Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) – Lịch Sử Lớp 12 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ
CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 04 trang) |
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
Câu 1. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chính thức thông qua tại
A. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11 - 1975).
B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975).
C. kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (7 - 1976).
D. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4 - 1976).
Câu 2. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ chấp nhận đến Pari đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Thắng lợi hai mùa khô (1965 - 1966) và (1966 - 1967).
Câu 3. Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là
A. chỉ đạo kịp thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. chỉ đạo sâu sát cho cách mạng cả hai miền Nam -Bắc.
C. mềm dẻo, linh hoạt trong thực hiện chỉ đạo cách mạng.
D. tập trung chỉ đạo cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Câu 4. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng nhanh về số lượng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?
A. Quân đội Sài Gòn. B. Cố vấn Mĩ. C. Đồng minh Mĩ. D. Quân Mĩ.
Câu 5. Thắng lợi chính trị của nhân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào thành lập.
B. Trung ương cục miền Nam được thành lập.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
D. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 6. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam đã
A. làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
B. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
Câu 7. Tính đúng đắn và linh hoạt trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thể hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. Giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
C. Trong năm 1975 liên tục tiến công, năm 1976 kết hợp tiến công và nổi dậy giành thắng lợi.
D. Tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.
Câu 8. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 - 1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam là
A. xây dựng và củng cố chế độ mới.
B. đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Pari.
C. xây dựng và củng cố vùng giải phóng.
D. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ?
A. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước.
B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
C. Kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
D. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta.
Câu 10. Mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân Việt Nam là
A. chiến dịch Tây Nguyên. B. chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. chiến dịch Đường 14 - Phước Long. D. chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 11. Trong hoàn cảnh nào Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
B. Chính quyền Diệm - Nhu bị đảo chính.
C. Mĩ thất bại trong “Chiến tranh đơn phương”.
D. Thất bại của Mĩ tại Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Câu 12. Âm mưu cơ bản của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) ở Việt Nam là gì?
A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
C. Sử dụng sức mạnh áp đảo để kết thúc chiến tranh.
D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 13. Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
B. Quân ta giành thắng lợi ở trận Vạn Tường.
C. Quân ta thắng lợi ở Ấp Bắc (Mỹ Tho).
D. Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam?
A. Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
B. Mĩ chấp nhận đến Pari đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
C. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ.
D. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 15. Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, buộc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược
A. “Đông Dương hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh đặc biệt”.
C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 16. Bài học cơ bản xuyên suốt, trở thành nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay là gì?
A. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
B. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.
B. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
C. Là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc của Việt Nam.
D. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.
Câu 18. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chính là
A. quân đồng minh Mĩ. B. cố vấn quân sự Mĩ.
C. quân đội Mĩ. D. quân đội Sài Gòn.
Câu 19. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) chỉ rõ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò
A. quan trọng đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
B. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
C. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
D. quyết định trong việc đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
Câu 20. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức
A. chiến tranh xâm lược thực dân mới.
B. của “Chiến tranh tổng lực”.
C. chiến tranh xâm lược thực dân cũ.
D. Mĩ hóa chiến tranh Việt Nam.
Câu 21. “Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Viêt Nam là
A. cố vấn quân sự Mĩ. B. “ấp chiến lược”.
C. quân đội Sài Gòn. D. chính quyền Sài Gòn.
Câu 22. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long vào cuối năm 1974, đầu năm 1975 của quân dân Việt Nam đã
A. tạo ra sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa ta và địch tại miền Nam.
B. tác động rất lớn đến chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta.
C. tác động lớn, buộc Mĩ phải tăng cường viện trợ khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn.
D. làm cho quân đội Sài Gòn trở nên suy yếu, bất lực và tan rã.
Câu 23. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. thủ đoạn thực hiện.
B. lực lượng chủ yếu.
C. quy mô chiến tranh.
D. phạm vi thực hiện.
Câu 24. Ý nào không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?
A. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược.
B. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
C. Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực ta.
D. Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng của ta về phòng ngự.
Câu 25. Chiến thắng Ấp Bắc (1 - 1963) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược
A. “Đông Dương hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Chiến tranh đặc biệt”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 26. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 là
A. hoàn thành cải cách ruộng đất. B. hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 27. Thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) là
A. Ấp Bắc. B. Bình Giã.
C. Vạn Tường. D. Đồng Xoài.
Câu 28. Nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước của nhân dân Việt Nam được chính thức thông qua tại sự kiện nào dưới đây?
A. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7 - 1976).
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11 - 1975).
C. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước (4 - 1976).
D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1975).
Câu 29. Nguyên nhân khách quan truyền thống góp phần đem lại thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Việt Nam (1954 - 1975) là
A. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
B. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù của nhân dân ta.
D. sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Câu 30. Ý nào sau đây không phản ánh được điểm mới của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?
A. Gắn “Việt Nam hoá chiến tranh” với “Đông Dương hoá chiến tranh”.
B. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn có sự phối hợp của quân đội Mĩ.
D. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn.
-----------------------------------Hết -----------------------------
ĐÁP ÁN
1. C |
6. C |
11. A |
21. B |
26. C |
|
2. B |
7. B |
12. A |
17. C |
22. B |
27. C |
3. C |
8. D |
13. D |
18. D |
23. B |
28. D |
4. D |
9. A |
14. B |
19. B |
24. A |
29. A |
5. D |
10. A |
15. B |
20. A |
25. C |
30. D |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ
CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 04 trang) |
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
Câu 1. Phong trào chống và phá ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965 đã
A. bẻ gãy “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. buộc Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh mới.
D. làm sụp đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) chỉ rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
A. Định hướng.
B. Quyết định trực tiếp.
C. Quan trọng.
D. Quyết định nhất.
Câu 3. Nội dung chủ yếu của kế hoạch Xtalây - Taylo trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
B. Bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm.
C. Tăng viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ.
Câu 4. Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) là
A. chỉ đạo kịp thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. mềm dẻo, linh hoạt trong thực hiện chỉ đạo cách mạng.
C. chỉ đạo sâu sát cho cách mạng cả hai miền Nam - Bắc.
D. tập trung chỉ đạo cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ?
A. Kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước.
C. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 6. Điểm giống nhau cơ bản giữa các chiến lược chiến tranh Mĩ tiến hành ở Việt Nam trong những năm 1961 - 1973 là gì?
A. Được tiến hành bằng quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ.
B. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.
C. Tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
Câu 7. Quốc huy, Quốc kì, Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất được chính thức thông qua tại
A. kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (7 - 1976).
B. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4 - 1976).
C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975).
D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11 - 1975).
Câu 8. Bài học cơ bản xuyên suốt, trở thành nhân tố truyền thống đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam là gì?
A. Đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Câu 9. Một trong những thủ đoạn của Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam là
A. lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV).
B. mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường.
C. dồn dân lập "ấp chiến lược" và coi là “xương sống” của chiến lược.
D. càn quét, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
Câu 10. Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, Bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo
A. quân đồng minh Mĩ. B. quân đội Mĩ.
C. chính quyền Sài Gòn. D. quân đội Sài Gòn.
Câu 11. Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam trong hoàn cảnh nào?
A. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mĩ bắt đầu bùng nổ.
B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị phá sản.
D. Quân Mĩ bị thiệt hại nặng nề trong hai cuộc phản công mùa khô.
Câu 12. “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam” là nội dung được trích từ Nghị quyết của
A. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 - 1973).
B. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 - 1986).
C. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1 - 1959).
D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1975).
Câu 13. Nguyên nhân quyết định nhất đưa đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Việt Nam (1954 - 1975) là
A. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.
D. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 14. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là
A. thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. hoàn thành cải cách ruộng đất. D. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 15. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu là
A. quân Mĩ. B. đồng minh Mĩ.
C. quân đội Sài Gòn. D. cố vấn Mĩ.
Câu 16. Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã
A. đánh dấu sự phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ.
B. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta.
C. kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đầy gian khổ của nhân dân ta.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 17. Ý nào sau đây không phải là nội dung của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 - 1973)?
A. Kết hợp tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam.
B. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. Phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.
Câu 18. Trận thắng mở đầu vang dội của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
A. Vạn Tường (8 - 1965). B. Đồng Xoài (6 - 1965).
C. Ấp Bắc (1 -1963). D. Bình Giã (12 - 1964).
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968?
A. Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
B. Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
C. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
D. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
Câu 20. Tính đúng đắn và linh hoạt trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thể hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. Giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
B. Trong năm 1975 liên tục tiến công, năm 1976 kết hợp tiến công và nổi dậy giành thắng lợi.
C. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.
Câu 21. Những thắng lợi nào dưới đây tác động đến việc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
C. Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. Thắng lợi mùa khô (1966 - 1967) và cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 22. Thắng lợi chính trị của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
B. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
C. Liên minh nhân dân Việt- Miên - Lào thành lập.
D. Trung ương cục miền Nam được thành lập.
Câu 23. Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam Việt Nam là
A. chiến dịch Huế - Đà Nẵng. B. chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. chiến dịch Đường 14 - Phước Long. D. chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 24. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long vào cuối năm 1974, đầu năm 1975 của quân dân Việt Nam không chứng tỏ
A. khả năng đánh và thắng lớn của quân ta. B. sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.
C. sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn. D. sự can thiệp của Mĩ vào miền Nam rất hạn chế.
Câu 25. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam đã
A. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. buộc Mĩ đưa quân đội tham chiến tại chiến trường miền Nam.
C. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
D. làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
A. Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương.
B. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
C. Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất.
D. Tăng cường quân đội Sài Gòn để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.
Câu 27. Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam sau thất bại của hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm?
A. “Đông Dương hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 28. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968 được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ?
A. Vạn Tường (8 - 1965). B. Mùa khô 1966 - 1967.
C. Núi Thành (5 - 1965). D. Mùa khô 1965 - 1966.
Câu 29. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược
A. “Chiến tranh cục bộ”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh đơn phương”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 30. Điểm mới của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại.
B. Có sự tham gia của quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ.
C. Phạm vi chiến tranh mở rộng khắp miền Nam.
D. Có sự viện trợ tối đa về kinh tế và quân sự của Mĩ.
-----------------------------------Hết -----------------------------
ĐÁP ÁN
1. A |
6. D |
11. C |
16. D |
21. A |
26. C |
2. D |
7. A |
12. D |
17. A |
22. B |
27. D |
3. A |
8. B |
13. A |
18. C |
23. B |
28. A |
4. B |
9. B |
14. D |
19. C |
24. B |
29. A |
5. B |
10. D |
15. C |
20. C |
25. C |
30. B |
Ngoài Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) – Lịch Sử Lớp 12 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là một tài liệu quan trọng và hữu ích để học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng trong môn Lịch Sử. Đề thi này được thiết kế dựa trên chương trình học của Sở GD&ĐT Quảng Nam, giúp học sinh rèn luyện kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt kết quả cao trong môn Lịch Sử.
Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, tương ứng với các dạng bài thường gặp trong kỳ thi Lịch Sử. Đề thi tập trung vào các khái niệm, sự kiện, biến cố và quá trình lịch sử quan trọng, đòi hỏi học sinh có kiến thức vững và khả năng phân tích, suy luận, và đánh giá chính xác.
Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Đáp án và lời giải được cung cấp chi tiết, giải thích rõ ràng, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và sự kiện lịch sử, cũng như cách giải quyết các bài tập và bài tự luận. Ngoài ra, đáp án cũng giúp học sinh tự nắm bắt và sửa chữa những sai sót trong quá trình làm bài.
Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là công cụ hữu ích để học sinh ôn tập và nắm vững kiến thức môn Lịch Sử, từ đó nâng cao khả năng làm bài và đạt kết quả tốt trong kỳ thi. Bằng cách làm và tự kiểm tra với đề thi này, học sinh có thể rèn luyện và nâng cao kỹ năng phân tích, suy luận và argumentation trong môn Lịch Sử.
>>> Bài viết có liên quan