Trắc nghiệm Công dân 12 giữa kì 1 năm 2022-2023 (Đề 1) có đáp án
Trắc nghiệm Công dân 12 giữa kì 1 năm 2022-2023 (Đề 1) có đáp án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
XEM THÊM
Trong quá trình học tập Công dân ở cấp độ trung học phổ thông, trắc nghiệm luôn được coi là một công cụ hữu ích để đánh giá và củng cố kiến thức của học sinh. Với mục tiêu tạo ra một bài kiểm tra chất lượng, đề thi trắc nghiệm Công dân 12 giữa kì 1 năm học 2022-2023 (Đề 1) được thiết kế để đánh giá sự nắm vững kiến thức và khả năng áp dụng của học sinh trong lĩnh vực này.
Đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm với đa dạng nội dung, từ các khái niệm cơ bản đến các vấn đề xã hội phức tạp. Học sinh sẽ được thử sức qua các câu hỏi về quyền và trách nhiệm công dân, chính trị, pháp luật, đạo đức và nhân văn. Bài thi sẽ đòi hỏi họ phải áp dụng kiến thức vào thực tế, phân tích các tình huống và đưa ra những quan điểm đúng đắn.
Với đáp án được cung cấp, học sinh có cơ hội tự kiểm tra kết quả và củng cố kiến thức sau khi làm bài. Điều này giúp họ nhận ra những khuyết điểm và điểm mạnh của mình trong lĩnh vực Công dân, từ đó tìm hiểu thêm và hoàn thiện kiến thức của mình.
Đề thi trắc nghiệm Công dân 12 giữa kì 1 năm học 2022-2023 (Đề 1) là một cơ hội để học sinh củng cố và đánh giá kiến thức của mình trong lĩnh vực quan trọng này. Hãy sử dụng đề thi này như một công cụ để nắm bắt kiến thức, rèn luyện kỹ năng và chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra và kỳ thi quan trọng trong tương lai.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1)
Câu 1: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên
C. Từ 17 tuổi trở lên
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 2: Trên cơ sở qui định của pháp luật về kinh doanh, ông P đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận. Việc làm của ông P thể hiện pháp luật là phương tiện
A. để công dân được sản xuất kinh doanh.
B. để công dân tự do lựa chọn kinh hoanh.
C. để công dân thực hiện quyền của mình.
D. để công dân có quyền tự do hành nghề.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?
A. Quyền của công dân không tách rời các nghĩa vụ của công dân.
B. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.
C. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.
D. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người không giống nhau.
Câu 4: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Đó là
A. tôn trọng pháp luật. B. tổ chức pháp luật.
C. thực hiện pháp luật. D. phổ biến pháp luật.
Câu 5: Em H là học sinh lớp 12, bố bị tai nạn qua đời, mẹ bị bệnh nặng. Hàng ngày ngoài giờ học em đi làm thêm, đồng thời chăm sóc mẹ và đứa em nhỏ của mình. Em H đã thực hiện đúng những nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình nào sau đây?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu.
B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, anh, chị em.
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con.
D. Bình đẳng giữa ông bà và cháu, anh, chị, em.
Câu 6: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm đạo đức.
B. nghĩa vụ kinh doanh.
C. trách nhiệm công dân.
D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 7: Chị X và anh Q là vợ chồng sống hạnh phúc với nhau được 10 năm. Thời gian gần đây, do anh Q có quan hệ tình cảm với chị H nên thường xuyên về nhà mắng chửi chị X một cách vô cớ. Không cam lòng chị X đã thuê anh P và anh T theo dõi, đánh anh Q và chị H trước mặt nhiều người, với suy nghĩ làm cho anh Q xấu hổ không qua lại với chị H nữa. Những ai sau đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị X và anh Q.
