Docly

Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? – Kiến thức Địa Lý

Theo vĩ độ, trái đất được chia thành 5 vành đai nhiệt, tương ứng với 5 đới khí hậu bao gồm 1 nhiệt đới, 2 ôn đới và 2 hàn đới. Vậy Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào hay nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Cùng Trang tài liệu giải đáp nhanh trong bài viết dưới đây nhé!

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

Khái niệm: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới có gió mùa hoạt động quanh năm. Có thể chia thành hai đới khí hậu lớn, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu nhiệt đới khá điều hòa. Trong đó:

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa:

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, xét về diện tích cũng như lãnh thổ quốc gia. Đồng thời nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông. Vì thế nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Thể hiện các đặc điểm về thời tiết, khí hậu đặc trưng.

– Đặc điểm:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm là mưa tập trưng theo mùa và có gió mùa. Trong đó, phân ra làm mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này gió mùa mùa hạ thổi. Trong đó, cũng có những tháng mưa tập chung, có cường độ mạnh hơn.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa là gió mùa đông lạnh khô.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C với thời tiết diễn biến thất thường. Vào từng mùa cũng thể hiện các mức nhiệt, điều kiện thời tiết tương ứng.

Có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Khí hậu nước ta được xem là tương đối lý tưởng. Bởi thực tế không quá lạnh hay quá nóng như một số khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên vẫn mang đến nét đặc trưng theo từng thời gian và theo từng vùng miền.

Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao có tính chất khí hậu ôn đới.

– Biểu hiện ở các khu vực sau:

Đới khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ rệt ở miền Bắc Việt Nam (từ đèo Hải Vân trở ra). Trong đó, mang đến đặc trưng đối với thời tiết và khí hậu của Miền Bắc.

Ở miền Bắc, có 4 mùa rõ rệt đó là xuân – hạ – thu – đông. Các mùa này thể hiện đặc điểm rõ rệt về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… Bên cạnh đó, miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa châu Á tới và gió mùa Đông Nam, có độ ẩm cao.

– Khí hậu nhiệt đới khá điều hòa:

Khí hậu nhiệt đới biểu hiện nổi bật ở miền Nam, tính từ đèo Hải Vân trở vào. Trong đó, nhiệt độ cũng thể hiện tính chất đặc trưng trong ngày. Do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Thường nhiệt độ sẽ cao vào ban ngày và thấp dần vào ban đêm.

Ngoài hai đới khí hậu chính, do cấu tạo địa hình phức tạp, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu. Tức là mang đến các đặc trưng khác về khí hậu không thuộc vào hai đới khí hậu chính liệt kê bên trên. Thể hiện rõ rệt ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Lâm Đồng.

+ Trong đó khí hậu ôn đới tại Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng);

+ Còn Lai Châu, Sơn La lại có khi hậu lục địa.

Với đặc điểm khí hậu ôn đới, Sa Pa và Đà Lạt đã trở thành các điểm du lịch thu hút lượng lớn du khách trong nước và quốc tế. Khi các tỉnh này có điều kiện khí hậu thích hợp cho du lịch, mở rộng hệ sinh thái tự nhiên.

Các miền khí hậu Việt Nam

Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới song vẫn có sự phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền Trung và Nam Trung Bộ thuộc khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xavan. Vậy khí hậu Việt Nam gồm những miền khí hậu nào?

Việt Nam gồm 4 miền khí hậy chủ yếu là miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậy Trung và Nam Trung Bộ và miền khí hậu biển Đông.

  • Miền khí hậu phía Bắc

Miền này bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Đặc điểm khí hậu là sự mất ổn định với thời gian bắt đầu- kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

Vùng Đông Bắc bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi tả ngạn sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm, là vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới về mùa hè và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn. Do được dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió nên nền khí hậu của Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc. Tại miền núi, hướng phơi của sườn đóng vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt- ẩm, sườn đón gió tiếp nhận lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện đón gió “phơn” được hình thành khi khối khí thổi xuống thung lung.

  • Miền khí hậu Trường Sơn

Miền này bao gồm lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoàng Sơn tới Mũi Dinh, mang đậm tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và mùa khô của 2 miền khí hậu còn lại. Mùa hè, khi cả nước có lượng mưa lớn nhất thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.

