Docly

Thành kính vân ưu là gì? – Văn hoá & Xã hội

Mỗi khi gửi lời chia buồn tới bạn bè có người thân mới mất, nhiều người thường viết: “Thành kính phân ưu!” những dòng chữ này còn được viết lên các dải băng gắn trên vòng hoa viếng người đã khuất. Vậy nghĩa của cụm từ này là gì? Hãy cùng Trang tài liệu phân tích trong bài viết này nhé!

Thành kính phân ưu là gì?

Thành kính phân ưu là câu thành ngữ chia buồn đám tang dành cho người đã khuất. Câu thành ngữ thường đi kèm trên các vòng hoa đám tang, thể hiện sự kính trọng dành cho tang lễ.

“Thành” nghĩa từ thành tâm, kính là kính trọng, phân ưu tức chia buồn. Câu này có nghĩa là đồng cảm với nỗi buồn và chia sẻ nỗi buồn ấy một cách thành tâm.

Thành kính phân ưu được giải nghĩa theo các từ điển:

  –  “Phân ưu” 分憂 là từ Việt gốc Hán [分 = chia; 憂 = lo, buồn], đối dịch là “chia buồn”, cũng là nghĩa từ vựng của từ này. Tuy nhiên, các nhà biên soạn từ điển vẫn có sự khác nhau trong cách giải nghĩa: 

  – Từ điển tiếng Việt (Vietlex) giải thích: “phân ưu • 分憂 đg. [trang trọng] chia buồn với gia đình có tang : “Quan phủ và quan Bố xin cáo thoái ra về, sau khi có vài lời phân ưu theo thói quen.” (Vũ Trọng Phụng)”.

          – Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân): “phân ưu đgt (H. ưu: lo buồn) Chia buồn với gia đình mới có tang: Phân ưu cùng người bạn mới mất vợ”.

          Tuy nhiên, “phân ưu” vốn không được dùng (và thực tế không chỉ dùng) với nghĩa cụ thể là “chia buồn với gia đình có tang”.  Sau đây là cách giải nghĩa chính xác của một số từ điển:

          -“Hán điển” (zidic.net) giải thích “phân ưu” 分憂 là: “chia sẻ nỗi lo buồn với người khác, giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn; như “Vị quốc phân ưu”. (分憂: 分擔別人的憂慮,幫助別人解決困難; 為國分憂).

          “Từ điển Hán-Việt” (Phan Văn Các chủ biên-2014): “[分憂] fēn// yōu Chia sẻ nỗi lo lắng/giúp giải quyết khó khăn: 分憂解愁 – phân ưu giải sầu – Chia lo, giải sầu/chia sẻ nỗi lo âu. 為國分憂 – vị quốc phân ưu – Chia sẻ nỗi lo vì đất nước”.

         – Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính): “phân ưu • đt. Chia sớt sự buồn rầu với người ta, lời xã-giao : Tỏ lời phân-ưu”.

            – Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “phân-ưu • Chia buồn <> gửi lời phân-ưu cùng tang-quyến”.

           – Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “phân ưu • Chia buồn (cũ) <> Phân ưu cùng gia đình có tang

Những câu nói gắn trên vòng hoa chia buồn

Vòng hoa chia buồn hay còn được gọi là hoa tang lễ, hoa đám tang, hoa kính viếng,… dùng để tiễn đưa người đã khuất cũng như gửi lời chia buồn với người ở lại. Trên vòng hoa tang lễ thường có kèm theo thiệp chia buồn. Nếu bạn thắc mắc nên viết lời viếng đám tang như thế nào thì hãy tham khảo những câu sau:

  • [Tên cá nhân, tổ chức gửi hoa] kính viếng. Cụm từ “kính viếng: được sử dụng rộng rãi cả ở miền Bắc và miền Nam. Kính viếng là gì? từ “kính” có nghĩa là “kính trọng”, “viếng” có nghĩa là “viếng thăm”. Ngụ ý là thể hiện lòng kính trọng của chúng tôi khi đến thăm viếng với người đã viếng.
  • [Tên cá nhân, tổ chức gửi hoa] thành kính phân ưu: đây là cách nói giảm nhẹ so với cụm từ kính viếng. Như đã giải thích ở trên, nếu muốn hiểu rõ thành kính phân ưu là gì thì các hãy xem lại mục 1.
  • [Tên cá nhân, tổ chức gửi hoa] vô cùng thương tiếc: chỉ được sử dụng khi người đi viết thăm có vai vế lớn hơn người đã khuất.
  • [Tên cá nhân, tổ chức gửi hoa] thành kính chia buồn: đây là câu nói khá ngắn gọn, xúc tích và đơn giản nên ít được sử dụng. 
  • [Tên cá nhân, tổ chức gửi hoa] kính điếu: cụm từ ngày chỉ sử dụng ở miền Nam. Tuy nhiên, rất ít ai sử dụng do vậy mà nó không thông dụng. 

Lưu ý, với những đám tang theo đạo tin lành thì bạn cần chú ý sử dụng từ ngữ để tránh gây hiểu lầm. Dưới đây là gợi ý lời chia buồn đạo tin lành bạn có thể tham khảo.

Được biết [Tên người khuất] được Chúa gọi về vào lúc XX giờ XX phút, XX ngày XX tháng XX năm 20XX tại Việt Nam. Thánh lễ an táng tại nhà thờ giáo sứ XXXX.

Tôi vô cùng thương tiếc cho sự ra đi này và rất mong được san sẻ nỗi đau này cùng với gia đình. Cầu Chúa lòng lành, cho linh hồn [Tên người khuất] sớm được về hưởng dung nhan của Chúa, sớm được về cõi thiên đàng. Mong cho gia đình sớm vượt qua được giai đoạn đau khổ này. Thành kính phân ưu cùng gia đình. 

Cách ghi phong bì đi viếng đám ma 

Ghi phong bì viếng đám ma như thế nào không phải ai cũng biết, nhất là với những ai lần đầu làm chuyện này. Trên thực tế, cách ghi phong bì đi viếng đám ma rất đơn giản. Bạn chỉ cần ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức đi viếng ở mặt trên phong bì. Số tiền đi đám, bạn nên ghi bên trong bì thư khi mở ra thì gia chủ sẽ thấy. 

Lẵng hoa chia buồn với dòng chữ “Thành kính phân ưu”

Hình ảnh lẵng hoa đã trở thành điều quen thuộc trong mỗi dịp tang lễ. Dòng chữ “thành kính phân ưu” như một thông điệp nhằm gửi gắm sự tiếc thương, tôn kính, lòng biết ơn đối với người đã khuất. Lẵng hoa chia buồn sẽ thay bạn nói lời tiễn biệt, chia sẻ niềm đau với gia quyến. 

Đồng thời, lẵng hoa cũng tượng trưng cho hi vọng của bạn về việc người kia có thể nhẹ lòng, ra đi thanh thản đến thế giới bên kia. Không chỉ vậy, đây còn là lời động viên của bạn dành cho những người còn sống, rằng cái chết là điều mà bất kỳ ai cũng phải dũng cảm đối mặt, thế nên hãy biết trân trọng và yêu thương những người còn đang ở cạnh ta.

Như vậy, Trang tài liệu đã giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ thành kính phân ưu là gì? Ở mỗi vùng miền thì sẽ có những cách chia buồn cũng như hình thức đi viếng khác nhau. Chẳng hạn ở miền ở miền Bắc, Trung thì đi phong bì còn ở miền Nam thì chuộng đi vòng hoa. Vì những sự khác biệt này, nên bạn cần lưu ý để tránh gây hiểu lầm khi đi viếng đám tang.