên nhiên, tâm hồn tự do rung động trước cái đẹp của thiên nhiên. =>Câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ, nhà tù trở nên vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kì tìm đến nhau-> Cuộc vượt ngục về tinh thần-> Chất thép, chất người cộng sản Hổ Chí Minh.

d. Tổng hợp, mở rộng:

- Đọc hai bài thơ của Bác ta hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của Người:... Bác mang vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn, mang tinh thần thời đại mới.

- Mở rộng: + Ý kiến đề cao tâm hồn người nghệ sĩ tuy nhiên để có một câu thơ hay, một tác phẩm văn học có giá trị đòi hỏi tài năng của người cầm bút.

+ Người cầm bút phải có trách nhiệm với những gì mình viết ra, tâm huyết, tình cảm được mã hóa, gửi gắm vào tác phẩm.

+ Người tiếp nhận: Không chỉ thưởng thức vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp hiện thực mà còn cần cảm nhận và đồng cảm với tình cảm, băn khoăn, trăn trở của nhà vă, nhà thơ.

3. Kết bài: Quả thực, khi chúng ta “đọc một câu thơ” cũng là lúc “gặp gỡ một tâm hồn người”. “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Có những giá trị vững bền của cuộc sống  được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua mỗi trang văn. Có lẽ thơ ca ra đời để làm bạn với con người, để người đọc đồng cảm, sẻ chia với tâm hồn người nghệ sĩ trong mọi vui buồn của cuộc sống, để rồi có:

  Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ.

Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. 


Đề 2: Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật.

Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay

Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc,

Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.

( Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học 1985)

Từ bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, em hãy bàn luận về quan niệm trên.

I. Mở bài:

- Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả.

- Chính vì vậy, Chế Lan Viên đã viết:

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật.

Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay

Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc,

Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.

- Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ lời thơ trên.

II. Thân bài

1. Giải thích:

- “Ong”: ở đây chính là nhà thơ; “hoa” là hiện thực đời sống, “giọt mật” là tác phẩm thơ ca.

- Với nghệ thuật so sánh, tác giả nêu lên hai quá trình quan trọng của sáng tạo thơ nói riêng và văn học nói chung:

+ Thơ là kết tinh của chủ thể sáng tạo và hiện thực cuộc sống. Nếu như để có mật ngọt cần có sự lao động cần cù của ong và trăm ngàn bông hoa, thì để có được thơ cũng cần có tài năng của nhà thơ và hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

+ Giống như con ong muốn làm mật ngọt phải bay đi khắp phương trời- “Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc” để hút mật trăm loài hoa, thì quá trình sáng tạo nên một tác phẩm là một quá trình lâu dài và gian khổ của người nghệ sĩ. Thơ là kết tinh của hiện thực cuộc sống thông qua tài năng sáng tạo của nhà thơ.

b. Bàn luận

- Đó là một quan điểm đúng đắn khi đánh giá về thơ.

- Bởi vì: Xuất phát từ đặc trưng của thơ ca: Tác phẩm thơ ca muốn có sức sống lâu bền thì phải phản ánh hiện thực cuộc sống và phải có giá trị thầm mĩ cao.

+ Thơ luôn xuất phát từ thực tại. Thơ được sinh ra từ hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong cuộc sống, bởi lẽ “văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và mục đích cuối cùng cũng quay trở lại phục vụ cuộc sống. Nếu không vì cuộc đời thì tác phẩm thơ chắc chắn sẽ không có giá trị thực sự.

+ Thơ ca phải thể hiện được tình cảm và tâm hồn thi nhân để rồi đưa tình cảm và tư tưởng đó đến với mỗi người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói cá nhân với cuộc đời.

+ Nghệ thuật sáng tạo trong thơ ca càng cá thể, càng độc đáo, càng hay. Thơ ca phải mang dấu ấn sáng tạo và thể hiện phẩm chất riêng biệt của thi nhân từ nội dung đến hình thức nghệ thuật thể hiện.

- Thực tế các tác phẩm văn học có giá trị đều gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời và có nghệ thuật thể hiện độc đáo, như: …. Trong đó phải kể đến…

3. Chứng minh

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Tố Hữu: là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

+ Ông có một hồn thơ ngọt ngào, sâu lắng, tha thiết và đậm đà tính dân tộc.

- “Khi con tu hú”: + Sáng tác tháng 7. 1939, khi tg mới bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ.

+ Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do mãnh liệt ...

- Tác phẩm ra đời là nhờ nhà thơ tắm mình trong hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ (PT nội dung)

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Trước hết, đọc bài thơ chúng ta nhận thấy một bức tranh hiện thực cuộc sống.

* Luận cứ 1: Đó là một mùa hè sôi động, tươi vui của quê hương xứ Huế (6 câu đầu).

- Hình ảnh: Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn râm, bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh càng rộng, càng cao, diều sáo lộn nhào

+ Liệt kê-> những hình ảnh quen thuộc của quê hương cứ nối đuôi nhau hiện về theo dòng cảm xúc dạt dào.

+ Sử dụng nhiều tính từ màu sắc: vàng, đào, xanh...-> Màu sắc có màu vàng óng ả của lúa chín, màu vàng tươi rói của hoa quả , màu xanh dịu mát của khu vườn, màu vàng của bắp, của nắng và màu xanh bao la của trời-> Chỉ với hai gam màu vàng xanh đã vẽ nên một bức tranh rực rỡ, tươi tắn.

+ Từ ngữ giàu sức gợi nhất có lẽ: “đang chín”, “ngọt dần”. Luá chiêm không phải chín mà “đang chín”, đang chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng. Thân lúa mỏng manh đang ẩn chứa sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, đang cung cấp dinh dưỡng nuôi hạt căng tròn, nặng trĩu. Trái cây không phải đã ngọt mà là “ngọt dần”, dường như sự ngọt ngào, hương vị đậm đà đang thấm đẫm vào từng thớ vỏ, cho trái trín vàng ngày càng ngọt lịm và căng mọng

-> Không chỉ dừng ở chữ “chín”, “ngọt” mà từ chỉ thời gian, chỉ sự tiếp diễn - Phó từ “đang”, “dần” gợi vạn vật đang sinh sôi, đang phát triển, đang hướng đến thời điểm đẹp nhất, tươi sáng hơn, tròn đầy hơn, viên mãn hơn.

Động từ lộn nhào”-> Gợi h/a diều sáo tự do chao liệng giữa bầu trời trong xanh

-> Gợi một không gian rộng lớn, khoáng đạt, tự do.

- Âm thanh: tiếng chim tu hú (gọi bầy), ve (ngân), diều sáo-> Âm thanh rộn rã, náo nhiệt ...

=> Bức tranh mùa hè có màu sắc rực rỡ, âm thanh tươi vui, không gian khoáng đạt, tự do tràn đầy sức sống, một cuộc sống tự do, no ấm, thanh bình.

* Luận cứ 2: Đó là hiện thực tâm trạng, cảm xúc của người tù cách mạng luôn yêu cuộc sống và khao khát tự do cháy bỏng.

- Bị giam cầm, người chiến sĩ ấy vẫn luôn hướng về quê hương. Chỉ một âm thanh tiếng chim tu hú vọng lại phòng giam đã đánh thức trong nhà thơ cả một mùa hè tươi đẹp của quê hương. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, cuộc sống thiết tha của tác giả.

- Tâm trạng của người tù: 4 câu thơ cuối

+ Động từ mạnh: “đạp tan...ngột...chết uất” + Nhịp thơ bất thường: 2/4, 4/2/2, 3/3, 4/4+ Câu cảm thán như một tiếng kêu xé lòng: “Ngột làm sao, chết uất thôi

+ Đối lập: Bầu trời tự do (6 câu trên) và phòng giam ngột ngạt.

-> Tâm trạng căng thẳng, ngột ngạt, uất hận đến tột độ, niềm khao khát được hành động, được tự do mãnh liệt để cống hiến tuổi xuân cho cách mạng, cho đất nước.

+ Tiếng chim tu hú: lặp lại -> Kết cấu đầu cuối tương ứng-> Làm trọn vẹn mạch cảm xúc.

Ý nghĩa khác: Tiếng chim tu hú đầu bài thơ “gọi bầy” báo hiệu hè về-> Làm sống dậy một cuộc sống tươi đẹp nơi quê hương trong nhà thơ.

Tiếng chim tu hú cuối bài thơ “cứ kêu” lại như “tiếng gọi hối thúc của thực tại”, tiếng gọi của tự do không bao giờ thôi-> ý chí vượt ngục luôn thường trực khiến nhà thơ nung nấu ý chí hành động với một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Trong niềm khao khát tự do ấy có cả tinh thần phản kháng, đấu tranh tích cực. Vì thế mà tháng 3. 1942, Tố Hữu đã vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng.

b. Luận điểm 2: Không chỉ vậy, bài thơ còn thể hiện tài năng nghệ thuật của Tố Hữu.

- Thể thơ lục bát của dân tộc, giọng điệu khi thiết tha, khi mạnh mẽ, dằn vặt.

- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ thân thuộc, giản dị mà gợi cảm.

- Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp ngữ, đối lập...

d. Tổng hợp, mở rộng

- Tổng hợp.

- Mở rộng:

+ Quan niệm như một tuyên ngôn, điều chỉnh cách nhìn phiến diện: Hoặc quá coi trọng chủ thể sáng tạo (nhà thơ) hoặc lại quá coi trọng hiện thực cuộc sống mà coi thường vai trò của người viết.

+ Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Rèn luyện tài năng, trải nghiệm cuộc sống, ; chia sẻ, cảm thông thì thơ mới đến vạn tấm lòng.

+ Bài học cho độc giả khi tiếp nhận và đánh giá giá trị đích thực của một tác phẩm thơ.

