Docly

Phụ Lục 1 Môn Địa Lí Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

Có thể bạn quan tâm

Phụ Lục 1 Môn Địa Lí Lớp 7 Kết Nối Tri Thức là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.



TRƯỜNGTHCS ………………….

TỔKHXH



KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC ĐỊA LÍ, KHỐI LỚP7

(Năm học 2022- 2023)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp:…..; Số học sinh:……; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 0

2. Tình hình đội ngũ: Sốgiáo viên: 01; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 01; Trên đại học:0.

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 01; Khá: 0; Đạt: 0; Chưa đạt: 0

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài

Ghi chú

1

- Bản đồ tự nhiên châu Âu

- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu

1

1

Bài 1


2

- Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu.

1

Bài 2


3

- Bản đồ các thành viên của Liên minh châu Âu

1

Bài 4


4

- Bản đồ tự nhiên châu Á

- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Á

1

1

Bài 5


5

- Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Á

1

Bài 6


6

- Bản đồ chính trị Châu Á

- Bản đồ tự nhiên khu vực Bắc Á và Trung Á

- Bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á

- Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á

- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á

- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á

1

1

1

1

1

1

Bài 7


7

- Bản đồ tự nhiên châu Phi

- Bản đồ các đới khí hậu ở châu Phi

- Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi

1

1

1

Bài 9


8

- Bản đồ tự nhiên châu Mỹ

1

Bài 13


9

- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở Bắc Mỹ

1

Bài 14


10

- Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mỹ

- Bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ

1

1

Bài 15


11

- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ

1

Bài 16


12

- Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở Trung và Nam Mỹ

1

Bài 17


13

- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương

- Lược đồ hướng gió và phân bố lượng mưa trung bình năm trên lục địa Ô-xtrâylia

- Lược đồ một số đô thị ở Ô-xtrây-li-a

1

1


1

Bài 18


14

- Bản đồ châu Nam Cực

1

Bài 19


15

- Lược đồ một số cuộc phát kiến địa lí lớn.

1

Chủ đề 1. Các cuộc đại phát kiến địa lí


II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình


Tiết

(theo PPCT)

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Chương 1. CHÂU ÂU

1,2,3

Bài 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu

3

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, kích thước và hình dạng lãnh thổ Châu Âu.

- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của Châu Âu, đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuyp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở Châu Âu.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: HS đọc bài trước ở nhà. Tự phân công nhiệm vụ học tập cho các thành viên khi diễn ra hoạt động thảo luận.

- Giao tiếp và hợp tác: tăng cường khả năng trình bày và sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng; sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh lựa chọn phương pháp học phù hợp để phát huy khả năng tư duy của mình như viết bài theo sơ đồ cây hoặc lập bảng so sánh…

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, kích thước và hình dạng lãnh thổ Châu Âu.

+ Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của Châu Âu, đặc điểm phân hoá khí hậu; đặc điểm sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên của Châu Âu.

+ Phân tích được mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm thiên nhiên Châu Âu.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Âu để xác định vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kể tên các biển và đại dương bao quanh; biết đặc điểm các khu vực địa hình chính ở Châu Âu.

+ Dựa vào bản đồ các đới và kiểu khí hậu Châu Âu để trình bày sự phân hoá khí hậu và giải thích nguyên nhân.

+ Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Âu để xác định vị trí và đọc tên các con sông lớn. + Quan sát sông Đ-nuyp trên hình ảnh.

+ Quan sát tranh ảnh để phân biệt các đới thiên nhiên ở Châu Âu

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lí:

+ Nhận dạng các kiểu khí hậu Châu Âu thông qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

+ Sưu tầm những hình ảnh đẹp về thiên nhiên Châu Âu.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Giúp đỡ bạn bè cùng hợp tác thảo luận nhóm trong học tập. Tôn trọng ý kiến, tôn trọng sự khác biệt của bạn bè.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia ý kiến trong hoạt động thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Chủ động, tích cực học tập.


4,5

Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

2

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở Châu Âu

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giao tiếp – hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với bản đồ, bảng số liệu để trình bày thông tin, kết quả thảo luận.

* Năng lực chuyên biệt

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở Châu Âu

+ Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội Châu Âu

- Tìm hiểu địa lí:

+ Phân tích bảng số liệu để tìm hiểu đặc điểm dân cư Châu âu

+ Dựa vào bản đồ kể tên các đô thị ở Châu Âu

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: So sánh đặc điểm dân số Châu Âu và Việt Nam

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc nhóm.

