Giáo Án Môn Vật Lí 7 Cả Năm Theo Công Văn 5512
Có thể bạn quan tâm
Giáo Án Môn Vật Lí 7 Cả Năm Theo Công Văn 5512 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Mục lục
- BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG
- CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
- BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
- BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.
- BÀI 6 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
- BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM
- BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I – QUANG HỌC
- KIỂM TRA 45 PHÚT
- CHỦ ĐỀ: NGUỒN ÂM- ĐẶC TÍNH CỦA ÂM
- BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
- BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
- BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
- BÀI 16: ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
- CHỦ ĐỀ: SỰ NHIỄM ĐIỆN – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
- BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
- BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
- BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
- CHỦ ĐỀ: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
- BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- CHỦ ĐỀ: HIỆU ĐIỆN THẾ (2 tiết)
- BÀI 27: ĐO CĐDĐ VÀ HĐT ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
- BÀI 28: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG
- BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
- BÀI 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
Giáo Án Môn Vật Lí 7 Cả Năm theo Công Văn 5512 là một kế hoạch giảng dạy được thiết kế cẩn thận và sắp xếp hợp lý, nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Vật Lí. Bằng cách tuân thủ theo Công Văn 5512, giáo án này đảm bảo sự phân bố và trình tự hợp lý của các đơn vị học, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu chương trình giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
Tuần: |
1 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
1 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức:
- Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi làm thí nghiệm hoặc quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm các hình 1.2 a, b; 1.3
- Hình vẽ phóng to hình 1.1( hoặc 1 cái đèn pin để làm TN như hình)
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh:
- sách giáo khoa, sách bài tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:Nhận biết được nội dung cơ bản của chương, tìm hiểu khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng
c) Sản phẩm:
- Nhớ được nội dung cơ bản chương thông qua câu hỏi mở đầu?
- Trong trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: xuất phát từ tình huống - Giáo viên yêu cầu: ? Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? - Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
được có tính chất gì? GV: hiện tượng trên liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong gương. -HS quan sát ảnh ở đầu chương(quan sát ảnh thực trên gương) trả lời câu hỏi của GV. -Đọc 6 câu hỏi ở đầu chương để nắm nội dung cần nghiên cứu - GV thực hiện tình huống mở bài: + GV đưa đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS. Sau đó để đèn pin ngang trước mắt 1hs và nêu câu hỏi: Em có nhìn thấy as trực tiếp từ đèn phát ra không?Vì sao?
- Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS nghiên cứu sách giáo khao, quan sát thí nghiệm trả lời. *Báo cáo kết quả:HS trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài họcĐể trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- HS nắm được : nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
- HS lấy ví dụ nguồn sáng , vật sáng.
b) Nội dung: Nêu được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được C1 từ đó rút ra kết luận
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Nhận biết ánh sáng |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: từ những thí nghiệm và quan sát hằng ngày sau đây trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1 + Qua C1 em hay cho biết điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng? Hoàn thành vào phần kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + hoạt động cá nhân đọc, trả lời C1 + trình bày C1 - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận theo nhóm, cặp đôi hoàn thành kết luận. +Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động, hoàn thành phần kết luận vào vở. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
I. Nhận biết ánh sáng C1: điều kiện giống nhau là có ánh sáng từ nguồn sáng truyền vào mắt ta Kết luận: mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
|
Hoạt động 2.2: tìm hiểu điều kiện nhìn thấy một vật |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ + Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm hình 1.2a,b nêu các dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, mục đích thí nghiệm. + Dựa vào kết quả thí nghiệm yêu cầu HS thảo luận trường hợp nào nhìn thấy mảnh giấy trắng a) đèn sáng b) đèn tắt + Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời C2. + Từ các nhận xét rút ra kết luận về điều kiện nhìn thấy một vật. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: + HS suy nghĩ, quan sát trả lời hoàn thành C2. + Học sinh thảo luận tìm điều kiện nhìn thấy một vật + HS hoàn thành kết luận. - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C2 , hoàn thành Kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II/ Nhìn thấy một vật . C2: trường hợp ta nhìn thấy mảnh giấy trắng là trường hợp a) đèn sáng. Vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy, ánh sáng từ mảnh giấy hắt vào mắt ta.
Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
|
Hoạt động 2.3 nguồn sáng , vật sáng |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: học sinh đọc C3 Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C3 + GV thông báo - nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. - Dây tóc bóng đèn và mảnh giấy vật nào là nguồn sáng, vật nào là vật sáng? - HS trả lời câu hỏi Hoàn thành vào phần kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + hoạt động cá nhân đọc, trả lời C3 + trình bày C3 - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận theo nhóm, cặp đôiphân biệt nguồn sáng vật sáng, hoàn thành kết luận. +Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động, hoàn thành phần kết luận vào vở. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III. Nguồn sáng và vật sáng C3 - Vật tự phát sáng là dây tóc bóng đèn. - Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là mảnh giấy. Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
|
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C4, C
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật để giải thích câu C4, C5. - GV chốt lại: ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C4 và C5. - HS đọc có thể em chưa biết. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C4 và C5. - đọc có thể em chưa biết : + nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa đến mắt ta,.. Có nhiều loại ánh sáng màu như đỏ, vàng... + vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung . |
IV. VẬN DỤNG C4:Bạn Thanh đúng, Hải sai vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta nên ta không nhìn thấy. C5:Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn pin chiếu sáng thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được. |
PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
D. Vì vật được chiếu sáng.
đáp án đúng là C
Câu 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy
C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng
⇒ Đáp án D đúng.
Câu 3:Vật sáng là:
A. Vật phát ra ánh sáng
B. những nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
C. những vật được chiếu sáng.
D. những vật mắt nhìn thấy.
Đáp án B
Câu 4: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:
A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng
B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta
C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng
D. Các câu trên đều đúng
Đáp án B đúng.
Câu 5: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
D. Mặt Trời.
Đáp án C đúng.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?
A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.
B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối
C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy
D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng
Đáp án B đúng.
Câu 7: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì
A. Bản thân quyển sách có màu đỏ
B. Quyển sách là một vật sáng
C. Quyển sách là một nguồn sáng
D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta
Đáp án D đúng.
Câu 8: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng
B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng
C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng
D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng
Đáp án D đúng.
Câu 9: Khi nào ta thấy một vật?
A.khi vật được chiếu sáng
B.khi ta mở mắt hướng về phía vật
C.khi vật phát ra ánh sáng
D.khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 10:chọn phát biểu đúng:
A. mắt nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
B. mắt nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ mắt phát ra truyền đến vật.
C. Điều kiện nhìn thấy một vật là vật phải được chiếu sáng.
D. điều kiện để mắt nhìn thấy một vật là vật đó phát ra ánh sáng hoặc vật đó được chiếu sáng.
Đáp án A
Tuần: |
2 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
2 |
Ngày dạy: |
|
CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- HS biết được đường truyền của ánh sáng trong không khí
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng).
- Nhận biết được ba loại chùm sáng thông qua đặc điểm của chúng.
- Nắm được khái niệmbóng tối và bóng nửa tối.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực .
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng, tia sáng, chùm sáng, bóng tối, bóng nửa tối và hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được, định luật truyền thẳng cảu ánh sángbóng tối, bóng nửa tối.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Giải quyết vấn đề về thực tiễn ánh sáng truyền đi theo đường thẳng, về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN:
- Nhận biết được đường truyền của ánh sáng trong không khí thông qua thí nghiệm.Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có hướng (tia sáng). Phân biệt được các loại chùm sáng thông qua đặc điểm của chúng
- Xác định được có một số biến đổi khi làm 2 thí nghiệm đặt nguồn sáng nhỏvà nguồn sáng rộng trước một màn chắn. Trong khoảng từ đèn đến màn chắn đặt một miếng bìa.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Dựa vào quan sát thí nghiệm nhận biết được có sự xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích hiện tượng nhật thực, nhật thực toàn phần, nguyệt thực trong thực tế.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm hình 2.1, hình 2.2, hình 2.4
- Hình vẽ 2.3, 2.5
- Bộ thí nghiệm các hình 3.2(Bóng đèn 220V có dây phích cắm, 1 màn chắn lớn, 1 vật cản bằng bìa dày)
- Video về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
https://www.youtube.com/watch?v=JmptlM4UREg
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2.Học sinh: Mỗi nhómbộ thí nghiệm các hình 3.2gồm1 đèn pin, 1 nguồn pin, 1 màn chắn có giá đỡ, 1 vật cản bằng bìa dày)
III. Tiến trình dạy học
A. MỞ ĐẦU (3phút)
a) Mục tiêu:HS biết được đường truyền của ánh sáng trong không khí. Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung:Quan sát bóng đèn pin đang phát sáng.
c) Sản phẩm: Học sinhdự đoán được đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Xuất phát từ tình huống có vấn đề - Giáo viên yêu cầu: + Học sinh quan sát bóng đèn pin đang phát sáng? + Nêu dự đoán ánh sáng từ đèn phát ra đến mắt ta theo đường nào? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: HS quan sát bóng đèn và nêu dự đoán. - Giáo viên: Lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới. - Dự kiến sản phẩm:Đường truyền của ánh sáng từ đèn phát ra đến mắt ta là đường thẳng. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời kết quả. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: Để khẳng định đường truyền của ánh sáng từ đèn phát ra đến mắt ta là đường cong hay đường thẳng chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm như hình 2.1 và hình 2.2 |
|
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI(30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng (14 phút)
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng( tia sáng).
- Nhận biết được ba loại chùm sáng thông qua đặc điểm của chúng.
b) Nội dung:Học sinhnghiên cứu thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm hình 2.1, 2.2 và trả lời C1,C2.C3 trang 6,7 SGK
c) Sản phẩm: Từ kết quả thí nghiệm HS rút ra kết luận đường truyền của ánh sáng, phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. Phân biệt được ba loại chùm sáng.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 1.1: 1.Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng(7p) |
|
GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Để khẳng định đường truyền của ánh sáng từ đèn phát ra đến mắt ta là đường cong hay đường thẳng Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm hình 2.1 SGK trang 6 - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS nghiên cứu SGK. +Hoạtđộngnhómlàmthínghiệmnhưhình 2.1. + Đọc C1và trả lời + Ghi kết quả vào bảng nhóm HS: Thực hiện nhiệm vụ 1 -Học sinh:Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 2.1 + Từ kết quả thí nghiệm trả lời C1. + Ghi từng nội dung trả lời vào bảng nhóm. - Giáoviên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm hình 2.2 Kiểm tra khi không dùng ống ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không? - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS nghiên cứu SGK. +Hoạt động nhóm làm thí nghiệm như hình 2.2. + Đọc và hoàn thành đầy đủ phần kết luận + Ghi kết quả vào bảng nhóm HS: Thực hiện nhiệm vụ 2 -Học sinh:Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 2.2 + Từ kết quả thí nghiệm hoàn thành phần kết luận + Ghi từng nội dung trả lời vào bảng nhóm. - Giáoviên: Uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS - GV cho HS rút ra định luật truyền thẳng ánh sáng từ hai TN trên |
* Thí nghiệm 1
C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
* Thí nghiệm 2
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. |
Hoạt động 1.2: 2.Tìm hiểu tia sáng và chùm sáng (7p) |
|
GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Biểu diễn đường truyền của ánh sáng Nhiệm vụ 1: Quan sát hình 2.3 và tiến hành làm thí nghiệm hình 2.4 SGK trang 7 - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS quan sát hình 2.3 + Làm thí nghiệm hình 2.4 + Nêu quy ước đường truyền của ánh sáng. +Hoạt động nhóm + Ghi kết quả vào bảng nhóm HS: Thực hiện nhiệm vụ 1 + HS quan sát hình 2.3 nêu quy ước đường truyền của ánh sáng. + Làm thí nghiệm hình 2.4 + Nêu quy ước đường truyền của ánh sáng. + Ghi từng nội dung trả lời vào bảng nhóm.
Nhiệm vụ 2: Quan sát hình 2.5 SGK trang 7 - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS quan sát hình 2.5 kể tên các loại chùm sáng, nêu đặc điểm mỗi loại. +Hoạt động nhóm + Ghi kết quả vào bảng nhóm HS: Thực hiện nhiệm vụ 1 + HS quan sát hình 2.5 + Ghi từng nội dung trả lời vào bảng nhóm. - Giáoviên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS
|
B iểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng
*Có ba loại chùm sáng +Chùm sáng song song
+ Chùm sáng hội tụ
+ Chùm sáng phân kì
|
Hoạt động 2: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng (16 phút)
a) Mục tiêu:
- Nắm được khái niệmbóng tối và bóng nửa tối.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực .
b) Nội dung:Học sinhnghiên cứu thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm hình 3.1; 3.2 và trả lời C1,C2.C3,C4
c) Sản phẩm: Từ kết quả thí nghiệmhọc sinh hoàn thành được nhận xét 1 và nhận xét 2 và tìm hiểu thông tin về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực từ đó rút ra kết luận.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: 3. Bóng tối – Bóng nửa tối (8 phút) |
|
GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Để biết được vùng bóng tối và bóng nửa tối * Nhiệm vụ 1: Làm thí nghiệm: (Hình 3.1(SGK-9) - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS nghiên cứu SGK. +Hoạtđộngnhómlàmthínghiệmnhưhình 3.1. + Đọc C1 và trả lời + Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm. + Vì sao trên màn chắn lại có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng đến? + Qua C1 rút ra nhận xét gì về vùng bóng tối? HS: Thực hiện nhiệm vụ 1 -Họcsinh:Cácnhómbốtríthínghiệmnhư hình 3.1 + Từ kết quả thí nghiệm trả lời C1. + Ghi từng nội dung trả lời vào bảng nhóm. -Giáoviên:Uốnnắnsửachữakịpthờisai xót của HS. - Chuyển giao nhiệm vụ:Để tạo được bóng tối và bóng nửa tối rộng hơn làm thí nghiệm với bóng đèn 220V. * Nhiệm vụ 2: Làm thí nghiệm 2: (Hình 3.2 (SGK-9) - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS nghiên cứu SGK. +Gv hướng dẫn học sinhcácnhómlàmthínghiệmnhưhình 3.2. + Đọc C2 và trả lời + Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm. + Qua C2 rút ra nhận xét gì về vùng bóng nửa tối? HS: Thực hiện nhiệm vụ 2 -Họcsinh:Cácnhómbốtríthínghiệmnhư hình 3.2 theo sự hướng dẫn của GV. + Từ kết quả thí nghiệm trả lời C2. + Ghi từng nội dung trả lời vào bảng nhóm. -Giáoviên:Uốnnắnsửachữakịpthờisai xót của HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trình bày kết quả + HS khác nhận xét, bổ sung |
* Thí nghiệm 1
C1: Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng bị vật chắn chặn lại
*Nhận xét: Trênmànchắnđặtphíasauvật cảncómộtvùngkhôngnhậnđược ánhsángtừnguồntớigọilàbóng tối.
* Thí nghiệm 2
C2 : - Vùng bóng tối ở giữa màn chắn - Vùng sáng ở ngoài - Vùng xen giữa bóng tối vùng sáng là bóng nửa tối. Giải thích: Nguồn sáng rộng hơn so với màn chắn (hoặc có kích thước gần bằng vật chắn) tạo ra bóng đen xung quanh có bóng nửa tối. Nhận xét:Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối. |
*Tích hợp môi trường : - Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn. - Ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn ánh sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo …) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như: lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm (tại các đô thị lớn), tâm lí con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt... - Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần: + Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu. + Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ. + Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết. + Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt. |
|
Hoạt động 2.2: Nhật thực, nguyệt thực (8 phút) |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Cho HS xem đoạn video về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. - Giáo viên yêu cầu: + Kết hợp với thông tin SGK. + Hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt trời, và Trái Đất? + Khi nào ta có nhật thực toàn phần, một phần? ?Hãychobiếtđâulànguồnsáng,vật cản, màn. +ĐọccâuhỏiC3thảoluậntrả lời. + Tìm vị trí mặt trăng có thể trở thành màn chắn? + Khi nào xảy ra hiện tượng nguyệt thực? +ĐọccâuhỏiC4thảoluậntrả lời. + Nguyệt thực xảy ra có thể xảy ra trong cả đêm không? Giải thích?( HS khá) + Nguyên nhân chung gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ +Họcsinh:Xem vi deo,đọc thông tin SGK,vậndụngnhữngkinhnghiệmthựctếcá nhân để trả lời câu hỏi của GV. +Giáoviên:Theodõi,hướngdẫn,uốnnắnkhiHSgặpvướngmắc.Giớithiệu hiệntượngnhậtthực1phầnvànhật thực toàn phần, nguyệt thực. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trình bày kết quả + HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. + Giáo viên nhận xét, đánh giá |
II. Nhật thực và nguyệt thực 1.Nhật thực: Hình 3.3 (tr 10)SGK: - Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có nhật thực toàn phần. - Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta gọi là có nhật thực một phần. +Nguồn sáng: Mặt Trời. +Vật cản: Mặt Trăng. +Màn chắn: Trái Đất. C3: - Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăngche khuất không cho ánh sáng mặt Mặt Trời đến, vì thế đứng ở đó, ta không nhìn thấy Mặt Trờivà trời tối lại. 2. Nguyệt thực: - Đứng trên Trái Đất, về ban đêm, ta nhìn thấy trăng sáng vì có ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng. Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng. Ta nói là có nguyệt thực. C4: Mặt Trăng ở vị trí 1 là nguyệt thực, vị trí 2,3 trăng sáng. - Nguyệt Thực chỉ xảy ra trong một thời gian chứ không thể xảy ra cả đêm. - Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng. |
3. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5phút) a) Mục tiêu:Luyện tập củng cố nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm b) Nội dung:Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục. c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 5 câu hỏitrongphiếu học tập cá nhân: Bài 1: Hiển thị đáp án Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Do đó khi đứng trên Trái Đất vào ban đêm mới có thể thấy được nguyệt thực. Vậy đáp án B đúng; đáp án A, C và D sai. Bài 2: Hiển thị đáp án Khi lắp bóng đèn trong lớp học nếu chỉ dùng một bóng đèn lớn thì sẽ gây ra hiện tượng bóng tối và nửa tối do một số học sinh ngồi chắn ánh sáng của bóng đèn. Vậy đáp án đúng là C Bài 3: Hiển thị đáp án Nguồn sáng nhỏ ⇒ Tạo ra bóng tối Nguồn sáng to ⇒ Tạo ra bóng tối và bóng nửa tối Vậy đáp án đúng là B Bài 4: Hiển thị đáp án Một địa phương có nhật thực toàn phần khi địa phương đó bị Mặt Trăng chắn hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới và ta thấy được Mặt Trăng từ phía sau, khi đó ta hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời. Vậy đáp án sai là D Bài 5: Hiển thị đáp án Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Vậy đáp án đúng là C. d) Tổ chức thực hiện:Phụ lục bài tập trắc nghiệm: |
|
4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG (5 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nghiên cứu C5,6/SGK. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân: d) Tổ chức thực hiện:GV làm lại thí nghiệm ở H3.2. Di chuyển miếng bìa từ từ lại gần màn chắn. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng có thay đổi như thế nào? - GV yêu cầu nhiệm vụ: Trả lời C5,6/SGK - Học sinh: Thảo luận cặp đôi nghiên cứu C6 và nội bài học để trả lời. - Dự kiến sản phẩm: C6:Khidùngquyểnvởchekín bóngđèndâytócđangsáng,bànnằmtrongvùng bóngtốisauquyểnvở,khôngnhậnđượcánhsángtừđèntruyềntớinêntakhông thể đọc sách được.Dùngquyểnvởkhôngchekínđượcđènống,bànnằmtrongvùngbóngnửatối sauquyểnvở,nhậnđượcmộtphầnánhsángcủađèntruyềntớinênvẫnđọcđược sách. |
|
5. HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG (2’) a) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dùng kiến thức đã học b)Nội dung: Giao nội dung về nhà sưu tầm một số hình ảnh về nhật , nguyệt thực c) Sản phẩm: |
|
Sưu tầm một số hình ảnh về nhật , nguyệt thực |
|
|
|
d) Tổ chức thực hiện - Giáo viên giao HS về nhà nghiên cứu các bài tập. - Giáo viên giao cho HS thực hiện và báo cáo, trình bày kết quả trong đầu giờ học của tiết học sau.
|
PHỤ LỤC
Bài 1: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực? A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời. B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất. C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất. D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng Bài 2: Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Để cho lớp học đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học. C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. D. Để học sinh không bị chói mắt. Bài 3: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là: A. Ánh sáng không mạnh lắm B. Nguồn sáng to C. Màn chắn ở xa nguồn D. Màn chắn ở gần nguồn. Bài 4: Chọn câu trả lời sai? Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó: A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời. B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới. C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng. Bài 5: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau: A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
|
|
Tuần: |
3 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
3 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
- Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng, nhận biết và vẽ được tia phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong thí nghiệm.