3. Kết bài: Nhận định của Chế Lan Viên nhấn mạnh yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác một tác phẩm thơ. Bên cạnh cội nguồn sáng tạo là cuộc đời, thơ còn phải tuân theo những quy luật riêng của nó. Xuân Diệu từng biết “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. “Thơ còn là thơ nữa” phải chăng chính là nghệ thuật làm thơ. Thiếu nghệ thuật, thơ chỉ là những hạt ngọc chưa được mài giữa. Thơ ca nếu kết tinh của hiện thực cuộc sống thông qua tài năng sáng tạo của nhà thơ thì sẽ là những tác phẩm trường tồn cùng thời gian, âm vang, lay động bao trái tim bạn đọc, để rồi có:

  Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ.

Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. 

…………………………………………..

Đề 3: Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người và nở hoa nơi từ ngữ”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Ông đồ”- Vũ Đình Liên.

II. Mở bài:

- Dẫn:

+ Cách 1: “Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiếp). Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền, bất tử của thơ ca là tình cảm, nỗi lòng của người cầm bút gửi gắm qua câu chữ.

+ Cách 2: Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn, để rồi từ đó cất lên những vần thơ, những câu chữ say đắm lòng người.

- Chính vì vậy, bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người và nở hoa nơi từ ngữ”.

- Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ nhận định trên.

II. Thân bài

1. Giải thích:

+ “Thơ ca bắt rễ từ lòng người”: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả.

+ “Nở hoa nơi từ ngữ”: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc đối với thơ ca.

-> Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống và tình cảm ấy, thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện.

2. Bàn luận

- Đó là một ý kiến đúng đắn khi đánh giá về thơ.

- Bởi vì:

+ Thơ thuộc phương thức trữ tình. Thơ ra đời do nhu cầu tự biểu hiện của tâm hồn con người, nói như Lê Quý Đôn thì “thơ khởi phát từ trong lòng người”. Thơ là sản phẩm có được từ tình cảm mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ.

+ Thơ ca được thể hiện thông qua hình thức thơ đặc biệt ấn tượng. Chính hình thức đã biểu hiện nội dung thơ. Từ ngữ là kết tinh đẹp đẽ nhất, tinh tuý nhất trong quá trình lao động nghệ thuật để làm ra tác phẩm của người nghệ sĩ

- Thực tế các tác phẩm văn học có giá trị đều xuất phát từ tiếng lòng thi nhân và “nở hoa” nơi từ ngữ, như: …. Trong đó phải kể đến “Ông đồ” – Vũ Đình Liên.

2. Chứng minh:

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Vũ Đình Liên:

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.

+ Hai nguồn thi cảm chính trong thơ ông là lòng thương người và niềm hoài cổ.

+ Viết không nhiều nhưng ông để lại một bài thơ ssuwowxj xem là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới: “Ông đồ“.

- “Ông đồ“:

+ Bài thơ ra đời năm 1936, trong những năm nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trong trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nuối những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Trước hết, bài thơ được khởi nguồn từ tình cảm chân thành, mãnh liệt của nhà thơ Vũ Đình Liên.

* Luận cứ 1: Nhà thơ thương ông đồ, thương một lớp nhà nho từng vang bóng nay bị gạt ra ngoài lề của xã hội, nhà thơ xót xa trước thú chơi chữ, câu đối ngày Tết nay chẳng còn. Bài thơ như thước phim quay chậm, ngược dòng thời gian tìm về những gì đã qua.

- Khổ 1: Ông đồ xuất hiện trong không khí náo nức của phố phường ngày Tết, tô điểm cho bức tranh xuân thêm rực rỡ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

+ Hoa đào nở: Tết đến, xuân về-> Ông đồ xuất hiện để viết câu đối đỏ.

+ Cặp từ liên kết: mỗi năm...lại thấy-> Cùng với hoa đào, ông đồ đã trở thành tín hiệu, sứ giả của mùa xuân. Sự xuất hiện của ông vào dịp Tết đã trở thành một thông lệ, quen thuộc, dường như không thể thiếu...

+ Nhịp thơ nhanh, giọng khỏe, hân hoan-> Tái hiện không khí đông vui, sự háo hức của mọi người đón chờ dịp ông đồ xuất hiện...

- Khổ 2: Tài hoa của ông đồ được người đời trân trọng, ngợi ca

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

+ Lượng từ (bao nhiêu): Nhiều người-> Đông khách.

+ Từ láy: tấm tắc-> Luôn miệng nói ra, thốt ra những lời ngợi khen từ đáy lòng

-> Hai câu đầu vừa thể hiện sự tôn kính, trọng vọng ông đồ, vừa phản ánh sự quan tâm, ưu ái chữ Nho của cộng đồng người Việt xưa.

- Biện pháp tu từ so sánh, h/a cụ thể, sinh động: Hoa tay thảo- phượng múa rồng bay-> Nét chữ phóng khoáng, mềm mại mà sắc sảo-> Câu đối đẹp -> Ông đồ là người tài hoa, giỏi, được nhiều người mến mộ, là trung tâm của sự chú ý của mọi người.Ông như một người nghệ sĩ đang thỏa sức sáng tạo cái đẹp. Còn người tìm đến ông thuê viết lại như những tri kỉ, đang thưởng thức cái đẹp.

=> Hai khổ thơ đầu kín đáo bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ.

b. Hình ảnh ông đồ thời tàn: K3,4

- Khổ 3: Người thuê viết vắng.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

- Tương phản, đối lập-> Nổi bật hình ảnh ông đồ cô đơn, chờ đợi, lạc lõng giữa dòng đời.

- Câu hỏi tu từ: Cảm thông, thương xót...

- “Giấy đỏ buồn...Mực...sầu” -> Nhân hóa-> Nổi bật nỗi sầu tủi của mực, nghiên, bút và của chính ông đồ-> Ngồi một mình lạc lõng, lẻ loi và sụp đổ.

- Khổ 4: Người qua đường lãng quên hẳn ông đồ.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giầy

Ngoài giời mưa bụi bay.

+ Vẫn: Cố bám trụ, kiên gan, bền bỉ.

+ Người đời dửng dưng, vô tình: Không ai hay-> Bị lãng quên hoàn toàn.

+ Tả cảnh ngụ tình: Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, buồn bã. Mưa ngoài trời hay đó là mưa trong lòng người -> Đất trời cũng cảm thương, buồn bã với ông đồ.

=> Nỗi sầu tủi, cô đơn, tuyệt vọng của ông đồthời tàn; thú chơi chữ tao nhã không còn nữa, sự sụp đổ hoàn toàn của nền Hán học hàng nghìn năm-> Ngậm ngùi, chua xót.

* Luận cứ 2: Từ tỉnh cảm thương xót ông đồ, ta còn nhận thấy sự bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ về một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một (Khổ 5)

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

- Kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện chủ đề bài thơ: Cảnh đó- người đâu? Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, bị dòng đời, thời gian xóa sổ hẳn rồi.

(Cú ý: Ông đồ già- ông đồ xưa- những người muôn năm cũ)

- Hai câu cuối là câu hỏi tu từ, lời tự vấn, ân hận của nhà thơ, nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải trước việc vắng ông đồ.

+ Ông đồ già đã thành ông đồ xưa. H/a cụ thể nay thành KN buồn.

+ Câu hỏi tu từ đã gieo vào lòng người đọc nỗi buồn thương không dứt, nhớ tiếc không nguôi.

=> Vũ Đình Liên nhớ tiếc ông đồ, một lớp người của một thời tàn, tiếc cho thú chơi chữ đã từng gắn bó thân thiết, mang vẻ đẹp văn hóa gắn với giá trị tinh thần truyền thống và xa hơn là tiếc cho cả một nền Hán học nghìn năm- một thành trì văn hóa cũ hầu hư sụp đổ=> Ý nghĩa nhân văn, tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

a. Luận điểm 2: Bài thơ không chỉ “bắt rễ từ lòng người” mà còn “nở hoa nơi từ ngữ”.

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn- 5 chữ. Thể thơ này vừa có khả năng tự sự (kể chuyện), miêu tả, triết lí như nhiều thể thơ khác nhưng thích hợp nhất là diễn tả tâm tình sâu lắng, biểu hiện những chuyện dâu bể hoài niệm.

- Kết cấu: Bài thơ có lối kết cấu “đầu cuối tương ứng”, mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nởi- Lại thấy ông đồ già”, kết thúc là “Năm nay đào lại nở- Không thấy ông đồ xưa”. Kết cấu đó vừa làm nổi bật cái tứ “cảnh cũ người đâu”, vừa thích hợp để diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả và gợi lên ở người đọc niềm đồng cảm sâu sắc.

- Ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đồng thời hàm súc, dư ba. Có cảm tưởng bài thơ như một câu chuyện được kể bằng thơ, không có từ ngữ độc đáo, lời thơ tựa như lời tự vấn, lời sám hối của tác giả, của cả một lớp người. Tất cả đều khởi phát từ lòng chân thành truyền đến độc giả. Nhưng bài thơ cũng rất hàm súc bởi ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong bài (những hình ảnh mang tính biểu tượng như ông đồ, giấy đỏ, nghiên mực, lá vàng, mưa bụi) và bởi nội dung tư tưởng bài thơ gợi lên.

- Các thủ pháp nghệ thuật: Nổi bật trong bài thơ là sự tương phản- tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ hay như sự tương phản giữa sự kiên trì, nhẫn nại, cố bám lấy sự sống, muốn góp mặt với đời của ông đồ (Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người (Qua đường không ai hay). Sự tương phản thể hiện rõ sự thăng trầm của số phận, sự tàn lụi, nỗi bất hạnh trong cuộc đời

d. Tổng hợp, mở rộng

- Tổng hợp.

- Mở rộng:

+ Bài học cho sáng tạo thơ: Xuất phát từ cảm xúc mãnh liệt, những rung động chân thật trước con người và cuộc sống, chọn lựa từ ngữ thể hiện phù hợp, độc đáo.

+ Bài học cho độc giả khi tiếp nhận và đánh giá giá trị đích thực của một tác phẩm thơ: Tình cảm chân thật và tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ.

