Phân tích hạnh phúc của một tang gia | Ngữ văn 11
Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Mục lục
Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu cho xu hướng hiện thực hóa phê phán kịch liệt xã hội tư sản thành thị trước năm 1945 là tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi tài liệu học tập dưới đây của Trangtailieu.com, bài viết sẽ cung cấp cho quý bạn đọc mẫu phân tích Hạnh phúc của một tang gia chọn lọc hay nhất.
Tìm hiểu về Hạnh phúc của một tang gia
1. Tiểu sử
– Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.
– Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó và sớm mồ côi cha nên phải thôi học sớm.
– Sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông phải đi làm kiếm sống, nhưng chẳng bao lâu thì mất việc.
– Từ đó, ông sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn, chuyên nghiệp.
– Khoảng năm 1937 – 1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có điều kiện để chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
– Ông để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, tiêu biểu như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người,…
b. Phong cách nghệ thuật
– Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”.
– Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.
Tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia
1. Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ Tổ, từ khi cụ ngấp ngoải chết đến khi chết thật. Chuyện nhặng xị bắt đầu cũng xảy ra từ khi ông cụ mất và câu chuyện cũng chỉ có ý nghĩa từ giây phút này. Cụ chết để lại cho con cháu cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa Tây nửa ta và những trò “mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh. Cái đám ma to tát cụ Tổ là một cuộc diễu hành của buổi lễ hội di động bằng mọi trò hề của tầng lớp trung thượng lưu. Qua đoạn trích, tác giả đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức lẫn truyền thống của những kẻ sống núp dưới gót giầy thực dân xâm lược, là bức tranh toàn cảnh của xã hội đương thời đầy thối nát lúc bấy giờ.
2. Tìm hiểu chung Hạnh phúc của một tang gia
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
– Tiểu thuyết Số đỏ được viết và đăng báo năm 1936, in thành sách năm 1938.
– Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết này.
b. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “cho Tuyết vậy”): Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời
– Phần 2 (tiếp đến “đám cứ đi”): cảnh đám ma gương mẫu
– Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt
3. Tìm hiểu chi tiết
a. Ý nghĩa nhan đề
– Nhan đề xuất hiện như một sự châm biếm, mỉa mai: tang gia mà lại hạnh phúc
– Nhan đề thể hiện sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tiếng cười bi hài: Một bên là sự tang thương, mất mát đáng lẽ phải đau buồn lại song hành với hạnh phúc, niềm vui.
→ Nhan đề đã dự báo một màn hài kịch sắp diễn ra với nhiều nghịch lý và những pha “cười ra nước mắt”.
b. Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ Tổ qua đời
* Nguyên nhân của tấn bi hài
– Cụ Tổ mất đi, di chúc được thực thi.
– Ước nguyện của mọi người trong gia đình được thực hiện.
* Những niềm hạnh phúc khác nhau trong gia đình
– Cụ cố Hồng
+ Mới chỉ 50 tuổi nhưng luôn ước mơ được gọi là cụ cố.
+ Nhắm mắt, tượng tưởng lúc “mặc áo xô gai trắng lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo.”
→ Đây là nhân vật điển hình cho sự ngu dốt và háo danh.
– Ông Văn Minh được dịp quảng cáo, kiếm tiền.
– Bà Văn Minh có dịp mặc những bộ xô gai tân thời và lăng xê những bộ y phục táo bạo.
– Cô Tuyết thì được mặc bộ y phục ngây thơ.
– Ông Phán mọc sừng tin rằng “đôi sừng” có giá trị của mình sẽ được trả công.
– Cậu Tú Tân thì có dịp khoe tài chụp ảnh.
* Hạnh phúc lan ra cả những người bên ngoài
– Xuân tóc đỏ có uy tín ngày càng cao.
– Bạn bè cụ cố Hồng có dịp khoe huân chương, râu ria
– Cảnh binh sung sướng vì có việc làm
– Đám trai thanh gái lịch có dịp hẹn hò tình tứ, “chim chuột nhau”.
– Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng vênh váo”
c. Cảnh đám ma “gương mẫu”
* Không khí: Hỗn loạn
– Như một đám hội, đám rước
– Tổ chức linh đình theo cả lối Tây, Tầu, Ta: “có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng….”
* Các nhân vật trong đám tang
– Trong đám ma cụ Tổ, cô Tuyết mặc bộ trang phục “ngây thơ“ để cả thiên hạ biết cô chưa đánh mất chữ trinh.
– Xuân tóc đỏ khiến cụ Tổ chết lại được chào đón trịnh trọng.
– Cậu Tú Tân thể hiện trình độ chụp ảnh bằng cách nhảy lên những ngôi mộ khác.
– Sư cụ Tăng Phú vênh váo vì sẽ có người nghĩ cụ có chiến công hiển hách “lật đổ Phật giáo”.
– Đám con cháu là ê kíp đạo diễn, diễn viên, nhiếp ảnh tài ba.
– “Đám cứ đi” và nam nữ cứ “chim nhau, cười tình với nhau”
* Cảnh hạ huyệt:
– Cụ cố Hồng mếu máo khóc ngất đi “Hứt, hứt, hứt”
– Ông Phán mọc sừng dúi tiền vào tay Xuân tóc đỏ.
→ Đám tang trở thành trò diễn bịp bợm, lố bịch và lố lăng, đồi bại.
d. Giá trị nội dung
Tác giả tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Miêu tả cái “đám cứ đi”, nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu. Từ đó nhà văn đả kích châm biếm sâu cay, thâm thuý những thói xấu xa của xã hội đương thời.
e. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:
+ Cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to
+ Cảnh cậu Tú Tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình
+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân
– Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
– Giọng văn mỉa mai, thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
– Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.
Sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia
Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia
Với bút pháp trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần chân tướng của tầng lớp tư sản thành thị chỉ biết chạy theo đồng tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng đồi bại mà đánh mất tất cả lương tâm và bản chất tốt đẹp của con người. Hạnh phúc của một tang gia qua mỗi chân dung, mỗi tên gọi là bức tranh biếm họa về lối sống ấy. Đoạn trích này cùng với tác phẩm số đỏ đã cho ta thấy Vũ Trọng Phụng đúng là một cây bút hiện thực trào phúng xuất sắc của nền văn học trào phúng 1930 – 1945. Để cảm nhận sâu sắc và dễ dàng nắm được những nội dung chính của bài học, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Hạnh phúc của một tang gia.
Bài tập minh họa Hạnh phúc của một tang gia
ĐỀ: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” (trích tiểu thuyết “Số đỏ”).
Dàn ý phân tích Hạnh phúc của một tang gia
Mở bài:
- Thân bài
- Những biểu hiện của nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
- Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thể hiện ở các phương diện: xây dựng tình huống trào phúng, vẽ các chân dung biếm họa, ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng.
- Tình huống trào phúng:
- Thể hiện ngay từ nhan đề của đoạn trích (mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia, qua đó toát lên ý nghĩa châm biếm, tố cáo),
- Thể hiện trong cảnh chuẩn bị cho đám tang và cảnh đưa đám.
- Tình huống trào phúng:
- Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thể hiện ở các phương diện: xây dựng tình huống trào phúng, vẽ các chân dung biếm họa, ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng.
- Chân dung biếm họa:
- Chân dung biếm họa tập thể: những người đến viếng đám tang chỉ để khoe bản thân, những người đưa đám chỉ chim chọc nhau…
- Chân dung biếm họa cá nhân được“quay” cận cảnh: cố Hồng, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, cô Tuyết,… ⇒ Những bức chân dung thần tình ấy đã lột tả rõ những niềm hạnh phúc ích kỉ, để tiện mà mỗi người tìm thấy trên cái thây ma của cụ cố Tổ.
- Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng: cách tả người, cách tả cảnh, cách kể chuyện đầy ấn tượng và toát lên tiếng cười châm biếm mạnh mẽ
- Về cách dùng từ:
- Cách gọi tên sự vật như: lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, kèn bú dích, Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh,…
- Cách đặt tên nhân vật như: Typn, Min Đơ, Min Toa, ông Phán dây thép (Phán mọc sừng), Xuân Tóc Đỏ,…
- Cách diễn đạt vừa vô lí, vừa có lí: phải chết một cách bình tĩnh, hai cái tội nhỏ (tội tố cáo và tội quyến rũ), một cái ơn to (“tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết”)
- Về cách dùng từ:
- Về cách đặt câu: Gồm những câu văn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, nghịch lí, lộn sòng thật – giả, tốt – xấu như: “bầy con cháy chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ…”; “họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa ma”…
- Về cách dựng đoạn: Có những đoạn kết hợp đan xen miêu tả viễn cảnh (“Đám đưa đi…”) với cận cảnh (đặc tả, phóng to những chi tiết về người, về lễ vật, nhạc khí, những câu nói ý nhị với tất cả cái nhố nhăng, bát nháo, rởm đời của đám tang) ở gần cuối đoạn trích.
- Về cách tạo giọng văn:
- Đáng chú ý là lối xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược thâm thúy như: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho…” ; “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “Tang gia ai cũng vui vẻ cả”.
- Nhiều đoạn có giọng văn hài hước sâu sắc, thú vị: “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng”; “Ông chỉ phiền nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải… Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to… Làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”.
- Tác dụng của nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
- Tạo nên tiếng cười trào phúng sâu sắc, ý vị, gây ấn tượng mạnh mẽ nơi người đọc.
- Tập trung phê phán thói háo danh, hám lợi, thói hợm hĩnh, giả tạo, rởm đời, vô nghĩa lí và bao trùm là thói đạo đức giả. Toàn cảnh đám tang là một trò diễn lớn.
- Những biểu hiện của nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
- Kết bài
- Đánh giá của bản thân về cách sử dụng nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích
- So sánh, trình bày cảm nhận riêng của bản thân.
Top 5 bài phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
Phân tích Hạnh phúc của một tang gia – Mẫu 1
Bước qua những trang cổ tích nhẹ nhàng, êm ái của Thạch Lam, đắm chìm trong những bi thương, mất mát của những cuộc đời như tấm vải rách chẳng còn vẹn nguyên trong những trang văn của Nam Cao, ta cùng quay trở về hiện thực lố lăng của xã hội thành thị Việt Nam giai đoạn những năm 1930 – 1945. Một xã hội trong lớp vỏ văn minh ” âu hóa” bao trùm lên những trò đời kệch cỡm, nhảm nhí. Trong cái xã hội nhiều phương Tây – Ta, bằng ngòi bút của mình, Vũ Trọng Phụng đã tung ra hàng loạt những tiếng cười mang đậm sắc thái phê phán ẩn náu sau những tình huống đầy mâu thuẫn của “Số đỏ” mà điển hình là tác phẩm ‘Hạnh phúc của một tang gia”
Vũ Trọng Phụng được biết đến là một nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Những sáng tác của ông đều đóng góp cho văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám một diện mạo hoàn toàn mới lạ. Hầu hết các tác phẩm của ông chúng ta đều thấy rõ ý thức bênh vực người lao động, chính ngòi bút trào phúng sắc sảo đã vạch trần bản chất của những cái xấu xa, cái ác, bẩn thỉu của một xã hội cũ. Có thể nói ông đã hiểu thấu cái xã hội ngày ấy qua từng trang viết. Những tác phẩm của ông đều được coi là những thước phim vượt thời gian. Trong các tác phẩm của ông trào phúng là một điểm sáng đặc biệt và đây cũng là sở trường của ông tạo nên sức hút về nghệ thuật cũng như nội dung. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đó chính là tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”, được sáng tác vào năm 1936 và in thành sách vào năm 1938.
“Số đỏ” là tiểu thuyết kể về nhân vật chính Xuân tóc đỏ, một kẻ bị coi là hạ lưu nhưng bằng lời nói dối ngọt ngào và thủ đoạn mưu mô đã nhảy lên được tầng lớp thượng lưu danh giá của xã hội Âu hóa lúc bấy giờ. Qua đó nhà văn đã phê phán những con người nhố nhăng trong xã hội buổi giao thời Đông Tây hỗn loạn.
“Hạnh phúc của một tang gia” là câu chuyện xoay quanh nhân vật của một người chết là cụ Cố tổ đã ngoài 80 tuổi. Sự ra đi của cụ Cố tổ là niềm hạnh phúc của đại gia đình, từ vợ chồng ông Văn Minh, ông Phán, cậu Tú Tân đến cô Tuyết cùng với một đám con cháu, ai ai cũng vui mừng vì cái chết của cụ Cố tổ. Từ giây phút ông cụ mất, đám con cháu của cụ được dịp khoe mẽ với hàng xóm xung quanh. Đám ma được cử hành theo nghi thức hiện đại của xã hội thượng lưu phương Tây. Những thế hệ con cháu mang danh hiếu thảo trong đám tang của cụ đã mặc những bộ trang phục Âu hóa nửa tây nửa ta, những trò “mèo mả gà đồng” của dâu con những người xung quanh đó. Người đi đưa tang ai cũng làm ra vẻ mặt nghiêm chỉnh buồn rầu nhưng lại bàn bạc đủ chuyện trên đời: chuyện vợ con,nhà cửa… Trong cảnh hạ huyệt, cậu Tú Tân hướng dẫn mọi người chi tiết trong cách bố trí chụp từng bức hình. Đám ma của cụ Cố tổ chính là cuộc diễu hành được sử dụng mọi trò hề của tầng lớp thượng lưu. Qua đoạn trích này tác giả đã phơi bày những trò lố lăng, phi đạo đức lẫn truyền thống của kẻ sống núp dưới gót giày của bọn thực dân xâm lược, một bức tranh toàn cảnh của xã hội đương thời mục rữa, thối nát.
Điều đầu tiên mà chúng ta cảm nhận được ngay đó chính là tiêu đề của tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”. Ta như cảm nhận được rằng đây chính là mâu thuẫn và nực cười của câu chuyện. Trong nhà có tang, đám đang luôn gắn liền với sự mất mát, đau thương nhưng trong đoạn trích này sự đau thương đã được thay thế bằng niềm hạnh phúc, cảm giác như đây là điều mà họ mong chờ, khao khát từ lâu và nay đã trở thành hiện thực.
Khi trong nhà có tang thì ông Phán mọc sừng lúc này lại cảm thấy hạnh phúc vì được thêm số tiền, đó chính là vài nghìn đồng bù khoản bị vợ cắm sừng. Và chính con trai của cụ – cụ Cố Hồng cũng nhắm mắt mơ màng đến cái lúc cụ mặc áo gai, lụ khụ chống gậy, để cho thiên hạ thấy được sự đau khổ và cũng để họ chỉ trỏ để khen một cái đám ma như thế một cái gậy như thế. Ông Văn Minh lại rất thích thú với cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không phải là lý thuyết viển vông nữa. Cậu Tú Tân lại sướng điên người lên, vì chỉ có lúc này mới có thể trổ tài chụp ảnh, trong khi đó thì bà Văn Minh nôn nao chờ lăng xê những kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa. Cô Tuyết lai thêm vui mừng khi lại có dịp khoe với thiên hạ cái cơ thể gợi cảm qua làn áo tang mỏng manh kia như thể nói rằng ‘ chưa đến nỗi đánh mất chữ trinh”. Dường như mọi thứ hạnh phúc cứ thế mà tuôn ra, trào ra khó dấu diếm.
Tất cả mọi người trong gia đình đều coi đây chính là một dịp may, không những thế nó còn là dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn,thực hiện được ý đồ riêng tư của đời mình. Chính đám con cháu vô tâm, bất hiếu ấy ai cũng sung sướng thỏa thích ngay trong đám tang của gia đình mình. Trong ” Hạnh phúc của một tang gia” ta thấy được sự đi ngược với lẽ đời khi có những niềm hân hoan, hạnh phúc từ chính những đứa con, đứa cháu trước sự mất mát đau thương. Sử dụng đồng thời cặp từ ‘ Hạnh phúc” và “tang gia” mang lại một hàm ý trái ngược nhau như tiếng cười chua chát, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện rõ đặc sắc trào phúng ở đây.