- Biết biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Biết vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, tiến hành và quan sát thí nghiệm nghiên cứu đường đi của tia sáng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để biết được đặc điểm sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Biết được sự phản xạ của tia sáng trên gương phẳng, biết xác định tia tới,tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, xác định được đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- 1 gương phẳng có giá đỡ, đèn pin có khe để tạo ra tia sáng
- Tờ giấy kẻ ô vuông, thước đo góc.
2. Học sinh: Thước kẻ, thước đo góc, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b. Nội dung: HS biết được muốn thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn cần phải biết mối quan hệ giữa tia sáng từ nguồn sáng phát ra và tia sáng hắt lại trên gương.
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của hs
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Khi chiếu tia sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn thì đường truyền của tia sáng sẽ thay đổi như thế nào? *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GVphát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Dự kiến sản phẩm:Khi tia sáng chiếu đến mặt gương phẳng, gương lại “ phản chiếu’’ lại ánh sáng theo hướng khác. *Báo cáo kết quả: HS trình bày câu trả lời trước lớp. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: GV ĐVĐ: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng. Nhưng nếu trên đường truyền ánh sáng gặp một vật cản nhẵn bóng (mặt gương) thì ánh sáng truyền đi như thế nào? Quan hệ giữa các tia sáng như thế nào? Từ nhiều thí nghiệm thí nghiệm người ta đã rút ra được định luật phản xạ ánh sáng.Ta nghiên cứu bài học hôm nay. |
|
2, Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: HS hiểu sơ bộ khái niệm về gương phẳng,biết được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
b. Nội dung: HS quan sát gương và nhận xét đặc điểm của mặt gương.
c. Sản phẩm hoạt động: hs nêu được mặt gương là một mặt phẳng, nhẵn bóng.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về gương phẳng ( 5 phút) |
|
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS quan sát gương, kiểm tra trên vật thật, tìm hiểu thông tin sgk, trả lời: ? Mặt gương soi có đặc điểm gì? Soi vào gương thấy gì? Trả lời câu C1. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Quan sát gương soi, trả lời câu hỏi. - Giáo viên: Theo dõi, uốn nắn khi cần. - Dự kiến sản phẩm: cột nội dung. *Báo cáo kết quả và thảo luận: HS trả lời câu hỏi. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. *Đánh giá kết quả: - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
I. Gương phẳng.
- Gương phẳng: Là một mặt phẳng có mặt nhẵn, bóng có ảnh trong gương. - Ảnh của vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. C1. Mặt kính, mặt nước, mặt tường ốp gạch men nhẳn bóng, kim loại nhẵn . . . |
Hoạt động 2.2:Hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng, tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng. (15 phút)
a. Mục tiêu:
- Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng, nhận biết và vẽ được tia phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong thí nghiệm.
- Biết biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
b. Nội dung: Thí nghiệm về sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.
c. Sản phẩm: Đặc điểm về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng, định luật phản xạ ánh sáng.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc Sgk, quan sát hình 4.2, thảo luận nhóm để nêu dụng cụ thí nghiệm, nêu cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm? + Khi chiếu tia tới đi là là mặt phẳng đặt vuông góc với gương thì có hiện tượng gì xảy ra? + Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm, tìm hiểu thông tin sgk về tia phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ và trả lời C2. - Giáo viên: + Thông báo tên gọi các tia: Tia tới SI, tia phản xạ IR. + Thông báo hiện tượng phản xạ ánh sáng: Tia sáng SI gặp gương bị hắt lại cho tia tới IR, IR gọi là tia phản xạ + Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
+ Mặt phẳng chứa tia SI và IN có chứa IR không? Phương (hướng truyền) của tia phản xạ và tia tới so với nhau như thế nào? + Nhận xét mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới. Rút ra kết luận. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Tiến hành thí nghiệm như hình 4.2. + Làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát được hiện tượng. - Học sinh: Thảo luận nhóm nghiên cứu SGK. Trả lời từng yêu cầu của gv. + Làm và xác định pháp tuyến và mặt phẳng chứa tia SI và IN. Dự đoán quan hệ i và i’ + Các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra, ghi kết quả. + Vẽ hình vào vở (Chú ý phương của hai tia phụ thuộc vào i’ = i) + Nghiên cứu Sgk và nêu nội dung của định luật phản xạ ánh sáng. Nội dung định luật gồm 2 kết luận trên. + Vận dụng kiến thức để làm C3 trên hình vừa vẽ. + Làm việc cá nhân qua hình 4.3. + Nêu quy ước biểu diễn gương phẳng và các tia sáng. + Treo bảng phụ H4.3 thông báo cách biểu diễn gương, tia SI(tia tới), tia IR(tia phản xạ)..... - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: Nội dung trả lời *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Định luật phản xạ ánh sáng.
* Thí nghiệm: Tia sáng SI gặp gương bị hắt lại cho tia sáng IR, IR gọi là tia phản xạ-----> Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào. Tia tới SI, điểm tới I, đường pháp tuyến IN, tia phản xạ IR. * Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với “tia tới” và đường pháp tuyến tại điểm tới. 2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới. Phương của tia tới được xác định bằng góc nhọn: = i là góc tới. Phương của tia phản xạ được xác định bằng góc nhọn: = i’ là góc phản xạ. * Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn “bằng” góc tới.
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
R
|
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
- Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm( Phụ lục)
c. Sản phẩm: Phương án trả lời của hs.
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu:HS hoạt động cá nhân, lựa chọn phương án cho các câu hỏi trắc nghiệm. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiếp nhận: Làm việc cá nhân, đọc và chọn câu tar lời đúng cho mỗi câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: hs nêu phương án trả lời *Báo cáo kết quả: Cá nhân đọcphương án trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt câu trả lời đúng.
|
Câu 1: C Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: B |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS vận dụng các kiến thức vừa học để làm bài tập biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
- Biết vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi vận dụng C4
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Nêu cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới trên gương. Và ngược lại dựng tia tới khi biết tia phản xạ trên gương - Yêu cầu cá nhân hs hoàn thành C4a. - HS hoạt động nhóm, thảo luận C4b *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. - Cá nhân hoàn thành C4a, yêu cầu nêu rõ cách vẽ. - Học sinh: Thảo luận cặp đôi nghiên cứu C4b để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. Gợi ý C4b (HS khá giỏi): phương của hai tia đã biết chưa( Tia tới giữ nguyên, tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên. Gọi góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ có độ lớn là 2i = 2i’ IN ngoài là pháp tuyến ra thì IN còn có t/c gì? IN vẽ được thì có xác định được vị trí đặt gương không. Xác định như thế nào? - Dự kiến sản phẩm: hs nêu phương án trả lời *Báo cáo kết quả: - C4a: Cá nhân lên bảng vẽ tia phản xạ, nêu rõ cách vẽ. C4b: hs đại diện nhóm nêu phương án trả lời *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III. Vận dụng. C4. a.
K b) N S I
Cách vẽ: - Vẽ tia tới SI - Vẽ tia phản xạ IK có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên - Vẽ đường phân giác góc SIK. Đường phân giác IN chính là pháp tuyến của gương . - Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN tại điểm tới I. |
Về nhà:
- Học ghi nhớ của bài.
- Đọc “ có thể em chưa biết”
- Làm bài tập 4.1 đến 4.5( SBT)
Phụ lục( Câu hỏi trắc nghiệm)
Câu 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?
A. 90o B. 75o C. 60o D. 30o
Câu 2: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:
A. 0o B. 45o C. 90o D. 180o
Câu 3: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
A. bằng hai lần góc tới. B. bằng góc tới.
C. bằng nửa góc tới. D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Chọn câu đúng?
A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.
C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
A. Màn hình tivi. B. Mặt tờ giấy trắng.
C. Mặt hồ nước trong D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat.
Tuần: |
4 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
4 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề về sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết:Nhận biết được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Năng lực tìm hiểu:Từ đó có thể vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được các kiến thức xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm gồm: Gương phẳng, giá lắp.
2.Học sinh:
- SGK, đọc trước nội dung thông tin bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:Nhận biết được hàng ngày chúng ta thường sử dụng gương phẳng để soi như thế nào.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Yêu cầu HS đọc câu chuyện kể của bé Lan ở phần mở bài . - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
b) Nội dung:Dùng các dụng cụ thực hành để xác định được tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được các câu hỏi từ đó rút ra được các kết luận.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Sơ bộ đưa ra khái niệm gương phẳng. |
|
Yêu cầu học sinh cầm gương lên soi và nói xem các em nhìn thấy gì trong gương? Hình của một vật mà ta nhìn thấy trong gương gọi là ảnh của vật đó tạo bởi gương. Mặt gương có đặc điểm gì? Gương soi có mặt gương là một mặt phẳng và nhẵn bóng nên gọi là gương phẳng. |
I. Gương phẳng. Gương soi có mặt gương là một mặt phẳng nhẵn bóng nên gọi là gương phẳng.
|
Hoạt động 2.2: Sơ bộ hình thành biểu tượng về sự phản xạ ánh sáng và Tìm quy luật sự đổi hướng của tiasáng khi gặp gương phẳng. |
|
Hướng dẫn học sinh cách tạo tia sáng và theo dõi đường truyền của ánh sáng. Chiếu một tia sáng tới gương phẳng sao cho tia sáng đi là là trên mặt tờ giấy đặt trên bàn, tạo ra một vệt sáng hẹp trên mặt tờ giấy. Gọi tia đó là tia tới SI. Khi tia tới gặp gương phẳng thì đổi hướng cho tia phản xạ. Thay đổi hướng đi của tia tới xem hướng của tia phản xạ phụ thuộc vào hướng của tia tới và gương như thế nào? Giới thiệu pháp tuyến IN, tia phản xạ IR. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào? Tia phản xạ nằm trong cùng một mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến. Cho học sinh điền từ vào câu kết luận. Tìm phương của tia phản xạ. Giới thiệu góc tới = i Giới thiệu góc phản xạ = i’ Cho học sinh dự đoán xem góc phản xạ quan hệ với góc tới như thế nào? Thí nghiệm kiểm chứng. Cho học sinh điền từ vào câu kết luận.
* Phát biểu định luật. Người ta đã làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt và đồng tính khác cũng đưa đến kết luận như trong không khí. Do đó kết luận trên có ý nghĩa khái quát có thể coi như là một định luật gọi là định luật phản xạ ánh sáng. |
II. Định luật phản xạ ánh sáng. Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định gọi là sự phản xa, tiahắt lại gọi là tia phản xạï 1Tia phản xạ nằm trong mặt phằng nào? SI:gọi là tia tới IR: gọi là tia phản xạ IN: đường pháp tuyến C2:Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháptuyến. 2 phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới Góc tới = i Góc phản xạ = i’ Kết luận: Góc
phản xạ luôn luôn bằng góc tới
Góc phản xạ bằng góc tới. |
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu:Dùng các kiến thức vật lí để luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung:Hệ thống bài tập trắc nghiệm của giáo viên trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thiện 05 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ học tập Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5:
|
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung:Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C4
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu nêu: + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C6. + Nhắc lại thế nào là chiều của dòng điện? - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C4 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C6 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
III. VẬN DỤNG C4.
|
PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Chọn phát biểu đúng?
A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Câu 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 3m B. 3,2m C. 1,5m D. 1,6m
Câu 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
B. Khi S’ là nguồn sáng
C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Câu 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
A. 54cm B. 45cm C. 27cm D. 37cm
Tuần: |
5 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
5 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 6 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố cho HS định luật phản xạ ánh sáng, các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Biết xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng trong các trường hợp khác nhau.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trong các trường hợp đặt vật.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, xác đinh được vùng nhìn thấy của gương phẳng.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được kiến thức tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Đồ dùng dạy học:
+ 1 gương phẳng có giá đỡ.
+ 1 bút chì, 1 thước đo độ, 1 thước thẳng.
2. Học sinh:
Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà:
+ 1 bút chì, 1 thước đo độ, 1 thước thẳng.
+ Ôn tập cách vẽ tia phản xạ, vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng.
Mỗi HS chuẩn bị báo cáo thực hành.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:Ôn lại các định luật phản xạ ánh sáng và cách xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
c) Sản phẩm:
CH1: Phát biểu nội dung định luật phản xạ của ánh sáng?
CH2:Cho 1 gương phẳng MN Vật AB đặt trước gương như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB? Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’?
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Phát biểu nội dung định luật phản xạ của ánh sáng? + Cho 1 gương phẳng MN Vật AB đặt trước gương như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB? Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’?
- Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Cá nhân lên bảng trả lời. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. Câu 1: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i Câu 2: - Vẽ hình đúng
- Nêu cách vẽ đúng: + Vẽ ảnh của điểm A: Từ A vẽ đường dóng vuông góc với gương tại điểm H. Trên đường vuông góc đó lấy điểm A’ sao cho A’H = HA thì ta được A’ là ảnh của điểm A. + Vẽ ảnh của điểm B: Từ B vẽ đường dóng vuông góc với gương tại điểm K. Trên đường vuông góc đó lấy điểm B’ sao cho B’K = KB thì ta được B’ là ảnh của điểm B. + Nối A’ với B’ ta được A’B’ là ảnh của vật AB. - Nhận xét (1đ) A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và lớn bằng vật. *Báo cáo kết quả:HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:Để củng cố ND định luật phản xạ ánh sáng, các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Biết xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. Đồng thời luyện tập kỹ năng vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.-> Nội dung bài thực hành |
CH1: Phát biểu nội dung định luật phản xạ của ánh sáng? CH2:Cho 1 gương phẳng MN Vật AB đặt trước gương như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB? Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’?
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho Hs định luật phản xạ ánh sáng, các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Biết xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
- Luyện tập kỹ năng vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
- Biết nghiên cứu tài liệu. Biết bố trí TN – Quan sát TN để rút ra kết luận.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực và tinh thần hợp tác khi tiến hành làm TN
b) Nội dung: Học sinh thực hành xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành mẫu báo cáo
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Khảo sát sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. tìm hiểu các nội dung cần thực hành; dụng cụ thí nghiệm. + Gọi Hs nêu yêu cầu của nội dung thực hành? Các dụng cụ cần có? + GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hành nội dung1. ++ Tìm vị trí đặt gương để thu được ảnh theo yêu cầu của bài. ++ Tìm cách vẽ ảnh trong hai trường hợp. + GV lưu ý HS cách vẽ ảnh đơn giản là dựa vào tính chất ảnh. *Thực hiện nhiệm vụ:Đọc thông tin tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm. - Học sinh: + Tìm được vị trí đặt vật để có ảnh theo yêu cầu của mục I. + Vẽ ảnh của vật trong mỗi trường hợp. + Hoàn thành báo cáo. - Giáo viên: Điều khiển lớp làm thực hành và thảo luận theo cặp đôi. * Sản phẩm học tập: Mẫu báo cáo. - Dự kiến sản phẩm: a, Đặt vật // với mặt gương:
b, Đặt vật vuông góc với mặt gương:
*Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả thực hành. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. |
1. Chuẩn bị.
2. Nội dung. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: a, Tìm cách đật gương để có: - Ảnh //, cùng chiều với vật. - Ảnh cùng phương ngược chiều với vật
b, Vẽ ảnh của bút chì trong 2 trường hợp trên: - HS thực hành theo nhóm rồi ghi kết quả vào báo cáo: a, Đặt vật // với mặt gương: + Vẽ ảnh của điểm A: Từ A vẽ đường dóng vuông góc với gương tại điểm H. Trên đường vuông góc đó lấy điểm A’ sao cho A’H = HA thì ta được A’ là ảnh của điểm A.
b, Đặt vật vuông góc với mặt gương:
|
Hoàn thành, nộp báo cáo thực hành *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên giao bài tập về nhà: xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng và xem trước bài Gương cầu lồi. *Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. + Giáo viên: Lưu ý HS cách xác định vùng nhìn thấy của gương. * Báo cáo, thảo luận + Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết thực hành của học sinh.
|
Hoàn thành, nộp báo cáo thực hành * Lưu ý HS cách xác định vùng nhìn thấy của gương: + Vị trí người ngồi và vị trí gương đặt cố định. + Mắt nhìn sang bên phải đến điểm xa nhất có thể nhìn thấy thì 1 HS khác trong nhóm đánh dấu vị trí đó. + Làm tương tự như vậy về bên trái. + Vùng ở giữa 2 vị trí vừa đánh dấu là vùng nhìn thấy. - Gv hướng dẫn HS làm câu C4: + Xác định ảnh của M và N bằng cách dựa vào tính chất ảnh (đối xứng với vật qua mặt gương). + Vẽ tia tới từ vật qua mặt gương rồi xác định tia phản xạ. + Nếu tia phản xạ qua mắt thì nhìn thấy điểm đó. |
Tuần: |
6 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
6 |
Ngày dạy: |
|
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu nhận biết được gương cầu lồi
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được về đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Học sinh phân biệt được gương cầu lồi, nêu ñöôïc những đặc điểm của aûnh cuûa moät vaät taïo bôûi göông caàu loài, nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, xác định được tính chất nahr của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi đồng thời xác định được tính chất của ảnh
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên:
Bài giảng điện tử , máy tính
- Cho mỗi nhóm :
+ 1 gương cầu lồi, 1 tấm kính trong lồi (nếu có).
+ 1 gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lồi, 1 cây nến, 1 bao diêm.
+ Bảng nhóm.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: - tìm hiểu về gương cầu lồi
c) Sản phẩm:
- Học sinh nhận biết gương cầu lồi.
- Bước đầu biết được một số ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh xem video: +Về hình ảnh chiếc xe đang lên đèo, qua những khúc cua để đảm bảo an toàn giao thông người tài xế phải nhìn vào chiếc gương cầu lồi tại khúc cua. GV: y/c hs quan sát, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau đây: - Em thấy tại các khúc cua trên đèo người ta đặt vật gì? - Theo em đó là gương gì? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs xem video.
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ.
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi nêu dự đoán. + GV quan sát các nhóm làm việc và trợ giúp những HS gặp khó khăn
*Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: * Kỹ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, xem video.
|
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
a) Mục tiêu: Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.
c) Sản phẩm: - Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau
+ Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
+ Ảnh nhỏ hơn vật
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho mỗi nhóm một gương cầu lồi, y/c hs hoạt động cá nhân quan sát nhận xét mặt phản xạ của gương cầu lồi có đặc điểm gì sau đó hoạt động nhóm lớn thống nhất ý kiến. - GV gọi hs trả lời, hs khác nhận xét. - GV phát dụng cụ cho các nhóm: Mỗi nhóm: một gương cầu lồi, một gương phẳng, 2 cục pin giống nhau, 2 giá đỡ gương, màn ảnh. -GV cho học sinh nêu phương án làm thí nghiệm kiểm tra đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. - GV chốt lại cách tiến hành thí nghiệm như hình 7.1 Yêu cầu HS thực hiện TN theo nhóm và đưa ra nhận xét ban đầu theo yêu cầu của câu C1.