3. Kết bài

- Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt

Một lần nữa ta hiểu thêm đặc trưng của thể loại trữ tình này, đúng như một nhà văn đã khẳng định: “Những tác phẩm lớn đều xuất phát từ trái tim”.

………………………………………………………..




Đề 4: Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói: “Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”.

Em hãy cảm nhận cái tình của nhà thơ Tế Hanh được thể hiện trong bài thơ “Quê hương”

I. Mở bài:

- Dẫn:

+ Cách 1: “Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiếp). Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền, bất tử của thơ ca là tình cảm, nỗi lòng của người cầm bút gửi gắm qua câu chữ.

+ Cách 2: Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn, để rồi từ đó cất lên những vần thơ, những câu chữ say đắm lòng người.

- Chính vì vậy, bàn về thơ nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói: “Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”.

- Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ nhận định trên.

II. Thân bài

a. Giải thích:

– “Thơ là do cái tình sinh ra”: nguồn gốc của hồn thơ là cảm xúc. Cảm xúc là điểm khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca, nghệ thuật.

– Tình cảm trong thơ “phải là tình cảm chân thật”: thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ chân thành, tự nhiên. Đó là niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ hay hạnh phúc…

=> Nhà lí luận phê bình văn học Viên Mai đã khẳng định vai trò của tình cảm trong thơ. Đọc thơ ta như được tiếp xúc trực tiếp với những cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Những tình cảm, cảm xúc ấy càng chân thành thì càng dễ khơi dậy sự đồng cảm của bạn đọc. Sức hấp dẫn và sự tồn tại của thơ cũng bắt nguồn từ đấy.

2 Bàn luận

- Đó là một ý kiến đúng đắn khi đánh giá về thơ.

- Bởi vì:

+ Thơ thuộc phương thức trữ tình. Thơ ra đời do nhu cầu tự biểu hiện của tâm hồn con người, nói như Lê Quý Đôn thì “thơ khởi phát từ trong lòng người”.

+ Đối với thơ, tình cảm là yếu tố quan trọng, là chất liệu trực tiếp để làm nên thơ, thiếu tình cảm chỉ có thể trở thành những người thợ làm ra những con chữ.

+ Tình cảm trong thơ chính là cái tình, là tiếng lòng của nhà thơ, những bộc bạch, giãi bày của nhà thơ về cuộc sống nên nó chân thật, mang dấu ấn riêng.

- Thực tế các tác phẩm văn học có giá trị đều do cái tình chân thật sinh ra, như: …. Trong đó phải kể đến “Quê hương” – Tế Hanh.

3. Chứng minh:

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Tế Hanh: + Là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới ở chặng cuối.

+Thơ ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.

- “Quê hương”: + Sáng tác năm 1939, khi ông tròn 18 tuổi, đang học ở Huế, xa quê.

+ Nội dung chính: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê vùng biển, trong đó nổi bật hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài, qua đó cho thấy tình yêu trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Bài thơ “Quê hương” được sinh ra từ tình yêu tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh với mảnh đất Quảng Ngãi- quê hương ông. Xa quê nhưng hình bóng quê hương vẫn luôn trong tâm trí ông.

- Luận cứ 1: Lời giới thiệu tự nhiên, giản dị mà bồi hồi, xúc động (2 câu đầu)

- Luận cứ 2: Cảnh dân chài ra khơi hứng khởi, say mê (6 câu tiếp)

- Luận cứ 3: Hảnh dân chài đánh cá trở về đầy ắp niềm vui (8 câu tiếp)

b. Luận điểm 2: Nỗi nhớ quê được bộc lộ trực tiếp, tha thiết (4 câu cuối)

4. Tổng hợp, mở rộng: - Tổng hợp.

- Mở rộng: + Bài học cho sáng tạo thơ: Xuất phát từ cảm xúc mãnh liệt, những rung động chân thật trước con người và cuộc sống.

+ Bài học cho độc giả khi tiếp nhận và đánh giá giá trị đích thực của một tác phẩm thơ: Tình cảm chân thật của nhà thơ.

3. Kết bài

- Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt

Một lần nữa ta hiểu thêm đặc trưng của thể loại trữ tình này, đúng như một nhà văn đã khẳng định: “Những tác phẩm lớn đều xuất phát từ trái tim”.

………………………………………..

Đề 5: Trong “Tiểu luận tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại cả bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc

Qua bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

I. Mở bài

 - “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” (Voltaire). Thật vậy, thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn. Mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc, giúp người đọc thấu cảm tâm hồn của thi sĩ.

- Chính vì vậy, bàn về thơ trong “Tiểu luận tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại cả bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc

- Đến với bài thơ « Ông đồ » của Vũ Đình Liên chúng ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ đọc bằng cả tâm hồn chúng ta. 

II. Thân bài

a. Giải thích

- “Bài thơ hay” là bài thơ có sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. 

- Người đọc thơ không tài nào “đọc qua một lần mà bỏ xuống được” có lẽ vì mãnh lực rất lớn của thơ ca. Nó khiến ta “dừng tay trên trang giấy”. Ấy là vì thơ ca chuộng lối nói gợi hình gợi cảm, vận dụng các biện pháp tu từ, ví von,… một cách sắc sảo. Không chỉ độc đáo về nghệ thuật, thơ ca thường truyền tải hàm ý trong nội dung, gợi ra những liên tưởng phong phú. Vì vậy, muốn cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của thơ hay, người đọc phải huy động toàn bộ tri thức và nhận thức (điều mà Nguyễn Đình Thi gọi là “Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…”).

->Ý kiến khẳng định giá trị của một bài thơ hay và cách thưởng thức, cảm nhận một bài thơ hay.

2. Bàn luận

 - Đó là một ý kiến đúng đắn khi đánh giá về thơ.

- Bởi vì:

+ Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người, thơ ra đời do nhu cầu giãi bày, thổ lộ tâm tình. “Thơ ra đời để cốt nói những điều tinh vi nhất, sâu kín nhất, mong manh nhất” (Nguyễn Đăng Mạnh).

+ Tình cảm trong thơ phải là những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, dâng trào. Khi đó thơ sẽ có khả năng tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc, làm lan truyền những rung cảm.

+ Tình cảm trong thơ bao giờ cũng là tình cảm đẹp, nó đánh thức, gợi mở người đọc đến chân lí, giúp người đọc bừng tỉnh trong nhận thức, khám phá ra những điều sâu xa ẩn chứa sau lớp vỏ ngôn ngữ.

+ Thơ là sản phẩm của cảm xúc, được viết ra bằng thứ ngôn ngữ tinh lọc, hàm súc, nhiều tầng, đẹp như hoa nhưng không dễ nhìn thấy như hoa. Vì vậy để cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của một bài thơ ta phải « dừng tay trên trang vở đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại bài thơ, đọc bằng cả tâm hồn » như vậy ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp, cái tinh túy sâu sa, sức lan tỏa, lay động của nó. 

- Thực tế các tác phẩm văn học có giá trị đều phải thưởng thức bằng cả tâm hồn mới thấu hiểu hết thông điệp của tác giả, như: …. Trong đó phải kể đến “Ông đồ” – Vũ Đình Liên.

3. Chứng minh:

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Vũ Đình Liên:

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.

+ Hai nguồn thi cảm chính trong thơ ông là lòng thương người và niềm hoài cổ.

+ Viết không nhiều nhưng ông để lại một bài thơ ssuwowxj xem là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới: “Ông đồ“.

- “Ông đồ“:

+ Bài thơ ra đời năm 1936, trong những năm nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trong trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nuối những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Bài thơ « Ông đồ » của Vũ Đình Liên là một bài thơ hay về nội dung.

(phân tích)...

a. Luận điểm 2: Bài thơ « Ông đồ » của Vũ Đình Liên là một bài thơ hay về nghệ thuật.

Bài thơ hay về nghệ thuật (phân tích)...

=> Với những ý nghĩa đó bài thơ đã tác động sâu sắc đến bạn đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Từ câu chuyện về cuộc đời đầy thăng trầm của ông đồ mà nâng lên thành lẽ sống đẹp : Bảo tồn, giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc. Vì thế mà khi đọc bài thơ ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được ta phải dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi...... 

a. Luận điểm 3: Cách đọc bài thơ “Ông đồ” để khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật.

4. Tổng hợp, mở rộng

- Tổng hợp.

- Mở rộng:

+ Bài học cho sáng tạo thơ: Xuất phát từ cảm xúc mãnh liệt, những rung động chân thật trước con người và cuộc sống, thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo.

+ Tiếp nhận một bài thơ hay là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm để cảm nhận nó. Lúc ấy trái tim người đọc hòa cùng một nhịp với những rung cảm của nhà nghệ sỹ. Qua đó độc giả không chỉ hiểu được tấc lòng của nhà nghệ sỹ đối với cuộc đời mà còn tham gia đồng hành vào quá trình sáng tạo 

+  Đọc tác phẩm văn học là ta đang được sống những cuộc đời ta chưa từng được sống và đó là cách bồi dưỡng tâm hồn tình cảm của ta thêm phong phú nên vừa đọc vừa cảm, vừa nghĩ.

3. Kết bài

- Nhận định đã đề cập đến giá trị giá trị của một bài thơ hay và cách thưởng thức một bài thơ hay bằng cả tâm hồn.

- “Ông đồ” là một bài thơ hay, góp phần làm sáng tỏ ý kiến rất đúng của Nguyễn Đình Thi.Nó sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc.  Thời đại mới mang đến những bài thơ mới, tuyệt vời và đặc sắc. Điều đó thôi thúc chúng ta tìm đọc chúng, để “tâm hồn chúng ta” mãi mãi được “đọc”.

………………………………………………

Đề 6:

Thơ hay không chỉ làm ta xúc động mà còn vỡ lẽ ra những điều sâu xa

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một bài thơ đã học trong chương trình lớp 8.

I. Mở bài

 - Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

- Chính vì vậy, bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “Thơ hay không chỉ làm ta xúc động mà còn vỡ lẽ ra những điều sâu xa”

- Đến với bài thơ « Ông đồ » của Vũ Đình Liên chúng ta thực sự xúc động và vỡ lẽ ra những điều sâu xa.

II. Thân bài

1. Giải thích

- “Thơ hay làm ta rung động”: Thơ vốn là tiếng nó của tình cảm, cảm xúc. Đó là những cảm xúc, những rung cảm chân thành và mãnh liệt của thi nhân với cuộc đời. Những tình cảm đó có sức lan truyền, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc, làm cho người đọc cảm thấy rung động, hứng thú đặc biệt khi đến với tác phẩm.

- Thơ hay còn giúp ta “vỡ lẽ ra những điều sâu xa”: Muốn để lại ấn tượng trong lòng người đọc tác phẩm phải có khả năng khơi mở, khiến ta bừng tỉnh, phát hiện ra những điều kì diệu, giúp ta “vỡ lẽ” ra những điều sâu xa.

-> Ý kiến đề cập đến vẻ đẹp của thơ ca và tiêu chí quan trọng của một bài thơ hay.

2. Bàn luận

 - Đó là một ý kiến đúng đắn khi đánh giá về thơ.

- Bởi vì:

+ Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người, thơ ra đời do nhu cầu giãi bày, thổ lộ tâm tình. “Thơ ra đời để cốt nói những điều tinh vi nhất, sâu kín nhất, mong manh nhất” (Nguyễn Đăng Mạnh).

+ Tình cảm trong thơ phải là những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, dâng trào. Khi đó thơ sẽ có khả năng tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc, làm lan truyền những rung cảm.

+ Tình cảm trong thơ bao giờ cũng là tình cảm đẹp, nó đánh thức, gợi mở người đọc đến chân lí, giúp người đọc bừng tỉnh trong nhận thức, khám phá ra những điều sâu xa ẩn chứa sau lớp vỏ ngôn ngữ.

- Thực tế những tác phẩm văn học có giá trị luôn khiến ta xúc động và vở lẽ những điều sâu xa, như.... Trong đó không thể không kể đến...

3. Chứng minh

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Vũ Đình Liên: ...

- “Ông đồ“:

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Bài thơ « Ông đồ » của Vũ Đình Liên là một bài thơ khiến người đọc “rung động” trước tình cảm chân thành của nhà thơ về một cuộc đời đầy biến thiên, đáng thương của ông đồ.

a. Luận điểm 2: Không chỉ vậy, bài thơ còn giúp ta vỡ lẽ ra những điều sâu xa trong cuộc sống:

- Cuộc sống không ngừng thay đổi, đời người biến thiên, sóng gió khó lường....

- Cần giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trong đó có thú chơi chữ vào dịp Tết.

3. Tổng hợp, mở rộng: - Tổng hợp:

- Mở rộng: + Tác phẩm là niềm xúc động và vỡ lẽ bất ngờ thú vị của nhân vật trữ tình về chính mình cũng như về con người và cuộc đời. Đây là điều quan trọng nhất góp phần làm nên giá trị và sức sống của tác phẩm.

+ Vấn đề đặt ra với người cầm bút là khi sáng tác cảm xúc phải dâng trào nơi ngọn bút, phải lao tâm khổ tứ để cho ra đời những tác phẩm mang thông điệp sâu xa, khiến người đọc vỡ lẽ ra những bài học cuộc sống. Vì thế đọc thơ cần tinh tế nhận ra và tri âm với những ẩn ý của mỗi nhà thơ viết về triết lí nhân sinh.

3. Kết bài : - Nhận định đã đề cập đến vẻ đẹp của thơ ca và tiêu chí quan trọng của một bài thơ hay.

- “Ông đồ” là một bài thơ hay, góp phần làm sáng tỏ ý kiến . Nó sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc.  Có thể nói, thời đại mới đã mang đến những bài thơ mới, tuyệt vời và đặc sắc. Điều đó thôi thúc chúng ta tìm đọc và “vỡ lẽ ra những điều sâu xa” trong cuộc sống hiện nay. Và cũng từ đây, chúng ta thấm thía giá trị của một tác phẩm thơ:

Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi

Nhưng chữ ấy làm cho rung động

Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.

Maiacôpxki


………………………………………….

Đề 7: Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế.

(Theo Giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư phạm 2006)

Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức vang dội trong bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh).

I. Mở bài

 - Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước.

- Chính vì vậy, bàn về thơ người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế.

- Đến với bài thơ Quê hương” (Tế Hanh) chúng ta vỡ lẽ ra nhiều điều sâu xa từ những chỗ im lặng có sức vang dội

II. Thân bài

1. Giải thích

- Chất thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng: Ý nghĩa của thơ không chỉ là nghĩa của ngôn từ, mà còn là những gì ngôn từ gợi lên; là những điều cảm nhận được qua ý nghĩa ngoài lời thơ (ý tại ngôn ngoại- ý ở ngoài lời).

- Lắng nghe cái im lặng đó: Là khả năng giải mã, suy ngẫm, phát hiện ra vẻ đẹp bất ngờ, tinh tế của ngôn ngữ thơ của người đọc.

- Tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế: Đề cập đến giá trị của thơ ca, thơ đọng lại trong lòng người đọc sự sâu sắc về nội dung và sự tinh tế về hình thức nghệ thuật hiện. Thơ để lại những thông điệp, những dư âm có những tác động nhất định vào tâm hồn người đọc, có thể làm thay đổi nhận thức và hành động của người đó.

=> Ý kiến của người xưa và Tố Hữu khẳng định đặc trưng của thơ: Chất thơ của thơ không chỉ được bộc lộ ở những ngôn từ được viết ra mà còn bộc lộ ở sự âm vang ngoài lời.

2. Bàn luận: Ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, đúng đắn và sâu sắc.

- Nó xuất phát từ đặc trưng của thơ ca:

+ Thơ ca sử dụng ngôn từ nghệ thuật làm phương tiện biểu hiện. Ngôn ngữ thơ đòi hỏi phải cô đọng, hàm súc. Ngôn từ trong thơ được chưng cất từ cảm xúc, được chắt chiu và gạn lọc, đó là ngôn ngữ đạt đến độ kết tinh nên giàu sức gợi.

+ Ngôn từ nghệ thuật thơ ca tạo nên những khoảng lặng (chỗ im lặng). Khoảng lặng nghệ thuật vừa bảo đảm tính hàm súc vừa có tác dụng diễn đạt được những điều sâu kín mà nhà thơ muốn gửi gắm.

+ Một bài thơ có tiếng vang là bài thơ thể hiện được rung động, cảm xúc của con người dưới hình thức ngôn ngữ thơ điêu luyện và tinh tế. Để làm được điều đó, người nghệ sĩ vừa phải có một tâm hồn tinh tế, vừa phải có tài năng trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật.

+ Sự lắng nghe của người đọc chính là quá trình giải mã, suy ngẫm, phát hiện ra những vẻ đẹp bất ngờ, tinh tế của thơ ca. Người đọc ngoài năng lực rung động trước ngôn từ thì còn có sự đồng điệu về tâm hồn với tác giả, sự trải nghiệm sống phong phú cũng sẽ mang đến cho thơ ca giá trị đích thực.

- Thực tế văn học đã chứng minh: Những tác phẩm thơ ca giá trị đều có chố “im lặng có sức vang dội”: “Nhớ rừng”- Thế Lữ,”Ông đồ”- Vũ Đình Liên, “Vọng nguyệt”- Hồ CHí Minh. …Trong số đó, không thể không kể đến bài thơ “Quê hương”

3. Chứng minh

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Tế Hanh: + Là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới ở chặng cuối.

+Thơ ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.

- “Quê hương”: + Sáng tác năm 1939, khi ông tròn 18 tuổi, đang học ở Huế, xa quê.

+ Nội dung chính: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê vùng biển, trong đó nổi bật hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài, qua đó cho thấy tình yêu trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Chất thơ, sức dội vang được thể hiện ở nội dung, tư tưởng của bài thơ

- Luận cứ 1: Bài thơ tái hiện bức tranh lao động miền biển tươi sáng, hăng say, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống:

+ Cảnh bình minh.

+ Cảnh ra khơi đánh cá (chiếc thuyền; cánh buồm)

+ Cảnh trở về.

- Luận cứ 2: Bài thơ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ quê da diết của tác giả.

- Luận cứ 3: Thông điệp nhân văn sâu sắc- Vai trò, vị trí của quê hương trong trái tim mỗi người; gợi nhắc ý thức trách nhiệm ở mỗi người.

b. Luận điểm 2:: Sức dội vang của ngôn ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.

4. Đánh giá tổng hợp:

- Ý kiến của người xưa và Tố Hữu đã khẳng định một đặc trưng quan trong của thơ: Thơ là nghệ thuật biểu hiện thế giới nội tâm của con người bằng ngôn từ.

- Để có thể tạo nên chất thơ cho thơ, người nghệ sĩ cần không ngừng sáng tạo.

- Ý kiến trên cũng định hướng cho người đọc khi tiếp nhận và tìm kiếm những giá trị đích thực của thơ.

III. Kết bài: Khẳng định nhà thơ Tế Hanh là nhà thơ tài năng và sáng tạo. Ông đã đóng góp những tác phẩm có giá trị cho nền thơ hiện đại Việt Nam, đem đến cho người đọc những trải nghiệm cuộc sống, thấm sâu vẻ đẹp của con người quê hương với một tình yêu thiết tha. Qua bài thơ của ông chúng ta càng hiểu thêm về những chỗ im lặng có sức vang dội trong thơ. Và cũng từ đây, chúng ta thấm thía giá trị của một tác phẩm thơ:

Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi

Nhưng chữ ấy làm cho rung động

Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.

Maiacôpxki

…………………………………………………….

Đề 8: Xuyên qua ngôn ngữ, người ta có thể khám phá, cảm nhận được hiện thực.

(Cao Hành Kiện)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến qua một bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ)

I. Mở bài:

- Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả.