Vùng bắc Đèo Hải Vân có mùa đông ít mưa hơn miền khí hậu phía Bắc và mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào. Mùa đông vùng vẫn chịu ảnh hưởng thời tiết lạnh do gió mùa đông bắc mang đến và kèm theo mưa nhiều.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng tới Bình Thuận có nền nhiệt cao hơn và thi thoảng cũng chịu ảnh hưởng của đợt lạnh mùa đông song không dài. Sự ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn nhưng có mùa khô sâu sắc hơn.

  • Miền khí hậu phía Nam

Gồm lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xa van với 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ của miền cao quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Vùng có mùa khô kéo dài và đặc biệt sâu sắc, khí hậu ít biến động.

  • Vùng khí hậu biển Đông

Vùng biển Đông mang đặc tính của nhiệt đới mùa hải dương tương đối đồng nhất. Nơi đây thường có dãy lốc xoáy đi từ Thái Bình Dương vào, tạo thành những cơn bão lớn.

Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện ở những khía cạnh như sau:

Tính chất nhiệt đới:

– Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương.

– Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C (không tính vùng núi cao). Giá trị này vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.

– Xuất hiện nhiều nắng, thời gian nắng cũng kéo dài trong ngày. Tổng số giờ nắng khác nhau tùy nơi, dao động trong khoảng 1400 – 3000 giờ mỗi năm.

Tính chất ẩm:

Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 đến 2000mm. Các khu vực thuộc miền Trung là nơi có chiều rộng hẹp nhất, cũng thường xuyên chịu các thiên tai, thiệt hại nặng nề.

Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% và cân bằng ẩm luôn dương. Các chỉ số của độ ẩm luôn cao, khiến khí hậu nước ta được cân bằng, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Tính chất gió mùa:

Gió mùa có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

– Gió mùa mùa đông:

Bao gồm Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc.

+ Gió mùa đông bắc:

Xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc tính theo lịch Dương. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta.

Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô, còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm. Hiện tượng lạnh ẩm mang đến hơi nước, cũng như khả năng làm khô thấp, gây ra hiện tượng nồm.

Gió mùa Đông Bắc sẽ chỉ hoạt động từng đợt nhất định. Khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại. Điều kiện địa hình ảnh hưởng đến khí hậu của các khu vực khác nhau.

+ Gió Tín phong bán cầu Bắc:

Được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.

Đây chính là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

– Gió Mùa Mùa Hạ:

+ Vào đầu mùa hạ:

Khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.

+ Vào giữa và cuối mùa hè: 

Thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. Vì hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra nguyên nhân mưa lớn vào mùa hạ cho cả 2 miền Bắc và Nam.

Các yếu tố ảnh hướng đến khí hậu Việt Nam

– Vị trí địa lý:

Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa bán cầu Bắc. Đây là nguyên nhân nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn. Mọi địa phương trong cả nước đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh trong năm.

Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam. Các đặc trưng của khí hậu được thể hiện theo điều kiện địa hình thực tế.

Vị trí địa lý gần như tác động lớn nhất đến yếu tố quyết định khí hậu nước ta. Các điều kiện của vị trí địa lý cụ thể được phân tích trên phần đầu bài.

– Địa hình:

Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, phần còn lại là đồng bằng. Trong đó 85% diên tích địa hình thấp dưới 100m, 14% diện tích núi trung bình,1% diện tích núi cao. Chính sự khác biệt về độ cao địa hình tác động đến điều kiện độ ẩm, nhiệt độ.

Do đó khí hậu chịu sự chi phối của địa hình, mang đến khác biệt của khí hậu giữa các vùng miền. Trong đó sự phân hóa của khí hậu được thể hiện theo:

+ Khí hậu phân hóa theo đai cao thành khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu núi cao.

+ Khí hậu phân hóa theo hướng sườn. Trong đó: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

– Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa:

Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Các đặc điểm phản ánh theo tính chất phân tích đặc điểm khí hậu nước ta.

Sự tranh chấp luân phiên của các khối khí theo mùa tạo nên tính phân mùa của khí hậu. Từ đó cũng mang đến khác biệt của khí hậu giữa các vùng miền trong cả nước.