- Nhân ái: Giúp đỡ bạn bè cùng làm việc nhóm. Tôn trọng ý kiến của các bạn khi thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động học tập.


6,7,8

Bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu

3

1. Kiến thức

- Trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Âu.

2. Năng lực.

- Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: HS có ý thức đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp, trả lời trước các câu hỏi in nghiêng trong từng mục.

+ Giao tiếp và hợp tác: HS được phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm cá nhân. HS hợp tác nhóm để thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập, sử dụng các ngôn ngữ lời nói kết hợp ngôn ngữ cử chỉ để báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra các giải pháp mới, có tính tích cực để góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Âu.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí:

Quan sát tranh ảnh để nhận biết được sự ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường không khí, môi trường nước.

Quanh sát tranh ảnh để trình bày được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và chống biến đổi khí hậu ở Châu Âu

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi học sinh.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác và chủ động học tập

- Trách nhiệm: Cùng tham gia thảo luận nhóm để thống nhất kết quả học tập. Có ý thức cùng chung tay bảo vệ môi trường.


9

Bài 4. Liên minh Châu Âu

1

1. Kiến thức

- Xác định được các nước thành viên của Liên minh châu Âu trên bản đồ.

- Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tìm hiểu trước ở nhà các thông tin về liên minh châu Âu (EU), chủ động khám phá và tìm hiểu kiến thức mở rộng liên quan đến nội dung bài.

+ Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận giữa các thành viên khi làm việc nhóm để thống nhất kết quả học tập.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU). Tìm thông dẫn chứng để thấy EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Đọc bản đồ các thành viên của liên minh Châu Âu. Khai thác bảng số liệu để lấy dẫn chứng chứng minh EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

+ Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng địa lí: Thu thập thông tin về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực phát biểu xây dựng bài. Chủ động, tích cực học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến phát biểu, đóng góp của bạn bè khi thảo luận nhóm.


Chương 2. CHÂU Á

10,11,12

Bài 5. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

3

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ Châu Á.

- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên Châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Xác định được các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở Châu Á trên bản đồ.

2. Năng lực.

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Học sinh có ý thức tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp. Tự tìm kiếm thêm các thông tin liên quan đến tự nhiên Châu Á.

- Giao tiếp và hợp tác: hợp tác theo nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập; sử dụng ngôn ngữđể trình bày kết quả học tập, rèn kỹ năng thuyết trình.

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ Châu Á. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, sự phát triển kinh tế, xã hội.

+ Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên Châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Dựa vào bản đồ để: Xác định vị trí Châu Á, xác định được các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở Châu Á; xác định phạm vi các đới khí hậu.

+ Tìm hiểu về thiên nhiên Châu Á qua tranh ảnh.

- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học:

+ Xác định Việt Nam nằm ở vị trí nào của Châu Á.

+ Biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trình bày ảnh hưởng của kiểu khí hậy gió mùa đến sản xuất và đời sống ở địa phương em.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ: Học sinh có ý thức tìm hiểu bài học.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến phát biểu của các bạn.

- Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường.


13

Ôn tập giữa kì I

1

1. Kiến thức

Nhận biết, thông hiểu vận dụng được các kiến thức cơ bản các chương 1,2

2. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

  • Nhận thức khoa học địa lý

  • Tìm hiểu địa lý

  • Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học

3. Phẩm chất:

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.


14

Kiểm tra giữa kì I

1

Kiểm tra viết trên giấy tại lớp.


15,16

Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.

2

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo, sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở Châu Á.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Học sinh có ý thức tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp. Tự tìm kiếm thêm các thông tin liên quan đến tự nhiên Châu Á.

- Giao tiếp và hợp tác: hợp tác theo nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập; sử dụng ngôn ngữđể trình bày kết quả học tập, rèn kỹ năng thuyết trình.

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Giải thích được các vấn đề về dân cư Châu Á (tại sao là châu lục đông dân nhất thế giới, tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm…).

+ Giải thích sự phân bố dân cư ở Châu Á.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Phân tích bảng số liệu kết hợp các nguồn thông tin để trình bày đặc điểm dân cư Châu Á.

+ Phân tích bản đồ mật độ dân số và một số đô thị lớn ở Châu Á để trình bày đặc điểm phân bố dân cư Châu Á.

+ Tính tỉ lệ số dân của Châu Á trong tổng số dân thế giới.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lí: Liên hệ tình hình dân số Việt Nam.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hoá.

- Trung thực: Trung thực với các kết quả tính toán.