- Chính vì vậy, Cao Hành Kiện khẳng định: Xuyên qua ngôn ngữ, người ta có thể khám phá, cảm nhận được hiện thực.

- Bài thơ “...” của ... là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ lời thơ trên.

II. Thân bài

1. Giải thích:

- Ngôn ngữ: Hệ thống từ ngữ và những quy tắc, cách thức kết hợp chúng trong tác phẩm văn học.

- Hiện thực: Phạm vi đời sống được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học.

=> Ý kiến thể hiện một quan niệm đúng đắn về vai trò của ngôn ngữ văn học: ngôn ngữ trong văn học là phương tiện để biểu đạt hiện thực xã hội và hiện thực trong tâm hồn con người, người đọc phải thâm nhập vào thế giới ngôn ngữ của tác phẩm để khám phá hiện thực được phản ánh.

2. Bàn luận: Ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, đúng đắn và sâu sắc.

- Xuất phát từ đặc trưng của thơ ca:

+ Ngôn ngữ là chất liệu đặc thù của văn học. Đó là ngôn ngữ được chắt lọc, gọt giũa, mang những đặc điểm riêng như: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm, tính hình tượng, tính đa nghĩa,…

+ Ngôn ngữ trở thành phương tiện phản ánh hiện thực đời sống, con người; hiện thực trong tâm hồn con người với những rung động trước ngoại cảnh, trước nỗi niềm suy tư sâu kín.

+ Hiện thực phản ánh trong văn học không phải là sự sao chép y nguyên từ đời sống mà được chọn lọc, khúc xạ qua cái nhìn riêng của người nghệ sĩ.

+ Mỗi người nghệ sĩ có cách lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ riêng để phản ánh, tái tạo hiện thực. Ngôn ngữ tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả, trở thành cầu nối văn chương giữa người viết và người đọc, giữa người đọc và hiện thực.

- Xuất phát từ thực tế văn học: Hầu hết những tác phẩm văn học có giá trị người đọc đều xuyên qua lớp ngôn ngữ mà cảm nhận, khám phá được hiện thực đời sống, như: “Quê hương”- Tế Hanh, “Ông đồ”- Vũ Đình Liên, “Khi con tu hú”- Tố Hữu,….Trong đó, không thể không kể đến“Nhớ rừng” (Thế Lữ).

3. Chứng minh

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Thế Lữ: + Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.

+ Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới.

- “Nhớ rừng”: + Sáng tác năm 1934 được khơi nguồn cảm hứng trực tiếp từ những lần đi thăm vườn bách thú Hà Nội.

+ Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả thể hiện niềm u uất, chán chường, căm ghét thực tại tầm thường, giả dối và khao khát tự do cháy bỏng, mãnh liệt của những người bị giam cầm, nô lệ.

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ” (M. Go-rơ-ki). Bởi vậy, ấn tượng đầu tiên của chúng ta về bài thơ là một lớp ngôn ngữ sáng tạo, giàu giá trị tạo hình.

- Luận cứ 1: Từ ngữ giản dị, hàm súc, giàu sức gợi.

+ Diễn tả nỗi uất hận của hổ khi bị giam cầm trong cũi sắt tác giả dùng từ “gậm”, “khối căm hờn”:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Thế Lữ đã sử dụng động từ "gậm" để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. "Khối căm hờn" là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn"gậm" trong mình. "một khối căm hờn"- sự căm hờn của chúa sơn lâm quá lớn, chất thành khối qua tháng năm, nó lớn đến mức con hổ có thể "gậm" được. Danh từ "khối" và động từ "gậm" đã gây nên ấn tượng mạnh về tâm trạng của hổ khi ấy. 

+ Diễn tả sự uy nghi, dũng mãnh đầy quyền lực của một vị chúa sơn lâm tác giả lại dùng những từ ngữ vô cùng sáng tạo:

Ta bước chân lên dòng dạc đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc

Trong hang tối mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Những động từ miêu tả động tác: “ bước…lượn… vờn… quắc…”, kết hợp với hệ thống từ láy giàu chất tạo hình: “nhịp nhàng… dõng dạc…âm thầm…” đã tạo nên một vị chúa tể rừng xanh vừa mềm mại, uyển chuyển; vừa tự tin, đàng hoàng; lại vừa oai phong, lẫm liệt, dũng mãnh, phi thường. Đó là những tháng ngày đẹp nhất trong cuộc đời mãnh hổ.

+ Diễn tả niềm bâng khuâng, tiếc nhớ về thuở huy hoàng một đi không trở lại tác giả lại có cách sử dụng từ bộc lộ cảm xúc:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Thán từ “Than ôi” tách riêng thành một câu cảm thán cùng với câu hỏi tu từ “Thời oanh liệt nay còn đâu?” -> Lời than ngân vang đau đớn do sự tương phản mãnh liệt. Hổ đang từ đỉnh cao huy hoàng của tự do, của quyền lực, sự tỉnh, nhớ tới thân phận giam hãm của mình. Vì thế hổ càng nhớ tiếc, càng đau đớn, xót xa. Ấy cũng là tam trạng của biết bao người dân mất nước khi ấy.

- Luận cứ 2: Hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn

+ Hình ảnh rừng già:

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Nỗi nhớ đã khơi nguồn cho những cảnh núi rừng bí ẩn lần lượt hiện ra thật tráng lệ, hùng vĩ nhưng cũng thật trữ tình, nên thơ. Đó là cảnh “bóng cả cây già”, “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi”. Chú sơn lâm cứ say sưa nhớ lại những kỉ niệm rực lửa, huy hoàng và tự hào, kiêu hãnh thuở ấy.

+ Trong những tháng ngày đẹp đẽ nhất, hình ảnh chúa sơn lâm có khi như một chàng thi sĩ mộng mơ giữa đêm trăng, có khi như một vị quân vương bình thản quan sát giang sơn đổi mới trong những ngày mưa, tận hưởng giấc ngủ say nồng trong buổi bình minh tươi xanh. Đặc biệt dữ dội nhất, tráng lệ nhất là hình ảnh hổ trong cuộc chiến với mặt trời- thiên thể kì vĩ của vũ trụ:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Lênh láng máu...đợi chết-> Từ ngữ gây ấn tượng mạnh, cảnh rùng rợn, hãi hùng.

Chữ “chết” biến mặt trời không còn đơn thuần là một khối cầu lửa vô tri của vũ trụ mà thành một sinh thể, như một con thú và con thú ấy đang dần chết trong cuộc chiến với hổ.

Máu” ở đây là ánh hoàng hôn của chiếu tà. Trong cái nhìn khinh bạc của hổ, ánh tà dương khi sắp lặn là sắc máu lênh láng.

-> Hổ như một bạo chúa khát máu, đầy quyền uy. Hổ chiến thắng mặt trời, quyền uy của nó bao trùm cả vũ trụ, thống trị muôn loài.

- Luận cứ 3: Cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tạo nên nhiều biện pháp tu từ đặc sắc: Nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, tưởng phản đối lập.

+ Nhân hóa, ẩn dụ: Hình tượng hổ có tâm tính như con người. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho người dân VN mất nước.

+ Điệp ngữ (đâu… nào đâu) ngân lên như một điệp khúc tâm trạng, câu hỏi tu từ liên tiếp ở đoạn 3 đã nhấn mạnh nỗi đau đớn, niềm nuối tiếc khôn nguôi của hổ về chốn rừng thiêng, niềm khao khát tự do cháy bòng. Tâm sự ấy cũng giống con người những năm tháng bị thực dân Pháp đô hộ.

+ Tương phản đối lập: Về không gian, thời gian (Quá khứ- hiện tại, giữa cảnh hổ ở vườn bách thú và cảnh hổ ở chốn rừng thiêng), giữa hoàn cảnh và tính cách của hổ, giữa bề ngoài và nội tâm của mãnh thú. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ linh hoạt để qua sự đối lập ấy nhấn mạnh nỗi khổ của hổ, niềm yêu nước thầm kín của nhân dân ta.

=> Ngôn ngữ trong bài thơ là kết tinh của sáng tạo, chắt lọc, trau chuốt, tỉ mỉ và trải nghiệm của nhà thơ.


b. Luận điểm 2: “Trong văn chương, chữ hải đứng trên trang giấy chứ không phải nằm đơ trên trang giấy” (Nguyễn Tuân). Phải chăng là vậy nên xuyên qua lớp ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình ấy, người đọc khám phá được hiện thực xã hội và hiện thực tâm hồn con người.

- Luận cứ 1: Cuộc sống của những người dân mất nước những năm thực dân Pháp đô hộ: ngột ngạt, tù túng, mất tự do. Trong tâm trạng uất hận và chán ngán đó, cảnh vườn bách thú hiện ra:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng,

Len dưới nách những mô gò thấp kém;

Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu…

Tác giả ngắt nhịp câu thơ có sự phá cách (câu một: 2/2/2/2, câu hai: 5/3, câu ba: 3/5) thật là phóng túng. Nó diễn ra sự chật chội, bị bó buộc, gò bó cần phải phá tung ra để nói được cái thật của cảm nghĩ, cái khao khát được tháo cũi sổ lồng. Đặc biệt, nghệ thuật liệt kê (hoa chăm, cỏ xen, lối phằng, cây trồng….) diễn tả cụ thể, đẩy đủ cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới con mắt của hổ. Cảnh sống ấy, đối với con hổ, sao mà đáng chán, đáng khinh và đáng ghét đến vậy! Phải chăng đó chính là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bằng những tâm hồn lãng mạn. Và thái độ của con hổ, phải chăng chính là thối độ của họ đối với xã hội đương thời.

