Docly

Phương pháp dạy học tích hợp là gì? Nêu ưu và nhược điểm

Phương pháp dạy học tích hợp đã không còn xa lạ trong lĩnh vực giáo dục, giúp các em học sinh, sinh viên có cơ hội nâng cao năng lực toàn diện. Giúp các em tư duy, rút ngắn quá trình tổng hợp cũng như giảm tải chương trình học. Vậy, thế nào Phương pháp dạy học tích hợp là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp này. Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp dạy học tích hợp là gì?

Tích hợp là gì?

“tích hợp” là một khái niệm quan trọng trong giáo dục và ngữ nghĩa tổng quát của nó là việc dồn hợp chung lại hoặc phối kết các tri thức, kiến thức và kỹ năng từ nhiều môn học hoặc lĩnh vực khác nhau vào một lĩnh vực chung. Nhà nghiên cứu Đỗ Chu Ngọc đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn cho “tích hợp” trong lĩnh vực giáo dục là sự tổng hợp các tri thức thuộc một nhóm môn học có sự tương đồng vào một lĩnh vực chung.

Trong giáo dục, “tích hợp” đề cập đến việc tổng hợp nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan nhau trong một đơn vị, chẳng hạn như một tiết học hoặc một bài tập. Mục tiêu của tích hợp trong giáo dục là tăng cường hiệu quả giáo dục bằng cách kết hợp và ứng dụng tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Tích hợp giúp học sinh và sinh viên nhìn nhận mối liên hệ giữa các môn học và ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, từ đó phát triển khả năng giải quyết vấn đề toàn diện và linh hoạt.

Việc tích hợp cũng giúp tạo ra môi trường học tập tích cực và phản ánh tích cực hơn, vì học sinh có thể thấy được sự liên quan và ý nghĩa của kiến thức đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Nó cũng đóng góp vào việc phát triển kỹ năng phân tích, tổ chức, sáng tạo và giao tiếp của học sinh, giúp họ trở thành những cá nhân tự tin và đa năng trong cuộc sống và sự nghiệp sau này.

Dạy học tích hợp là gì?


Dạy học tích hợp theo từ điển giáo dục học là quá trình liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong một kế hoạch dạy học nhằm đạt được mục tiêu chung.

Mục tiêu cơ bản của việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp là:

  1. Xây dựng nền tảng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, sinh viên, giúp họ phát triển khả năng huy động, tổng hợp kiến thức và kỹ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  2. Thống nhất mối quan hệ giữa các môn học, lĩnh vực khác nhau và áp dụng kiến thức vào thực tiễn, giúp học sinh hiểu được sự liên hệ giữa các môn học và ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.
  3. Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức rộng lớn của nhân loại, đồng thời phát triển khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, từ đó trở thành những cá nhân tự tin và đa năng.
  4. Hạn chế tình trạng trùng lặp nội dung giữa các môn học khác nhau, giúp tối ưu hóa thời gian học tập và giảm thiểu việc lặp lại kiến thức đã học.

Từ định nghĩa trên, có thể thấy rằng dạy học tích hợp đóng góp vào việc tạo ra môi trường học tập tích cực, giúp học sinh hiểu biết mối liên hệ giữa các môn học và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, nó cũng giúp phát triển năng lực toàn diện và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, đảm bảo sự tiến bộ và phát triển bền vững trong giáo dục.

Ưu và nhược điểm của phương pháp tích hợp

Bất kỳ phương pháp giảng dạy nào đều có thế mạnh và nhược điểm tiêng, phương pháp dạy học tích hợp cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm

  • Không giới hạn đối tượng áp dụng, phù hợp cho mọi đối tượng học viên như tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học
  • Kiến thức đa nền tảng, linh hoạt, phù họp với mọi trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu
  • Giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, phá bỏ rào cảng bất bình đẳng trong học tập. 
  • Chắc lọc nội dung giảng dạy, giảm tải nội dung chương trình học
  • Rút nắng quá trình tổng hợp môn học
  • Giúp các em tổng hợp đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho học tập và làm việc sau này.

Nhược điểm

  • Gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng thực tế bởi các năng lực chính cần được xác định và phân loại cho từng lớp.
  • Giáo viên phải chủ động trong việc sáng tạo nội dung giảng dạy và phương thức truyền đạt. Bởi vì phương pháp này ngoài việc diangr dạy cung cấp thông tin, giáo viên còn đóng vai trò là người tổ chức kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho học sinh
  • Giáo viên luôn giám sát, theo dõi sự tiến bộ của học sinh để đạt được tiêu chuẩn đầu ra về năng lực.

Tại sao nên áp dụng dạy và học tích hợp

Với những ưu điểm nổi bật kể trên, việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp đem lại tối đa lợi ích cho cả học sinh, sinh viên và giáo viên. Đây chính là lý do phương pháp dạy học này ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các nền giáo dục hiện đại.

Lợi ích với học sinh

Khơi nguồn cảm hứng học tập cho các em

Nội dung bài học bám sát với thực tế kết hợp với phương pháp giảng dạy trực quan sinh động, giúp các em hứng thú với bài học hơn. Xóa bỏ cảm giác nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Giúp các em thoải mái tưu duy, thỏa sức sáng tạo, tập trung tối đa vào bài học. 

Xóa tan tình trạng học vẹt

Việc vận dụng ngay các kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống sẽ xóa tan tình trạng học vẹt, học trước quên sau trước đây.

Cảm thấy mình được quan tâm hơn

Phương pháp dạy học cũ chỉ xuất phát từ một phía giáo viên, đôi khi sẽ khiến các em học sinh cảm thấy bơ vơ, không theo kịp tiến độ học tập trên lớp. Tuy nhiên với phương pháp này, đòi hỏi giáo viên cần nhiều thời gian quan tâm và giám sát cho từng học sinh để các em phát triển năng lực đồng điều, có sự phát triển tốt hơn. 

Giúp các em trở nên tự tin hơn

Việc chủ động tham gia học tập, cho ý kiến giúp các em tự tin, năng động hơn, không còn cảm thấy sợ gãy khi trình bày trước đám đông. 

Được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập dồi dào

Phương pháp này đòi hỏi các em phải chủ động tiếp cận nguồn kiến thức dựa trên yêu cầu của giáo viên. Vì vậy, các em được phát huy năng lực của chính mình trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng thực tiễn.

Lợi ích dạy học tích hợp với giáo viên

  • Các giáo viên có liên quan chủ động tương tác, phối hợp và hỗ trợ nhau trong quá trình giảng dạy, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
  • Phương pháp này giúp thầy cô dễ dàng tổng hợp kiến thức, tinh giản nội dung, tập trung nội dung trọng yếu giúp dễ hình dung và không bị trùng lập
  • Phương pháp dạy học khoa học này còn tăng tính tương tác giữa thầy và trò. Giáo viên có nhiều thời gian để sáng tạo và trải nghiệm với học sinh. Học sinh thoải mái đặt câu hỏi, trình bày thắc mắc và được giáo viên giải đáp kịp thời. 
  • Giảm áp lực nghề nghiệp, tăng khả năng chuyên môn của giáo viên
  • Tạo nên mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiết và tốt đẹp qua từng trải nghiệm học tập thực tế.