- Gọi một vài học sinh nêu phương án làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn ảnh tạo bởi gương cầu lồi và độ lớn của vật. - Cho học sinh thảo luận chung ở lớp để tìm ra phương án tốt nhất. - Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo phương án đã nêu va trả lời câu hỏi. - Hãy so sánh độ lớn ảnh của hai pin tạo bởi GP và GC lồi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs quan sát hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm thống nhất trả lời câu hỏi. - Mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu. - Hs trả lời, nhận xét
- Các nhóm lên nhận dụng cụ TN. - Học sinh trình bày phương án tiến hành thí nghiệm. - Các nhóm làm TN. + Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn của giáo viên, thảo luận nhóm và trả lời C1. - Học sinh nêu phương án thí nghiệm để so sánh độ lớn của ảnh tạo bởi gương cầu lồi với độ lớn của vật. - HS làm thí nghiệm. + Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm, cặp đôi. + Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C1 và hoàn thành Nhận xét 1. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
I/ Aûnh cuûa moät vaät taïo bôûi göông caàu loài. 1/ Quan saùt : C1 : 1. Aûnh laø aûnh aûo vì khoâng höùng ñöôïc treân maøn chaén. 2. Nhìn thaáy aûnh nhoû hôn vaät. * Thí nghieäm kieåm tra : Keát luaän : - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn, ảnh nhỏ hơn vật.
|
Nhiệm vụ 2: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
a) Mục tiêu: Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm, nghiên cứu tài liệu
c) Sản phẩm: - So sánh được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nêu phương án xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi. - GV nhận xét, chốt phương án và hướng dẫn HS làm TN. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận kết quả chung ở lớp trả lời câu C2 và rút ra kết luận. -GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức. *Thực hiện nhiệm vụ học tập + Học sinh -Học sinh tham khảo SGK, nêu phương án TN. -HS làm việc theo nhóm: lần lượt thực hiện TN xác định bề rộng vùng nhìn thấy của GC lồi và gương phẳng có cùng kích thước. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: +So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương? + Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc *Báo cáo kết quả và thảo luận + HS báo cáo kết quả của thí nghiệm + GV gọi HS nhận xét, đánh giá *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
2. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
a. TN: Hình 7.3
b. Kết luận: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng |
Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: |
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C5, C6
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS hoạt động nhóm vận dụng kiến thức bài học để giải thích hiện tượng nêu ra phần “hoạt động khởi động” + Nhóm 1, 3, 5 trả lời câu hỏi vì sao trên các đoạn đường đèo, ở những chỗ bị che khuất người ta lại đặt một gương cầu lồi lớn mà không đặt gương phẳng? - Nhóm 2,4 hoạt động nhóm trả lời C3. - Sau đó gv cho hs hình thành 5 nhóm mới sao cho mỗi nhóm mới đều có thành viên của 5 nhóm cũ để thống nhất câu trả lời C3, C4. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét. - Yêu cầu HS nêu thêm một vài ứng dụng khác của gương cầu lồi trong thực tế. - GV cho HS quan sát một vài hình ảnh về ứng dụng gương cầu lồi trong thực tế. - GV hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hs tiếp nhận nhiệm vụ - Thaûo luaän traû lôøi C3, C4 theo höôùng daãn cuûa GV. + C3 . Vuøng nhìn thaáy cuûa göông caàu loài roäng hôn vuøng nhìn thaáy cuûa göông phaúng coù cuøng kích thöôùc vì vaäy giuùp ngöôøi laùi xe quan saùt ñöôïc moät khoaûng roäng hôn ôû phía sau. + C4 . ÔÛ nhöõng choã gaáp khuùc, ngöôøi ta gaén göông caàu loài giuùp ngöôøi tham gia giao thoâng quan saùt ñöôïc xe choã khuaát => traùnh ñöôïc tai naïn giao thoâng. + mặt dưới của thìa inốc,mặt màn hình máy vi tính(không phải màn hình phẳng)... Báo cáo kết quả và thảo luận + HS báo cáo kết quả của thí nghiệm + GV gọi HS nhận xét, đánh giá *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III/ Vaän duïng. C3: Do göông caàu loài co vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước giuùp ngöôøi laùi xe quan saùt ñöôïc vuøng roäng hôn ôû phía sau. C4:Gương cầu lồi giúp cho ngöôøi laùi xe nhìn thaáy trong göông caàu loài aûnh cuûa xe coä vaø ngöôøi bò caùc vaät caûn beân ñöôøng che khuaát, traùnh ñöôïc tai naïn.
|
PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)
Câu 1 : Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm là:
A. Lớn hơn vật B. Bằng vật C. Nhỏ hơn vật D. Gấp đôi vật
Câu 2 : Chọn câu đúng:
A. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn vật
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi bằng vật
C. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi gấp đôi vật
Câu 3 : Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
A. Ảnh ảo hứng được trên màn B. Ảnh thật hứng được trên màn
C. Ảnh ảo không hứng được trên màn D. Ảnh thật không hứng được trên màn
Câu 4 : Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. Ảnh ảo lớn hơn vật B. Ảnh thật nhỏ hơn vật
C. Có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy vào vị trí đặt vật D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 5 :Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:
A. Nhìn thẳng vào vật B. Nhìn vào gương
C. Ở phía trước gương D. Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt
Câu 6 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn thẳng vào vật
B. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn vào gương
C. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải ở phía trước gương
D. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt
Câu 7 : Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
C. Hứng được trên màn, bằng vật D. Không hứng được trên màn, bằng vật
Câu 8 : Chọn câu phát biểu đúng:
A. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
C. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi hứng được trên màn, bằng vật
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn, bằng vật
Câu 9 : Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?
A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng
C. Vùng nhình thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
Câu 10 : Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương lồi ở các khúc ngoặt trên đường?
A. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.
B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi.
C. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn.
D. Vì cả ba lí do trên.
Tuần: |
7 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
7 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm .
- Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
- So sánhđượctínhchấtảnhtạobởi 3 gương: gươngphẳng, gươnglầulồi, gươngcầulõm.
- Nêu, giải thích được ứng dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và kỹ thuật.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về sự tạo ảnh bởi gương cầu lõm và sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề về các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm
2.2.Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết được các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm. So sánh được tính chất ảnh tạo bởi 3 gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất và bố trí được thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học về gương cầu lõm để giải thích các hiện tượng liên quan như: Thiết bị nung nóng kim loại, bếp năng lượng mặt trời.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:Giáo án, SGK, bài giảng điện tử, dụng cụ thí nghiệm cho HS các nhóm: gương phẳng, gương cầu lõm, pin, màn chắn, đèn pin, chắn sáng 2 khe.
2.Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạtđộng1: Mởđầu
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.Tổchứctìnhhuốnghọctập.
b) Nội dung: Nhận biết được ứng dụng rộng rãi của gương cầu lõm trong cuộc sống như: sử dụng năng lượng mặt trời để chạy ô tô, đun bếp, làm pin năng lượng mặt trời…
c) Sản phẩm: Nêu được một vài thiết bị, dụng cụtrong đó con người đã sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống kỹ thuật như: pin mặt trời, nhà máy điện mặt trời, bếp năng lượng mặt trời...
d)Tổchứcthựchiện:
Hoạtđộngcủagiáoviênvàhọcsinh |
Nộidung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáoviênyêucầu: + Nêu một vài thiết bị, dụng cụ trong đó con người đã sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống kỹ thuật? =>Nguyêntắcđểchếtạo, hoạtđộngcủanhữngdụngcụ, thiếtbịđólàgì? - Họcsinhtiếpnhận: *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Họcsinh: Trảlờiyêucầu. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh đứng dậy trả lời *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Họcsinhnhậnxét, bổ sung, đánhgiá: - Giáoviênnhậnxét, đánhgiá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong thực tế khoa học kỹ thuật đã giúp con người sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào việc chạy ô tô , đun bếp , làm pin ... Bằng cách sử dụng gương cầu lõm. Vậy gương cầu lõm là gì? Gương cầu lõm có tính chất gì mà có thể thu được năng lượng Mặt trời. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Nêu được tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
- So sánh được tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lõm.
- Nêu được sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
b) Nội dung:
- HS làm việc với SGK, sử dụng thiết bị dạy học để tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. Từ đó rút ra được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm, so sánh ảnh ảo của gương cầu lõm với gương phẳng, biết được sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành được C1, C2, C3, C5. Từ đó rút ra kết luận.
d)Tổchứcthựchiện:
Hoạtđộngcủagiáoviênvàhọcsinh |
Nội dung |
Hoạtđộng 2.1: Tìmhiểuảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Giới thiệu gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu. - GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm hình 8.1 SGK. GV yêu cầu HS hãy nêu phương án thí nghiệm kiểm tra ảnh ảo? Từ đó yêu cầu HS hoàn thành C1 - GV yêu cầu HS nêu cách bố trí thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng? Từ đó so sánh ảnh ảo của quả pin trong gương cầu lõm và gương phẳng (Hoàn thành C2) - GV yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Họcsinh: + Làmthínghiệmtheonhómtheoyêucầucủa GV +Thảo luận nhóm để hoàn thành C1, C2, kết luận. - Giáoviên: + Phát dụng cụ TN cho các nhóm. + Điềukhiểnlớplàm TN vàthảoluậntheonhóm. + Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. + Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C1, C2 và hoàn thành kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Họcsinhnhậnxét, bổ sung, đánhgiá. - Giáoviênnhậnxét, đánhgiá. ->Giáoviênchốtkiếnthứcvàghibảng: |
I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm - Thí nghiệm
C1: + Vật đặt ở gần gương: ảnh là ảnh ảo lớn hơn vật. + Vật đặt xa gương: Không nhìn thấy ảnh ảo trong gương.
C2: + Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng.
Kếtluận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật .
|
Hoạtđộng 2.2: Tìmhiểusự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu, làm thí nghiệm và quan sát chùm tia phản xạ như hình 8.2, 8.4 SGK. Từ đó hoàn thành C3, C5 và hoàn thành các kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Họcsinh: + Làm thí nghiệm theo nhóm theo yêu cầu của GV +Thảo luận nhóm để hoàn thành C3, C5 và các kết luận. - Giáoviên: + Phát dụng cụ TN cho các nhóm. + Điềukhiểnlớplàm TN vàthảoluậntheonhóm. + Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. + Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C3, C5 và hoàn thành cáckết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II.Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 1. Đối với chùm tia tới song song - Thí nghiệm
C3: Chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song tới một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
2. Đối với chùm tia sáng phân kỳ - Thí nghiệm
Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
|
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học. Nêu, giải thích được ứng dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và kỹ thuật.
b) Nội dung:Câu hỏi C4 và hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụlục.
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện câu C4 và các câu hỏi trắc nghiệm.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời C4 và trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời C4 và BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi C4 và câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
C4: Mặt trời ở rất xa ta nên chùm sáng từ mặt trời tới gương coi như chùm tia tới song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. Ánh sáng Mặt trời có nhiệt năng cao nên vật để ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên. Phụlục (BT trắcnghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4:
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làmcủa HS câu C6, C7
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạtđộngcủagiáoviênvàhọcsinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV Yêu cầu HS tìm hiểu đèn pin và trả lời C6, C7 *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân để hoàn thành câu C6, C7 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C6 và C7 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét. - Đưa ra thống nhất chung. |
II. Vận dụng C6: Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp, chùm sáng phân kỳ từ đèn tới gương sẽ cho chùm phản xạ là chùm song song. Do đó ánh sáng sẽ truyền đi xa được, không bị phân tán nên vẫn sáng rõ.
C7: Xoay pha đèn để bóng đèn ra xa gương, tạo chùm tia tới gương là chùm song song Thu được chùm phản xạ là chùm hội tụ tại một điểm.
|
PHỤ LỤC: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP
Câu 1: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm (khi đặt vật gần sát gương) là:
A. Ảnh ảo, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo, lớn bằng vật. D. Ảnh thật, lớn bằng vật.
Đápán: A
Câu 2: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ:
A. Song song. C. Hội tụ.
B. Phân kỳ. D. Không truyền theo đường nào.
Đápán: C
Câu 3: Chiếu một chùm tia tới phân kỳ thích hợp lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ:
A. Song song. C. Hội tụ.
B. Phân kỳ. D. Không truyền theo đường nào.
Đápán: A
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.
B. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn, vì đó là ảnh ảo.
C. Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.
D. Bất kì vật đặt ở vị trí nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo.
Đápán: D
Tuần: |
9 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
9 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I – QUANG HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức, củng cố lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
- Nắm được cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề trong chương quang học.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi về quang học, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để làm các bài tập củng cố khác.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết được các bài học của chương quang học, củng cố lại kiến thức, củng cố lại kiến thức đã học ở chương quang học.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát trong thực tế, quan sát thí nghiệm để xác định sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng. Vận dụng được kiến thức để giải thích hiện tượng.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Hình vẽ 9.1 và 9.2/SGK.
- Vẽ sẵn trò chơi ô chữ do GV chuẩn bị hoặc trò chơi ô chữ hình 9.3
2. Học sinh:
Ôn tập các kiến thức liên quan.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Nắm được nội dung của chương thông qua các câu hỏi của ô chữ
c) Sản phẩm: Giải trò chơi ô chữ.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Suy nghĩ giải trò chơi ô chữ phần III. - Học sinh tiếp nhận:Nội dung trò chơi *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Suy nghĩ giải trò chơi ô chữ phần III. - Giáo viên: Lắng nghe học sinh trả lời và yêu cầu HS nhận xét. *Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh lời các câu hỏi trong ô chữ. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức trong chương Quang hoc ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
Trò chơi ô chữ Vật sáng. Nguồn sáng. Ảnh ảo. Ngôi sao. Pháp tuyến. Bóng đen. Gương phẳng. Từ hàng dọc là: Ánh sáng. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: HS nêu được các kiến thức liên quan trong chương Quang học
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập của nhóm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C1, C2, C3/SGK. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C1, C2, C3/SGK và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh: Trả lời lần lượt các câu hỏi phần tự kiểm tra *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
|
C1: Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: “Khi nào ta nhìn thấy một vật ?” Khi vật được chiếu sáng. Khi vật phát ra ánh sáng. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. C2: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật. Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật C3: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và …và… đồng tính, ánh sáng truyền đi theo, đường thẳng .
C4: Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng:
C5: Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. C6: Giống nhau: Ảnh ảo. Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. C7: Khi một vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật. C8: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật. C9: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. |
. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C5, C6
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên gọi học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu C1, C2, C3/SGK. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C1, C2, C3/SGK và nội dung bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. * Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
|
II. Vận dụng: C1:a) Vẽ ảnh của điểm S1, S2 tạo bởi gương phẳng: - Lấy S1’ đối xứng với S1 qua gương. - Lấy S2’ đối xứng với S2 qua gương. b) Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương, tìm tia phản xạ tương ứng. S2 tương tự. c) Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1 và S2.
C2: + Giống: đều là ảnh ảo. + Khác: ảnh ảo nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm. C3: Những cặp nhìn thấy nhau : An +Thanh; An +Hải Thanh +Hải; Hải + Hà. |
PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi
A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.
B. Mắt hướng ra phía cánh đồng.
C. Cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.
D. Cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.
Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống:
Khi Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì mặt trăng đi vào ... của Trái Đất nên không được Mặt Trời chiếu sáng
A. Trong suốt
B. Vùng bóng tối
C. Đồng tính
D. Vùng bóng nửa tối
Câu 3: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 30o. góc phản xạ bằng:
A. 15o
B. 30o
C. 45o
D. 60o
Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
B. Ảnh ảo lớn hơn vật
C. Ảnh thật nhỏ hơn vật
D. Ảnh thật lớn hơn vật
Câu 5: Khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Câu kết luận đúng là
A. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo bằng vật.
C. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo luôn lớn hơn vật.
D. Ảnh nhìn thấy trong gương hứng được trên màn.
Câu 6: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà
A. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
B. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
C. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.
D. Các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau.
Câu 7: Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với
A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.
B. Tia tới và pháp tuyến với gương.
C. Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới.
D. Tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.
Câu 8: Những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
B. Ảnh có kích thước bằng vật.
C. Khoảng cách từ gương đến ảnh và vật bằng nhau.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Khi hiện tượng nhật thực xảy ra có hai người đứng ở hai nơi trên trái đất, một người cho rằng đã xảy ra hiện tượng nhật thực tòan phần, người kia lại cho là xảy ra hiện tượng nhật thực một phần. Vì sao?
A. Đứng trong vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ quan sát được nhật thực toàn phần
B. Đứng trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ quan sát thấy nhật thực một phần
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
Câu 10: Hứng mặt phản xạ của gương cầu lõm về phía ánh sáng Mặt Trời ta thu được chùm tia phản xạ là chùm gì?
A. Chùm hội tụ
B. Chùm phân kì
C. Cả 2 chùm hội tụ và phân kì
D. Cả 3 phương án trên.
Tuần: |
10 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
10 |
Ngày dạy: |
|
KIỂM TRA 45 PHÚT
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
- Năng lực tính toán.
3. Phẩm chất:
- Trung thực.
- Yêu thích môn học.
- Nhân ái, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:Đề kiểm tra.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra (1 phút)
GV: Nhắc lại quy chế thi, kiểm tra; phát đề cho HS.
Hoạt động 2: Tiến trình kiểm tra (42 phút)
Hoạt động 3: Tổng kết (1 phút)
GV: Thu bài kiểm tra, nhận xét .
IV - THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung |
Tổng số tiết |
Lí thuyết |
Tỉ lệ thực dạy |
Trọng số |
||
LT |
LT |
VD |
LT |
VD |
||
Quang học |
9 |
7 |
4,9 |
4,1 |
54,4 |
45,6 |
Tổng |
9 |
7 |
4,9 |
4,1 |
54,4 |
45,6 |
TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ |
Nội dung (chủ đề) |
Trọng số |
Số lượng câu |
Điểm số |
||
T.số |
TN |
TL |
||||
Cấp độ 1,2 (Lý thuyết) |
Quang học |
54,4 |
6,5≈ 7 |
6 (3đ; 10') |
1(2,5đ; 10') |
5,5đ |
Cấp độ 3,4 (Vận dụng) |
Quang học |
45,6 |
5,5 ≈ 5 |
4(2đ; 10') |
1 (2.5đ ; 15') |
4,5đ |
Tổng |
100 |
12 |
10 (5đ; 20') |
2 (5đ ; 25') |
10đ |
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
|
|||||||||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|
||||||||||||||
TN
|
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||||||||
Quang học |
1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta 2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 3.Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. 4. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. 5.Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. 6. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. 7. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 8. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau. 9. Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi. 10. Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
|
11. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song. |
12. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. 13. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng 14. Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng
|
15. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,... 16. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng 17. Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng
|
|
|
||||||||||
Số câu |
6 (12p) Ch1 - câu 1; Ch3 – câu 2; Ch 9 - câu 8 Ch 8 – câu 10,7; Ch 6 – câu 5 |
1(2p) Ch 11 Câu 6 |
|
1 (2p) Ch 14 Câu 4 |
1 (12) Ch 14 Bài 1 |
2 (4p) Ch15 Câu 3,9 |
1 (13p) Ch 16,17 Bài 2 |
12 |
|
|
||||||
Sốđiểm (%) |
3 |
|
0,5 |
|
0,5 |
2,5 |
1,0 |
2,5 |
10 |
|
|
|||||
Tổng số câu |
6 |
1 |
2 3 |
12 |
|
|||||||||||
Tổng số điểm Tỉ lệ % |
3 30% |
0,5 5% |
3,0 3,5 30% 35% |
|
|
A. TRẮC NGHIỆM (5đ):
Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài:
1/ Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
Khi vật được chiếu sáng.
Khi ta mở mắt hướng về phía vật.
Khi vật phát ra ánh sáng.
Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta.
2/ Trong trường hợp nào dưới dây ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?
Trong môi trường trong suốt.
Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Trong môi trường đồng tính.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính.
3/Khi có nguyệt thực thì:
A. Trái đất bị Mặt trăng che khuất.
B. Mặt trăng bị Trái đất che khuất.
C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa.
D. Mặt trời không chiếu sáng Mặt trăng che khuất.
4/ Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Góc tới có giá trị nào sau đây ?
A. 200 B. 800
C.400 D.600
5/Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?
A. Mặt gương.
B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương.
C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới.
D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.
6/ Chiếu một chùm sáng song song tới một chiếc gương chùm phản xạ ngay sau khi vừa rời gương là chùm hội tụ, có thể xác định được đó là gương gì hay không?
Gương phẳng. C. Gương cầu lõm.
B. Gương cầu lồi. D. Không thể xác định được.
7/ Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng ?
Hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
Hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
8/ Ảnh của một gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây ?
Ảnh ảo, bằng vật.
Ảnh thật, bằng vật.
Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật tới gương.
Không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật.
9/ Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực ?
Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng.
Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
Người quan sát đứng ở nửa sau Trái đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.
10/ Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S' cách gương một khoảng d'. So sánh d và d':
d = d'.
d > d'.
d < d'.
Không so sánh được vì ảnh là ảnh ảo, vật là thật.
B/ TỰ LUẬN
Bài 1: ( 2,5đ)
Có một tia sáng nằm theo phương ngang từ trái sang phải. Một học sinh dùng gương phẳng tạo tia phản xạ có phương thẳng đứng và hướng từ trên xuống dưới. Em hãy giúp bạn đặt gương nghiêng so với phương ngang là một góc bao nhiêu độ và vẽ hình giúp bạn ấy ?
Bài 2: (2,5 đ)
Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB đặt trước gương phẳng (hình 4)?