- Luận cứ 2: Niềm khao khát tự do cháy bỏng, tình yêu nước thầm kín. Tư trong cảnh giam cầm tù hãm, con hổ nhớ tiếc da diết đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa

Một cảnh tượng huy hoàng sống lại trong tâm trí con hổ. Nó sống tự do giữa giang sơn của mình chốn đại ngàn với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu và bí mật: gió gào ngàn, nguồn hét núi, “bóng âm thầm lá gai cỏ sắc”. Nỗi đau và tâm trạng hoài vọng trong lòng con hổ, cũng giống như nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của những người dân Việt Nam khi đó? Nhớ rừng đã chạm tới dây thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam mất nước, đang sống nô lệ! Càng nhớ tiếc da diết khôn nguôi quá khứ đẹp đầy kiêu hùng, con hổ càng khát khao trở lại rừng thiêng. Khát vọng đó mãnh liệt và cháy bỏng trong lòng nó.

-> Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, bài thơ đã bày tỏ tâm tư, cảm xúc của một lớp người, một thế hệ- đó là những thanh niên trí thức Tây học- thế hệ 1930 vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa sâu sắc trước thực tại và khao khát tự do, muốn vươn tới cái phóng khoáng, cao cả. Đó là tiếng nói của một cái tôi cá nhân đòi giải phóng, cái tôi dám phủ nhận thực tại, khao khát được khẳng định cái tôi cá nhân mạnh mẽ. Đồng thời bài thơ cũng gửi gắm tâm sự yêu nước thầm kí của người dân mất nước thở ấy.

4. Đánh giá

- Bài thơ thể hiện cảm hứng hướng về cảm hứng về hiện tượng đời sống những năm thực dân Pháp đô hộ. Ngôn ngữ sáng tạo, giàu chất tạo hình giúp tác giả biểu hiện tự nhiên, chân thực hiện thực đó.

- Ý kiến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với một tác phẩm văn học, để lại bài học sâu sắc cho người sáng tác và tiếp nhận.

+ Với người sáng tác: trau dồi ngôn ngữ; sáng tạo những cách thức sử dụng ngôn ngữ riêng biệt, giàu ý nghĩa thẩm mĩ; nâng cao khả năng biểu đạt của ngôn ngữ văn chương.

+ Với người tiếp nhận: tìm ra con đường giải mã các tín hiệu ngôn ngữ trong văn bản; khám phá hiện thực đời sống, hiện thực tâm hồn con người cũng như tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

III. Kết bài:

Nhận định của Cao Hành Kiện nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ văn học. Bên cạnh cội nguồn sáng tạo là cuộc đời, thơ còn phải tuân theo những quy luật riêng của nó. Xuân Diệu từng biết “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. “Thơ còn là thơ nữa” phải chăng chính là nghệ thuật làm thơ. Thiếu nghệ thuật, thơ chỉ là những hạt ngọc chưa được mài giữa. Ngược lại, nếu thơ ca kết tinh của hiện thực cuộc sống thông qua tài năng sáng tạo của nhà thơ thì sẽ là những tác phẩm trường tồn cùng thời gian, âm vang, lay động bao trái tim bạn đọc, để rồi có:

  Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ.

Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. 

…………………………………………………….

Đề 9: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua thi phẩm “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

I. Mở bài:

- Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi ngày kia khi tìm đến nhận định của Xuân Diệu :" Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài " tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là vẻ đẹp của cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật mà tác phẩm chứa đựng.

- Bài thơ “...” của ... là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ lời thơ trên.

II. Thân bài

1. Giải thích:

- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…
- Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bàithơ.

- Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…
-> Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.

2. Bàn luận: Ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, đúng đắn và sâu sắc.

- Xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.

- Xuất phát từ thực tế văn học: Những tác phẩm thơ hay là những tác phẩm hay cả nội dung và nghệ thuật, như….. Trong số đó không thể không kể đến….

3. Chứng minh:

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Vũ Đình Liên:

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.

+ Hai nguồn thi cảm chính trong thơ ông là lòng thương người và niềm hoài cổ.

+ Viết không nhiều nhưng ông để lại một bài thơ ssuwowxj xem là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới: “Ông đồ“.

- “Ông đồ“:

+ Bài thơ ra đời năm 1936, trong những năm nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trong trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nuối những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Trước hết, bài thơ hay ở phần hồn, phần nội dung tư tưởng.

* Luận cứ 1: Bài thơ thể hiện niềm cảm thương chân thành của nhà thơ với một lớp người đang tàn tạ . Bài thơ như thước phim quay chậm, ngược dòng thời gian tìm về những gì đã qua để rồi ta nhận thấy niềm thương vô hạn của nhà thơ với ông đồ, với một lớp nhà nho từng vang bóng nay không còn.

- Khổ 1: Ông đồ xuất hiện trong không khí náo nức của phố phường ngày Tết, tô điểm cho bức tranh xuân thêm rực rỡ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

+ Hoa đào nở: Tết đến, xuân về-> Ông đồ xuất hiện để viết câu đối đỏ.

+ Cặp từ liên kết: mỗi năm...lại thấy-> Cùng với hoa đào, ông đồ đã trở thành tín hiệu, sứ giả của mùa xuân. Sự xuất hiện của ông vào dịp Tết đã trở thành một thông lệ, quen thuộc, dường như không thể thiếu...

+ Nhịp thơ nhanh, giọng khỏe, hân hoan-> Tái hiện không khí đông vui, sự háo hức của mọi người đón chờ dịp ông đồ xuất hiện...

- Khổ 2: Tài hoa của ông đồ được người đời trân trọng, ngợi ca

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

+ Lượng từ (bao nhiêu): Nhiều người-> Đông khách.

+ Từ láy: tấm tắc-> Luôn miệng nói ra, thốt ra những lời ngợi khen từ đáy lòng

-> Hai câu đầu vừa thể hiện sự tôn kính, trọng vọng ông đồ, vừa phản ánh sự quan tâm, ưu ái chữ Nho của cộng đồng người Việt xưa.

- Biện pháp tu từ so sánh, h/a cụ thể, sinh động: Hoa tay thảo- phượng múa rồng bay-> Nét chữ phóng khoáng, mềm mại mà sắc sảo-> Câu đối đẹp -> Ông đồ là người tài hoa, giỏi, được nhiều người mến mộ, là trung tâm của sự chú ý của mọi người.Ông như một người nghệ sĩ đang thỏa sức sáng tạo cái đẹp. Còn người tìm đến ông thuê viết lại như những tri kỉ, đang thưởng thức cái đẹp.

=> Hai khổ thơ đầu kín đáo bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ.

b. Hình ảnh ông đồ thời tàn: K3,4

- Khổ 3: Người thuê viết vắng.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

- Tương phản, đối lập-> Nổi bật hình ảnh ông đồ cô đơn, chờ đợi, lạc lõng giữa dòng đời.

- Câu hỏi tu từ: Cảm thông, thương xót...

- “Giấy đỏ buồn...Mực...sầu” -> Nhân hóa-> Nổi bật nỗi sầu tủi của mực, nghiên, bút và của chính ông đồ-> Ngồi một mình lạc lõng, lẻ loi và sụp đổ.

- Khổ 4: Người qua đường lãng quên hẳn ông đồ.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giầy

Ngoài giời mưa bụi bay.

+ Vẫn: Cố bám trụ, kiên gan, bền bỉ.

+ Người đời dửng dưng, vô tình: Không ai hay-> Bị lãng quên hoàn toàn.

+ Tả cảnh ngụ tình: Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, buồn bã. Mưa ngoài trời hay đó là mưa trong lòng người -> Đất trời cũng cảm thương, buồn bã với ông đồ.

=> Nỗi sầu tủi, cô đơn, tuyệt vọng của ông đồthời tàn; thú chơi chữ tao nhã không còn nữa, sự sụp đổ hoàn toàn của nền Hán học hàng nghìn năm-> Ngậm ngùi, chua xót.

* Luận cứ 2: Từ tình cảm thương xót ông đồ, ta còn nhận thấy sự bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ về một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một (Khổ 5)

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

- Kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện chủ đề bài thơ: Cảnh đó- người đâu? Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, bị dòng đời, thời gian xóa sổ hẳn rồi.

(Cú ý: Ông đồ già- ông đồ xưa- những người muôn năm cũ)

- Hai câu cuối là câu hỏi tu từ, lời tự vấn, ân hận của nhà thơ, nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải trước việc vắng ông đồ.

+ Ông đồ già đã thành ông đồ xưa. H/a cụ thể nay thành KN buồn.

+ Câu hỏi tu từ đã gieo vào lòng người đọc nỗi buồn thương không dứt, nhớ tiếc không nguôi.

=> Vũ Đình Liên nhớ tiếc ông đồ, một lớp người của một thời tàn, tiếc cho thú chơi chữ đã từng gắn bó thân thiết, mang vẻ đẹp văn hóa gắn với giá trị tinh thần truyền thống và xa hơn là tiếc cho cả một nền Hán học nghìn năm- một thành trì văn hóa cũ hầu hư sụp đổ=> Ý nghĩa nhân văn, tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

a. Luận điểm 2: Bài thơ không chỉ hay về “hồn ” mà còn hay cả phần “xác”, hình thức nghệ thuật thể hiện.

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn- 5 chữ. Thể thơ này vừa có khả năng tự sự (kể chuyện), miêu tả, triết lí như nhiều thể thơ khác nhưng thích hợp nhất là diễn tả tâm tình sâu lắng, biểu hiện những chuyện dâu bể hoài niệm.

- Kết cấu: Bài thơ có lối kết cấu “đầu cuối tương ứng”, mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nởi- Lại thấy ông đồ già”, kết thúc là “Năm nay đào lại nở- Không thấy ông đồ xưa”. Kết cấu đó vừa làm nổi bật cái tứ “cảnh cũ người đâu”, vừa thích hợp để diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả và gợi lên ở người đọc niềm đồng cảm sâu sắc.

- Ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đồng thời hàm súc, dư ba. Có cảm tưởng bài thơ như một câu chuyện được kể bằng thơ, không có từ ngữ độc đáo, lời thơ tựa như lời tự vấn, lời sám hối của tác giả, của cả một lớp người. Tất cả đều khởi phát từ lòng chân thành truyền đến độc giả. Nhưng bài thơ cũng rất hàm súc bởi ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong bài (những hình ảnh mang tính biểu tượng như ông đồ, giấy đỏ, nghiên mực, lá vàng, mưa bụi) và bởi nội dung tư tưởng bài thơ gợi lên.