17,18, 19,20

Bài 7. Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

4

1. Kiến thức

- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của Châu Á

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở Châu Á

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giao tiếp – hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với bản đồ, bảng số liệu để trình bày thông tin, kết quả thảo luận.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn như: xác định Việt Nam thuộc khu vực nào của Châu Á; tìm hiểu thiên nhiên Việt Nam..

* Năng lực chuyên biệt

- Nhận thức khoa học địa lí: Trình bày và so sánh được đặc điểm tự nhiên các khu vực của Châu Á.

- Tìm hiểu địa lí

+ Quan sát bản đồ chính trị để xác định ranh giới các khu vực địa lí của Châu Á.

+ Quan sát và phân tích bản đồ tự nhiên các khu vực của Châu Á.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tìm hiểu thông tin về tự nhiên ở một khu vực của Châu Á mà em quan tâm.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc nhóm.

- Nhân ái: Giúp đỡ bạn bè cùng làm việc nhóm. Tôn trọng ý kiến của các bạn khi thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học và có tinh thần tự học.

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, di sản và con người.


21,22

Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của Châu Á

2

1. Kiến thức

- Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của Châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo).

2. Năng lực

* Năng lực chung

-Tự chủ và tự học: Học sinh có ý thức tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp. Tự tìm kiếm thêm các thông tin, tư liệu để viết báo cáo về một trong các nền kinh tế lớn ở Châu Á.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khai thác và tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để viết báo cáo.

* Năng lực chuyên biệt

+ Nhận thức khoa học địa lí: Sử dụng công cụ Địa lí để phân tích nghiên cứu một đối tượng Địa lí.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Tìm kiếm các nguồn thông tin từ mạng internet, sách, báo, bản đồ, bảng số liệu thống kê, hình ảnh,… để viết bài.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí để viết báo cáo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động và tích cực học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của mỗi quốc gia.


Chương 3. CHÂU PHI

23,24,25

Bài 9. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi




3

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên Châu Phi, một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác...)

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: HS đọc và tìm bài ở nhà trước khi đến lớp. Tự phân công nhiệm vụ và lên kế hoạch khi thực hiện các nhiệm vụ nhóm, hợp tác hợp tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp với nội dung bài học. Tăng sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập và cách giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

Phân tích bản đồ tự nhiên Châu Phi để xác định vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình Châu Phi

Phân tích bản đồ khí hậu Châu Phi để xác định sự phân bố các kiểu khí hậu.

Phân tích bản đồ các môi trường tự nhiên ở Châu Phi để xác định sự phân bố các kiểu môi trường tự nhiên.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí:

Phân tích bản đồ các môi trường tự nhiên ở Châu Phi để xác định phạm vi của các kiểu môi trường.

Quan sát hình ảnh về cách thức khai thác tự nhiên của con người Châu Phi ở từng kiểu môi trường.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lí: Biết cách con người Châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới và so sánh ở Việt Nam chúng ta.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận, hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm được phân công


26

Ôn tập cuối học kì I

1

1. Kiến thức

Nhận biết, thông hiểu vận dụng được các kiến thức cơ bản các chương 1,2

2. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

  • Nhận thức khoa học địa lý

  • Tìm hiểu địa lý

  • Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học

3. Phẩm chất:

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.


27

Kiểm tra cuối kì I

1

Kiểm tra viết trên giấy tại lớp.


28

Bài 10. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi

1

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội Châu Phi, sự bùng nổ dân số ở châu Phi.

- Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử Châu Phi (ví dụ: vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự,…).

- Kể tên được một số di sản lịch sử của Châu Phi.

2. Năng lực.

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Học sinh đọc bài và tìm hiểu bài trước khi đến lớp. Học sinh có khả năng làm việc cá nhân và cùng nhau thảo luận nhóm để giải quyết được các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra.

+ Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các câu trả lời, các phần thuyết trình báo cáo kết quả học tập, thảo luận nhóm để phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được một số vấn đề dân cư, xã hội của Châu Phi. Nêu được hậu quả của gia tăng dân số nhanh đối với phát triển kinh tế - xã hội châu Phi. Nêu hiểu biết và tìm hiểu thông tin về các di sản lịch sử nổi tiếng của Châu Phi.

+ Tìm hiểu địa lí: Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới và Châu Phi giai đoạn 1950 – 2020 để thấy được sự gia tăng dân số ở Châu Phi. Quan sát các di sản lịch sử của Châu Phi qua tranh ảnh.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động và tích cực học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến phát biểu của bạn. Giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.


29,30

Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

2

1. Kiến thức

- Trình bày được cách thức người dân Châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: HS đọc và tìm bài ở nhà trước khi đến lớp. Tự phân công nhiệm vụ và lên kế hoạch khi thực hiện các nhiệm vụ nhóm, hợp tác hợp tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp với nội dung bài học. Tăng sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập và cách giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày và so sánh được cách thức người dân Châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí:

Phân tích bản đồ các môi trường tự nhiên ở Châu Phi để xác định phạm vi của các kiểu môi trường.

Quan sát hình ảnh về cách thức khai thác tự nhiên của con người Châu Phi ở từng kiểu môi trường.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lí: Biết cách con người Châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới và so sánh ở Việt Nam chúng ta.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Giúp đỡ con người Châu Phi trong khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường địa lí.

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận, hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm được phân công.


31

Bài 12. Thực hành: Tìm hiểu khái quát Cộng hoà Nam Phi

1

1. Kiến thức

- Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số sự kiện lịch sử của Cộng hoà Nam Phi trong mấy thập niên gần đây

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khai thác và tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để viết báo cáo.

* Năng lực chuyên biệt

- Nhận thức khoa học địa lí: Sử dụng công cụ Địa lí để phân tích nghiên cứu một đối tượng Địa lí.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Tìm kiếm các nguồn thông tin từ mạng internet, sách, báo, bản đồ, bảng số liệu thống kê, hình ảnh,… để viết bài.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí để viết báo cáo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động và tích cực học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng nền độc lập của mỗi quốc gia.


Chương 4. CHÂU MỸ

32

Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ.

1

1. Kiến thức.

- Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

- Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1942 – 1502).

2. Năng lực.

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tìm hiểu trước ở nhà các thông tin về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Châu Mĩ, các cuộc phát kiến địa lí lớn.

+ Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận giữa các thành viên khi làm việc nhóm để thống nhất kết quả học tập.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Nhận thức khoa học địa lí: Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Châu Mĩ, đánh giá ý nghĩa của chúng về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội. Phân tích hệ quả địa lí – lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào bản đồ tự nhiên để xác định vị trí, tiếp giáp của Châu Mỹ.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ: Chủ động, tích cực học tập

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến phát biểu, đóng góp của bạn bè khi thảo luận nhóm.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm cùng thảo luận nhóm để thống nhất kết quả học tập.


33,34

Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

2

1. Kiến thức

- Trình bày được một trong những đặc điểm của tự nhiên: sự phân hoá của địa hình. khí hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức Địa lí: Phân tích ảnh hướng của điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế - xã hội Bắc Mỹ.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí:

+ Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở Bắc Mỹ.

+ Hình ảnh thiên nhiên Bắc Mỹ.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết nhiệm vụ: Đóng vai 1 biên tập viên, em hãy viết (khoảng 150 chữ) và thể hiện 1 bản tin về 1 địa điểm tự nhiên ở Bắc Mỹ.

3. Phẩm chất

- Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ tự nhiên.

- Ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức khoa học.


35,36

Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

2

1. Kiến thức

- Phân tích được một trong những vấn để về dân cư, xã hội ở Bắc Mỹ: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ.

- Phân tích được phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững.

- Xác định được trên bản đồ mội số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận cặp đôi và hoạt động nhóm.

- Năng lực tự chủ, tự học: chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bài học; Khai thác, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: giải thích hiện tượng và quá trình địa lí dân cư – xã, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí:

+ Đọc và phân tích bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ. Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mỹ

+ Phân tích bảng số liệu: Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ và một số châu lục trên thế giới năm 2020.

+ Phân tích hình ảnh, video về dân cư, các trung tâm kinh tế, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

-Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống:vận dụng tri





thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn (tìm hiểu thông tin và chia sẻ với bạn với hoạt động sản xuất nông nghiệp của Bắc Mỹ (cách thức canh tác, sản lượng, các trang trại, …).

3. Phẩm chất

- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dần cư, xã hội ở Bắc Mỹ.

- Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội.

- Chăm chỉ: Chủ động và tích cực học tập.


37

Ôn tập giữa học kì II

1

1. Kiến thức

Nhận biết, thông hiểu vận dụng được các kiến thức cơ bản các chương 1,2

2. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

  • Nhận thức khoa học địa lý

  • Tìm hiểu địa lý

  • Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học

3. Phẩm chất:

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.