Không có bất kì một sự thương xót nào, trong đám tang chỉ toàn không khí hoan hỷ, mỗi người đều mang trong mình những niềm vui riêng. Sự biến chất về nhân cách trong đại gia đình này thể hiện ở tâm thế chúng là chờ đợi để được chia phần khối gia sản kếch xù kia “Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm”.
Cái chết nhưng mang lại niềm vui cho mọi người bởi tất cả tồn đọng bên trong những kẻ đó chẳng còn nhân tính nữa. Niềm vui sướng qua mỗi nhân vật được biến tấu muôn hình vạn trạng.
Có lẽ niềm vui đầu tiên phải kể đến nhân vật cụ Cố Hồng, ông chờ đợi sự trọng vọng về tuổi tác của tất cả mọi người đối với mình thể hiện qua cách xưng hô “cụ Hồng”. Cụ Cố tổ mất, đồng nghĩa với với việc con ” giai nhớn” là cụ Hồng trở thành người có quyền lực nhất trong nhà.Tuy vẫn còn trẻ, chưa đến tuổi thọ nhưng ông có tham vọng là được mọi người gọi bằng cụ, ông thích được mọi người trong gia đình và xã hội trọng vọng, kính nể. Niềm vui của ông là được diễn trò già yếu trước bàn dân thiên hạ cùng với sự mơ mộng được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo để được mọi người nghĩ “Úi giời con giai nhớn đã già thế kia”. Chỉ vì muốn được gọi là “cụ” mà ông muốn bố mình mất đi – một lí do hết sức khôi hài nhưng khi đi sâu vào đoạn trích ta còn thấy được những lý do hài hước khác nữa.
Ông Văn Minh còn vui mừng hơn vì cái chúc thư của cụ tổ để lại đến nay khi cụ mất đã được đem ra thực hành. Đây có lẽ là thời khắc mà ông đã chờ đợi từ rất lâu rồi bởi cái gia tài mà cụ để lại cho con cháu bây giờ mới được thực hiện, nó khiến đứa cháu trai này đứng ngồi không yên, trông đợi từng giây, từng phút. Đây có lẽ cũng là tâm lý chung của đám con cháu trong gia đình thượng lưu này, bởi thứ họ quan tâm hàng đầu là liệu bản thân sẽ được bao nhiêu trong bức chúc thư kia. Một đứa cháu với dã tâm về món hời tài sản trước mắt từng chút chút một đã bóp méo nhân tính vốn có của mình.
Trong khi đó thì bà Văn Minh lại dùng đám tang của cụ Cố phục vụ cho việc quảng bá hiệu may của mình. Trong đám tang bà trưng bày những mốt áo tang mới nhất, những người trong gia đình cũng diện những mốt áo tang cách tân ấy, đi đi lại lại trong đám tang ắt hẳn sẽ thu hút được ánh nhìn của đám thượng lưu. Đám tang này là một đám tang sang trọng và tầm cỡ, nhất định sẽ có nhiều tầng lớp thượng lưu tới tham dự,chính vì thế mà bà Văn Minh đã nhân cơ hội đó để trình diễn bộ sưu tập của hiệu may Âu hóa.
Còn cô Tuyết – con gái út của cụ Cố thì lại diện những bộ y phục mốt nhất trước tất cả mọi người. Bộ y phục với tên gọi “Ngây thơ” được miêu tả “cái áo dài voan mỏng trong cóc – sê. trông như hở cả nửa nách và vú”. Bộ trang phục lệch lạc đã làm mất đi sự tôn nghiêm cần có của một đám tang. Mang tiếng là bộ y phục như khẳng định bản thân vẫn còn trinh tiết nhưng lại trở thành sự phỉ báng, không tôn trọng người đã mất.
Cậu Tú Tân lại được dịp sướng điên người lên vì sử dụng chiếc máy ảnh từ lâu đã không có dịp dùng đến. Trông có vẻ tất bật, cậu chạy đi chạy lại khua chân múa tay yêu cầu mọi người thể hiện kiểu này, kiểu khác. Một sự vô tâm, thờ ơ với người đã khuất bởi đứa cháu trai bất hiếu.
Hay chính ông Phán mọc sừng cũng vui mừng vì trên đầu mình mọc sừng sẽ được hưởng nhiều tiền hơn sau khi đám ma kết thúc. Ông vừa có thể công khai cho gia đình nhà vợ một cách hãnh diện rằng mình là một người chồng bị cắm sừng, lại vừa có thể vạch trần cô Hoàng Hôn lăng loàn. Một người nữa có lẽ hạnh phúc nhất khi cụ Cố mất có lẽ là Xuân tóc đỏ danh dự của hắn ngày càng tăng vọt, ngày càng đáng tin hơn, uy tín hơn.
Đối với bạn của cụ Cố Hồng, đây lại là cơ hội trưng diện các kiểu râu và các loại mề đay, “Bắc Đẩu Bội Tinh, Long Bội Tinh, Cao Mên Bội Tinh, Vạn Tượng Bội Tinh..” Không phải bỗng dưng mà trời cho cơ hội để khoe mẽ, giờ đây tất cả mọi người sẽ phải nhìn vào mà trầm trồ.
Không chỉ có người nhà của cụ Cố tổ sung sướng ra mặt mà những người ở đây cũng góp phần vào niềm hạnh phúc của gia đình thượng lưu này. Là đám tang nhưng lại có kiệu bát cống, có lợn quay che lọng chẳng khác nào một đám hỷ? Hay có cả kèn ta, kèn tây của sự lố bịch Âu hóa. Hay chính đám ma này chính là cơ hội cho những ” nam thanh nữ tú” “mèo mả gà đồng” “Chim cò” nhau. Thật đáng xấu hổ, đáng lên án thay.
Có lẽ cảnh hạ huyệt là lúc hội tụ đầy đủ nhất sự giả dối và vô đạo đức thể hiện sự bi hài và bất lương của đám con cháu trong nhà. Vũ Trọng Phụng đã miêu tả trong cái khung cảnh ấy, một khung cảnh đầy ‘ưu thương” đã hiện lên hình ảnh những kẻ thối nát lúc bấy giờ. Cậu Tú Tân đóng vai trò là một đạo diễn trong tấn bi hài kịch này, để thỏa mãn đam mê chụp ảnh của mình cậu đã ” bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc còng lưng, hoặc lau nước mắt như thế này thế nọ”. Quá quắt hơn là bạn bè của cậu còn nhảy lên cả những ngôi mộ xung quanh, nhiệt tình chọn những góc chụp đẹp. Tấn bi hài khiến người đọc phải cười ra nước mắt khi biến nơi hạ huyệt thành sàn diễn, sân khấu, thứ tình cảm tiếc hương người chết chỉ là trì diễn xuất lố bịch chứ không phải xuất phát từ thứ tình cảm đau xót, tiếc thương. Cụ Cố Hồng thì “ho khạc mếu máo và ngất đi”, trong khi bố vừa mất ông chỉ nghĩ đến tiền và danh dự của bản thân thì bây giờ việc khóc lóc và ngất xỉu trước lúc tiễn biệt người bố lần cuối thì đây cũng chỉ là trò diễn hài. Đây là chi tiết tô đậm sự bất hiếu của kẻ được coi là người đứng đầu trong gia đình, lúc đó vẫn còn có tiếng khóc lớn nhất bật lên từ ông Phán mọc sừng, ông ta tỏ ra vô cùng đau khổ, ông ” oặt người đi, khóc mãi không thôi”. Ông ta chính là người gián tiếp gây ra cái chết của cụ Cố tổ và tiếng khóc “hứt, hứt” của ông khiến mọi người xung quanh phải chú ý đến. Thấy ông Phán khóc đến nỗi oặt cả người thì Xuân đã đến đỡ ông để ông không ngã, tiếng khóc của ông suy cho cùng chẳng phải là tiếng khóc của sự tiếc thương đau đơn mà chẳng qua chỉ là đang kìm nén niềm hạnh phúc đằng sau. Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã cận cảnh lia vào từng góc khuất phía sau cái áo tang tân thời, phơi bày toàn bộ sự lừa lọc, nhẫn tâm, vô nhân tính của đám con cháu bất hiếu. Đám tang diễn ra như một vở hài kịch mà diễn viên chính là đám con cháu vô nhân tính này. Cách tạo dựng tình huống vô cùng độc đáo trái với đạo lí, phong tục. Một đám tang ngập tràn trong hạnh phúc, vui sướng mà không hề có chút tiếc thương đau buồn nào cả. Qua đây Vũ Trọng Phụng cũng đã nói lên tất cả sự lố bịch vô đạo đức cả cái xã hội thượng lưu nửa thuộc địa phong kiến đương thời và trào lưu Âu hóa.