Hình
1
b) Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm M tới gương rồi phản xạ qua điểm N (hình 2) và trình bày cách vẽ.
Hình
2
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 - VẬT LÝ 7
TRẮC NGHIỆM: 5Đ
Mỗi câu đúng 0,5đ
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
B |
A |
D |
C |
C |
D |
C |
A |
TỰ LUẬN : 5 Đ
Bài |
Đáp án |
Biểu điểm |
1 |
- Đặt gương phẳng như hình vẽ và nghiêng so với phương ngang một góc 450
450 S 450
N R
|
1,0 đ
1,0đ
0,5đ |
2a |
|
0,5 đ
0,5 đ |
2b |
Cách vẽ: Vẽ ảnh M' của M qua gương, nối M' với N cắt gương tại I, nối I với M ta có tia tới MI và tia phản xạ IN cần vẽ.
|
0,5 đ
1,0đ
|
Tuần: |
11+12 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
11+12 |
Ngày dạy: |
|
CHỦ ĐỀ: NGUỒN ÂM- ĐẶC TÍNH CỦA ÂM
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
- HS hiểu được mối quan hệ giữa dao động nhanh, chậm – Tần số.
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nguồn âm, các đặc tính của âm.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thutìm hiểu về nguồn âm, các đặc tính của âm.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN:
+ Biết được vật phát ra âm đều dao động.
+ Biết tần số là số giao động trong một giây.
+ Phân biệt được âm bổng, âm trầm.
+ Biết được độ to của âm đo bằng đơn vị đexiben
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, xác lập được mối quan hệ giữa âm với tần số và biên độ dao động.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới âm.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với kết quả của bản thân, tập thể; không đổ lỗi cho người khác.
- Trung thực: Học sinh tôn trọng kết quả của bản thân, thật hà ngay thẳng trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái: Yêu thương con người, yêu cái đẹp, tôn trọng sự khác biệt, ý kiến trái chiều; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập, giúp đở mọi người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:Bộ thí nghiệm nguồn âm.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sgk, sbt
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: HS biết được âm thanh được tạo ra như thế nào
c) Sản phẩm: KT bài cũ, giới thiệu chương mới.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: a. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng. b. So sánh ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: Bên cột nội dung. *Báo cáo kết quả: Bên cột nội dung. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:Chúng ta vẫn thường nói chuyện với nhau, lắng nghe những âm thanh phát ra như tiếng đàn du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ồn ào ngoài đường phố. Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào? Những vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? khi nào thì vật phát ra âm trầm, âm bổng? Âm truyền qua được những môi trường nào? Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? Chương II: Âm học, sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề này. Bài học đầu tiên của chương âm học sẽ là bài nguồn âm. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
-HS nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- HS nêu được cách tạo ra âm thanh
- HS nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- HS nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
b) Nội dung:
- Khi phát ra âm vật có đặc điểm gì?
- Tần số là gì. Đơn vị tần số?
- Đặc điểm của âm phụ thuộc thế nào với tần số?
c) Sản phẩm:
- Từ các thí nghiệm HS hoàn thành các kết luận.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||||||||||
Hoạt động 2.1: Nhận biết nguồn âm |
|||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS nghiên cứu SGK. + Đọc câu C1, sau đó giữ im lặng để trả lời câu hỏi C1. + Cho ví dụ về nguồn âm trong đời sống hàng ngày. Hoạt động cá nhân trả lời câu C2. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc SGK, trả lời các câu hỏi của GV và SGK. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS. Thông báo cho HS: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. |
I. Nhận biết nguồn âm Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: Nguồn âm là cái trống, cây đàn ghi ta… |
||||||||||||
Hoạt động 2.2: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm |
|||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu:B1: Tình huống xuất phát: Giáo viên làm thí nghiệm gõ vào một số vật để phát ra âm, rồi cũng gõ vào một số vật đó nhưng không phát ra âm, rồi hỏi: Tại sao có những vật gõ vào thì phát ra âm, có những vật gõ không phát ra âm. Em hãy suy nghĩ xem để phát ra âm thì phải có điều kiện chung gì? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: B2: Bộc lộ quan niệm ban đầu: Cá nhân đưa ra các trường hợp: -Gõ mạnh vào vật. -Gõ nhẹ vào vật. - Gõ sao cho vật rung động mạnh. - Gõ nhanh liên tục. Nhóm thống nhất. Gõ mạnh cho vật rung động. - Giáo viên: B3: Đề xuất giả thuyết, thiết kế phương án thí nghiệm: - Em hãy nghĩ cách tiến hành thí nghiệm xem có phải muốn vật phát ra âm thì vật đó phải rung động không? - HS đưa ra các phương án thí nghiệm khác nhau. - Chốt lại các phương án thí nghiệm. B4: Tiến hành TN kiểm tra: Tiến hành thí nghiệm. +Bật mạnh dây cao su. +Gõ vào thành cốc. +Gõ vào âm thoa. B5: Rút ra kết luận: -Qua các thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì? - Dự kiến sản phẩm: Khi các vật phát ra âm thì thấy các vật đó đều rung động mạnh. *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.
- Khi phát ra âm các vật đều dao động. |
||||||||||||
Hoạt động 2.3: Nghiên cứu dao động nhanh, chậm - Tần số dao động. |
|||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS nghiên cứu SGK. + Làm TN với 2 con lắc đơn dài, ngắn khác nhau trong 10s. Ghi kết quả vào bảng C1. + Dựa vào C1 để trả lời C2. - Học sinh tiếp nhận: Nêu dụng cụ TN và cách tiến hành. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc SGK, nêu dụng cụ và cách tiến hành trong 10s cho con lắc lệch khỏi vị trí ban đầu 1 góc như nhau. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS. Thông báo, Số dao động trong 1s gọi là tần số. Đơn vị tần số là Héc (Hz) - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. |
III. Dao động nhanh, chậm - Tần s
* Thí nghiệm1: C1:
Số dao động trong 1s gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc kí hiệu là Hz. C2: Con lắc b. *Nhận xét: Dao động càng nhanh ( chậm ) tần số dao động càng lớn (nhỏ )
|
||||||||||||
Hoạt động 2.4:Tìm hiểu âm cao (bổng), âm thấp ( trầm). |
|||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Làm TN2 và TN3. + Quan sát trả lời câu hỏi C3, C4. + Dựa vào kết quả các TN hoàn thành phần kết luận. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: + Nêu dụng cụ và tiến hành TN 2, 3/SGK. + Trả lời C3, 4 vào bảng nhóm. - Giáo viên: Theo dõi hướng dẫn HS làm TN và ghi kết quả lại, xử lý sai sót nếu có. - Dự kiến sản phẩm: Cột nội dung. *Báo cáo kết quả: Cột nội dung. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
IV. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
* Thí nghiệm 2 : C3: Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp. Phần tự do của thớc ngắn dao động nhanh âm phát ra cao.
*Thí nghiệm 3 : C4: Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp. Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao. * Kết luận : Dao động càng nhanh (chậm ), tần số dao động càng lớn (nhỏ ) âm phát ra càng cao (thấp) |
||||||||||||
Hoạt động 2.5: Nghiên cứu về biên độ dao động và độ to của âm phát ra. |
|||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: +Cho HS nghiên cứu SGK. + Nêu dụng cụ và cách tiến hành đối với mỗi thí nghiệm trong SGK. + Hoạt động nhóm làm thí nghiệm như SGK. + Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc SGK, làm TN, quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của GV. Các nhóm làm thí nghiệm gõ nhẹ: âm nhỏ quả cầu bấc dao động biên độ nhỏ và ngược lại. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS. + Từ kết quả thí nghiệm 1, 2 hoàn thành KL. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. |
V. Âm to, âm nhỏ. Biên độ dao động.
Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động
C2. Nhiều (ít) Lớn (nhỏ) To (nhỏ) C3. Nhiều (ít) Lớn (nhỏ) To (nhỏ)
* Kết luận: Âm phát ra càng to thì biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. |
||||||||||||
Hoạt động 2.6:Tìm hiểu độ to của một số âm, ngưỡng đau của con người |
|||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu:Yêu cầu đọc SGK trả lời các câu hỏi. + Đơn vị độ to của âm là gì? Kí hiệu. + Độ to của âm bao nhiêu thì làm đau tai. (ngưỡng đau) - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc SGK và tìm hiểu trả lời các nội dung câu hỏi. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. - Dự kiến sản phẩm: Cột nội dung. *Báo cáo kết quả: cột nội dung. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
VI. Độ to của một số âm
Độ to của âm đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu dB.
Người ta dùng máy để đo độ to của âm.
Độ to của âm lớn hơn hoặc bằng 130 dB làm đau nhức tai. |
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 13 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: Câu 11: Câu 12: Câu 13: |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C ở phần vận dụng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ trang 30, 33, 36 + Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C6 - C9 trang 29. + Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C5 – C7 trang 33 + Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C4 – C7 trang 36 - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôiNghiên cứu C6 - C9 trang 29, C5 – C7 trang 33, C4 – C7 trang 36và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả:(Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III. Vận dụng: C6/30 : Hoạt động theo nhóm cuộn lá chuối thành kèn và thổi cho phát ra âm và nêu được. + Tờ giấy đầu nhỏ của kèn lá chuối dao động. C7/30: Nêu được một số ví dụ về nhạc cụ như: dây đàn ghi ta, dây đàn bầu, cột không khí trong ống sáo, mặt của cồng chiêng……. + Giữ cho các vật đó không dao động. C8/30: Dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy các tua giấy dao động C9/30: Ống và nước trong ống dao động. Ống có nhiều nước nhất phát ra âm nhỏ nhất và ngược lại. Cột không khí trong ống dao động Ống có ít nước nhất phát ra âm nhỏ nhất và ngược lại. C5/33: Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn. C6/33: Khi vặn dây đàn căng nhiều thì tần số dao động lớn âm phát ra cao. Khi vặn dây đàn căng ít thì tần số dao động nhỏ âm phát ra thấp. C7/33: Chạm miếng bìa vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa âm phát ra cao hơn. C4/36. Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh dây đàn sẽ lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn nên âm phát ra to C7/36. Ước lượng khoảng 50-70dB. |
Phụ lục (nếu có): Phụ lục có thể là hệ thống câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng… cũng có thể là bảng số liệu để HS điền dữ liệu vào.
Câu 1: : Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.
B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.
C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.
D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.
Câu 2: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. dùi gõ B. các thanh đá C. lớp không khí D. dùi gõ và các thanh đá
Câu 3: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm thanh.
Nguồn âm là:
A. sợi dây cao su B. bàn tay C. không khí D. Cả A và C
Câu 4: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.
D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
Câu 5: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:
A. luồng gió B. luồng gió và lá cây C. lá cây D. thân cây
Câu 6: Tần số dao động càng cao thì
A. âm nghe càng trầm B. âm nghe càng to
C. âm nghe càng vang xa D. âm nghe càng bổng
Câu 7: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:
A. 2Hz B. 0,5Hz C. 2s D. 0,5s
Câu 8: Chọn phát biểu đúng?
A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.
B. Đơn vị tần số là giây (s).
C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.
D. Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
Câu 9: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?
A. Khi biên độ dao động lớn hơn B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Khi tần số dao động nhỏ hơn.
Câu 10: Âm phát ra càng to khi
A. nguồn âm có kích thước càng lớn.
B. nguồn âm dao động càng mạnh.
C. nguồn âm dao động càng nhanh.
D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.
Câu 11: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:
A. 60 dB B. 100 dB C. 130 dB D. 150 dB
Câu 12: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A. Biên độ và tần số dao động của âm. B. Tần số dao động của âm.
C. Vận tốc truyền âm. D. Biên độ dao động của âm.
Câu 13: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB B. 50 dB C. 60 dB D. 70 dB
Tuần: |
13 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
13 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề âm có thể truyền qua các môi trường nào, không thể truyền qua môi trường nào.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để chứng minh càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ và trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, so sánh được tốc độ truyền âm qua các môi trường khác nhau.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng kiến thức về sự truyền âm để nêu được các ví dụ về các môi trường truyền âm trong thực tế và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự truyền âm.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm các hình 13.1, 13.3
- Video về thí nghiệm truyền âm trong chân không:
https://www.youtube.com/watch?v=_je12cpnxqw
https://www.youtube.com/watch?v=-iMMWrlbrz8
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập:Ngày xưa để phát hiện ra tiếng võ ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao lại làm như vậy? Vậy âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai người nghe như thế nào, qua những môi trường nào?
b) Nội dung:Vấn đề cần nghiên cứu: Âm có thể truyền được trong những môi trường nào?
c) Sản phẩm:
- Giải thích được tại sao khi áp tai xuống đất người ta lại nghe thấy tiếng vó ngựa và tại sao họ không nghe trong không khí mà phải áp tai xuống đất.
- Nêu được các môi trường mà âm đã truyền qua và truyền đến tai người.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Tại sao khi áp tai xuống đất người ta lại nghe thấy tiếng vó ngựa? + Vì sao không lắng tai nghe trong không khí mà phải áp tai xuống đất để nghe? + Âm đã truyền từ nguồn phát đến tai như thế nào và qua những môi trường nào rồi truyền đến tai người? => T/h: Ngoài môi trường chất rắn ra thì âm có thể truyền qua trong những môi trường nào? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS đứng tại chỗ trả lời. *Báo cáo kết quả:HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài họcĐể trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
+ Kể tên một số môi trường truyên âm và không truyền được âm.
+ Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí.
+ Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào.
+ Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động càng nhỏ âm càng nhỏ.
+ So sánh được tốc độ truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
b) Nội dung:
-Nêu được các môi trường truyền âm và không truyền được âm.
- So sánh được tốc độ truyền âm trong các môi trường.
c) Sản phẩm:
- Học sinh nêu được phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm.
- Trả lời được các câu C (PHT cá nhân) từ đó rút ra kết luận chung của bài.
+ Nêu được các môi trường truyền âm và không truyền được âm.
+ So sánh được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau.
+ Lấy được ví dụ về các môi trường truyền âm trong thực tế.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Nghiên cứu môi trường truyền âm qua các thí nghiệm. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Bố trí thí nghiệm như hình 13.1, 13.2, 13.3, 13.4 – SGK: + Cách tiến hành thí nghiệm? + Tiến hành làm, quan sát thí nghiệm và trả lời C1, C2, C3, C4, C5 vào phiếu học tập cá nhân. + Rút ra kết luận chung. Gv hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: + Quan sát biên độ dao độngcủa mặt trống và quả cầu đồng thời lắng nghe độ to âm của quả cầu bấc phát ra khi ở gần nguồn âm (mặt trống thứ nhất) và xa nguồn âm(mặt trống thứ hai) để trả lời câu hỏi C1, C2. + Tai bạn C nghe thấy âm truyền qua vật nào từ đó trả lời C3. + Tai nghe thấy tiếng chuông đồng hồ truyền qua những vật nào từ đó trả lời C4. + Quan sát video, nhận xét về âm của tiếng chuông phát ra trong các trường hợp có nhiều không khí, ít dần không khí, hết không khí từ đó trả lời C5. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Các nhóm đồng thời làm lần lượt các thí nghiệm. + Quan sát thí nghiệm để trả lời các câu C và rút ra nhận xét. +Đại diện nhóm trình bày C1, C2, C3, C4, C5. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm, cặp đôi. + Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. + Âm có thể truyền qua môi trường nào, không truyền qua môi trường nào. + Đặc điểm độ to của âm trong khi lan truyền qua các môi trường khi ở gần và ở xa nguồn âm. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C1, C2, C3, C4, C5 từ đó rút ra kết luận về môi trường truyền âm, môi trường không truyền âm, độ to của âm trong khi lan truyền. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
I. Môi trường truyền âm. 1. Thí nghiệm. C1: Hiện tượng: Mặt trống rung động và quả cầu lệch ra khỏi vị trí ban đầu chứng tỏ: âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.
C2: Quả cầu bấc thứ hai có biên độ dao động nhỏ hơn (lệch khỏi vị trí ban đầu ít hơn) so với quả cầu thứ nhất. Điều đó chứng tỏ độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm (hoặc độ to của âm càng lớn khi càng ở gần nguồn âm).
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ).
C4: Âm truyền đến tai qua môi trường: Khí, rắn, lỏng. C5: Chứng tỏ: Môi trường chân không không truyền âm.
2. Kết luận. - Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không. - Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vận tốc truyền âm trong các môi trường. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ + Đọc và quan sát bảng vận tốc truyền âm của một số chất ở 200C SGK/39 + Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất, kém nhất. + Hãy giải thích tại sao ở thí nghiệm: Bạn đứng không nghe thấy âm mà bạn áp tai xuống bàn lại nghe thấy âm. + Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép từ đó trả lời C6 và rút ra kết luận. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: + Đọc SGK và tìm hiểu trả lời các nội dung câu hỏi. - Giáo viên: + Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. - Dự kiến sản phẩm: Học sinh đứng tại chỗ trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện HS báo cáo kết quả hoạt động. So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau để trả lời C6 và rút ra kết luận chung của bài.. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
3. Vận tốc truyền âm. Thép truyền âm thanh nhanh nhất, không khí truyền âm thanh kém nhất.
Gỗ là vật rắn truyền âm nhanh, tốt hơn không khí.
C6: Vận tốc truyền âm qua nước nhỏ hơn qua thép và lớn hơn qua không khí.
* Kết luận:Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
|
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C7, C8, C10.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng được kiến thức về sự truyền âm để trả lời các câu C7, C8, C10. - GV: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta qua môi trường nào? + Hãy nêu ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng? + Khi ở ngoài không trung thì các nhà du hành vũ trụ nói chuyện với nhau có bình thường giống như khi ở trên mặt đất không? Tại sao? Muốn nói chuyện được với nhau họ phải làm như thế nào? - GV chốt lại: Âm truyền được trong môi trường chất rắn, lỏng, khí vì khi các nguồn âm dao động làm các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những hạt này truyền dao động cho các hạt khác ở gần chúng và cứ thế dao động truyền đi xa ... Do đó muốn âm truyền được đến tai ta phải có môi trường truyền âm như chất rắn, chất lỏng, chất khí. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C7, C8, C10. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C7, C8, C10. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
III. VẬN DỤNG C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí là chủ yếu.
C8: VD minh họa: Khi bơi ở dưới nước có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng.
C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. Muốn nói chuyện được với nhau thì họ phải áp sát hai chiếc mũ và quay mặt vào với nhau. |
PHỤ LỤC 1: PHT CÁ NHÂN (THÍ NGHIỆM)
Quan sát thí nghiệm, ghi lại các hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi:
C1: (TN 13.1) Có hiện tượng gì xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
C2:(TN 13.1)So sánh biên độ dao động của hai qua cầu bấc. Từ đó rút ra kết luận về độ to của âm trong khi lan truyền.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
C3:(TN 13.2) Tiếng gõ của bạn A truyền đến tai bạn C qua môi trường nào khi bạn C nghe thấy tiếng gõ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
C4:(TN 13.3)Tiếng chuông đồng hồ reo truyền đến tai qua những môi trường nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
C5:(TN 13.4) Khi rút dần không khí đến hết thì âm nghe được cũng nhỏ dần đến khi tắt hẳn không nghe được tiếng nữa. Kết quả đó chứng tỏ điều gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC 2: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Bài 1: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất.
Đáp án: D
Bài 2: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn
C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng
Đáp án: C
Bài 3: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su?
A. Tấm nhựa B. Chân không C. Nước sôi D. Cao su
Đáp án: B
Bài 4: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 340 m/s B. 170 m/s C. 6420 m/s D. 1500 m/s
Đáp án: C
Bài 5: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:
A. t1 < t2 < t3 B. t3 < t2 < t1C. t2 < t1 < t3 D. t3 < t1 < t2
Đáp án: A
Bài 6: Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét?
A. Nước B. không khí C. Thép D. Nhôm
Đáp án: A
Bài 7: Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào sai trong các nội dung dưới đây?
A. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất.
B. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.
C. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.
D. Vì cùng là nước nên tốc độ truyền âm như nhau.
Đáp án: D
Bài 8: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nước B. Sắt C. Khí O2 D. Chân không
Đáp án: B
Bài 9: Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu?
A. 35 m B. 17 m C. 75 m D. 305 m
Đáp án: C
Bài 10: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời gian. Hỏi bao lâu sau thì một người ở cách ga 2km và áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm truyền trong đường ray là 6100 m/s.
