Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 21: Quang Hợp Năm Học 2023 Có Đáp Án
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 21: Quang Hợp Năm Học 2023 Có Đáp Án – Sinh Học 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 6 BÀI 21:
QUANG HỢP
Câu 1: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?
A. Không bào B. Lục lạp
C. Nước D. Khí cacbônic
Câu 2: Để quang hợp ở cây xanh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần lưu ý điều nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra B. Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng
C. Tưới tiêu hợp lý D. Bón phân cho cây (bón lót, bón thúc)
Câu 3: Chất nào dưới đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật ?
A. Khí cacbônic B. Khí ôxi
C. Tinh bột D. Vitamin
Câu 4: Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?
A. Rễ B. Thân C. Hoa D. Lá
Câu 5: Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?
A. Độ ẩm thấp B. Nền nhiệt cao C. Có ánh sáng D. Nhiệt độ thấp
Câu 6: Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm
B. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm.
C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm.
D. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt
Câu 7: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Từ tinh bột cùng …, lá cây còn chế tạo được nhiều loại hữu cơ khác cần thiết cho cây.
A. Muối khoáng B. Oxi C. Vitamin D. Nước
Câu 8: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao?
A. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
B. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
D. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
Câu 9: Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào?
A. Khí hiđrô B. Khí nitơ
C. Khí ôxi D. Khí cacbônic
Câu 10: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu?
A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí ôxi, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn.
C. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.
D. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh.
------ĐÁP ÁN
1 |
A |
3 |
A |
5 |
C |
7 |
A |
9 |
C |
2 |
A |
4 |
D |
6 |
B |
8 |
D |
10 |
B |
Ngoài Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 21: Quang Hợp Năm Học 2023 Có Đáp Án – Sinh Học 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Bài trắc nghiệm “Quang Hợp” là một phần trong bộ tài liệu giáo dục dành cho học sinh lớp 6 trong môn Sinh học. Bài này tập trung vào khái niệm và quá trình quang hợp trong tự nhiên. Qua các câu hỏi và đáp án chi tiết, học sinh sẽ có cơ hội kiểm tra kiến thức và hiểu rõ hơn về quá trình quang hợp, vai trò của nó đối với sự sinh trưởng và tồn tại của các sinh vật.
Bài trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi về định nghĩa quang hợp, bộ phận thực hiện quang hợp trong cây, các yếu tố cần thiết cho quá trình quang hợp, sản phẩm của quang hợp và cách sử dụng chúng. Các câu hỏi và đáp án được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp học sinh nắm vững kiến thức và ứng dụng chúng vào thực tế.
Việc làm quen với bài trắc nghiệm này sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải đề trắc nghiệm, phát triển tư duy logic và khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến quá trình quang hợp. Đồng thời, bài trắc nghiệm cũng mang tính ứng dụng cao, giúp học sinh áp dụng kiến thức về quang hợp vào việc hiểu và giải thích hiện tượng tự nhiên xung quanh mình.
>>> Bài viết có liên quan