Từ cách đặt tên cho nhan đề, tên nhân vật, cách so sánh, đến cách đặt câu hỏi… đều đậm chất nét bút trào phúng, châm biếm. Một tác phẩm văn học ví như chiếc gương khổng lồ soi chiếu và phản ánh xã hội. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là một ví dụ điển hình. Tác giả đã không ngần ngại mà phanh phui toàn bộ những bộ mặt xấu xa, thối nát của xã hội Việt Nam đương thời. Những con thú đội lốt người thi nhau bàn về “văn minh”, “âu hóa” nhưng bên trong tâm hồn lại thối rữa, mục nát. Cái xã hội mất nhân tính ấy được Vũ Trọng Phụng dựng lên bằng thủ pháp đối lập giữ bên ngoài và bên trong con người để từ đó phát ra tiếng cười mỉa mai, sâu cay. Trước đây không lâu thì Trần Tế Xương cũng đã khóc – cười cho xã hội truyền thống Việt Nam điên đảo qua bài thơ “Mồng hai tết viếng cô Kí”.
Rất đỗi thành công ở nét bút trào phúng độc đáo phần nào đã là nên tên tuổi của tác phẩm. Ông đã lộn trái và bóc trần lớp vỏ “văn minh” lộ ra bản chất xấu xa của tầng lớp thượng lưu tư sản. Đồng thời tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội nước ta trước cách mạng, một xã hội thật giả lẫn lộn, nơi một gia đình băng hoại về đạo đức lại được coi là chuẩn mực về nề nếp.
Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.
Phân tích Hạnh phúc của một tang gia – Mẫu 2
Vũ Trọng Phụng – cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông sáng tác trên nhiều mảng như tiểu thuyết, phóng sự, … ở mảng nào ông cũng thể hiện tài năng quan sát bậc thầy của mình về hiện thực xã hội Việt Nam thời kì trước cách mạng. Trong hệ thống tác phẩm đó, nổi bật nhất phải kể đến Số đỏ – thiên tiểu thuyết có thể làm vinh dự cho bất cứ nền văn học nào. Nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là trong trích đoạn “Hạnh phúc một tang gia”.
“Hạnh phúc một tang gia” được trích từ chương XV khi Xuân Tóc Đỏ làm cụ cố tổ chết. Một đáng tang long trọng, đầy bối rối, “hạnh phúc” của đám con cháu trước cái chết của người thân trong gia đình. Với khung cảnh đám ma, Vũ Trọng Phụng đã lột trần bản chất xấu xa, “chó đểu” của lũ con cháu cũng như xã hội đương thời.
Ngay từ nhan đề của văn bản đã cho thấy sự mâu thuẫn, trào phúng. Hạnh phúc vốn là trạng thái tâm lí khi con người được thỏa mãn một mong muốn, một nhu cầu nào đó của bản thân. Còn tang gia là khi gia đình đó có người mất, không khí bao trùm sẽ là sự u ám, buồn thương, tang tóc. Khi kết hợp hai yếu tố này lại khiến cho người đọc bất ngờ, ngỡ ngàng về một hạnh phúc quái dị của gia đình cụ cố Hồng.
Cái chết của cụ cố tổ không những không làm họ đau buồn, mà con đem đến niềm vui vô hạnh, niềm hạnh phúc to lớn cho đám con cháu. Bởi khi cụ cố tổ chết, tất cả đám con cháu sẽ được chia gia tài: “Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “thành ra tang gia ai cũng vui vẻ cả” “người ta tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, thuê kèn đám ma”. Một không khí tưng bừng, rộn rã, tươi vui bao trùm lên đám tang, mà người ta cứ ngỡ như nhà có việc hỉ.
Đấy là niềm vui chung, còn mỗi thành viên trong gia đình lại có niềm vui khác riêng cho mình. Cụ cố Hồng có được cơ hội ngàn năm để diễn trò già nua trước đám đông, để cho thiên hạ chỉ trỏ khen mình là già, để thể hiện gia đình mình có phúc lớn. Đồng thời đây cũng là cơ hội để tỏ lòng hiếu thảo với cha mình, thông qua việc tổ chức đám ma thật to, thật hoành tráng. Còn cụ bà vui mừng vì tổ chức được cho cha một đám ma danh giá nhờ có sự xuất hiện của sư cụ Tăng Phú. Niềm vui của bà Văn Minh thật đơn giản đó là được mặc bộ đồ xô gai tân thời, để giúp bà lăng xê những mẫu thời trang tang lễ của tiệm may Âu hóa. Bà Văn Minh đã gián tiếp thực hiện mục đích biến đám tang thành sàn biểu diễn thời trang. Còn ông Phán mọc sừng không ngờ đôi sừng trên đầu mình lại có giá trị to lớn đến thế, ngoài tiền được chia gia tài còn được chia thêm tiền đền bù danh dự, vậy là kế hoạch đào mỏ của ông đã thành công. Nhưng còn những trẻ tuổi như Tuyết hay cậu Tú Tân lại có niềm vui rất đơn giản: Tuyết có dịp được mặc bộ trang phục tang lễ ngây thơ để chứng minh với thiên hạ mình là người không hư hỏng; còn cậu Tú Tân vui mừng vì có dịp được dùng cái máy ảnh mới mua, được thỏa mãn sở thích chụp ảnh, thể hiện tài nghệ chụp ảnh.
Không chỉ người trong nhà vui, mà những người ngoài cũng tìm được niềm hạnh phúc trong đám tang cụ cố tổ. Đối với ông TYPN đám tang là dịp để những mẫu thiết kế của ông ra mắt công chúng và ông trông chờ sự phản hồi của dư luận ra sao. Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa sung sướng cực điểm vì đang lúc không có việc để làm thì được thuê trông giữ đám ma. Với Xuân Tóc Đỏ đám tang này giúp y củng cố địa vị của mình ở xã hội thượng lưu và được ông Phán mọc sừng thanh toán nốt năm đồng còn lại. Còn hàng phố, những người xung quanh thì vui sướng khi được xem đám tang to tát, linh đình; được xem những màn trình diễn thời trang miễn phí. Tất cả mọi người đều có niềm hạnh phúc riêng. Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút châm biếm, đả kích sâu cay của mình để vạch trần bộ mặt thật của xã hội thượng lưu đương thời: vô đạo, không có lương tâm.
Cảnh đám tang lại là sự pha tạp Tây, Tàu lẫn lộn: tiếng kèn xuân nữ não nùng, tiếng lốc bốc xoảng và bú dích, tiếng Ta, kèn Tây lần lượt thi nhau rộ lên. Đám tang to tát, đi đến đâu làm huyện nào đến đó nhưng không có chút tình người. Người đưa tiễn thì tranh thủ khoe khuân chương, đám trai gái thì trêu ghẹo, đùa cợt với nhau. Điệp khúc “đám cứ đi” điệp đi điệp lại cho thấy đám đông vô tình, vô nghĩa. Tác giả đã một lần nữa vạch trần bộ mặt xã hội thượng lưu thành thị.