B. Anh Q và chị H.
C. Chị X, anh P và anh T.
D. Chị X, anh Q và chị H.
Câu 8: Công dân thi hành pháp luật khi
A. Tổ chức nhập cảnh trái phép.
B. Tố cáo người nhập cảnh trái phép.
C. Khai báo y tế khi đi về từ vùng dịch.
D. Độc lập lựa chọn ứng cử viên.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh khi có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. giám hộ. B. giao dịch. C. tài sản. D. nhân thân.
Câu 10: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 11: Căn vào các quy định của pháp luật, sau thời gian nghỉ tết khi quay trở lại tỉnh H làm việc. Anh D đã chủ động đến cơ quan chức năng khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm cũng như được hướng dẫn về phòng chống dịch. Việc làm này của anh D thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính bắt buộc thực hiện.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 12: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng đi cá độ bóng đá, chị M bỏ nhà đi để lại đứa con mới 2 tuổi một mình. Nghe thấy cháu khóc, bà S mẹ anh H, đã sang đưa cháu về nhà. Sau đó, bà gọi điện cho bà G, mẹ chị M, chửi bới, xúc phạm, đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận giấy mời của tòa án lên giải quyết li hôn, ông K, bố chị M đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà S đuổi về. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị H, ông K, bà S, bà G.
B. Anh H, chị M, bà G và ông K.
C. Chị Y, chị M, anh H, bà M và bà S.
D. Anh H, chị M và bà S.
Câu 13: Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti-vi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy trị giá hơn 30 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài chính.
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân và chi tiêu trong gia đình.
D. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.
Câu 14: Các bạn T, H, M, N cùng thảo luận về các đặc trưng cơ bản của pháp luật. T cho rằng tính quy phạm phổ biến đã làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật. M đồng ý với T nhưng khi nghe N nói tính quyền lực bắt buộc chung mới tạo sự công bằng được thì M lại ủng hộ N. H thì phân vân không hiểu ai nói đúng. Q ngồi cạnh bên nghe được thì cho rằng cả hai đặc trưng đó đều giống nhau. Trường hợp này ai chưa hiểu đúng về đặc trưng của pháp luật?
A. M và N. B. M, N và Q C. T, Q và H. D. M, N, H và Q.
Câu 15: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật qui đinh phải làm là
A. áp dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 16: Hệ thống các qui tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là
A. qui định. B. pháp luật. C. chủ trương. D. chính sách.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm dân sự ?
A. Tài trợ hoạt động khủng bố B. Tổ chức mua bán nội tạng người.
C. Sử dụng điện thoại khi lái xe. D. Thuê xe không trả đúng thời hạn.
Câu 18: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nhận định này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính hiệu lực bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 19: Anh P là cán bộ ngân hàng thấy hai chị em bà K và bà G gửi nhiều tiền nên rủ anh T và anh S làm giả hồ sơ để chiếm đoạt. Sau khi hoàn tất một số chứng từ quan trọng anh T từ chối không lấy tiền và ra nước ngoài định cư. Anh S được bố mẹ động viên nên đến cơ quan công an đầu thú và giao nộp lại số tiền đã chiếm đoạt. Trong trường hợp này những ai sau đây sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí?
A. Bà K, bà G, anh S. B. Anh T, anh S.
C. Bà K, bà G. D. Bà K, bà G, anh T.
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò quản lí xã hội bằng pháp luật của nhà nước?
A. Biểu dương phong trào phòng chống dịch.
B. Chấn chỉnh việc kinh doanh trái phép.
C. Tự do đăng ký kết hôn theo quy định.
D. Đăng nhập cổng thông tin quốc gia.
Câu 21: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng
A. kế hoạch. B. đạo đức. C. giáo dục. D. pháp luật.
Câu 22: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 23: Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
C. Quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
D. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
Câu 24: Trong thời gian cách ly y tế, do để quên đồ trong cốp xe nên chị V cùng chồng là anh P xuống tầng hầm của chung cư X để lấy đồ thì được anh H thành viên tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái độ chống đối, giật khẩu trang, hành hung anh H nên bị anh K tổ trưởng tổ công tác nhắc nhở và tát vào mặt của anh P. Do có mâu thuẫn với chị V nên anh T là nhân viên bảo vệ đã quay clip ghi lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai dưới đây vừa không tuân thủ pháp luật vừa không thi hành pháp luật?