38

Kiểm tra giữa học kì II

1

Kiểm tra viết trên giấy tại lớp.


39,40

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

2

1. Kiến thức

- Trình bày được sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông - tây, bắc – nam, chiều cao

- Biết sử dụng các bản đồ để xác định phạm vi, các khu vực địa hình, các đới và kiểu khí hậu,...

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: cử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.

+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,..)

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

-Chăm chỉ: Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.

- Nhân ái: Tôn trọng và bổ sung ý kiến với bạn bè.


41,42

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

2

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hoá, văn hoá Mỹ La-tinh.

- Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.

- Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận cặp đôi và hoạt động nhóm.

+ Năng lực tự chủ, tự học: chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bài học; Khai thác, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác nhau.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.

+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, …)

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất kết quả học tập chung.

- Chăm chỉ: Ham học hỏi. Chủ động và tích cực học tập.


Chương 5. CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC

43,44,45

Bài 18. Châu Đại Dương

3

1. Về kiến thức

- Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản. Phân tích được đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a..

- Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Ô-xtrây-li-a..

- Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt

+ Nhận thức khoa học địa lí: Xác định các bộ phận của Châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a. Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản lục địa Ô-xtrây-li-a.

+ Tìm hiểu địa lí: Phân tích lược đồ hướng gió và phân bố lượng mưa trung bình năm trên lục địa Ô-xtrây-li-a và những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Phân tích và đánh giá các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đọc, phân tích được đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a. Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên của Châu Đại Dương và lục địa Australia..

- Trách nhiệm: Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. Có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


46,47

Bài 19. Châu Nam Cực

2

1. Kiến thức

- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Châu Nam Cực.

- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Châu Nam Cực.

- Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

2. Năng lực

* Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi thảo luận, phân công đóng vai thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giao tiếp – hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với bản đồ, bảng số liệu để trình bày thông tin, kết quả thảo luận.

* Năng lực chuyên biệt

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Châu Nam Cực. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến khí hậu.

+ Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Châu Nam Cực.

+ Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Quan sát bản đồ Châu Nam Cực để xác định vị trí địa lí

+ Phân tích tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với Châu Nam Cực.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lí đã học: Biết tác động của việc tan băng ở châu Nam Cực do biến đổi khí hậu toàn cầu đối với thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất (trong đó có Việt Nam)

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ: Chủ động, tích cực học tập

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến phát biểu của các bạn, góp ý cho những ý kiến chưa đúng.

- Trách nhiệm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bầu khí quyển trên Trái Đất.



52

Ôn tập cuối học kì II

1

1. Kiến thức

Nhận biết, thông hiểu vận dụng được các kiến thức cơ bản các chương 1,2

2. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

  • Nhận thức khoa học địa lý

  • Tìm hiểu địa lý

  • Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học

3. Phẩm chất:

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.


53

Kiểm tra cuối kì II

1

Kiểm tra viết trên giấy tại lớp.



2. Chuyên đề lựa chọn

STT

Tiết

Chuyên đề

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1

2

Chủ đề 1. Các cuộc đại phát kiến địa lí

1. Kiến thức

- Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.

- Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lí: C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ (1492 – 2502); cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất (1519 – 1522).

- Phân tích được tác động của các cuộc đại phát kiến với tiến trình lịch sử.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: HS đọc và tìm bài ở nhà trước khi đến lớp. Tự phân công nhiệm vụ và lên kế hoạch khi thực hiện các nhiệm vụ nhóm, hợp tác hợp tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp với nội dung bài học. Tăng sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập và cách giải quyết các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân tích những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí trong lịch sử

+ Giải thích vì sao thế kỷ XV việc tìm đường biển sang phương Đông của người Tây Âu là cấp thiết.

+ Nêu ý nghĩa các cuộc đại phát kiến địa lí

+ Phân tích nhứng tác động của các cuộc đại phát kiến với tiến trình lịch sử.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Phân tích lược đồ một số cuộc phát kiến địa lí để mô tả hành trình các cuộc phát kiến địa lí lớn.

+ Phân tích, quan sát tranh ảnh…

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng địa lí:

+ Sưu tầm tư liệu từ sách báo, mạng internet về thông tin các cuộc phát kiến địa lí và đánh giá công lao của những nhà thám hiểm.

+ Phân tích tác động của các cuộc phát kiến địa lí với người dân Châu Á…

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động và tích cực học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến phát biểu của bạn bè.

- Trách nhiệm: Cùng tham gia thảo luận nhóm để tìm kiếm thông tin, kết quả học tập.


