Điệp cấu trúc là gì, Tác dụng, vai trò của cú pháp này trong văn học
Điệp cấu trúc là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh. Hãy cùng Trang Tài Liệu tìm hiểu về cú pháp văn học này, từ đó có thể dễ dàng ứng dụng linh hoạt trong vài văn của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều khái niệm thú vị khác và giải đáp chi tiết cho câu hỏi Điệp cấu trúc là gì?
Mục lục
Định nghĩa Điệp Cấu Trúc
Điệp Cấu Trúc là gì? – Điệp cấu trúc là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh.
Những Loại Điệp Cấu Trúc
Trong điệp cấu trúc có những loại điệp cấu trúc khác nhau, trong đó có 3 phép điệp cấu trúc chính đó là:
- Điệp nối tiếp: Là một kiểu điệp từ trong đó các cụm từ hoặc các từ được lặp lại và đứng nối tiếp ở trong 1 câu hay 1 đoạn văn nào đó.
- Điệp ngắt quãng: Đây là những từ được lặp lại giãn cách nhau và cũng có thể giãn cách nhau trong 1 câu văn, trong 2, 3 câu thơ trong mỗi khổ thơ.
- Điệp vòng: Đây sẽ được hiểu là những cụm từ, từ ngữ xuất hiện trong cuối đoạn văn
Tác dụng của phép Điệp Cấu Trúc
Tác dụng gợi hình ảnh
Phép điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, thường được sử dụng trong văn học, để nói lên những hình ảnh và cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Việc sử dụng biện pháp tu từ gợi hình giúp người đọc hình dung ra những hình ảnh được nói đến.
Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, điệp từ “dốc” đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng, rất hiểm trở.
Tác dụng khẳng định
Ví dụ:
Ở ví dụ trên, biện pháp điệp ngữ một cụm từ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” đã khẳng định được vẻ đẹp thuần khiết của bông sen, chính là quốc hồn của dân tộc Việt.
Tác dụng tạo sự nhấn mạnh
Việc lặp lại một từ hay một cụm từ sẽ giúp tác giả nhấn mạnh được ý muốn nhắc đến.
Ví dụ:
Từ “nhớ sao” được lặp lại rất nhiều lần, nhằm nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa.
Tác dụng tạo sự liệt kê
Ví dụ:
“Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
=> Điệp từ “còn” này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt tác giả dành cho cô bán rượu.
Ví dụ về phép Điệp Cấu Trúc
Ví dụ: điệp cấu trúc “Tôi yêu người Việt Nam này”
Tôi yêu người Việt Nam này
Cả trong câu hát ca dao
Tôi yêu người Việt Nam này
Cười vui để quên đớn đau
Tôi yêu người Việt Nam này
Mẹ ơi con mãi không quên
Ngàn nụ hôn trong tim
Dành tặng quê hương Việt Nam
(Phương Uyên)
Các hình thức điệp khác
Điệp phụ âm đầu
Đây là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng một phụ âm đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.
Ví dụ: điệp âm “ch”
Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai
(Tố Hữu)
Điệp vần
Điệp vần là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.
Ví dụ: điệp vần “ơ”
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành ngẩn ngơ
(Nguyễn Du)
Điệp thanh
Đây là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.
Ví dụ: điệp thanh bằng
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà
(Nguyễn Tuân)
Điệp từ
Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
Ví dụ: điệp từ “nhớ”
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
(Ca dao)
Qua nội dung trên chắc hẳn bạn đã hiểu Điệp Cấu Trúc là gì? Trang Tài Liệu hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích. Hẹn gặp bạn tại các bài viết tiếp theo.