A. 1200 s B. 3050 s C. 305 s D. 0,328 s
Đáp án: D
Tuần: |
14 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
14 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về phản xạ âm – tiếng vang.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm hợp tác giải quyết vấn đề về âm phản xạ - Tiếng vang.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN
+ Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
+ Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
+ Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Đề xuất phương án kiểm tra vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Giải thích một số hiện tượng về âm phản xạ-tiếng vang trong thực tế.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:
- Tranh ảnh hình 14.1.
- video https://www.youtube.com/watch?v=CI09pvJgjN4
-Các câu hỏi bài tập.
2.Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài học ở nhà.
- Xem lại các bài tập về vận tốc, quãng đường.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: :Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung:Nhận biết về hiện tượng phản xạ âm, tiếng vang.
c) Sản phẩm: Nêu được hiện tượng trong tranh và đoạn video.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho học sinh quan sát tranh và xem đoạn video. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh thảo luận theo bàn nhận xét về am thanh trong tranh và đoạn video mà em quan sát được. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện một vài học sinh trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét đánh giá Giáo viên nêu nội dung cần tìm hiểu của bài học. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
b) Nội dung:
- Nêu được tiếng vang là âm phản xạ truyền đến tai sau âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.
- Nận biết được vật phản xạ âm tốt là vật cứng, bề mặt nhẵn. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề.
c) Sản phẩm: Bảng nhóm và kết luận
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về âm phản xạ - Tiếng vang |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi. + Thế nào là âm phản xạ? + Thế nào là tiếng vang? + Trả lời C1, C2, C3. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thảo luận nhóm theo khăn trải bàn trả lời các câu hỏi. *Báo cáo kết quả và thảo luận -Các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình. - Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét . Giáo viên chốt kiến thức. |
I. ÂM PHẢN XẠ - TIẾNG VANG
Kết luận: - Âm phản xạ là âm dọi lại khi gặp mặt chắn. - Tiếng vang là âm phản xạ truyền đến tai sau âm truyền trực tiếp ít nhất 1/15 giây. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK và trả lời các câu hỏi. + Thế nào là vật phản xạ âm tốt? + Thế nào là vật phản xạ âm kém.? + Trả lời C1, C2, C3. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trả lời cá nhân 1 vài em nhận xét bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét . Giáo viên chốt kiến thức. |
II. VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT, VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM.
Kết luận: - Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, bề mặt nhẵn. - Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề. |
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
|
Phiếu học tập số 1: Câu hỏi trắc nghiệm |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C5, C6, C7.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức bài học trả lời C5, C6, C7. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C5, C6, C7 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C5, C6, C7 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
III. VẬN DỤNG C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. C6: Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp tai nghe được âm rõ hơn. C7: Âm truyền từ tàu tới đáy biển mất ½ giây. Độ sâu của đáy biển: 1500. ½ = 750m |
Phụ lục :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
A. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm.
B. Trong hang động nếu có nguồn âm thì sẽ có tiếng vang.
C. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn dội lại gọi là âm phản xạ.
D. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau 1/15 giây so với âm phát ra.
Câu 2: Trong các câu phát biểu sau câu nào sai?
A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
C. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.
D. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
Câu 3: Trong con dông ta nghe tiếng sấm rền. Chọn câu giải thích đúng nhất.
A. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.
B. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra đến mặt đất lớn hơn 1 giây.
C. Tia sét chuyển động nên khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.
D. Sấm rền là do sự phản xạ âm từ các đám may giông trên bầu trời xuống mặt đất.
Câu 4: Những vật nào sau đây phản xạ âm tốt?
A. Bê tông, gỗ, vải. B. Thép, vải, bông.
C. Sắt, thép, đá. D. Lụa, nhung, gốm.
Câu 5: Những vật hấp thụ âm tốt là vật:
A. phản xạ âm tốt. B. phản xạ âm kém.
C. có bề mặt nhẵn, cứng. D. hấp thụ ánh sáng tốt.
Tuần: |
15 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
15 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để nhận biết những tiếng ồn gây ô nhiễm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để nêu được kết luận về ô nhiễm tiếng ồn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết tiếng ồn gây ô nhiễm, kể tên các tiếng ồn thường gặp ở nơi mình sinh sống gây ô nhiễm, đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Đề xuất vấn đề các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Có ý thức về chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Hình vẽ phóng to hình 15.1; 15.2; 15.3
Học sinh:
- Kẻ sẵn bảng trang 44/ C3 vào vở
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
a) Mục tiêu: Kiểm tra việc tiếp thu bài cũ và học bài ở nhà của HS
b) Nội dung:* Câu hỏi:
c) Sản phẩm: * Đáp án:
d)Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS lên bảng trình bày.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Kiểm tra việc tiếp thu bài cũ và học bài ở nhà của HS *Thực hiện nhiệm vụ học tập + Có tiếng vang khi nào? + Ta nghe được âm to hơn khi nào? + Ta nghe được âm rõ hơn khi nào? *Báo cáo kết quả + Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. + Ta nghe được âm to hơn khi âm phản xạ truyền đến tai cùng 1 lúc với âm phát ra. + Ta nghe được âm rõ hơn khi làm tường sần sùi và treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Đa số các em nắm bài và học bài đầy đủ |
* Câu hỏi:+ Có tiếng vang khi nào? + Ta nghe được âm to hơn khi nào? + Ta nghe được âm rõ hơn khi nào? * Đáp án:+ Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. + Ta nghe được âm to hơn khi âm phản xạ truyền đến tai cùng 1 lúc với âm phát ra. + Ta nghe được âm rõ hơn khi làm tường sần sùi và treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn
|
2. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:Kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Các biện pháp thường được sử dụng để ô nhiễm do tiếng ồn.
b) Nội dung:Giúp HSthấy đượchiện nay tiếng ồn gây ô nhiễm xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của chúng ta.
c) Sản phẩm: - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Xuất phát từ thực tế cuộc sống có nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng ta. Các tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại rất xấu đến thần kinh của con người, ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm và phải làm thế nào hạn chế bớt những tiếng ồn? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: Đứng tại chỗ trả lời. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. |
|
3.Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu:Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. b) Nội dung:Biết được tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó không gây ô nhiễm tiếng ồn. Thống nhất lí do gây ô nhiễm tiếng ồn. c) Sản phẩm: Phân biệt được tiếngồn và tiếng ồn gây ô nhiễm. d)Tổ chức thực hiện: |
|
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Hãy tìm hiểu nhận xét và kết luận |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3 SGK và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Quan sát vàtrả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá:
|
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
C1: - Hình 15.2.Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. - Hình 15.3.Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến học tập của học sinh) Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn tovà kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của conngười. |
Hoạt động 2.2: Dựa vào kết luận nêu trên, em hãy cho biết trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: C2.Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: đọc C2 suy nghĩtrả lời . - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá:
|
C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là: b, d. Tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe → Ô nhiễm tiếng ồn.
|
3. Hoạt động 3: Một số biện pháp phòng chống ô nhiễm do tiếng ồn
a) Mục tiêu:Tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn.
b) Nội dung:Nêu các biện pháp? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
c) Sản phẩm: Trả lời câu C3 và C4 theo nhóm ra bảng phụ
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu các biện pháp? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi C3 theo nhóm. GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài 14 về phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém để hoàn thành C4. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Thảo luận làm ra bảng nhóm và trình bày ra bảng phụ. - GV:Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả:HS trả lời theo nhóm trên bảng phụ câu C3. Cá nhân HS trả lời C4. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá:
|
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: C3: + Cấm bóp còi inh ỏi. + Trồng cây xanh. + Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa,... C4: a. Những vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ, . . . b. Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: kính , lá cây, . . .
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:Kiểm tra sự hiểu bài của các em qua trả lời câu hỏi C5, C6. Giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và yêu thích môn học.
b) Nội dung:HS đọc câu hỏi, suy nghĩ và cá nhân trả lời.
Vận dụng kiến thức vừa học giải quyết câu C5, C6
c) Sản phẩm: Câu trả lời C5, C6
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Vận dụng kiến thức vừa học trả lời C5, C6. *Thực hiện nhiệm vụ học tậpHS: Làm việc cá nhân. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đứng tại chỗ trả lời *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá:
|
C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2, 15.3: + Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai. + Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác; xây tường ngăn giữa chợ và lớp học bằng cách đóng các cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xung quanh ... C6: - Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ và học tập. Phòng hát đảm bảo tính chất không truyền âm ra bên ngoài. |
Câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng
- Hãy nêu kết luận về ô nhiễm do tiếng ồn?
- Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn .
- Nắm được các biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
*Tích hợp môi trường :
Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn :
+ Trồng cây : Trồng cây xung quanh trường học,bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm : Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: Thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc : Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như : Máy bay phản lực, các động cơ máy khoan cắt rèn kim loại , .. khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn xây dựng các thiết bị xây dựng các trường học bệnh viện khu dân cư xa các nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn, học sinh cần thực hiện các nếp sống văn hoá tại trường học. Bước nhẹ khi lên cầu thang. Không nói chuyện trong lớp học không nô đùa ,mất trật tự trong trường học
Tuần: |
16 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
16 |
Ngày dạy: |
|
BÀI 16: ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh.
- Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống
- Hệ thống hoá lại kiến thức của chương II.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, ôn tập các vấn đề yêu cầu của kiến thức đã học về âm học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để tạo ra sản phẩm thảo luận nhóm.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Xác định các vấn đề về âm thanh như nguồn phát (nguồn âm), môi trường truyền âm, vật phản xạ âm tốt và xấu, phản xạ âm và tiếng vang.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, các vấn đề thực tiễn giải thích về độ cao và độ to của âm, chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được các kiến thức về âm học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm.
- Trung thực: Làm việc nghiêm túc, ghi nhận và đánh giá các sản phẩm học tập khách quan, có tiêu chí, trung thực trong kết quả của nhóm.
- Trách nhiệm: Làm việc cá nhân tích cực, chuẩn bị đầy đủ cho nội dung bài học, thảo luận nhóm tích cực.
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt; cảm thông và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.
- Yêu nước: Ý thức xây dựng môi trường sống văn minh, hiện đại chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Powerpoint trò chơi ô chữ.
- Phiếu học tập cho các nhóm.
2. Học sinh:
-Xem nội dung của “Bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học”.
- Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- Công cụ hỗ trợ: Sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến kiến thức âm học.
- Đồ dùng học tập cá nhân.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:Nhận biết được vai trò của âm thanh trong cuộc sống thông qua trò chơi ô chữ hình 16.1 trang 46, SGK Vật Lí 7.
c) Sản phẩm: Giải trò chơi ô chữ.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Học sinh chia nhóm hoạt động theo tổ. + Mỗi tổ thực hiện giải mã các ô chữ theo thời gian quy định, hết thời gian các nhóm trình bày sản phẩm. + Giải mã ô chữ quan trọng cần tìm? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trình bày sản phẩm. *Báo cáo kết quả:HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên chốt vấn đề cần tìm hiểu trong trò chơi ô chữ này. |
Trò chơi ô chữ
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức trong chương II: Âm học
b) Nội dung: Thiết kế sơ đồ tư duy ôn tập chương II: Âm học.
c) Sản phẩm:Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy theo thiết kế mà nhóm đã chọn.Gợi ý:
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Mỗi nhóm nhận giấy vẽ và bút, thiết kế sơ đồ tư duy theo tư duy của nhóm để thể hiện rõ nội dung về kiến thức của chương II. Âm học. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:Hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Hỗ trợ, gợi ý cho các em thảo luận theo nhóm. + Hướng dẫn các bước tiến hành. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành thiết kế. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Nhận xét sản phẩm của nhau. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức cần ghi nhớ. |
Sơ đồ tư duy tổng kết chương II. Âm học
|
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung chương.
b) Nội dung: Hệ thống BT của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 8 câu hỏi phần tự kiếm tra trang 45 SGK Vật Lí 7.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (Bài tập) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8:
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu 1 đến câu 7 phần Vận dụng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng được kiến thức để giải thích câu C1 đến C6. - GV chốt lại kiến thức sau khi các thành viên lớp đã nhận xét. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C1 đến C7 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C1 đến C7 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
|
III. VẬN DỤNG Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7:
|
PHỤ LỤC TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Giải ô chữ Vật Lý 7 Bài 16 trang 46
Theo hàng ngang:
1. Môi trường không truyền âm.
2. Âm có tần số lớn hơn 20000Hz.
3. Số dao động trong một giây.
4. Hiện tượng âm dội ngược trở lại khi gặp mặt chắn.
5. Đặc điểm của các nguồn phát âm.
6. Hiện tượng xảy ra khi phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ.
7. Âm có tần số nhỏ hơn 20Hz.
Từ hàng dọc là gì?
Lời giải:
Từ hàng dọc: ÂM THANH
PHỤ LỤC BÀI TẬP
Bài 1 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Viết đầy đủ các câu sau đây:
a. Các nguồn âm phát ra đều .....
b. Số dao động trong 1 giây gọi là ...... Đơn vị tần số là ....
c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị ...... (dB).
d. Vận tốc truyền âm trong không khí là ......
Lời giải:
a. Các nguồn âm phát ra đều dao động.
b. Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).
c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đề xi ben (dB).
d. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Bài 2 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Đặt câu với các từ và cụm từ sau:
a. tần số, lớn, bổng.
b. tần số, nhỏ, trầm.
c. dao động, biên độ lớn, to
d. dao động, biên độ nhỏ, nhỏ.
Lời giải:
a. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (bổng).
b. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (trầm).
c. Dao động càng mạnh, biên độ lớn, âm phát ra càng to.
d. Dao động càng yếu, biền độ nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
Bài 3 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy cho biết âm có thể truyền qua môi trường nào sau đây?
a) Không khí
b) Chân không
c) Rắn
d) Lỏng
Lời giải:
Âm có thể truyền qua môi trường: a) không khí; c) rắn; d) lỏng
Bài 4 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Âm phản xạ là gì?
Lời giải:
Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một vật chắn.
Bài 5 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Tiếng vang là gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Âm phản xạ.
B. Âm phản xạ đến cùng một lúc với âm phát ra.
C. Âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai.
D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.
Lời giải:
Chọn câu D: Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.
Bài 6 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy chọn từ thích hợp: mềm, cứng, nhẵn, gồ ghề để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Các vật phản xạ âm tốt là các vật...và có bề mặt ...
b. Các vật phản xạ âm kém là các vật...và có bề mặt ...
Lời giải:
a. Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn.
b. Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề.
Bài 7 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Trường hợp nào dưới đây có ô nhiễm tiếng ồn.
a. Tiếng còi xe cứu hỏa (hay tiếng kẻng báo cháy).
b. Làm việc cạnh nơi nổ mìn phá đá.
c. Tiếng ồn của trẻ em làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện giữa hai người lớn
d. Hát KARAOKE to lúc ban đêm.
Lời giải:
b. Làm việc cạnh nơi nổ mìn phá đá.
d. Hát KARAOKE to lúc ban đêm.
Bài 8 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy liệt kê một số vật liệu cách âm tốt.
Lời giải:
Một số vật liệu cách âm tốt: bông, vải xốp, gạch, gỗ, bêtông...
PHỤ LỤC VẬN DỤNG
Bài 1 (trang 46 SGK Vật Lý 7): Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm trong những nhạc cụ sau: đàn ghita, kèn lá, sáo, trống.
Lời giải:
Vật dao động phát ra âm trong đàn ghita là dây đàn.
Vật dao động phát ra âm trong kén lá là phần đầu lá chuối.
Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo.
Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống.
Bài 2 (trang 46 SGK Vật Lý 7): Hãy đánh dấu vào câu đúng.
A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.
B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp
C. Âm không thể truyền trong môi trường chân không.
D. Âm không thể truyền qua nước.
Lời giải:
Chọn câu C. Âm không thể truyền trong môi trường chân không
Bài 3 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Trả lời câu hỏi:
a. Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra tiếng to và tiếng nhỏ?
b. Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra âm cao và âm thấp?
Lời giải:
a. Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ.
b. Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra tiếng cao.
Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra tiếng thấp.
Bài 4 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không có thể trò chuyện với nhau mà không cần sử dụng micrô và tai nghe bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền đến tai hai người đó như thế nào?
Lời giải:
Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua hai cái mũ đến tai người kia và ngược lại.
Bài 5 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giông như có người đang theo sát?
Lời giải:
Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra và phản xạ lại từ hai bên bờ tường. Ban ngày, tiếng vang bị tiếng ồn khác lấn át hoặc bị thân thể người khác qua lại hấp thụ nên chỉ nghe được tiếng bước chân, chỉ ban đêm yên tĩnh mới nghe được như vậy.
Bài 6 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Khi nào thì tai nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác chứ không truyền đến tai.
D. Cả ba trường hợp trên
Lời giải:
Chọn câu A: Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
Bài 7 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Giả sử một bệnh viện nằm cạnh một đường quốc lộ có nhiều xe qua lại. Hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này.
Lời giải:
Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm cạnh đường qụốc lộ có nhiều xe cộ qua lại:
- Treo biển cấm bóp còi gần bệnh viện.
- Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
- Trồng nhiều cây xanh chung quanh bệnh viện đề hướng âm truyền đi nơi khác
- Treo rèm ở cửa sổ để ngăn đường truyền âm cũng như hấp thụ bớt âm.
Tuần: |
17 |
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
17 |
Ngày dạy: |
|
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng học sinh đã học trong chương I, chương II.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc đề bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực trình bày.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.
- Chăm chỉ: Nỗ lực trong làmbài kiểm tra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:Đề kiểm tra
2.Học sinh: Giấy làm bài kiểm tra
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:Trao đổi thông tin trước giờ kiểm tra
b) Nội dung:Phát đề kiểm tra
c) Sản phẩm: HS nhận đề kiểm tra
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV phát đề kiểm tra *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS nhận đề kiểm tra *Báo cáo kết quả và thảo luận Lớp trưởng báo cáo sĩ số và số đề đã nhận *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS nhận đủ đề kiểm tra |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( Không)
3. Hoạt động 3: Luyện tập( Không)
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi
b) Nội dung:HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS làm được bài kiểm tra
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm bài kiểm tra trên giấy *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm bài kiểm tra trên giấy *Báo cáo kết quả và thảo luận HS nộp bài *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét giờ kiểm tra |
|
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận ( TN 30% - TL 70% ).
Ma trận và đề kiểm tra:
1/ Bảng tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
N = 12 TNKQ + 28 TL
h = 0,7
Nội dung
|
TS tiết |
TS tiết lý thuyết |
Số tiết quy đổi |
Số câu |
Điểm số |
|||||||
BH |
VD |
BH |
VD |
BH |
VD |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||||
Chủ đề 1: Quang học
|
9 |
7 |
4.9 |
4.1 |
3.7 |
8.6 |
3.1 |
7.2 |
0.9 |
2.1 |
0.8 |
1.8 |
Chủ đề 2: Âm học |
7 |
6 |
4.2 |
2.8 |
3.2 |
7.4 |
2.1 |
4.9 |
0.8 |
1.8 |
0.5 |
1.2 |
Tổng |
16 |
13 |
9.1 |
6.9 |
6,8 |
15.9 |
5,2 |
12.1 |
1,7 |
4,0 |
1,3 |
3,0 |
Tỷ lệ h = 0,7 |
7 |
4 |
5 |
3 |
6,0 (3B:3H) |
4,0 (2VD:2VDC) |
2. Ma trận đề kiểm tra.
Nội dung
|
BH |
VD |
Điểm số |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
Chủ đề 1: Quang học. |
4 |
2 |
3 |
2 |
1,75 |
4,0 |
1. Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng |
C1 |
|
C2 |
|
0,5 |
|
2. Sự truyền ánh sáng |
C3 |
|
|
|
0,25 |
|
3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng |
C4 |
|
|
B1(1) |
0,25 |
1 |
4. Định luật phản xạ ánh sáng |
|
|
C5 |
|
0,25 |
|
5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng |
C6 |
|
|
|
0,25 |
|
6. Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng |
|
B2(1) |
|
|
|
1 |
7. Gương cầu lồi |
|
|
C7 |
B3.a(1) |
0,25 |
1 |
8. Gương cầu lõm |
|
B3.b(1) |
|
|
|
1 |
Chủ đề 2: Âm học. |
3 |
2 |
2 |
1 |
1,25 |
3,0 |
1. Nguồn âm |
C8 |
|
|
|
0,25 |
|
2. Độ cao của âm |
C9 |
|
|
|
0,25 |
|
3. Độ to của âm |
|
B5.a(1) |
C10 |
|
0,25 |
1 |
4. Môi trường truyền âm |
C11 |
|
|
|
0,25 |
|
5. Phản xạ âm - Tiếng vang |
|
|
C12 |
B4(1) |
0,25 |
1 |
6. Chống ô nhiễm tiếng ồn |
|
B5.b(1) |
|
|
|
1 |
Tổng |
7 |
4 |
5 |
3 |
3,0 |
7,0 |
3. Đề bài:
Phần 1. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Em hãy tìm nguồn sáng trong những vật sau?