Cảnh hạ huyệt càng trở nên nực cười hơn nữa. Những người thân thì tạo dáng chụp ảnh, cậu Tú Tân ép mọi người tạo đủ tư thế sao cho thật đau khổ để cậu chụp được những bức ảnh để đời. Ông Phán mọc sừng và Xuân Tóc đỏ lại là những diễn viên đại tài, trong khi đóng kịch khóc thương cụ cố tỏ đã kịp tiến hành một cuộc trao đổi, mua bán với Xuân Tóc Đỏ: “ông Phán cứ khóc oặt người đi, mãi không thôi” “chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư” … Cảnh hạ huyệt đã một lần nữa vạch trần bộ mặt giả dối, đểu cáng của lũ con cháu.
Tác phẩm tạo được tình huống trào phúng đặc sắc, từ cái chết của cụ cố tổ và đám ma to tát lũ con cháu tổ chức đã vạch trần bộ mặt xấu xa của đám con cháu cũng như những kẻ bên ngoài gia đình. Ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng đặc sắc: “Thật là một đám ma to tát”, “chết một cách bình tĩnh” “hai cái tội nhỏ một cái ơn to”,… Cách so sánh hài hước: Từ chối việc chạy chữa như những vị danh y biết tự trọng… Sử dụng những chi tiết đối lập gay gắt nhưng cùng tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng để từ đó làm bật lên tiếng cười. Ngoài ra các thủ pháp cường điệu, nói ngược, những lời bình luận hài hước được vận dụng linh hoạt làm bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Qua đoạn trích Hạnh phúc một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần, phê phán bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị đương thời thông qua hình ảnh của một gia đình có tang. Réo lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người Việt Nam cả hôm qua và ngày nay. Đồng thời qua trích đoạn cũng thấy được tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng qua tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu châm biếm, trào phúng đặc sắc.
Phân tích Hạnh phúc của một tang gia – Mẫu 3
Thành công đặc biệt về phóng sự nhưng tác phẩm để lại dư âm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng lại thuộc thể loại tiểu thuyết và đó là “Số đỏ”, tác phẩm từng được đánh giá là tiểu thuyết trào phúng “vô tiền khoáng hậu” ở Việt Nam. Tác phẩm đã tái hiện một bức tranh hiện thực lớn thông qua gia đình cụ cố Hồng. Đỉnh cao của nghệ thuật trào phúng và cũng là biểu hiện căm giận lớn nhất của nhà văn đối với xã hội đạo đức giả được tập trung thể hiện ở đoạn miêu tả đám tang của gia đình cụ cố Hồng, đó là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. Nguyên văn tên chương XV là “Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu”. Ngay tên nhan đề đã thể hiện tính chất trào phúng. Tình huống để tạo nên tính trào phúng thường là những tình huống có mâu thuẫn và bất bình thường, càng bất thường thì càng trào phúng.
Keo kiệt bất thường như Grăng-đê (ơ-giê-ni Grăng-đê, Ban-dắc), ích kỉ như Đờ-la-chu-sơ (Trường học làm vợ, Mô-li-e), bất hiếu như đứa con (Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Nguyễn Công Hoan),… là những mâu thuẫn tạo nên tính chất trào phúng. Cũng theo nguyên tắc tạo tình huống trào phúng ấy, nhưng cao tay hơn, Vũ Trọng Phụng tạo mâu thuẫn trào phúng có một không hai và thể hiện ngay ở tên gọi. “Hạnh phúc của một tang gia” là một mâu thuẫn rõ ràng và không cần giải thích tại sao. Hạnh phúc là khi người ta được thoả mãn nhu cầu nào đó, khi thực hiện được mong muốn của bản thân. Tang gia thì bao giờ cũng đau đớn. Một người thân mất đi là nỗi đau “sinh li tử biệt” của cả đại gia đình. Thế nhưng, thật ngược đời, cái chết của cụ cố tổ lại mang đến hạnh phúc cho cả một đại gia đình, mà lại là một gia đình danh giá, đại diện cho cả một nền văn minh. Kết hợp một trạng thái tâm lí với một hiện tượng hoàn toàn cách xa nhau, nhà văn đã tạo nên một tình huống gây cười độc đáo, gây cười mà chua xót, đắng cay.
Cái chết của cụ cố tổ là tình huống đắc địa và cay nghiệt khi được dùng để thể hiện sự đại bất hiếu của đám con cháu. Giá chỉ một người hạnh phúc đã đành, ở đây lại là cả một tang gia hạnh phúc. Cái chết này đã được đám con cháu mong đợi từ rất lâu vì rất nhiều lí do khác nhau. Sốt ruột, không thể chờ đợi lâu hơn, chúng đã thuê người can thiệp để cái chết đến nhanh hơn. Chúng thuê hai thầy lang băm có nhiều thành tích giết người nhất đến chữa bệnh và cả Xuân Tóc Đỏ đến giết chết cụ cố tổ bằng những lời tố cáo cháu gái cụ đã hư hỏng. Người cuối cùng trong gia đình còn biết xấu hổ khi danh dự gia đình bị hoen ố đã ra đi nhờ sự can thiệp nhiệt tình và hiệu quả của đám con cháu. Sự bất hiếu của hai cô con gái lão Gô-ri-ô đã không thể tha thứ nhưng sự bất hiếu của đám con cháu văn minh của cụ cố Hồng còn đáng sợ hơn. Cha chết, hai cô con gái lão Gô-ri-ô không đến mà chỉ gửi đến hai chiếc xe có treo huy hiệu của nhà chồng. Còn đám con cháu kia thì rất tấp nập, nhộn nhịp, họ náo nức chuẩn bị. Trong đám tang, chúng cũng than khóc, nhưng than khóc một cách giả dối. Sự giả dối ấy mới là điều đáng bàn và là điều mà nhà văn rất chú ý miêu tả.
Nhà văn đã không bỏ phí một chi tiết nào. Liên tục và thường xuyên tạo tình huống gây cười và như vô tình làm lộ tẩy những điều xấu xa nhất của đám người vô đạo, học đòi văn minh rởm. Mỗi người một cách, nhà văn đã để cho họ thi nhau thực hiện mong ước của mình, thi nhau hưởng thụ niềm hạnh phúc mà họ mong đợi từ lâu. Niềm hạnh phúc lớn nhất, lâu bền nhất và chung nhất mà cái chết cụ cố tổ mang lại cho mọi thành viên trong gia đình là được thừa hưởng tài sản. Họ được chia tài sản và ai cũng được phần. Ngoài ra, mỗi người còn có một niềm hạnh phúc riêng, cả người trong gia đình và những người ngoài gia đình.
Trong gia đình, lớn tuổi nhất là cụ cố Hồng, con trai của người chết. Bố chết, cụ hạnh phúc vì được mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ, để mọi người nhìn vào cụ mà trầm trồ. Đợi phát phục, cụ “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai…”.
Còn đám con cháu, chúng la ó vì chưa thấy phát phục, chưa được thể hiện tài hoặc được diện những bộ đồ tang thời trang nhất mà chúng vừa sáng tạo ra để khai hoá văn minh. Đứng đầu là Văn Minh, cháu đích tôn của người chết. Ông lo lắng vì không biết đối xử với Xuân như thế nào cho phải bởi “Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to..Và nỗi lo trả ơn cho phải đạo với người đã giúp mình giết chết ông nội khiến Văn Minh có được bộ mặt rất hợp với gia đình “đương là tang gia bối rối”.
Đám cháu gái, cháu dâu thì hạnh phúc vì được mặc những bộ đồ xô gai thời trang, được khoe mình còn “một nửa chữ trinh” với những người đến đưa tang. Cậu tú Tân, cháu nội người chết, thì sung sướng vì được trổ tài chụp ảnh. Quả thật nực cười và cay đắng vì những hạnh phúc của đám con cháu. Nhà văn đã không thể không nói thẳng ra điều đó : “… một bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ cố tổ”. Chúng đúng là “một bầy” thú chứ không phải con người. Chắc phải chứng kiến những điều ngang tai trái mắt lắm nhà văn mới có cái nhìn và thái độ cay nghiệt như vậy.