- Các thủ pháp nghệ thuật: Nổi bật trong bài thơ là sự tương phản- tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ hay như sự tương phản giữa sự kiên trì, nhẫn nại, cố bám lấy sự sống, muốn góp mặt với đời của ông đồ (Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người (Qua đường không ai hay). Sự tương phản thể hiện rõ sự thăng trầm của số phận, sự tàn lụi, nỗi bất hạnh trong cuộc đời ông đồ.

d. Tổng hợp, mở rộng

- Tổng hợp: Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ông đồ” đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu với ông đồ, lớp nhà nho, từ khát vọng thưởng thức, giữ gìn một nét đẹp văn hóa dân tộc (thú chơi chữ) nâng lên thành lẽ sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn (bảo tồn văn hóa dân tộc). Vì thế với bài thơ này chúng ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn.

- Mở rộng:

- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.

- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

3. Kết bài

- Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải có một nội dung sâu sắc, mang ý nghĩa nhân văn, lay thức lòng người và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt.

- Có thể nói, nghệ thuật đòi hỏi rất cao ở người nghệ sĩ. Để có một tác phẩm để đời, sống mãi cùng thời gian, người nghệ sĩ phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có. Đúng như Lêônil Lêônôp yêu cầu: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.


………………………………………………………..

Đề 10: Nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiên trên qua một bài thơ đã học.

I. Mở bài:

- Mỗi loài hoa đều vươn lên hít thở khí trời, đều bắt rễ sâu từ trong lòng đất mẹ, nhưng mỗi loài hoa ấy lại góp cho đất trời những hương sắc riêng, những vẻ đẹp riêng. Hoa hồng, dẫu là rất đẹp và quyến rũ, nhưng có lẽ không một ai lại muốn bông hoa nhài thanh khiết nơi đồng nội phải là hoa hồng. Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung cũng vậy, luôn là lĩnh vực của cái mới, của sự khám phá và sáng tạo. Chính vì vậy, nhà văn Nga Lêônôp Lêônit đã phát biểu:“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”.

- Bài thơ “...” của ... là một minh chứng tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ lời thơ trên.

II. Thân bài

1. Giải thích:

- Phát minh và khám phá: đều chỉ sự tìm tòi, sáng tạo những điều mới mẻ mà trước giờ chưa từng có.

Hình thức: là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Đó lad vẻ đẹp bên ngoài của tác phẩm, thể hiện trên các phương diện: ngôn từ, kết cấu, thể loại.

- Nội dung: là hiện thực cuộc sống được phản ánh cùng với tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm; là vẻ đẹp khuất lấp, ẩn sâu sau lớp vỏ ngôn từ.

- Khám phá nội dung: Sự tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới, cất tiếng nói riêng của người nghệ sĩ với cuộc đời.

-> Câu nói ngắn gọn khẳng định vai trò quan trọng của sự sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ với sự trường tồn của tác phẩm. Một truyện ngắn, một bài thơ có giá trị đòi hỏi người sáng tác phải có sự tìm tòi, sáng tạo trong hình thức nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng.

1. Giải thích:

2. Bàn luận: Ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, đúng đắn và sâu sắc.

- Xuất phát từ đặc trưng của một tác phẩm nghệ thuật:

+ Mỗi tác phẩm là một thông điệp thẩm mĩ mà người nghệ sĩ gửi đến bạn đọc. Do đó, mỗi tác phẩm trước hết phải là một “khám phá về nội dung". Muốn vậy, nhà văn không thể chỉ là “người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho", mà phải “biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao). Nhà văn phải biết nhìn sâu vào cuộc sống, hiểu tâm hồn của con người để khám phá ra những vân đề mới, cất tiếng nói riêng của mình với cuộc đời.

+ Trong nghệ thuật, nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Nội dung lả nội dung của hình thức và hình thức là hình thức của nội dung. Một nội dung mới sẽ tự tìm cho mình một hình thức mới. Sự thay đổi về hình thức biểu hiện cũng có thể kéo theo những biến đổi về nội dung. Có khi nhà văn đề cập đến những vấn đề của muôn đời, nhưng lại nói bằng giọng điệu riêng, âm sắc riêng của tâm hồn mình; do vậy, tác phẩm vẫn đem đến cho người đọc cái mới đáng quý.

+ Cái độc đáo, sự sáng tạo về nội dung và hình thức của tác phẩm tạo nên phong cách riêng của người nghệ sĩ.

- Xuất phát từ thực tế văn học: Những tác phẩm thơ hay là những tác phẩm có sự khám phá về nội dung và phát minh về hình thức nghệ thuật, như….. Trong số đó không thể không kể đến….

3. Chứng minh:

3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.

- Vũ Đình Liên:

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.

+ Hai nguồn thi cảm chính trong thơ ông là lòng thương người và niềm hoài cổ.

+ Viết không nhiều nhưng ông để lại một bài thơ ssuwowxj xem là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới: “Ông đồ“.

- “Ông đồ“:

+ Bài thơ ra đời năm 1936, trong những năm nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trong trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nuối những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

3.2. Chứng minh

a. Luận điểm 1: Trước hết, bài thơ là một phát minh về hình thức.

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn- 5 chữ. Thể thơ này vừa có khả năng tự sự (kể chuyện), miêu tả, triết lí như nhiều thể thơ khác nhưng thích hợp nhất là diễn tả tâm tình sâu lắng, biểu hiện những chuyện dâu bể hoài niệm.

- Kết cấu: Bài thơ có lối kết cấu “đầu cuối tương ứng”, mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nởi- Lại thấy ông đồ già”, kết thúc là “Năm nay đào lại nở- Không thấy ông đồ xưa”. Kết cấu đó vừa làm nổi bật cái tứ “cảnh cũ người đâu”, vừa thích hợp để diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả và gợi lên ở người đọc niềm đồng cảm sâu sắc.

- Ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đồng thời hàm súc, dư ba. Có cảm tưởng bài thơ như một câu chuyện được kể bằng thơ, không có từ ngữ độc đáo, lời thơ tựa như lời tự vấn, lời sám hối của tác giả, của cả một lớp người. Tất cả đều khởi phát từ lòng chân thành truyền đến độc giả. Nhưng bài thơ cũng rất hàm súc bởi ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong bài (những hình ảnh mang tính biểu tượng như ông đồ, giấy đỏ, nghiên mực, lá vàng, mưa bụi) và bởi nội dung tư tưởng bài thơ gợi lên.

- Các thủ pháp nghệ thuật: Nổi bật trong bài thơ là sự tương phản- tương phản giữa hai thời kì trong cuộc đời ông đồ hay như sự tương phản giữa sự kiên trì, nhẫn nại, cố bám lấy sự sống, muốn góp mặt với đời của ông đồ (Ông đồ vẫn ngồi đấy) với sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người (Qua đường không ai hay). Sự tương phản thể hiện rõ sự thăng trầm của số phận, sự tàn lụi, nỗi bất hạnh trong cuộc đời ông đồ.

b. Luận điểm 2: Là “phát minh về hình thức” nhưng đồng thời bài thơ cũng là sự “khám phá về nội dung”.

* Luận cứ 1: Bài thơ thể hiện niềm cảm thương chân thành của nhà thơ với một lớp người đang tàn tạ . Bài thơ như thước phim quay chậm, ngược dòng thời gian tìm về những gì đã qua để rồi ta nhận thấy niềm thương vô hạn của nhà thơ với ông đồ, với một lớp nhà nho từng vang bóng nay không còn.

- Khổ 1: Ông đồ xuất hiện trong không khí náo nức của phố phường ngày Tết, tô điểm cho bức tranh xuân thêm rực rỡ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

+ Hoa đào nở: Tết đến, xuân về-> Ông đồ xuất hiện để viết câu đối đỏ.

+ Cặp từ liên kết: mỗi năm...lại thấy-> Cùng với hoa đào, ông đồ đã trở thành tín hiệu, sứ giả của mùa xuân. Sự xuất hiện của ông vào dịp Tết đã trở thành một thông lệ, quen thuộc, dường như không thể thiếu...

+ Nhịp thơ nhanh, giọng khỏe, hân hoan-> Tái hiện không khí đông vui, sự háo hức của mọi người đón chờ dịp ông đồ xuất hiện...

- Khổ 2: Tài hoa của ông đồ được người đời trân trọng, ngợi ca

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

+ Lượng từ (bao nhiêu): Nhiều người-> Đông khách.

+ Từ láy: tấm tắc-> Luôn miệng nói ra, thốt ra những lời ngợi khen từ đáy lòng

-> Hai câu đầu vừa thể hiện sự tôn kính, trọng vọng ông đồ, vừa phản ánh sự quan tâm, ưu ái chữ Nho của cộng đồng người Việt xưa.

- Biện pháp tu từ so sánh, h/a cụ thể, sinh động: Hoa tay thảo- phượng múa rồng bay-> Nét chữ phóng khoáng, mềm mại mà sắc sảo-> Câu đối đẹp -> Ông đồ là người tài hoa, giỏi, được nhiều người mến mộ, là trung tâm của sự chú ý của mọi người.Ông như một người nghệ sĩ đang thỏa sức sáng tạo cái đẹp. Còn người tìm đến ông thuê viết lại như những tri kỉ, đang thưởng thức cái đẹp.

=> Hai khổ thơ đầu kín đáo bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ.

b. Hình ảnh ông đồ thời tàn: K3,4

- Khổ 3: Người thuê viết vắng.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

- Tương phản, đối lập-> Nổi bật hình ảnh ông đồ cô đơn, chờ đợi, lạc lõng giữa dòng đời.

- Câu hỏi tu từ: Cảm thông, thương xót...

- “Giấy đỏ buồn...Mực...sầu” -> Nhân hóa-> Nổi bật nỗi sầu tủi của mực, nghiên, bút và của chính ông đồ-> Ngồi một mình lạc lõng, lẻ loi và sụp đổ.

- Khổ 4: Người qua đường lãng quên hẳn ông đồ.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giầy

Ngoài giời mưa bụi bay.

+ Vẫn: Cố bám trụ, kiên gan, bền bỉ.

+ Người đời dửng dưng, vô tình: Không ai hay-> Bị lãng quên hoàn toàn.

+ Tả cảnh ngụ tình: Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, buồn bã. Mưa ngoài trời hay đó là mưa trong lòng người -> Đất trời cũng cảm thương, buồn bã với ông đồ.

=> Nỗi sầu tủi, cô đơn, tuyệt vọng của ông đồthời tàn; thú chơi chữ tao nhã không còn nữa, sự sụp đổ hoàn toàn của nền Hán học hàng nghìn năm-> Ngậm ngùi, chua xót.

* Luận cứ 2: Từ tình cảm thương xót ông đồ, ta còn nhận thấy sự bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ về một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một (Khổ 5)

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

- Kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện chủ đề bài thơ: Cảnh đó- người đâu? Ông đồ hoàn toàn vắng bóng, bị dòng đời, thời gian xóa sổ hẳn rồi.

(Cú ý: Ông đồ già- ông đồ xưa- những người muôn năm cũ)

- Hai câu cuối là câu hỏi tu từ, lời tự vấn, ân hận của nhà thơ, nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải trước việc vắng ông đồ.

+ Ông đồ già đã thành ông đồ xưa. H/a cụ thể nay thành KN buồn.

+ Câu hỏi tu từ đã gieo vào lòng người đọc nỗi buồn thương không dứt, nhớ tiếc không nguôi.

=> Vũ Đình Liên nhớ tiếc ông đồ, một lớp người của một thời tàn, tiếc cho thú chơi chữ đã từng gắn bó thân thiết, mang vẻ đẹp văn hóa gắn với giá trị tinh thần truyền thống và xa hơn là tiếc cho cả một nền Hán học nghìn năm- một thành trì văn hóa cũ hầu hư sụp đổ=> Ý nghĩa nhân văn, tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

d. Tổng hợp, mở rộng

- Tổng hợp: Như vậy bài thơ vừa có sự thể hiện độc đáo, sáng tạo về hình thức lại có sự tìm tòi, khám phá mới mẻ về nội dung. Chính sự sáng tạo ấy đã tạo nên sức sống trường tồn cùng thời gian cho thi phẩm và tên tuổi Vũ Đình Liên cũng in dấu trong trái tim bạn đọc.

- Mở rộng:

+ Bài học cho người nghệ sĩ: bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức, “khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình và biết làm cho ấn tượng ấy có sự biểu hiện riêng biệt.” Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.

+ Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ luôn có sự sáng tạo mới mẻ. Từ đó phát hiện, thưởng thức những nét riêng biệt, đặc sắc về hình thức và nội dung của mỗi tác phẩm.

3. Kết bài

- Câu nói của nhà văn Lêônôp Lêônit khẳng định sáng tạo ra cái mới trong một tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo nên sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng được quy luật băng hoại của thời gian.

- Ta chợt nhớ đến câu nói của Xuân Quỳnh, đại ý: Thơ như người phụ nữ, cái để ta làm quen là vẻ đẹp trang sức. Cái để ta sống lâu dài với nó là đức hạnh. Điều đó không chỉ đúng với nhà thơ mà đúng với văn chương nghệ thuật nói chung. “Phát minh về hình thức” đưa đến cho ta những hứng thú trước sự thể hiện mới mẻ; nhưng “khám phá về nội dung” của người nghệ sĩ lại đưa cho ta niềm cảm phục, yêu mến nhà văn. Cái tâm bao giờ cũng là gốc để cái tài nở hoa kết trái.

………………………………………..


Đề 11: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ”.

Em hiểu ý kiến như thế nào? Qua việc phân tích một tác phẩm văn học thơ đã học ở chương trình Ngữ văn 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

1. Giải thích

- Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.

- Hành động sáng tạo thơ ca: là quá trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác động của đời sống hiện thực.

- Sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy: mỗi khi có cảm xúc gì chất chứa trong lòng cần phải nói ra, đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giải tỏa, giãi bày.

=> Ý kiến trên đã khẳng định đặc trưng và quy luật sáng tạo thơ ca: tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ tràn đầy trong tâm hồn thi sĩ đã khai sinh ra thơ.

2. Bàn luận

- Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt được ý thức. Tình cảm trong thơ không phải tự dưng nảy sinh mà nó được gợi thức từ sự kiện, tình huống, hoàn cảnh làm chấn động tâm hồn nhà thơ.

- Cảm xúc là gốc rễ tạo ra thơ. Không có cảm xúc thì nhà thơ chỉ viết nên những câu chữ vô hồn, vô thanh, trống rỗng. Nguồn gốc và đặc trưng của thơ ca là tình cảm, cảm xúc. Chỉ khi nhà thơ mang trái tim dễ xúc động, nhạy cảm, nhiệt huyết, khi đó sẽ có thơ.

- Sáng tạo bắt nguồn từ “sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ”. Tình cảm trong thơ phải là thứ tình cảm chân thật của nhà thơ. Tình cảm ấy là những trạng thái vui, buồn, sung sướng, đau khổ… mà người nghệ sĩ từng trải qua, từng sống trong những cung bậc ấy.

- Thơ là kết quả của sự nhập tâm với đời sống. Như vậy, nhà thơ cần có tấm lòng với cuộc đời, mở lòng với cuộc sống để đón nhận những tình cảm, những rung động từ hiện thực cuộc đời. Đó cũng là cách để nâng tâm hồn mình lên, biết yêu thương, đồng cảm vui buồn với mọi người xung quanh. Nhà thơ phải biết sống đẹp, có trái tim mãnh liệt, phong phú, sâu sắc.

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mỹ thể hiện trên các phương diện: Thể loại, ngôn ngữ thơ, hình ảnh, tứ thơ, tính nhạc, chất họa…

-> Ý kiến đề cao yếu tố tình cảm như một đặc trưng thể loại thơ và đặt ra yêu cầu với người nghệ sĩ chân chính: để có thơ hay, tâm hồn nhà thơ phải thiết tha, nồng nhiệt …

3. Chứng minh

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Chứng minh

- Bài thơ “” của … được bắt nguồn từ cảm xúc thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ

- Bài thơ “…” đã thể hiện cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ. Đó là …

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo

4. Đánh giá, mở rộng:

- Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng, ý kiến đó đã xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ trữ tình và từ quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật.

- Thơ ca, từ đối tượng, đề tài đến hình thức thể hiện đều phát khởi từ tình cảm. Mỗi tác phẩm thơ chân chính đều bắt mạch từ suối nguồn tình cảm thẩm mỹ mãnh liệt, tràn đầy. 

- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: cần sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

…………………………………………………………

Đề 12:Thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng dài ở sự ngân vang

1. Giải thích:

- Thơ: Là một thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình. Nó là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc ra đời do nhu cầu tự biểu hiện của tâm hồn con người, thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo.

- Câu chữ: là lớp vỏ ngôn từ, ngôn ngữ, câu từ trong tác phẩm.

- Sự ngân vang: Sức dư âm, vang vọng trong tác phẩm. Những tư tưởng nhân văn, thông điệp, bài học đáng quý mà tác giả đã truyền đạt, gửi gắm sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc, không bao giờ phai nhòa.

-> Vậy là ý kiến đã khẳng định thơ lời ít mà ý nhiều, hạn chế về ngôn từ nhưng lại vô hạn về tư tưởng truyền đạt.

2. Bàn luận: Ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, đúng đắn và sâu sắc.

- Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thơ.

+ Đặc trưng bao trùm, nổi bật là tính ngắn gọn, cô đúc, kiệm lời, dung lượng nhỏ mà có sức chứa lớn. Thơ ngắn thế nào mà vẫn phải qua một mảng lông viết được toàn bộ con cáo, qua một con mắt mà truyền cả được tinh thần.

+ Thơ là thể loại có dung lượng hạn chế nhất trong các tác phẩm văn học, nhưng thơ lại có khả năng chiếm lĩnh thế giới cảm xúc. Nói như Oogienốp: Bài thơ là một lượng thông tin ngắn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất. Chính sự hạn định số tiếng trong câu thơ, bài thơ buộc người nghệ sĩ phát huy tư duy. Bởi thế Maiacốpxki gọi lao động nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ là “trả chữ với giá cắt cổ”:

Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ

Như khai thác chất hiếm radium

Lấy một gang phải mất hàng bao công lực

Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ.

Thực tiễn văn học cho thấy các tác phẩm thơ thường cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhưng sức vang vọng, dư âm lớn, như…. Trong đó, không thể không kể đến…

3. Chứng minh

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

b. Chứng minh

- Luận điểm 1: Bài thơ vô cùng ngắn gọn ở câu chữ.

- Luận điểm 2: Tuy ngắn gọn, ít ỏi về ngôn từ nhưng bài thơ lại “dài ở sự ngân vang”.

+ Luận cứ 1

+ Luận cứ 2,….

+ ….

4. Đánh giá, mở rộng:

- Người cẩm bút: Khi sáng tác một tác phẩm thơ ca cần chú ý tới đặc trưng của thơ: cô đọng,, kiệm lời mà giàu sức gợi.

- Bạn đọc: Khi đọc và cảm nhận một bài thơ thì cần phải hiều được sức ngân vang, thông điệp mà người sáng tác gửi gắm qua lớp vỏ ngôn từ bị hạn chế. Đồng thời độc giả cũng phải đồng sáng tạo qua niềm khao khát khám phá vẻ đẹp văn chương.

Ngoài Bộ đề Lí Luận Văn Học lớp 8 Phần Thơ có lời giải thì các đề thi trong chương trình lớp 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.