A. Bóng đèn đang tắt. C. Bàn ghế.
B. Mặt Trời. D. Quyển sách.
Câu 2. Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi
A. mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.
B. mắt hướng ra phía cánh đồng.
C. cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.
D. cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.
Câu 3. Nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng là
A. trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng.
B. trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng.
C. trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau.
D. khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng.
Câu 4.Khi nào có hiện tượng nguyệt thực xảy ra?
A. Khi Mặt trăng bị mây đen che khuất.
B. Khi Mặt trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.
C. Khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất một phần.
D. Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt trăng.
Câu 5. Trong các hình vẽ dưới đây biết IR là tia phản xạ, hình vẽ nào biểu diễn đúng tia phản xạ của ánh sáng?
Câu 6. Trong các hình vẽ dưới đây, hình vẽ nào không đúng?
Câu 7. Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp gì cho người lái xe?
A. Giúp cho người bên kia đường thấy và tránh xe.
B. Giúp cho tài xế ngồi trên xe quan sát các cảnh xung quanh dễ dàng hơn.
C. Người lái xe nhìn thấy gương cầu lồi và các xe cộ xung quanh nhằm tránh gây ra tai nạn.
D. Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên kia đường che khuất, tránh được tai nạn.
Câu 8. Vật nào dưới đâykhông được gọi là nguồn âm ?
A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động.
C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động.
Câu 9. Trong 5 giây, vật thực hiện được 30 dao động. Tần số dao động của vật là A. 5 Hz. B. 30 Hz. C. 6 Hz. D. 150 Hz.
Câu 10: Ta nghe được âm to và rõ hơn khi
A. âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.
B. âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.
C. âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.
D.âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.
Câu 11. Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là
A. rắn, lỏng, khí. B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. lỏng, khí, rắn.
Câu 12.Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật nào phản xạ âm tốt nhất?
A. Bề mặt của một tấm vải. B. Bề mặt của một tấm kính.
C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm. D. Bề mặt của một miếng xốp.
Phần 2. Tự luận: (7 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng 1 bóng đèn có công suất lớn. Giải thích tại sao.
Bài 2. (1 điểm) Cho hình vẽ biết SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Hãy vẽ tiếp tia tới, tia phản xạ trong các trường hợp sau và chỉ rõ chiều truyền của các tia sáng?
a) b)
Bài 3. (2 điểm)
a) Giải thích tại sao có thể dùng gương cầu lõm để nung nóng vật?
b) Giải thích vì sao trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp gương phẳng?
Bài 4. (1 điểm) Tính độ sâu của đáy biển tại một nơi mà thời gian kể từ khi tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được siêu âm phản xạ lại là 1s. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s.
Bài 5. (2 điểm)
a. Nguồn âm có độ to như nào có thể gây ô nhiễm tiếng ồn, hãy kể tên một số nguồn âm này? Em hãy nêu một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
b. Một con lắc đơn dao động 200 lần trong 40 giây. Hãy tính tần số dao động của con lắc. Con lắc này có phát ra âm không? Tại sao tai người không nghe được âm thanh của con lắc này?
4. Đáp án – biểu điểm:
Phần 1. Trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
D |
A |
B |
C |
B |
D |
C |
C |
B |
C |
B |
Phần 2. Tự luận:
Bài |
Nội dung trả lời |
Điểm |
1 |
Trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng 1 bóng đèn có công suất lớn. Để tránh xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài do người và đồ vật che khuất ánh sáng. Vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. |
0,5
0,5 |
2 |
i
i’
|
0,5
0,5 |
3 |
a. Dùng gương cầu lõm có thể nung nóng vật vì MT ở rất xa nên các tia sáng từ MT đến GC lõm có thể coi là các tia tới song song. Sau khi phản xạ trên GC lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại 1 điểm trước gương. Mà ánh sáng MT có nhiệt năng nên vật đặt ở chỗ có chùm tia hội tụ sẽ nóng lên. b. Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước. Giúp người lái xe nhìn thấy nhiều xe cộ và người đằng sau hơn tránh được tai nạn. |
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5 |
4 |
- Thời gian siêu âm truyền tới đáy biển bằng nửa thời gian từ máy phát truyền đi và nhận được âm dội lại: t = ½ giây - Vận tốc truyền âm trong nước biển là v = 1500m/s. => Độ sâu đáy biển là :s = v.t = 1500 . 0,5= 750m |
0,25
0,25 0,5 |
5 |
a. Nguồn âm phát ra tiếng ồn to (trên 76 dB) và kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn. VD tiếng nhạc mở to suốt đêm trên 90dB, tiếng động cơ phản lực cách 4m 130dB, tiếng ồn ngoài phố suốt ngày trên 120 dB…. Chống ô nhiễm tiếng ồn bằng cách: Tác động vào nguồn âm; Ngăn chặn đường truyền của âm; Phân tán âm trên đường truyền:..(treo biển báo, xây tường ngăn, sử dụng vật liệu cách âm, che rèm, trồng cây xanh…) b. Tóm tắt: n = 200 dao động; t = 40 giây; f = ? Giải: Tần số dao động của con lắc là f = n/t = 200/40 = 5 Hz Con lắc có dao động nên có phát ra âm. Tai người không thể nghe được âm này vì nó có tần số nhỏ 5Hz (Hạ âm) < 20Hz. Mà tai người chỉ có thể nghe được những âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20.000Hz. |
0,5
0,25
0,25
0,5 0,25 0,25 |
HỌC KỲ II
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
CHỦ ĐỀ: SỰ NHIỄM ĐIỆN – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được đặc điểm tương tác giữa hai loại điện tích.
- Nêu được vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cách làm vật nhiễm điện.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm làm vật nhiễm điện do cọ xát, sự tương tác của hai vật nhiễm điện và thực hiện thí nghiệm.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN:
+ Kể được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
+ Nhận biết được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì
+ Nhận biết được vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
+Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa đề ra kế hoạch thí nghiệm làm vật nhiễm điện do cọ xát, sự tương tác của hai vật nhiễm điện và thực hiện thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
+Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
+ Vụn giấy viết, thước nhựa, vải khô, lụa, len
+ Giá thí nghiệm, quả cầu xốp treo bằng sợi chỉ
+ Thanh thuỷ tinh, mảnh lụa, mảnh nilông, mảnh phim nhựa
+ Bảng kết quả, mảnh tôn phẳng , bút thử điện
+2 mảnh ni lông, bút chì vỏ gỗ, kẹp giấy, 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau, mảnh len, lụa, thanh thủy tinh, trục quay
+ Tranh vẽ H 17.1, 17.2, 18.1, 18.2, 18.3/ SGK
2. Học sinh:
+ Sách vở, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung:
Treo tranh 2 SGK/47 và yêu cầu HS mô tả hiện tượng trong tranh
c) Sản phẩm:
Suy nghĩ, tìm hiểu vì sao những sợi tóc bị kéo thẳng ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu: HS mô tả hiện tượng trong tranh 2 SGK/47 và tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng - HS tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: mô tả hiện tượng và tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời theo suy nghĩ *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS khác nhận xét, bổ sung GV: Tại sao vào những này thời tiết khô ráo khi chải đầu bằng lược nhựa các sợi tóc bị lược hút kéo thẳng ra? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi nghiên cứu bài học. |
|
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu:
- HS mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- HS nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- HS nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- HS nêu được đặc điểm tương tác giữa hai loại điện tích.
- HS nêu được vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron.
b) Nội dung:
- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
- Có mấy loại điện tích, sự tương tác.
- Khi nào vật nhiễm điện dương, âm?
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành được các kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự nhiễm điện do cọ xát |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm 1 SGK/ trang 48. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thực hiện và hoàn thành kết luận 1, 2 SGK/tr49 *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Hoàn thành kết luận 1 và 2. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng |
I. Vật nhiễm điện: -Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát -Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác (vật nhỏ, nhẹ) hoặc phóng điện qua vật khác ( làm sáng bóng đèn bút thử điện) |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu có mấy loại điện tích |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân đọc nội dung thí nghiệm 1, 2. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: nghiên cứu thí nghiệm 1, 2; nêu các dụng cụ thí nghiệm, phương án bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và hoàn thành hai nhận xét, kết luận. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Hoàn thành nhận xét và kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng |
II. Hai loại điện tích : 1. Thí nghiệm :
2. Kết luận : + Có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm + Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau , các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau 3. Quy ước : + Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) + Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát với vải khô là điện tích âm ( - ) |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử (Hướng dẫn học sinh tự học) |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu mục II *Thực hiện nhiệm vụ học tập Ghi yêu cầu vào vở *Báo cáo kết quả và thảo luận *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ |
|
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: |
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C1, C2, C3 Trang 49; C1 trang 51 và C2, C3, C4 trang 52.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3 Trang 49; C1 trang 51 và C2, C3, C4 trang 52. Trả lời câu hỏi: Vật nhiễm điện âm, dương khi nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C1, C2, C3 Trang 49; C1 trang 51 và C2, C3, C4 trang 52, trả lời câu hỏi *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C1, C2, C3 Trang 49; C1 trang 51 và C2, C3, C4 trang 52 và trả lời câu hỏi *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và ghi bảng |
-Vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron Vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron
|
Phụ lục:
Câu 1: Câu khẳng định nào dưới đây đúng:
A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt.
B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.
C. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vậy gần đó.
Câu 2: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào sau đây?
A. Áp sát thước nhựa vào 1 cực của pin.
B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Câu 3: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng
A. đẩy các vật khác
B. hút các vật khác
C. vừa hút vừa đẩy các vật khác
D. không hút, không đẩy các vật khác
Câu 4: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
A. Cọ xát vật
B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm
D. Nung nóng vật
Câu 5: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Câu 6: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.
B. Hạt nhân không mang điện tích.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.
Câu 7: Chọn phát biểu sai:
A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
Câu 8: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
Câu 9: Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
B. hai thanh nhựa này hút nhau.
C. Hai thanh nhựa này không hút không đẩy nhau.
D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.
Câu 10: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy? Vì sao?
A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.
B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
Mục tiêu
Kiến thức
Mô tả được một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết được có dòng điện
Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Nêu được các tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện.
Nhận biết được các dòng điện thường dùng với hai cực của nó.
Mắc được và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề về dòng điện, nguồn điện.
Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để tạo ra dòng điện.
Năng lực đặc thù
Năng lực nhận thức: hiểu được sơ đồ mạch điện để kiểm tra mạch điện kín.
Năng lực tìm hiểu: dựa vào quan sát thí nghiệm nhận biết được sự xuất hiện của dòng điện.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về dòng điện để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó có xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
Phẩm chất
Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên
Kế hoạch bài học.
Hình vẽ phóng to hình 19.1.
Bộ thí nghiệm các hình 19.3.
Phiếu học tập cho các nhóm.
Học sinh
2 pin ó lớn.
2 pin ó nhỏ.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
Nội dung: Nhận biết được vai trò của dòng điện, ngồn điện.
Sản phẩm:
Nêu được các cách tạo ra dòng điện.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
giáo viên yêu cầu: + Nêu những dụng cụ sử dụng điện mà em biết? + Nêu những lợi ích và thuận tiện khi sử dụng điện? + “có điện” và “mất điện” là gì? Đó có phải là “có điện tích” và “mất điện tích” hay không? Vì sao? + vậy dòng điện là gì? Dòng điện do đâu mà có? học sinh tiếp nhận:
+ học sinh: trả lời yêu cầu. Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. Báo cáo kết quả: HS đứng lên trả lời.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu:
- HS nắm được dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
- HS biết được các dụng cụ điện sẽ hoạt động khi nào.
b. Nội dung:
- Nêu được dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành được câu C1, C2 và nhận xét 1 từ đó rút ra kết luận.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu dòng điện là gì |
||
+ Cho HS quan sát hình 19.1 (SGK) và yêu cầu HS hoàn thành câu C1 nêu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. + GV yêu cầu HS thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành câu C2 và phần nhận xét.
+ Quan sát hình để hoàn thành câu C1. + Làm việc nhóm hoàn thành câu C2 và phần nhận xét.
+ Điều khiển lớp làm nhiệm vụ và thảo luận nhóm. + Quan sát, giúp đỡ các nhóm yếu khi thực hiện nhiệm vụ. + Hết thời gian, yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.
+ yêu cầu cá nhân HS báo cáo kết quả câu C1. + yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả câu C2 và phần nhận xét.
+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. |
I. Dòng điện *Câu C1:
*Câu C2: Muốn đèn sáng lại thì cần cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn áp sát mảnh phim nhựa. *Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. *Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
|
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng |
||
+ GV thông báo: tác dụng của nguồn điện và hai cực của pin, acquy. + yêu cẩu HS kể tên các nguồn điện và chỉ ra cực dương (+) cực âm (-) của nguồn điện đó. + HS tiếp nhận.
+ HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành câu hỏi của GV. + GV điều khiển lớp hoạt động.
+ cá nhân HS báo cáo kết quả câu hỏi.
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. |
II. Nguồn điện
*Câu C3: Các nguồn điện: pin tiểu, pin tròn, acquy, điamo xe đạp, pin mặt trời, máy phát điện…
|
|
Hoạt động 2.3: Mắc mạch điện với pin, bóng đèn, công tắc và dây nối |
||
+ GV phát dụng cụ thí nghiệm. + GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm việc nhóm mắc mạch điện như hình 19.3 (SGK). + Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi. + HS tiếp nhận.
+ HS nhận dụng cụ thí nghiệm, quan sát hướng dẫn của GV và làm việc nhóm mắc mạch điện theo yêu cầu. + GV theo dõi, hướng dẫn HS làm việc, giúp đỡ các nhóm kiểm tra, phát hiện chỗ hở mạch nếu có. + Thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi.
+ HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm. Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. |
|
|
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu:
Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
Nội dung:
Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
Sản phẩm:
HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|
Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: A Câu 7: C Câu 8: C Câu 9: B Câu 10: C |
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu:
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
Nội dung:
Vận dụng làm bài tập.
Sản phẩm:
Bài làm của HS câu C5, C6.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|
III.Vận dụng
+ Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. + Đèn điện sáng khi có dòng điện chạt qua. + Quạt điện đang chạy khi có dòng điện chạy qua…
Dụng cụ sử dụng nguồn điện là pin: điều khiển TV, chuột máy tính, đèn pin, điện thoại,…
|
PHỤ LỤC
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Dòng điện là các……………dịch chuyển có hướng
A. Electron
B. Ion âm
C. Điện tích
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Chọn câu đúng
A. Nguồn điện là dụng cụ dùng để tạo ra nguồn điện
B. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các dụng cụ điện
C. Mỗi nguồn điện đều có hai cực
D. Cả ba câu đều đúng
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng
Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
A. Pin
B. Ắc – qui
C. Đi – na – mô xe đạp
D. Quạt điện
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng
Các thiết bị nào sau đây hoạt động không cần nguồn điện:
A. Bàn ủi điện B. Nồi cơm điện
C. Bếp dầu D. Bếp điện
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng
Các dụng cụ điện hoạt động được là do:
A. Có dòng điện chạy qua nó
B. Được mắc với nguồn điện
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng
Hãy chỉ ra cực dương của các nguồn điện trên hình 8.1:
A. Cực có đánh dấu (+)
B. Cực không đánh dấu
C. Cả hai cực
D. Cả ba câu đều sai
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng
Khi dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin thì:
A. Các ion dương trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
B. Các ion âm trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
C. Các điện tử tự do trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
D. Các điện tử tự do trong sợi dây đòng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng
Để đèn xe máy phát sáng thì đèn phải được nối với nguồn điện. Vật trong xe máy, nguồn điện là thiết bị nào sau đây?
A. Pin
B. Đi- na- mô
C. Ắc – qui
D. Cả ba đều sai
Câu 9: Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là ắc – qui:
A. Đồng hồ treo tường
B. Ôtô
C. Nồi cơm điện
D. Quạt trần
Câu 10: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
Quạt điện đang quay liên tục.
Bóng đèn điện đang sáng.
Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
Radio đang phát.
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được trong thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề chất dẫn điện, chất cách điện, dòng điện trong kim loại.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. Làm thí nghiệm xác định được vật dẫn điện, vật cách điện.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, xác định được vật dẫn điện, vật cách điện
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức để giải thích và dự đoán những vật liệu dẫn điện, cách điện để ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy.
- Bộ thí nghiệm hình 20.2
- Hình vẽ phóng to hình 20.1, 20.3, 20.4
- Bóng đèn sợi đốt
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh:
- Chuẩn bị vật cần xác định là vật dẫn điện hay cách điện
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề (5’)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung: Tổ chức tình huống học tập. Trả lời câu hỏi của GV để rút ra vấn đề
c) Sản phẩm: HS rút ra được vấn đề
- Chất dẫn điện, chất cách điện là gì?
- Dòng điện trong kim loại là gì?
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: + Dòng điện là gì? + Dòng điện đi qua cơ thể người có nguy hiểm không? + Vậy làm sao có thể sử dụng được điện? => T/h: Chất dẫn điện, chất cách điện là gì? + Tại sao các dây điện thường làm bằng đồng? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chất dẫn điện, chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Nhận biết trong thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.
- Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
b) Nội dung: Nghiên cứu SGK và tiến hành thí nghiệm để xác định được chất dẫn điện, chất cách điện và dòng điện trong kim loại.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được phiếu học tập, C1, C2, C3; C4, C5, C6
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||
Hoạt động 2.1: Chất dẫn điện và chất cách điện. (15 phút) |
|||||
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: HS đọc mục I và trả lời câu hỏi: ? Chất dẫn điện là gì? ? Chất cách điện là gì?
Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1, C2, C3. - Yêu cầu thực hiện thí nghiệm hình 20.2 và hoàn thành phiếu học tập - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1, C2, C3 và tiến hành TN *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Đọc mục 1 và quan sát hình 20.1 trong sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1, C2, C3. + Các nhóm tiến hành hoạt động để làm thí nghiệm kiểm tra vật dẫn điện hay vật cách điện. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm + Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. + Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời: + C1.Các bộ phận dẫn điện là dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, hai chốt cấm, lõi dây. Các bộ phận cách điện là: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây. + C2. Vật dẫn điện: Đồng, sắt , chì. Vật cách điện: nhựa, thuỷ tinh, sứ, . . . v . v + C3. Trong mạch điện, khi ngắt công tắc giữa hai chốt công tắc là không khí và đèn không sáng. Vậy không có dòng điện nào chạy qua không khí. + Phiếu học tập nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi kết quả chung. |
I. Chất dẫn điện và chất cách điện.
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. |
||||
Hoạt động 2.2: Dòng điện trong kim loại.(15 phút) |
|||||
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Cho Hs đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4, C5, C6. + Hoàn thành kết luận: Dòng điện trong kim loại là gì? - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, quan sát hình 20.3 và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi C4, C5, C6. - Giáo viên: + Giới thiệu mô hình đơn giản của một đoạn dây kim loại và khái niệm về electron tự do. *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi: + C4. Hạt nhân mang điện tích dương. Êlectrôn mang điện tích âm. + C5. Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu “-“ phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu “+” phần này mang điện tích dương vì nguyên tử mất bớt êlectrôn. + C6. Cực âm đẩy, cực dương hút. + Hoàn thành kết luận: êlectrôn tự do – dịch chuyển có hướng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Dòng điện trong kim loại.
1. Êlectrôn tự do trong kim loại.