Không chỉ bầy con cháu của gia đình vô đạo ấy được hưởng hạnh phúc mà những người xung quanh cũng có những niềm vui riêng. Trước hết là nhà chức trách – hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Đơ và Min Toa, “giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh bình này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm…” Những ông bạn của cụ cố Hồng, ngực đầy huân chương đến dự đám tang thì “ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng” khi “trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”. Bộ mặt của xã hội được đại diện bởi những gia đình như thế, những người cầm quyền như thế.
Những kẻ đi đưa đám thì tranh thủ chim chuột nhau, bình phẩm nhau. Cả một đám ma to, danh giá, không có lấy một người đau đớn hay buồn bã khi nghĩ đến người chết. Và cao điểm nữa của tình huống trào phúng chính là chi tiết cuối cùng của đoạn trích. Đó là hành động trả ơn Xuân của ông Phán mọc sừng. Đoạn văn kết thúc cảnh đám tang là đoạn văn rất điển hình cho văn phong trào phúng của Vũ Trọng Phụng, “Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm sư cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ xuất của khổ chủ”. Thản nhiên khi miêu tả đám tang, nhà văn đã ném vào cái “xã hội chó đểu” những lời chửi cay nghiệt nhất.
Khi miêu tả cảnh đám tang, nhà văn đã lặp lại điệp khúc “Đám cứ đi…”. Điệp khúc này có ý nghĩa châm biếm, hài hước. Một đám ma hỗn độn và hài hước, pha tạp đủ thứ, học đòi đủ kiểu để khoe khoang. Xe chở người chết cứ đi, người đưa cứ chim chuột nhau, con cháu cứ hưởng thụ niềm hạnh phúc sung sướng của mình. Mỗi người một tâm lí, một mục đích khác nhau, hội tụ lại để thực hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với người chết. Điểm nổi bật nhất và chung nhất của đám người này là sự giả dối, thói đạo đức giả.
Người ta vẫn đánh giá là Vũ Trọng Phụng nhìn đời bằng con mắt rất cay nghiệt. Bởi ông ghê sợ cái xã hội mà ông đang sống. Là người có đạo đức, sống có tình có nghĩa, nhà văn ghê sợ thói đạo đức giả. Thế giới nhân vật của Số đỏ rất đông đúc và phức tạp, nhưng họ có chung một điểm là giả dối. Chúng là những điển hình của xã hội đương thời, mà Xuân Tóc Đỏ là điển hình xuất sắc nhất. Tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích này nhưng sự có mặt của Xuân trong đám tang đã thể hiện được vai trò của nó. Nó xuất hiện đúng lúc và rất cao ngạo trên chiếc xe cùng đại diện báo Gỗ mõ làm đám tang danh giá hẳn lên. Nó láu lỉnh nên biết cách thể hiện mình rất đúng lúc.
Tự nhận mình là những người văn minh tiến bộ nhưng lối sống và cách ứng xử của đám con cháu gia đình cụ cố Hồng đã thể hiện chúng là bọn người vô đạo và lố lăng. Đó là một gia đình không còn lấy một người tử tế, một gia đình thối nát. Qua lối sống của một gia đình từ sản, nhà văn đã khái quát bộ mặt của xã hội Việt Nam trong một giai đoạn vô cùng phức tạp, giai đoạn có sự chuyển đổi mạnh mẽ về nhiều mặt do có sự giao lưu với văn hoá phương Tây. Một số người thuộc tầng lớp tư sản học đòi theo phương Tây nhưng học đòi theo kiểu “trọc phú”, học những cái lố lăng, vô văn hoá và kệch cỡm. Những lối xưng hô “toa”, “moa”, “ba”, “me” học đòi của lũ con cháu cụ cố Hồng khá phổ biến những năm ba bốn mươi ở thành thị Việt Nam. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã ghi lại một cách chi tiết và chân thực hiện thực xã hội, qua đó thể hiện thái độ phản ứng gay gắt của nhà văn đối với những biểu hiện tiêu cực của xã hội đương thời.
Là nhà văn rất thành công với thể loại phóng sự nên những sáng tác của Vũ Trọng Phụng luôn nóng hổi hơi thở thời đại. Đoạn trích cho thấy tài năng, bút pháp trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng. Nhà văn đã “lộn trái”, “bóc trần” lớp vỏ “văn minh”, làm lộ ra bản chất xấu xa cực độ của tầng lớp “thượng lưu” tư sản. Tiểu thuyết Số đỏ đã dựng lên một bức tranh quy mô, sinh động về xã hội thực dân tư sản với nhiều loại người, hạng người mà đặc điểm nổi bật là bịp bợm, dâm đãng, đua đòi một cách lố bịch. Tiểu thuyết số đỏ xứng đáng là cuốn sách “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải) ở giá trị phê phán hiện thực.
Phân tích Hạnh phúc của một tang gia – Mẫu 4
Vũ Trọng Phụng là trí thức Tây có tài năng và cá tính. Ông chính là người đã góp phần vào mảng trào phúng của văn học Việt chuyên lên án những hiện thực tối tắm và cái xấu xa của con người ở xã hội đương thời. Trong cuộc đời, ông đã cho ra rất nhiều tác phẩm hay nhưng nổi bật nhất là tiểu thuyết Số Đỏ.
Hạnh Phúc Của Một Tang Gia là đoạn trích từ tiểu thuyết Số Đỏ. Đoạn trích có tên đầy đủ là “Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cùng nói vào – Một đám ma gương mẫu”. Đây được xem là đoạn cao trào góp phần làm nên thành công của tiểu thuyết.
Chắc hẳn khi đọc tiêu đề “Hạnh phúc của một tang gia”, bất kỳ ai cũng sẽ rất tò mò. Vì sao “tang gia” lại đi kèm với hạnh phúc. Tang gia tức là gia đình có tang sự, có người mất. Theo lý lẽ thông thường thì mọi người đáng ra nên cảm thấy đau buồn. Hơn nữa, chứng kiến khung cảnh ấy, con người sẽ nảy sinh sự tiếc thương với người đã khuất. Thế nhưng, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lại dùng từ hạnh phúc để mô tả. Đám tang nhưng lại là cơ hội cho những con người khoe của. Đây còn là dịp để họ vui vẻ, cười đùa và tổ chức linh đình như ngày hội.
Tiêu đề đối lập gây sự tò mò ngay ban đầu chính là yếu tố gây nên sự cuốn hút của toàn đoạn trích. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được tầng lớp thượng lưu hám danh lợi. Con người ở xã hội đương thời dường như đã tha hóa chẳng còn để tâm đến tình người.
Qua đây chúng ta sẽ thấy rõ ràng được niềm vui của những người trong gia đình. Cái chết của cụ tổ chính là cái chết của sự ấm ức. Bởi vì, điều này được tất cả các thành viên mong chờ. Trong bối cảnh ấy, tác giả đã đưa vào nhân vật Xuân tóc đỏ như một cách làm nổi bật hơn sự ngang trái. Mặc dù các thành viên đều tỏ ra vô cùng đau xót, gào thét nhưng sự thật không như thế. Bên trong họ là sự vui mừng vì cụ tổ mất để lại gia tài đồ sộ.
Cụ cố Hồng con trai cả thì rất sung sướng. Bởi vì ông cho rằng, cha mất đi chính là cơ hội để bản thân tỏ ra sự già yếu và là người con hiếu thảo lo cho hậu sự. Như vậy, ông sẽ được nhiều người ca ngợi về tình yêu thương cha. Nhân vật này được tác giả khắc họa để chúng ta thấy được sự hám danh vô cùng ngu dốt trong xã hội phong kiến.
Ông Typn và Văn Minh thì lại vui mừng hơn cả vì được quảng cáo hàng của mình vào đám tang của ông nội. Họ muốn đưa nền văn minh Á Âu du nhập vào tầng lớp thượng lưu. Chưa dừng lại ở đó, họ còn muốn trả ơn của Xuân tóc đỏ. Như vậy, họ sẽ bịt miệng được hắn trước những tội ác của bản thân. Bà Văn Minh thì lại vui mừng vì được mặc đồ xô gai tân thời yêu thích. Tất cả những điều này đã cho chúng ta thấy được bản chất của những kẻ vô ơn bạc nghĩa không học thức. Song song với đó là hình ảnh cô Tuyết mặc bộ y phục ngây thơ với “cái áo dài voan mỏng trong có coóc-xê, trông như hở cả nách và nửa vú”. Đám tang là nơi cần phải ăn mặc kín đáo lịch sự thì cô Tuyết lại ăn mặc lố lăng. Cô tỏ ra mình là người hư hỏng, đã mất trinh trắng.
Cậu Tú Tân thì lại vui mừng vì một nguyên nhân khác. Cái máy ảnh đã mua nhưng chưa được dịp dùng. Chính nhờ món đồ này mà chúng ta đã thấy được những hình ảnh kịch hỡm trong đám tang của cụ cố tổ. Trong đó, cậu chính là người đạo diễn khiến cho tình tiết thêm phần lố bịch hơn. Ông Phán thì vui mừng vì nhờ cái sừng mà được hưởng thêm tiền. Còn nhân vật Xuân tóc đỏ thì được nhiều người biết đến hơn. Hơn nữa, hắn lại được tôn trọng hơn nhờ có công trong cái chết của cụ Tổ.
Cảnh đám tang theo lẽ thường tình sẽ mang không khí ảm đạm cùng với những nỗi đau buồn âm ỉ. Thế nhưng, trong “Số Đỏ” chúng ta lại thấy cảnh đám tang vô cùng nhốn nháo như lễ hội. Đám ma được tổ chức với đủ các lễ nghi từ Ta đến Tây, Tàu. Đám ma đi đến đâu lại gây huyên náo đến đó khiến cả thành phố trở nên ồn ào. Kèn ta, kèn Tây cùng kèn Tàu thi nhau rộn lên khiến đường phố như ngày hội.
Cảnh đám tang khiến người ta chán ghét hơn khi tiếng khóc xen lẫn những tiếng nói chuyện của người đi đưa đám. Một số người thì thầm về chuyện nhà cửa, con cái. Một số khác lại than thở về sắc đẹp, vóc dáng. Khung cảnh hỗn độn với vẻ mặt chẳng mấy đau thương còn khiến chúng ta cảm tưởng đây là đám rước. Những lời văn bỡn cợt của tác giả đã phần nào khiến cho chúng ta cảm nhận được sự thối nát trong nhân cách của con người thời bấy giờ.
Cảnh hạ huyệt được thể hiện vô cùng bi hài dưới bút pháp trào phúng của tác giả. Đây là lúc mà bộ mặt giả dối của những nhân vật được bóc trần thật sự. Cậu Tú Tân chỉ vì muốn thể hiện tài năng chụp ảnh mà đã nhảy lên hầu hết các ngôi mộ. Cậu đã tự đạo diễn cho chính cuốn phim của mình. Hạ huyệt là lúc chúng ta tạm biệt và mãi xa những người đã khuất. Theo luân thường đạo lý thì lúc này, những người thân nên có một chút thời gian để mặc niệm, tưởng nhớ và nén đau thương. Thế nhưng, cậu Tú Tân lại vì mục đích cá nhân ích kỷ mà chẳng đến ý gì đến tình cảm giữa người với người.
Chưa dừng lại ở đó, cụ cố Hồng thì lại thấy vui mừng chỉ vì được mặc áo xô gai. Ông còn ra sức diễn tròn vai một người con có hiếu bằng cách khóc đến lả người. Chi tiết này càng khiến cho chúng ta cảm thấy khinh bỉ hơn những con người dối trá luôn diễn với cuộc đời của mình. Chưa dừng lại ở đó, cảnh hạ huyệt còn xuất hiện thêm tiếng khóc khiến người ta cười ra nước mắt đó chính là của ông Phán Mọc Sừng. Ông dúi vào tay Xuân tóc đỏ 5 đồng vì đã thuê hắn tố cáo cái sừng nhục nhã của ông. Bởi vì, ông tin rằng ông sẽ được hưởng chút ích lợi lộc nào đó từ gia sản của cụ cố. Cảnh đám tang chính là màn hài kịch thể hiện sự lố lăng, đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của xã hội thượng lưu trước 1945.
Không chỉ những người trong gia đình mà ngay cả người dưng cũng cảm thấy vô cùng vui mừng trước đám tang. Cảnh sát Min Đơ và Min Toa giữa lúc không có ai đáng bị phạt thì lại sung sướng cực điểm. Bạn bè của cụ cố Hồng thì được dịp khoe khoang các loại râu ria cùng huy chương. Đám tang lúc này không còn là nơi bày tỏ sự thương tiếc mà nó chính là dịp để những con người kia cười đùa, vui vẻ cùng nhau. Những người khác thì được dịp nhìn thấy vùng nhạy cảm của cô Tuyết nên rất sung sướng.
Thông qua tác phẩm, chúng ta đã thấy được cách xây dựng tình huống trào phúng đặc sắc của tác giả. Mỗi tình huống đã thể hiện rõ rệt mâu thuẫn để khi đọc vào chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn hiện thực. Cảnh đồn cảnh sát buồn bã vì chẳng có ai để phạt. Nhà cải cảnh Typn thì lại mắng vợ là đồ lãng mạn vì mặc áo tân thời. Trong đó, cảnh đám tang hạnh phúc chính là tình huống trào phúng độc đắc nhất. Người thân mất nhưng những con người trong gia đình ấy lại cảm thấy hạnh phúc và vui mừng. Họ vui vì được chia tài sản nhưng vẫn cố diễn cho tròn vai những người con cháu có hiếu.
Thủ pháp tương phản được tác giả khai thác triệt để thông qua cách xây dựng nhân vật. Ông Văn Minh tùy đã từng đi du học nhưng lại không có nổi một tấm bằng. Ông Typn mặc dù muốn cách tân thời trang nhưng lại cấm vợ mình thay đổi. Hay nhân vật Xuân Tóc Đỏ là lưu manh nhưng lại trở thành “Doctor Xuân”, “Giáo sư quần vợt”,… Những chi tiết tương phản ấy đã phần nào thể hiện rõ hơn về sự thối nát trong nhân cách của con người.
Vũ Trọng Phụng với cái nhìn hiện thực đã xây dựng nhân vật vô cùng chi tiết. Mỗi con người với bản chất được thể hiện đậm nét gây nên tiếng cười cho người đọc. Mặc dù chẳng ai giống ai về tính cách, nghề nghiệp nhưng lại được tác giả thể hiện với những từ ngữ gây cười vô cùng độc đáo. Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được một mặt của hiện thực xã hội và nhân cách con người lúc bấy giờ.
Qua đây chúng ta sẽ thấy rõ cảnh đám tang được miêu tả vô cùng lố lăng. Điều này đã thể hiện rõ sự mục nát của xã hội ngày trước. Đồng thời, qua đó tác giả cũng muốn phê phán những con người bất nhân, giả dối và cả cái xã hội đồi bại lúc bấy giờ.
Phân tích Hạnh phúc của một tang gia – Mẫu 5
Được gọi với cái tên ông vua phóng sự đất Bắc, Vũ Trọng Phụng là nhà văn yêu thích của không chỉ rất nhiều độc giả mà còn với nhiều văn nghệ sĩ trong văn đàn Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông chính là tác phẩm Số đỏ. Số đỏ là tiểu thuyết được Vũ Trọng phụng viết năm 1936, được coi là một kiệt tác của văn học trào phúng. Ta có thể tìm hiểu điều đó rõ nhất qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
Ngay từ cái tiêu đề người đọc có thể nhận thấy một sự mâu thuẫn rõ ràng: tang gia nhưng lại hạnh phúc. Đây quả là một nghịch lí. Nhưng nếu đọc truyện thì lại thấy tiêu đề này vô cùng hợp lí. Cái mà xã hội vốn coi là nghịch lí lại trở thành rất hợp lí trong gia đình đại bất hiếu này.