2

2

Chủ đề 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại.

1. Kiến thức

- Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại (qua một số trường hợp cụ thể).

- Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại; vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

2. Năng lực.

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: HS đọc và tìm bài ở nhà trước khi đến lớp. Tự phân công nhiệm vụ và lên kế hoạch khi thực hiện các nhiệm vụ nhóm, hợp tác hợp tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp với nội dung bài học. Tăng sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập và cách giải quyết các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân tích những điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông thời cổ đại, ở Hy lạp và La Mã cổ đại.

+ Vai trò của các các đô thị cổ ở phương Đông, ở Hy lạp và La Mã cổ đại trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại.

+ Phân tích điều kiện dẫn đến sự ra đời các đô thị trung đại ở Tây Âu.

+ Vai trò tầng lớp thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu.

- Tìm hiểu địa lí: Quan sát, phân tích tranh ảnh lịch sử, địa lí

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lí: Ý nghĩa sự phát triển các đô thị châu Âu trung đại gắn liền với vai trì của tầng lớp thương nhân có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của các quốc gia ngày nay.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động và tích cực học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến phát biểu của bạn bè.

- Trách nhiệm: Cùng tham gia thảo luận nhóm để tìm kiếm thông tin, kết quả học tập.





3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa Học kỳ 1

45 phút

Tuần 9


1.Về kiến thức

- Kiểm tra các nội dung kiến thức đã học đến thời điểm kiểm tra

2.Về năng lực

- Tự chủ và tự học: HS tự lực, làm việc cá nhân để hoàn thành nội dung bài kiếm tra.

- Nhận thức khoa học địa lí: Vận dụng kiến thức đã được học để trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra.

3.Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS ôn tập đề cương để kiểm tra.

- Trung thực: HS nghiêm túc làm bài, không gian lận trong thi cử. Không bao che cho hành vi quay cóp của bạn.

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 1

45 phút

Tuần 18


1.Về kiến thức

- Kiểm tra các nội dung kiến thức đã học đến thời điểm kiểm tra

2.Về năng lực

- Tự chủ và tự học: HS tự lực, làm việc cá nhân để hoàn thành nội dung bài kiếm tra.

- Nhận thức khoa học địa lí: Vận dụng kiến thức đã được học để trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra.

3.Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS ôn tập đề cương để kiểm tra.

- Trung thực: HS nghiêm túc làm bài, không gian lận trong thi cử. Không bao che cho hành vi quay cóp của bạn.

Viết trên giấy

Giữa Học kỳ 2

45 phút

Tuần 27


1.Về kiến thức

- Kiểm tra các nội dung kiến thức đã học đến thời điểm kiểm tra

2.Về năng lực

- Tự chủ và tự học: HS tự lực, làm việc cá nhân để hoàn thành nội dung bài kiếm tra.

- Nhận thức khoa học địa lí: Vận dụng kiến thức đã được học để trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra.

3.Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS ôn tập đề cương để kiểm tra.

- Trung thực: HS nghiêm túc làm bài, không gian lận trong thi cử. Không bao che cho hành vi quay cóp của bạn.

Viết trên giấy

Cuối Học kỳ 2

45 phút

Tuần 35


1.Về kiến thức

- Kiểm tra các nội dung kiến thức đã học đến thời điểm kiểm tra

2.Về năng lực

- Tự chủ và tự học: HS tự lực, làm việc cá nhân để hoàn thành nội dung bài kiếm tra.

- Nhận thức khoa học địa lí: Vận dụng kiến thức đã được học để trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra.

3.Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS ôn tập đề cương để kiểm tra.

- Trung thực: HS nghiêm túc làm bài, không gian lận trong thi cử. Không bao che cho hành vi quay cóp của bạn.

Viết trên giấy




TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

, ngày…….tháng 8 năm 2022

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)



Kết nối tri thức trong môn địa lý là một phần quan trọng trong quá trình học tập. “Phụ Lục 1 Môn Địa Lí Lớp 7 Kết Nối Tri Thức” giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự tương quan giữa các yếu tố địa lý, như tác động của địa hình đến môi trường sống, hoặc tác động của con người đến đa dạng sinh học. Nó cũng khơi nguồn sự tò mò và khám phá, khuyến khích học sinh tự tìm hiểu và tạo liên kết giữa các kiến thức địa lý với thực tế xung quanh.

Ngoài Phụ Lục 1 Môn Địa Lí Lớp 7 Kết Nối Tri Thức thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm