Docly

Tiếng là gì? Phân biệt từ và tiếng trong Tiếng Việt lớp 4

Khái niệm tiếng là gì? Ví dụ cụ thể? Cách phân biệt tiếng và từ ?Cách phân định ranh giới từ? Một số bài tập thực hành về Tiếng và Từ?

Từ là gì? Tiếng là gì?

Khái niệm

  • Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.

Ví dụ: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,…
          đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách…

Tiếng là chuỗi âm thanh nhỏ nhất, mỗi lần phát âm là 1 tiếng. Tiếng có thể có nghĩa hoặc không.

  • Tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất hay còn gọi là chuỗi âm nhỏ nhất (nghĩa là mỗi lần phát âm chúng ta sẽ tạo thành một tiếng).
  • Tiếng cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có hoặc không có ý nghĩa rõ ràng.
  • Ví dụ: Quả chôm chôm: có 2 từ là quả và chôm chôm (vì một mình tiếng chôm chưa đủ để làm rõ nghĩa của loại trái này nên cần có 2 tiếng tạo thành từ “chôm chôm”).

Đặc điểm

  • Về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với tiếng. Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ. Những tiếng có thể dùng độc lập để đặt câu được gọi là từ đơn.
    Ví dụ: từ học sinh gồm hai tiếng: học + sinh.
  • Về cấu trúc: trong số các đon vị dùrig để đặt câu, từ là đon vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ.
    Ví dụ: Trong câu: Sáng sáng, em đi học. gồm có 4 từ: sáng sáng, em, đi, học.
  • Đa số các tiếng trong tiếng Việt có nghĩa, ví dụ: nhà, mẹ, vui, hoa…, cũng có những tiếng không có nghĩa.
    Ví dụ: loắt (trong từ loắt choắt), xắn (trong từ xinh xắn),…

Phân biệt từ và tiếng

Dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:

  •  Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…).  
  • Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom khom,…).

Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy.

  • Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).
  • Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: loắt choắt, lác đác, sạch sành sanh,…).

Bài tập minh hoạ từ và tiếng

Bài 1: Hãy cho biết câu sau có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ

“Hôm nay thời tiết rất đẹp”

  • Cách xác định tiếng như sau: Hôm / nay / thời / tiết / rất / đẹp  => Có 6 tiếng
  • Cách xác định từ: Hôm / nay / thời tiết / rất / đẹp => Có 5 từ (4 từ đơn 1 tiếng và 1 từ phức có 2 tiếng)

Bài 2: Hãy cho biết câu sau có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ

“Thần dạy dân cách trồng trọt

Chăn nuôi và cách ăn ở”

  • Cách xác định tiếng:

“Thần / dạy / dân / cách / trồng / trọt

Chăn / nuôi / và / cách / ăn /ở”

Như vậy có 12 tiếng

  • Cách xác định từ:

“Thần / dạy / dân / cách / trồng  trọt

Chăn nuôi / và / cách /ăn ở”

Như vậy câu thơ trên có 9 từ (6 từ đơn có 1 tiếng và 3 từ phức có 2 tiếng)

Bài 3: Xác định số từ và tiếng trong câu sau

Các em học sinh lớp 4 rất chăm chỉ học tập

  • Xác định tiếng: Các / em / học / sinh / lớp / 4 / rất / chăm / chỉ / học / tập. Như vậy có 11 tiếng
  • Xác định từ: Các / em học sinh lớp / 4 / rất / chăm chỉ / học tập. Như vậy câu này có 8 từ (trong đó có 5 từ đơn 1 âm tiết và 3 từ phức có 2 âm tiết)