Bối cảnh của đoạn trích là sự ra đi của ông cụ tổ là bố của cụ cố Hồng, đã ngoại tám mươi tuổi và nay ra đi bởi vì uất ức trước việc cháu rể chồng của cụ ngoại tình. Theo lẽ thường cái chết của người có địa vị nhất nhà, người đóng vai trò là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các thế hệ thành viên trong gia đình sẽ làm đau đớn, tan nát trái tim của con cháu. Nhưng ở đây, cái chết của cụ cố tổ dường như lại chính là niềm mong đợi mòn mỏi của các thành viên từ rất lâu. Như một nhà quay phim, ống kính của tác giả quay cận cảnh từng nhân vật một. Mỗi nhân vật lại có một hạnh phúc riêng, một niềm vui khôn tả:
Cụ cố Hồng hạnh phúc vì sẽ được mọi người trọng vọng về tuổi thọ của người con giai nhớn là “cố Hồng”. Dù vẫn còn trẻ chưa đến cái tuổi “thọ” nhưng cụ luôn thích được mọi người trọng vọng, kính nể, thích được tôn sùng như một vị cụ cố đức cao trọng vọng. Hẳn rồi, bố mình chết thì mình dĩ nhiên trở thành người địa vị lớn nhất nhà, không cố thì còn là gì nữa. Ông Văn Minh thì mừng vì đây là thời kì cái chúc thư đi vào thời kì thực hành. Ông nội mất thì cái sản nghiệp của ông mới được chính thức để lại cho con cháu mà người cháu trai này hẳn đang sốt ruột như ngồi trên tổ kiến mong chờ nó được thực hiện.
Bà Văn Minh thì mừng vì đây là cơ hội quảng cáo cho những mốt áo tang, đem lại lợi nhuận cho tiệm may. Đám tang của cụ cố tổ hẳn là một cái đám tang long trọng và tầm cỡ, sẽ có rất nhiều người đến dự đủ các tầng lớp từ quan chức tới tầng lớp bình dân, với một “ngày hội” lớn như vậy, nếu để các thành viên trong gia đình cùng diện những bộ áo tang tân thời của bà thì không những không mất tiền quảng cáo mà những bộ váy ấy sẽ được rất nhiều người biết đến và tìm đến với cửa hiệu Âu hóa.
Cô Tuyết thì vui mừng vì đây là cơ hội trưng diện y phục mốt nhất trước mặt người yêu cùng mọi người. Với cái vẻ đẹp xuân sắc cùng sự giàu có của gia đình, cô có thể sắm những bộ cánh điệu đà để Xuân tóc đỏ cùng mọi người ngắm nhìn sự thơ ngây của mình.
Với cậu Tú Tân thì đây là cơ hội để cậu điều khiển các nhà tài tử điện ảnh thi thố tài năng trước mắt mọi người. Thời điểm đương thời, có được những chiếc máy chụp hình đã không phải những gia đình tầm thường, giờ đây cậu lại có thể khoa chân múa tay yêu cầu cả một nhóm thợ phải chụp kiểu này kiểu kia, góc này góc khác, quả như một nhiếp ảnh gia tầm cỡ, đầy nghệ thuật. Có vẻ như gia đình nhà cụ cố tổ ai cũng theo đuổi những nét đẹp nghệ thuật hiện đại và đời mới nhất.
Ông Phán mọc sừng thì mừng bởi cuộc thương thảo với Xuân tóc đỏ đã kết thúc tốt đẹp, đúng như ông mong đợi, thành công mỹ mãn. Ông vừa có thể công khai cho gia đình nhà vợ cái hãnh diện vì mình được là một người chồng mọc sừng, có thể vạch trần cô vợ lăng loàn Hoàng Hôn. Cái vụ thương thảo mà ông đã mất tiền túi giờ đây lại phát huy tác dụng còn hơn cả mong đợi, làm cho tất cả mọi người đều biết, làm cụ cố tổ tức đến nỗi chết vì uất.
Đối với bạn của cụ cố Hồng, đây là cơ hội trưng diện các kiểu râu và các loại mề đay, “Bắc Đẩu Bội Tinh, Long Bội tinh, Cao Mên Bội tinh, Vạn Tượng Bội tinh…”. Không phải bỗng dưng mà trời cho cơ hội để khoe những cái đó với bàn dân thiên hạ, vậy thì giờ đây, cả thiên hạ sẽ phải nhìn vào những huân chương của các ông. Đồng thời đây cũng là cơ hội để họ chen nhau đi gần quan tài để nhìn bộ ngực của cô Tuyết qua làn áo voan của bộ váy ngây thơ.
Đối với đám bạn của con cháu: bà phó Đoan, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, cô Tuyết… gồm toàn giai thanh gái lịch, nam thanh nữ tú của đô thành nhưng họ đi ở đây là để trưng diện những bộ cánh hiện đại nhất, đám tang sẽ là một sân khấu lớn và họ sẽ là những người mẫu thời trang catwalk trên sàn diễn của mình. Đây cũng là cơ hội để họ chim chuột nhau, cười tình với nhau, bình phẩm chê bai nhau.
Cả đám tang liên tục xuất hiện điệp khúc “đám cứ đi”, diễn tả một sự tiếp diễn bất tận, cái sự việc đưa một đám tang như một con đường trải thảm đỏ để người ta bước đi trình diễn trong sự trầm trồ ngắm nhìn của mọi người.
Cảnh hạ huyệt là lúc hội tụ đầy đủ nhất sự giả dối vô đạo đức cũng là lúc mà các vai hề diễn xuất một cách tài tình nhất (cảnh hề ấy lại gợi liên tưởng tới đám ma của Gorio trong tác phẩm của Balzac), nào là người gục người quỳ người gào khóc, tất cả theo đúng sắp xếp của cậu Tú Tân để cậu thực hiện bộ ảnh trong những phút giây để đời. Đến ông cháu rể Phán mọc sừng cũng nghẹn ngào tiếng khóc “Hứt! Hứt Hứt” giống với mong muốn hất hất hất đất vào huyệt của ông.
Đám tang đã diễn ra theo đúng quá trình và đạt được kết quả viên mãn, đúng với mong đợi của mỗi người. Ai cũng thấy khấp khởi mừng thầm vì cơ hội trời ban và họ đã đạt được đúng nỗi niềm mong mỏi khi giữa cái đám danh giá nhất thì họ đã được phô trương những thứ mà mình muốn khoe.
Tên truyện tưởng không thật nhưng quả đúng là rất thật. Mỗi người đều thực sự có những niềm hạnh phúc riêng, không hề giả tạo, tâng bốc. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung đã vạch trần bộ mặt của nền văn minh phương Tây và phong trào Âu hóa, nhưng thực chất đây là sự ăn chơi đồi bại của bọn trưởng giả ở thành thị. Mặt khác tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng, một xã hội nhốn nháo thật giả lẫn lộn. Kẻ vô học nhưng giỏi bịp thì trở thành vĩ nhân, một mệnh phụ đồi bại dâm đãng thì được cọi là một tấm gương về đức hạnh, một gia đình băng hoại về đạo đức thì được coi là mẫu mực về nền nếp.
Hy vọng với nội dung tóm tắt tác phẩm, giá trị nghệ thuật, hướng dẫn soạn và phân tích Hạnh phúc của một tang gia các em có thể hoàn thành tốt môn Ngữ văn 11. Đừng quên theo dõi website Trang Tài Liệu để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích khác, từ đó giành được số điểm cao trong kỳ thi sắp tới.