A. Anh P, chị V, anh T.
B. Chị V và anh P
C. Chị V, anh P và anh K.
D. Anh P, anh H và anh K.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, việc hai vợ, chồng cùng nhau sử dụng thời gian nghỉ để chăm sóc con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ
A. nhân thân. B. ủy thác. C. định đoạt. D. đơn phương.
Câu 26: Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng
A. về thực hiện pháp luật.
B. về quyền và nghĩa vụ.
C. về nhu cầu và lợi ích.
D. về quyền và trách nhiệm.
Câu 27: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 6 và lớp 2, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính thực tiễn xã hội.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 28: Cán bộ huyện Y là chị Q đã nhận 50 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông A được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Chị Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự và kỉ luật. B. Hình sự và dân sự.
C. Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và dân sự.
Câu 29: Ba bạn H, A, L đều là học sinh lớp 12 và K mới 13 tuổi em trai của bạn L được chị M một người quen của bạn H rủ rê bán pháo nổ với những lời mời chào rất hấp dẫn. Bạn A nhất quyết không tham gia vì cho rằng như thế là phạm pháp, còn bạn H, bạn L và em K thì đồng ý ngay. Một hôm trong lúc bạn H, bạn L và em K vừa vận chuyển pháo nổ vào đến nhà kho của ông S thì bị công an phát hiện lập biên bản và đưa về trụ sở công an huyện để xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Bạn H, bạn L và chị M. B. Chị M, ông S, bạn L và bạn A.
C. Bạn L, bạn H, ông S, chị M và em K. D. Chị M, ông S, bạn L và bạn H.
Câu 30: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quy tắc quản lý xã hội.
B. quy tắc quản lý đất nước
C. nguyên tắc quản lý nhà nước
D. quy tắc quản lý nhà nước.
ĐÁP ÁN
1 |
A |
6 |
D |
11 |
B |
16 |
B |
21 |
D |
26 |
B |
2 |
C |
7 |
A |
12 |
D |
17 |
D |
22 |
D |
27 |
D |
3 |
B |
8 |
C |
13 |
B |
18 |
D |
23 |
B |
28 |
A |
4 |
C |
9 |
C |
14 |
D |
19 |
C |
24 |
B |
29 |
D |
5 |
B |
10 |
D |
15 |
B |
20 |
B |
25 |
A |
30 |
D |
Với sự gắn kết và nỗ lực trong việc làm bài trắc nghiệm Công dân, học sinh có thể xác định được mức độ nắm vững kiến thức và khả năng áp dụng của mình. Đề thi này đã mang đến những câu hỏi đa dạng, từ cơ bản đến phức tạp, giúp học sinh tiếp cận và hiểu sâu hơn về các khái niệm quan trọng trong lĩnh vực này.
Qua việc tự kiểm tra đáp án và đánh giá kết quả, học sinh có cơ hội nhìn nhận được những điểm mạnh và yếu của mình. Điều này không chỉ giúp họ củng cố kiến thức đã học, mà còn khuyến khích sự tự nhận thức và phát triển những khả năng cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm và ý thức xã hội.
Đề thi trắc nghiệm Công dân 12 giữa kì 1 năm học 2022-2023 (Đề 1) không chỉ là một bài kiểm tra, mà còn là một cơ hội để học sinh rèn luyện, nâng cao kiến thức và kỹ năng. Hãy sử dụng đề thi này như một bước tiến trong quá trình học tập, và tiếp tục khám phá, tìm hiểu thêm về lĩnh vực Công dân để trở thành công dân toàn diện và có đóng góp tích cực cho xã hội.
Ngoài Trắc nghiệm Công dân 12 giữa kì 1 năm 2022-2023 (Đề 1) có đáp án thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.