2. Dòng điện trong kim loại.
Kết luận: dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. |
3. Hoạt động 3. Luyện tập (5’)
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT phần vận dụng SGK
c) Sản phẩm: Trả lời C7, C8, C9/SGK và các yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ: Thế nào là chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại là gì? + Cho HS thực hiện theo yêu cầu C7, C8, C9. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận cặp đôi nghiên cứu C7, C8, C9 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: ghi vào vở *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. C7. B; C8. C; C9. C. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức |
III. Vận dụng:
C7. B; C8. C; C9. C. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập SBT
c) Sản phẩm: Bài làm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu nêu: + Đọc mục có thể em chưa biết. + Làm các BT trong SBT: bài 20.1, 20.3/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện yêu cầu *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời bài tập theo yêu cầu *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
B20.1 a. ... vật dẫn điện. b. ... vật cách điện. c. ... electron tự do .... d. .... chất dẫn điện. B20.3 Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy nổ xăng. Vì khi chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của nó. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ô tô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh. |
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được quy ước về chiều dòng điện
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước, mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề về sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được biết cách vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản, mắc đúng theo sơ đồ đã vẽ.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết: Nhận biết được các kí hiệu của một số bộ phận mạch điện đơn giản, từ đó vẽ sơ đồ cho mạch điện thực tế đơn giản.
- Năng lực tìm hiểu: Từ sơ đồ mạch điện đã vẽ, lập kế hoạch để tiến hành thí nghiệm kiểm tra các trường hợp mạch có điện. Từ đó nêu được quy ước chiều dòng điện trong mạch điện.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được quy ước chiều dòng điện để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện để ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm gồm: Dây dẫn, đèn 6V, khoá K, pin + giá lắp.
- Hình vẽ phóng to hình 21.1
2. Học sinh:
- SGK, đọc trước nội dung thông tin bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Nhận biết được vai trò của sơ đồ mạch điện trong một số ngành nghề và cuộc sống.
c) Sản phẩm: Nêu được nhờ có sơ đồ mạch điện công việc thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng điện dễ dàng hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như yêu cầu cần có? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của mạch điện thực) loại đơn giản.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều đòng điện chạy trong mạch điện thực.
b) Nội dung: Dùng các kí hiệu vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản, nêu được quy ước chiều dòng điện.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được các câu hỏi từ đó rút ra được các kết luận.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và lắp mạch điện theo sơ đồ. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu:Giới thiệu về kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ mạch điện. + Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu của nội dung C1, C2. + Nghiên cứu và làm C3: Mắc mạch điện theo 1 trong 4 sơ đồ mạch điện của C1,2. Đảm bảo đèn mắc trong mạch sáng khi đóng K. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: + Quan sát bằng kí hiệu và ghi nhớ các kí hiệu, tự vẽ các kí hiệu vào vở. + Làm việc và vẽ sơ đồ H19.3. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm, cặp đôi. + Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
I. Sơ đồ mạch điện. 1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện.
Nguồn điện:
Đèn:
Dây dẫn:
2. Sơ đồ mạch điện. - Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. C1.
C2. |
Hoạt động 2.2: Xác định, biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: + Nghiên cứu nội dung trong SGK cho biết chiều dòng điện được quy ước như nào? + Cho HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4, C5. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi C4, C5 - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. - Trả lời câu C4, C5 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Chiều dòng điện.
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
* Pin, ắcquy tạo ra dòng điện có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều.
C4. Chiều quy ước chiều dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các e tự do trong dây dẫn ngược chiều nhau.
C5:
K
K |
K
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống bài tập trắc nghiệm của giáo viên trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thiện 06 câu hỏi trắc nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ học tập Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6:
|
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c)Sản phẩm: Bài làm của HS câu C6
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu nêu: + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C6. + Nhắc lại thế nào là chiều của dòng điện? - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C6 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C6 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
III. VẬN DỤNG C6. - Gồm 2 chiếc pin. Có kí hiệu:
- Thông thường cực dương của nguồn điện này lắp về phía đầu của đèn pin.
- Vẽ sơ đồ mạch điện:
K |
PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều:
A. Không xác định |
B. của dây dẫn điện |
C. thay đổi |
D. không đổi |
Câu 2: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. Dịch chuyển của các electron.
D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Câu 3: Sơ đồ của mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật.
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 4: Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:
A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện được cung cấp bởi pin và acquy có chiều không đổi (được gọi là doòng điện một chiều).
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
Câu 5: Chiều quy ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các …………. trong dây dẫn kim loại.
A. hạt nhân nguyên tử
B. electron tự do
C. electron mang điện tích âm
D. hạt nhân mang điện tích dương
Câu 6: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?
A. Cầu chì |
B. Bóng đèn |
C. Nguồn điện |
D. Công tắc |
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
CHỦ ĐỀ: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
CHỦ ĐỀ: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I.
Mục tiêu
1.
Kiến thức:
- Kể tên được các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Mô tả được thí nghiệm kiểm tra các tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa của dòng điện.
- Giải thích được các hiện tượng về các tác dụng của dòng điện.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh về các tác dụng của dòng điện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề về các tác dụng của dòng điện
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được các dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí hợp lí; đưa ra được kế hoạch làm thí nghiệm với các dụng cụ đã xây dựng; thực hiện được các thí nghiệm theo kế hoạch đã đề xuất. Quan sát hình vẽ, mô tả được thí nghiệm kiểm tra tác dụng của dòng điện.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra được bốn tác dụng của dòng điện: nhiệt, phát sáng, từ, hóa học. Kết hợp được các kiến thức trong việc giải thích các hiện tượng, sử dụng kiến thức đã học vào lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.II. Thiết bị dạy học và học liệu
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Các dụng cụ thí nghiệm H22.1, H22.5, H23.1, H23.3
- Phiếu trạm
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài trước theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Kể tên được các tác dụng của dòng điện trong thực tiễn
c) Sản phẩm: Kể tên được các tác dụng của dòng điện thông qua các ví dụ minh họa
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: Qua bài soạn ở nhà, cho biết các tác dụng của dòng điện? - Trong các tác dụng đó thì có những tác dụng có thể kiểm tra bằng thí nghiệm? - Học sinh tiếp nhận: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. *Báo cáo kết quả:HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên giao vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: - Trong tiết ngày hôm nay chúng ta sẽ thực hành kiểm chứng các tác dụng trên. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu và thực hành các thí nghiệm kiểm tra tác dụng của dòng điệ
b) Nội dung: Học sinh lần lượt tiến hành làm các thí nghiệm kiểm tra các tác dụng của dòng điện
c) Sản phẩm: Hoàn thành được nội dung các phiếu học tập của từng trạm về các tác dụng của dòng điện
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa học của dòng điện |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* GV chiếu nội quy của tiết học theo trạm - Lớp được chia thành 4 nhóm, có nhóm trưởng và thư kí. - Có 5 trạm tương ứng với 5 nhiệm vụ học tập của tiết học được ghi trong phiếu ở mỗi trạm. Tất cả các nhóm bắt buộc phải hoàn thành 4 trạm còn lại (không nhất thiết phải theo đúng thứ tự). - Thời gian tối đa cho mỗi trạm là 8 phút. - Khi hoàn thành một trạm: Giơ biển xanh, - Khi cần trợ giúp: Giơ biển đỏ. - Sau mỗi trạm cần hoàn thành phiếu trạm và một phần phiếu tổng hợp. - Khi đã hoàn thành một trạm, nhóm nhanh chóng chuyển sang tram khác, đảm bảo trật tự, nghiêm túc. Nếu trong các trạm từ 1 đến 4, mà không còn trạm trống, thì nhóm sẽ giải quyết trạm chờ. - Sau 32’, GV thông báo hết giờ yêu cầu các nhóm ngừng hoạt động, nộp phiếu trạm và dán phiếu tổng hợp lên bảng. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên: Chia học sinh thành 4 nhóm ngồi ở 4 trạm. Yêu cầu HS trả lời: Qua sự chuẩn bị bài ở nhà và quan sát dụng cụ thí nghiệm ở trạm của mình hãy trình bày thí nghiệm kiểm tra các tác dụng của dòng điện Học sinh tiếp nhận, đại diện các nhóm trình bày và chốt bằng hình ảnh trên máy chiếu. - Yêu cầu học sinh hoạt động theo trạm *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Hoạt động theo trạm, hoàn thành từng trạm, trả lời nội dung PHT từng trạm và hoàn thành phiếu tổng hợp - Giáo viên: + Quan sát quá trình thí nghiệm của học sinh để đảm bảo an toàn và tính chính xác của thí nghiệm. + Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng |
I. Tìm hiểu các tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa học của dòng điện - 5 tác dụng của dòng điện: + Tác dụng nhiệt + Tác dụng phát sáng + Tác dụng từ + Tác dụng hóa học + Tác dụng sinh lí |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TRẠM 1 Tìm hiểu tác dụng nhiệt ở bóng đèn sợi đốt Thời gian: 8 phút Yêu cầu: làm việc theo nhóm. Nhận dụng cụ thí nghiệm sau:
Lắp mạch điện sơ đồ sau:
Tìm hiểu các nội dung sau: Vẽ chiều dòng điện và đánh dấu cực của bóng đèn trên hình vẽ. Khi đèn sáng bóng đèn có nóng lên không? ................................................................................................................................ Quan sát bóng đèn khi đang sáng, bộ phận nào bị đốt nóng mạnh và phát sáng? …………………………………………………………………………………… Khi đèn sáng bình thường, bộ phận đó của đèn có nhiệt độ khoảng 25000C. Dây tóc bóng đèn làm từ vonfram, giải thích tại sao như vậy? (Có thể tham khảo Bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất ở SGK Vật lý 7/60) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Nếu thay bóng đèn bằng một dây dẫn bất kì khi có dòng điện chạy qua dây dẫn cũng làm dây dẫn nóng lên. Kể tên một số vật dụng trong gia đình sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện ............................................................................................................................................................................................................................................................... Kết luận: Dòng điện có tác dụng ………: các chất có dòng điện chạy qua đều ...... lên. TRẠM 2 Tìm hiểu tác dụng phát sáng trên đèn Điốt Thời gian: 8 phút Yêu cầu: Làm việc theo nhóm.
Hai đầu dây đèn của đèn led có giống đèn dây tóc hay không? Nếu không thì khác nhau ở điểm nào? ………………………………………………………………………………… Lắp mạch điện theo chiểu của mũi tên. Quan sát xem đèn có sáng không? ………………………………………………………………………………… Đảo ngược hai đầu dây cắm đèn Điốt. Quan sát xem đèn có sáng không? …………………………………………………………………………............ Đèn sáng do hai đầu dây đèn nóng sáng hay do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây này phát sáng? ………………………………………………………………………………… Nguyên lí làm việc của đèn LED giống với loại đèn nào mà em biết trong thực tế:....................................................................................................................... Kết luận: Dòng điện có tác dụng........: dòng điện có thể làm sáng đèn ...... dù đèn chưa ...... tới nhiệt độ cao.
TRẠM 3 Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện Thời gian: 8 phút Yêu cầu: Làm việc theo nhóm. Nhận dụng cụ sau
Lắp mạch điện như sơ đồ dưới đây, rồi điền từ thích hợp vào chỗ “.......”:
a)Ta đưa cuộn dây lại gần mẩu dây đồng và ghim giấy bằng sắt. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và đóng : - Khi đóng công tắc, cuộn dây quấn quanh lõi sắt non............ ghim giấy bằng sắt, nhưng không.......... mẩu dây đồng Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là....... b)Ta đưa kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết có gì khác nhau xảy ra với 2 cực của nam châm?
Kết luận: Nam châm điện có ...... ....... ....... vì nó làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép TRẠM 4 Tìm hiểu tác dụng hóa học Thời gian: 8 phút Yêu cầu: Làm việc theo nhóm
Bố trí thí nghiệm như sau: (Cần lưu ý lắp theo đúng hình ảnh mô tả về các chốt ở mỗi dụng cụ)
Thực hiện thí nghiệm và chọn từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống: (màu đen, có dòng điện chạy qua, nâu đỏ, dòng điện đã gây ra tác dụng hoá học , dòng điện, đồng) - Trước khi đóng công tắc, màu sắc hai thỏi than chì mà em quan sát là........... - Sau khi đóng công tắc, bóng đèn sáng, chứng tỏ có...................................... - Sau 3-5 phút, nhấc thỏi than nối với cực âm, thỏi than lúc trước có màu đen sau vài phút nó được phủ một lớp màu ........................ - Lớp màu này là kim loại .............Hiện tượng đồng tách ra khỏi dung dịch muối đồng khi có .................... qua chứng tỏ ........................................................ Vậy: .........................có tác dụng hóa học chẳng hạn khi dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm thỏi than nối với cực âm phủ một lớp..........
TRẠM 5 Trạm chờ Yêu cầu: Làm việc theo nhóm. Trắc nghiệm: Khoanh vào phương án đúng trong mỗi câu sau: 1. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Ruột ấm điện C. Công tắc B. Dây dẫn điện của mạch trong gia đình D. Đèn báo của tivi 2. Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng? A. Bóng đèn của bút thử điện C. Bóng đèn dây tóc B. Đèn LED D. Ấm điện đang đun nước 3. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng từ của dòng điện? A. Ấm điện C. Quạt điện B. Đèn LED D. Nồi cơm điện 4. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng hóa học C. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng phát sáng D. Tác dụng từ 5.Vì sao người ta thường lắp dây chì vào những bộ phận tự ngắt của mạch điện (cầu chì) mà không dùng dây đồng? A. Vì rẻ hơn đồng C. Vì chì có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn đồng B. Vì dây chì mềm, dễ uốn D. Vì cả ba lý do trên 6. Vì sao về mùa hè, dùng đèn ống mát hơn đèn dây tóc? A. Vì đèn ống dài hơn đèn dây tóc B. Vì đèn ống cho ánh sáng màu trắng C. Vì đèn ống hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện D. Vì cả ba lý do trên Tự luận: Bài 1: Dòng điện làm bóng đèn tuýp phát sáng. Đó là tác dụng nào của dòng điện? ………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………….................................................... Bài 2: Theo em dòng điện có những tác dụng gì? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ PHIẾU TỔNG HỢP Nhóm:................ Nhóm trưởng:......................
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu 2 nhóm lên trình bày những hiểu biết của em về tác dụng sinh lí của dòng điện (bằng video, tranh ảnh). 2 nhóm còn lại nhận xét và bổ sung - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đại diện nhóm lên bảng trình bày nội dung chuẩn bị về tác dụng sinh lí của dòng điện - Giáo viên: + Điều khiển lớp hoạt động + GV đưa ra câu hỏi: Trong trường hợp nào tác dụng sinh lí có hại, trường hợp nào tác dụng sinh lí có ích? *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS thảo luận, suy nghĩ trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giáo viên cho học sinh xem video về người bị điện giật => cần chú ý an toàn khi sử dụng điện. Hoàn thành tác dụng sinh lí ở bảng tổng hợp. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng |
II. Tác dụng sinh lí của dòng điện - Dòng điện đi qua cơ thể người gây ra tác dụng sinh lí vừa có lơi, vừa có hại - VD có hại: người bị điện giật. - VD có ích: máy trợ tim, ...
|
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
- Chia lớp thành 4 nhóm (4 trạm): Các thành viên sẽ lên bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình (các câu hỏi trong bộ câu hỏi của chủ đề). 1 câu đúng được 10đ, sai bị trừ 5đ, nếu 1 đội không có câu trả lời thì các đội còn lại sẽ có 5s suy nghĩ, trả lời đúng được 5đ. - Nhấn mạnh các câu hỏi : + Câu 1: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải làm như thế nào? A. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối và nối cuôn dây thép với cực âm của nguồn điện B. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện. C. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian D. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm + Câu 2: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. Các vụn bìa B. Các vụn giấy viết C. Các vụn sắt D. Các vụn phấn (Nhấn mạnh cuộn dây trở thành nam châm điện) Câu 3: Vì sao người ta thường lắp dây chì vào những bộ phận tự ngắt của mạch điện (cầu chì) mà không dùng dây đồng? A: Vì rẻ hơn đồng B: Vì chì có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn đồng C: Vì dây chì mềm, dễ uốn D: Vì cả ba lý do trên Câu 4: Vì sao về mùa hè, dùng đèn ống mát hơn đèn dây tóc? A: Vì đèn ống dài hơn đèn dây tóc B: Vì đèn ống cho ánh sáng màu trắng C: Vì đèn ống hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện D: Vì cả ba lý do trên Câu 5: Người sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết: a, Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu? b, Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao? * Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
III. Luyện tập
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: a, Nhiệt độ cao nhất của ấm là 1000C b, Nếu để quên nước trong ấm thì ấm sẽ cháy, thủng vì dòng điện có tác dụng nhiệt. |
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được các kiến thức vừa học biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống tốt hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS giải thích các hiện tượng thực tiễn
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu kể tên các dụng cụ sử dụng điện. - Học sinh của nhóm 1 kể tên một vật dụng học sinh của nhóm 2 phân tích tác dụng của dòng điện đối với vật dụng đó (Có mấy tác dụng? Là những tác dụng nào? Tác dụng nào có tác dụng chính?). Và đổi ngược lại GV: Gọi 6 cặp học sinh. H: Những dụng cụ trên có đặc điểm chung là gì? Rút ra nhận xét: Dòng điện gây tác dụng nhiệt với mọi vật dụng dùng điện nhưng không phải lúc nào tác dụng này cũng có ích và cần hạn chế sự hao phí do tỏa nhiệt gây ra. H: Từ hiểu biết qua em, hãy nêu một số biện pháp hiện nay để làm giảm hao phí do tỏa nhiệt. - Giới thiệu thêm về tác dụng hóa học: Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân. Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt,…) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc hại (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S,…). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học). H: Để giảm thiểu tác hại này cần phải làm gì? - Giới thiệu thêm về tác dụng từ: Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. H: Để giảm thiểu tác hại này cần phải làm gì? *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
- Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, người ta đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng không) trong đời sống và kĩ thuật. - Sử dụng đèn điôt trong thắp sáng sẽ góp phần làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện, nâng cao hiệu suất sử dụng điện.
Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí độc hại trên. Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư. |
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A).
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu về cường độ dòng điện.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để đo cường độ dòng điện.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Từ thí nghiệm giúp hs hiểu được về cường độ dòng điện, đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện .
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về cường độ dòng điện, hiểu cách mắc ampe kế.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
Mô đun lắp ráp mạch điện:
- 2 pin, một bóng đèn pin.
- 1 biến trở, một đồng hồ đa năng.
- 5 đoạn dây nối.
2. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài học.
- 2 pin, một bóng đèn pin.
- 1 một ampe kế, một công tắc.
- 5 đoạn dây nối.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
c. Sản phẩm:
- HS trình bày được các tác dụng của dòng điện trong một số dụng cụ, thiết bị điện.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + HS1: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em biết. Kể tên một vài vật VD. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV. - Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm tra dưới lớp 1 lượt. - Dự kiến sản phẩm: kể tên 5 tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ: Tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa và tác dụng sinh lý của dòng điện. *Báo cáo kết quả và thảo luận: Tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa và tác dụng sinh lý của dòng điện. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để đo độ mạnh yếu của dòng điện khi chạy qua các thiết bị điện thì dùng đại lượng nào? ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Để biết câu trả lời chính xác. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay, tìm hiểu về cường độ của dòng điện. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu:
- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A).
- Nắm được cấu tạo và cách sử dụng dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế)
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp: nêu và giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập cá nhân: Ký hiệu cường độ dòng điện; ký hiệu đơn vị đo.
- Phiếu học tập cá nhân: HS nhận biết được công dụng của ampe kế, các cấu tạo bên ngoài.
- Phiếu học tập của nhóm: rút ra kết quả bảng 1.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|||||||||
Hoạt động 2.1: Cường độ dòng điện. |
||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: Theo dõi SGK chuẩn bị tiến hành thí nghiệm như hình 24.1/SGK + Hãy cho biết thí nghiệm gồm những dụng cụ gì? + Tiến hành như thế nào? + Hãy lắp mạch điện theo sơ đồ H24.1/SGK. Quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét. - Học sinh tiếp nhận: Trả lời yêu cầu của GV. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: + Hoạt động theo hướng dẫn của GV. + Theo dõi TN nhóm hoặc GV làm. + Các nhóm mắc sơ đồ mạch điện như hình 24.1 SGK. Từ kết quả thí nghiệm hãy hoàn thành nội dung phần trả lời câu hỏi điền số thích hợp. - Giáo viên: Hỗ trợ giới thiệu các dụng cụ: biến trở, am pe kế. Tác dụng của các dụng cụ: + Ampekế để phtá hiện dòng điện mạnh hay yếu. + Biến trở để thay đổi dòng điện trong mạch. + Hướng dẫn HS cách mắc và tiến hành thí nghiệm. - Dự kiến sản phẩm: (bảng Nội dung) *Báo cáo kết quả: (bảng Nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. |
I. Cường độ dòng điện
1. Quan sát thí nghiệm của GV. 2. Cường độ dòng điện Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. Cường độ dòng điện kí hiệu là I Đơn vị là ampe, kí hiệu A. Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, ta dùng miliampe kí hiệu mA. 1 mA=0,001A. 1A=1000mA. |
|||||||||
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Ampe kế. |
||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Tìm hiểu SGK nhắc lại Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì? + Tìm hiểu về ampe kế để trả lời nội dung câu hỏi C1. + Trong hình 24.2 ampe kế nào dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV, trả lời câu hỏi C1. - Giáo viên: treo hình 24.2 cho HS tìm hiểu. - Dự kiến sản phẩm: (bên bảng Nội dung) *Báo cáo kết quả: Bên bảng Nội dung. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Ampe kế.
