Docly

Trắc Nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế Độ Phong Kiến Nhà Nguyễn Có Đáp Án

Có thể bạn quan tâm

Trắc Nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế Độ Phong Kiến Nhà Nguyễn Có Đáp Án là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Bài trắc nghiệm lịch sử lớp 7 – Bài 27: Chế độ phong kiến Nhà Nguyễn có đáp án là một công cụ hữu ích để nắm vững kiến thức lịch sử và phát triển kỹ năng trắc nghiệm. Chúng ta có thể sử dụng tài liệu này để ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra, củng cố kiến thức và hiểu rõ hơn về giai đoạn chế độ phong kiến Nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

TRẮC NGHIỆM BÀI 27 MÔN LỊCH SỬ 7:

CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

Câu 1: Sau khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng nào?

A. Quảng Ngãi B. Hội An C. Phú Xuân D. Đà Nẵng

Câu 2: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?

A. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng

B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh

C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”

Câu 3: Bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành vào năm nào?

A. Năm 1814 B. Năm 1815 C. Năm 1817 D. Năm 1816

Câu 4: Sau khi lên ngôi hoàng đế, nhà Nguyễn đã làm gì?

A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất

B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc

D. Cả ba lý do trên

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh

B. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt

C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực

D. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm

Câu 6: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

A. Vì nông dân bị nhà nước tịch thu ruộng đất

B. Vì triều đình tịch thu ruộng đất để lập đồn điền

C. Vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất

D. Vì xuất hiện tình trạng “rào đất, cướp ruộng”

Câu 7: Nhà Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

A. Khai hoang B. Lập đồn điền

C. Thực hiện chế độ quân điền D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 8: Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?

A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị

B. Giải quyết mâu thuẫn xã hội

C. Củng cố bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương

D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước

Câu 9: Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. “Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh”. Đó là cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

B. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

C. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

D. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

Câu 10: Khi bị Nguyễn Ánh tấn công, Nguyễn Quang Toản chạy ra nơi nào?

A. Bắc Hà B. Nghệ An C. Quảng Bình D. Thanh Hóa

Câu 11: Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

A. Phủ Quy Nhơn B. Phú Xuân C. Gia Định D. Đà Nẵng

Câu 12: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

A. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị B. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng

C. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức D. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long

Câu 13: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế vào năm nào?

A. Năm 1804 B. Năm 1806 C. Năm 1807 D. Năm 1802

Câu 14: Vì sao chế độ quân điền dưới thời Nguyễn không còn tác dụng phát triển và ổn định trong đời sống nhân dân?

A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế

B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước

C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 15: “Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền…Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy”. Đó là tình hình nước ta dưới triều vua nào?

A. Minh Mạng B. Thiệu Trị C. Tự Đức D. Đồng Khánh

Câu 16: Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?

A. Doanh điền sứ B. Tổng đốc C. Tuần phủ D. Chương lý

Câu 17: Những năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh?

A. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc B. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc

C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc D. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc

Câu 18: Quan đứng đầu mỗi tỉnh được gọi là

A. Chánh phó An phủ sứ B. Tổng đốc hoặc tuần phủ

C. Đô ti, thừa ti D. Tri phủ

Câu 19: Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn vào khoảng thời gian nào?

A. Tháng 8 năm 1801 B. Tháng 7 năm 1801

C. Tháng 5 năm 1801 D. Tháng 6 năm 1801

Câu 20: Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?

A. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ

B. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế. Làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp

C. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp

D. Công thương nghiệp sa sút


---------------------------------------------- ------------ HẾT ----------


ĐÁP ÁN


1

C

5

B

9

C

13

B

17

C

2

A

6

C

10

A

14

D

18

B

3

B

7

D

11

B

15

C

19

D

4

D

8

A

12

D

16

A

20

A




Ngoài Trắc Nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế Độ Phong Kiến Nhà Nguyễn Có Đáp Án thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm