Số bị chia là gì? Kiến thức cơ bản chi tiết về phép chia
Số bị chia là kiến thức cơ bản nhất trong toán học, là một phép tính quan trọng được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực từ học tập đến đời sống. Vậy Số bị chia là gì? Làm sao giúp bé học kiến thức này hiệu quả? Hãy cùng khám phá rõ hơn trong bài viết sau đây của Trang tài liệu nhé.
Phép chia gọi là gì?
Trong toán học, phép chia được biết đến là một trong 4 phép tính số học, thường được biểu thị bằng dấu “:”, “/” hoặc “÷”. Công thức phép chia như sau:
a : b = c
Trong đó:
- a là số bị chia
- b là số chia
- c là thương.
Lưu ý: b không phải là số 0.
Ví dụ: 10 : 5 = 2 vì 2 x 5 = 10
Các dạng phép toán chia thường gặp
Là một phép toán cơ bản, khi thực hiện các bài toán về phép tính chia sẽ có 2 trường hợp như sau:
Phép chia hết:
Với phép chia này phải đảm bảo số bị chia lớn hơn số chia, thực hiện phép tính từ trái sang phải để tìm đáp án cuối cùng và không dư.
Ví dụ: 127: 4
Cách tính được trình bày như sau:
- Lấy (bộ) số ngắn nhất đầu tiên trong số bị chia mà chia được cho số chia. Ở đây vì 1 không chia được 4 nên ta lấy 12 chia 4 được 3; 3 nhân 4 bằng 12; 12 trừ 12 còn 0.
- Hạ chữ số tiếp theo xuống. Ở đây ta hạ 7; 7 chia 4 được 1; 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 còn 3.
- Nếu chia hết phần số nguyên mà muốn chia tiếp, ta phải đánh dấu thập phân ở thương số và hạ một số 0 ở phần chia. Ở đây ta hạ 0; 30 chia 4 được 7; 7 nhân 4 bằng 28; 30 trừ 28 còn 2.
- Hạ tiếp một số 0; 20 chia 4 được 5; 5 nhân 4 bằng 20; 20 trừ 20 còn 0. Kết quả là 31,75.
Phép chia có dư
Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b khác 0. Ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho :
a = b.q + r ( trong đó, 0 ≤ r < b)
- Ta gọi q và r lần lượt là thương và số dư trong phép chia hết a : b = q
- Nếu r khác 0 thì ta nói a không chia hết cho b. Và từ đó, ta có khái niệm về phép chia có dư.
- Kí hiệu: a ⋮̸ b
Ví dụ: 7: 2
Nếu a = 7 và d = 2, khi đó q = 3 và r = 1, vì 7 = (2)(3) + 1.