Ampe kế là dụng cụ dùng đo cường độ dòng điện. Điền vào bảng 1.
Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị, hình 24.2c hiện số. Các chốt dây của ampe kế ghi dấu “+” chốt dương và dấu “-“ chốt âm.
|
|||||||||
Hoạt động 2.3: Đo cường độ dòng điện |
||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Vẽ sơ đồ mạch điện như hình 24.3. + Hoạt động nhóm nêu cách mắc mạch điện như hình 24.3. + Quan sát TN, đọc và trả lời nội dung câu hỏi C2. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV. - Giáo viên: Mắc mạch điện hình 24.3/SGK. + Quan sát TN để trả lời C2. - Dự kiến sản phẩm: (bảng Nội dung) *Báo cáo kết quả: C2. Lớn – sáng. Nhỏ – tối *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III. Đo cường độ dòng điện
|
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
- HS nhận ra được đơn vị và kí hiệu về cường độ dòng điện. Ampe kế là gì?
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nêu và giải quyết vấn đề C3, C4, C5/SGK.
- Hoạt động chung cả lớp.
c. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân:
Trả lời C3,C4,C5/SGK và các yêu cầu của GV.
- Phiếu học tập của nhóm:
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu nêu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. Đơn vị và kí hiệu về cường độ dòng điện là gì? Ampe kế là gì? + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C3, C4,C5. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C3, C4, C5 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (bảng Nội dung) *Báo cáo kết quả và thảo luận C3,C4,C5. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
IV. Vận dụng:
*Ghi nhớ/SGK.
C3: a. 0,175A=175mA b. 0,38A= 380mA
|
4. Hoạt động vận dụng
a.Mục tiêu:
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
c. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu nêu: + Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo: Hiệu điện thế. + Đọc mục có thể em chưa biết. + Làm các BT trong SBT: từ bài 24.1 -> 24.5/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu ND bài học, trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả và thảo luận - Trong vở BT. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau. |
|
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
CHỦ ĐỀ: HIỆU ĐIỆN THẾ (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
- Nêu được khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
- Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu về nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nguồn điện.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng, lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm, mô tả được sơ đồ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Nhận biết được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế, một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
- Năng lực tìm hiểu: Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành được phương án thí nghiệm để trả lời các câu hỏi đó. Sử dụng được vôn kế để đo HĐT giữa hai đầu dụng cụ dùng điện, giữa hai cực của nguồn điện, lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm, mô tả được sơ đồ thí nghiệm từ đó đưa ra các lập luận.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, để sử dụng đúng và an toàn các thiết bị điện.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: 1 số loại pin, đồng hồ vạn năng
- Các nhóm: 2 pin 1,5 V, 1 vôn kế GHĐ 3V trở lên, 1 bóng đèn pin, 1 ampe kế, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện.
2. Học sinh: SGK, SBT.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Nhận biết được vai trò của nguồn điện.
c) Sản phẩm: Trình bày được CĐDĐ là gì. ký hiệu, đơn vị, dụng cụ đo. Nguồn điện có tác dụng gì.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + HS1: trả lời CĐDĐ là gì? ký hiệu, đơn vị, dụng cụ đo? Nguồn điện có tác dụng gì? + HS2: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai pin dùng cho 1 đèn, 1 khoá dây dẫn và 1 Ampe kế sao cho khi đóng khoá K đèn sáng, kim Ampe kế quay. Khi đèn sáng mạnh số chỉ của Ampe kế lớn điều đó có nghĩa là gì. + HS3: Đổi đơn vị sau: 10,5A = ..........mA, 1050 mA = ......A, 1,25A = .............mA, 0,5mA =...........A - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: HS lên bảng trả lời các câu hỏi của GV. - Giáo viên: Theo dõi HS trả lời, đi kiểm tra dưới lớp 1 lượt. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. *Báo cáo kết quả:HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Dựa vào phần giới thiệu như SGK. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Từ sơ đồ mạch điện bạn vừa vẽ muốn đèn trong mạch sámg thì không những mạch điện phải được nối kín mà nguồn điện (pin) trong mạch phải còn điện - hay giữa 2 cực của5 pin phải có 1 hiệu điện thế. Trên 1 pin có ghi: 1,5V con số đó nghĩa là gì? Giữa HĐT và 1,5V có liên quan với nhau như thế nào? Ta đi nghiên cứu bài học hôm nay. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Biết được ở hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có hiệu điện thế.
- Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V)
- Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện (lựa chọn vôn kế phù hợp và mắc đúng vôn kế)
- Mắc mạch điện theo hình vẽ, vẽ sơ đồ mạch điện.
- Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện (lựa chọn vôn kế phù hợp và mắc đúng vôn kế)
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
- Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn.
b) Nội dung: Nghiên cứu tài liệu và hoạt động nhóm, sử dụng và quan sát thí nghiệm để nhận biết một số nguồn điện thường dùng, tìm hiểu hoạt động của nguồn điện và đơn vị của hiệu điện thế, vôn kế, cách sử dụng vôn kế, cách đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được câu hỏi của giáo viên, câu hỏi trong SGK, làm được thí nghiệm, quan sát, ghi chép, phân tích kết quả thí nghiệm từ đó rút ra kết luận
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|||||||||
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hiệu điện thế |
||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: Cho HS tìm hiểu những thông tin về hiệu điện thế Hiệu điện thế được kí hiệu như thế nào? Đơn vị đo? Kí hiệu? Đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1. - Học sinh tiếp nhận: Trả lời yêu cầu của GV. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: + Hoạt động theo hướng dẫn của GV. + Đọc tài liệu SGK - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: C1. pin tròn: 1,5V Acquy của xe máy: 6V hoặc 12V. Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà 220V. *Báo cáo kết quả: (bảng Nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Thông báo: giữa hai lỗ của ô lấy điện trong nhà là 220V. Giới thiệu thêm ở các dụng cụ như ổn áp, máy biến thế còn có ổ lấy điện 220V, 110V, 12V, 9V, . . . |
I. Hiệu điện thế. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế . Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V Còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV) 1mV=0,001V 1kV=1000V
C1. Trên nguồn điện ghi hiệu điện thế giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch: pin tròn: 1,5V Acquy của xe máy: 6V hoặc 12V. Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà 220V.
|
|||||||||
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vôn kế |
||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Vôn kế là gì? + Tìm hiểu vôn kế và đồng hồ điện năng. + Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C2. + Gọi HS lên bảng hoàn thành nội dung bảng 1 SGK. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV, trả lời câu hỏi C2. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: (bên bảng Nội dung) *Báo cáo kết quả: Bên bảng Nội dung. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Vôn kế.
Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế. C2. Hình 252.a,b dùng kim. Hình 25.2c hiện số Bảng 1.
Chốt ghi dấu cộng là cực dương, chốt kia dấu trừ là cực âm. |
|||||||||
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu cách đo hiệu điện thế |
||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện như hình 25.3 SGK. + Cho HS hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 25.3 + Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung bảng 2 SGK. + Cho HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C3. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV. HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. Các HS khác vẽ vào vở. Các nhóm tiến hành mắc mạch điện theo yêu cầu của SGK. Từ kết quả thí nghiệm các nhóm hoàn thành bảng 2 SGK. - Giáo viên: Mắc mạch điện hình 25.3/SGK. - Dự kiến sản phẩm: (bảng Nội dung) *Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở
C3. Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
|
|||||||||
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn |
||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: Cho HS quan sát thí nghiệm 1. Gọi HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1. Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2. Cho HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm Hướng dẫn HS điền vào bảng 1 Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2. các em hãy hoàn thành câu trả lời C3. Một bóng đèn có ghi 2,5V hỏi có thể nắc bóng đèn này vào hiệu điện thế bao nhiêu để bóng đèn không bị hỏng. - Học sinh tiếp nhận: Trả lời yêu cầu của GV. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Quan sát số chỉ của vôn kế để trả lời C1. Đọc nội dung thí nghiệm 2. Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm. Từ kết quả thí nghiệm hoàn thành nội dung bảng 1. Hoàn thành câu trả lời - Giáo viên: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. - Dự kiến sản phẩm: C1. giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng 0. 3: không có Lớn – nhỏ C4: có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế 2,5V để nó không bị hỏng. *Báo cáo kết quả: (bảng Nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
IV. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn
1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện. Hiệu điện thế của bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện bằng 0. 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện. Trong mạch điện kín hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Đối với một bóng đèn nhất định hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
* Số Vôn kế ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó. C4: Uđm = 2,5V hiệu điện thế mắc đèn 2,5V
|
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống bài tập (phụ lục)
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện bài tập theo phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm. Trả lời bài tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (Bài tập)
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C4, C5, C6 (bài 25) và C6, C7, C8 (bài 26)
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu nêu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. Hiệu điện thế là gì? Kí hiệu? Đơn vị đo? Kí hiệu? Vôn kế là gì? + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C4, C5,C6. + Trên 1 bóng đèn ghi: 12V. Hỏi phải mắc đèn vào hiệu điện thế bao nhiêu để nó sáng bình thường. Nếu mắc vào hiệu điện thế 15V sẽ xảy ra hiện tượng gì? + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C6, C7,C8. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C4, C5, C6 (bài 25) và C6, C7, C8 (bài 26) và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (bảng Nội dung) *Báo cáo kết quả: C4, C5, C6 (bài 25) và C6, C7, C8 (bài 26) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
Bài 25: C4: a) 2500mV b) 6000V. c) 0,11KV d) 1,2V. C5: a) Vôn kế: trên mặt đồng hồ kí hiệu chữ V. b) GHĐ: 45V; ĐCNN: 1V. c) Ở vị trí 1 vôn kế chỉ 3V. d) Ở vị trí 2 vôn kế chỉ 42V. C6: 1 - c; 2 - a; 3 - b. Bài 26: C6 chọn câu C. C7: Chọn câu A. C8: Vôn kế trong sơ đồ C.
|
Phụ lục bài tập luyện tập
PHIẾU HỌC TẬP
1. Nhận biết:
Câu 1:Vôn ( V ) là đơn vị đo của: [NB1]
Hiệu điện thế B. Vôn kế C. Lực D. Cường độ dòng điện
Câu 2: Đòn bẩy có mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó? [NB2]
Câu 3: Người ta dùng vôn kế để đo …………………. giữa hai cực của một nguồn điện [NB3]
A. Hiệu điện thế B. Cường độ dòng điện C. độ lớn vôn D. cường độ dòng điện
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai [NB4]
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 3V
Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế
Hiệu điện thế ở cực dương của pin là 1,5V
Hiệu điện thế giữa hai cực của pin tròn là 1,5V
Câu 5:Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa nào dưới đây?[NB5]
A. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang mắc trong mạch điện kín
B. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đang mắc trong mạch điện kín với nguồn điện đó
C. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở
D. Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện
2. Thông hiểu:
Câu 1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cho biết gì? [TH1]
Câu 2: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì? [TH2]
Câu 3: Trên một bóng đèn có ghi 2,5 V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó sáng bình thường? [TH3]
Câu 4: Trường hợp nào sau đây, đổi đơn vị đúng : [TH4]
A. 220V = 0,22KV B. 1200V = 12 KV
C. 50KV = 500000 V D. 4,5V= 450mV
Câu 5: Trong hình 25.2 dưới đây, vôn kế trong sơ đồ nào đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở? [TH5]
3. Vận dụng
Câu 1:Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:[VD1]
A. 500kV = ... V B. 220V = ...kV C. 0,5V= .... mV D. 6kV = ...V
Câu 2:Hình 25.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:[VD2]
a) Giới hạn đo của vôn kế này
b) Độ chia nhỏ nhất
c) Số chỉ của vôn kế khi kim ở vị trí (1)
d) Số chỉ vôn kế khi kim ở vị trí (2)
Câu 3:Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với một đơn vị ở cột bên phải để được một câu đúng.[VD3]
1. Đơn vị đo trọng lượng là 2. Đơn vị đo cường độ dòng điện là 3. Đơn vị đo tần số của âm là 4. Đơn vị đo hiệu điện thế là 5. Đơn vị đo độ to của âm là |
a) vôn (V) b) đêxiben (dB) c) kilôgam (kg) d) niutơn (N) e) ampe (A) g( héc (Hz) |
Câu 4:Trên vỏ của một acquy có ghi 12V. Số vôn này có ý nghĩa gì nếu acquy còn mới?[VD4]
Câu 5:Mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của một pin còn mới và mắc chốt âm của vôn kế với cực âm của pin đó. So sánh số chỉ của vôn kế và số vôn ghi trên vỏ của pin.[VD5]
4. Vận dụng cao
Câu 1: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2V để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng? [VDC1]
A. 314mV B. 1,52V C. 3.16V D. 5,8V
Câu 2: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào thì dây tóc nóng đèn sẽ bị đứt ? [VDC2]
110 V B. 220V C. 300V D. 200V
Câu 3: Cho mạch điện có sơ đồ như trong hình 26.6. [VDC3]
a) Hãy cho biết vôn kế đo hiệu điện thế nào trong trường hợp công tắc K mở và trong trường hợp công tắc K đóng.
b) So sánh số chỉ của vôn kế trong hai trường hợp ở câu a trên đây.
Câu 4: Cho mạch điện có sơ đồ như trong hình 26.6. [VDC4]
a) Hãy cho biết vôn kế đo hiệu điện thế nào trong trường hợp công tắc K mở và trong trường hợp công tắc K đóng.
b) So sánh số chỉ của vôn kế trong hai trường hợp ở câu a trên đây.
Câu 5: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1., khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. [VDC5]
a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích vì sao có thể so sánh kết quả như vậy.
b) Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì đèn sáng bình thường? Vì sao?
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 27: ĐO CĐDĐ VÀ HĐT ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I.
Mục
tiêu
1.
Kiến thức:
- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp. I = I1 = I2
- Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.
U = U1 + U2
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về đoạn mạch nối tiếp
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm hiểu thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề về đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ra mối quan hệ về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của các thành phần trong mạch điện với mạch điện chính.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết : nhận biết mạch điện nối tiếp, lựa chọn đúng các thiết bị để thực hành
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, xác lập được mối quan hệ về cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa các thành phần trong mạch điện và mạch chính
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: vận dụng được các kiến thức về cường độ dòng điện và hiệu điện thế, lắp đúng được các dụng cụ vào mạch điện để do Cđdd và HĐT của nguồn và các dụng cụ dùng điện
Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- chuẩn bị cho mỗi nhóm
+ 1 nguồn điện: 2 pin (1,5 V).
+ 2 bóng đèn pin cùng loại như nhau.
+ 1 vôn kế, 1 ampe kế có GHĐ phù hợp.
+ 1 công tắc, 9 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Học sinh:
- Mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung: nhận biết được mạch điện nối tiếp, và cách lắp các thiết bị điện vào mạch điện
c) Sản phẩm: mạch điện nối tiếp
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn, 1 ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: *Báo cáo kết quả :HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét đánh giá học tập - GV mắc một mạch điện như hình 27.1 a và giới thiệu với HS đó là mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì ? Chúng ta vào bài học hôm nay |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
-Tìm hiểu cách mắc hai bóng đèn nối tiếp
-Tìm hiểu cách đo CĐDĐ đối với đoạn mạch nối tiếp. Nhận xét được đặc điểm của cđdđ chạy qua các đoạn mạch thành phần và mạch chính.
- Tìm hiểu cách đo HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp. Nhận xét được đặc điểm của hđt chạy qua các đoạn mạch thành phần và mạch chính.
b) Nội dung: nêu được mối quan hệ I = I1 = I2 ;U = U1 + U2
c) Sản phẩm: học sinh hoàn thành được mẫu báo cáo trang 78/ sgk
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách mắc hai bóng đèn nối tiếp |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát hình 27.1a, b để nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp Từ đó cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc thế nào với các bộ phận khác? - vẽ lại mạch điện -GV yêu cầu các nhóm mắc mạch điện theo hình 27.1 a, *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình 27.1a, b và trả lời câu hỏi *Báo cáo kết quả và thảo luận - hoàn thành C1 - đại diện 1, 2 nhóm lên vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.1a, yêu cầu HS vẽ vào mẫu báo cáo thực hành. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
I. Mắc nối tiếp hai bóng đèn
C1: Ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác.
C2: HS mắc mạch điện theo nhóm, vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cách đo CĐDĐ đối với đoạn mạch nối tiếp |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS mắc ampe kế ở vị trí 1, đóng công tắc 3 lần, ghi lại số chỉ của ampe kế và tính giá trị trung bình, ghi kết quả I1 vào báo cáo thực hành. HS: thực hành theo nhóm. -Tương tự như vậy mắc ampe kế ở vị trí 2, 3 đo cường độ dòng điện. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm - Hs nhận dụng cụ, tiến hành thí nghiệm theo nhóm - GV theo dõi hoạt động của các nhóm để nhắc nhở và sửa sai cho học sinh *Báo cáo kết quả và thảo luận -Đại diện nhóm báo cáo kết quả. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
* Nhận xét: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3
|
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu cách đo HĐT đối đoạn mạch nối tiếp |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2, số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn nào? -Yêu cầu hs lắp mạch điện như sơ đồ hình 27.2, cần lưu ý chốt (+) của vôn kế được mắc vào điểm 1 - Đọc và ghi giá trị U12 -Gv:Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương tự như hình 27.2, trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2(U23), và đo hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 và đèn 2(U13).Lắp mạch điện đo (U23),( U13) *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hành theo nhóm, thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét -HS quan sát hình 27.2 để thấy được vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2, đó là hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1. -Vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo thực hành. HS lên bảng vẽ sơ đồ, HS khác nêu nhận xét và sửa chữa nếu vẽ sai. -Hs tiến hành thí nghiệm -Gv: Kiểm tra một số HS về cách mắc vôn kế. *Báo cáo kết quả và thảo luận HS thực hành theo nhóm, thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét mục 3 báo cáo thực hành. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III. Đo HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp
* Nhận xét: Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn: U13 = U12 + U23 |
3. Hoạt động 3: Lyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vừa tìm hiểu để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: làm bài tập
c) Sản phẩm: hoàn thành 2 bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu hs làm bài tập 27.2 và 27.3/sbt trang 68 *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Thảo luận hoàn thành bài 27.2 và 27.3 *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Câu 27.2 : B Câu 27.3 a/ 0,35 A b/ 0,35A |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức thực hành, hoàn thành mẫu báo cáo
b) Nội dung: bài báo cáo
c) Sản phẩm: hoàn thành bài báo cáo
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - hoàn thành mẫu báo cáo *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các hs hoàn thành báo cáo *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày báo cáo và nộp báo cáo *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét nội dung báo cáo, đánh giá quá trình hoạt động của từng nhóm, nêu ưu và hạn chế của từng nhóm trong quá trình hoạt động. |
|
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 28: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch song song.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình 28.1a, để tìm hiểu đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm như hình 28.1a và 28.2, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để đưa ra được mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Biết cách mắc song song hai bóng đèn.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào hướng dẫn trong sách giáo khoa, mắc các mạch điện như hình 28.1a, 28.2. Thực hành đo, hoàn thành viết báo cáo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống và giải một số bài tập đơn giản.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Tích cưc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Kế hoạch bài học, các bộ thí nghiệm ở các hình 28.1a, 28.2. Video hướng dẫn làm thí nghiệm trong các hình 28.1a, 28.2.
2. Học sinh: Mỗi nhóm học sinh: 1 nguồn điện 3V, 2 bóng đèn pin cùng loại như nhau, 1 vôn kế có GHĐ 3V và ĐCNN 0,1V, 1 ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A, 1 công tắc. 9 đoạn dây đồng có vỏ các điện. Mỗi nhóm chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Khơi gợi sự tò mò sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung: Tạo tình huống vào bài cho học sinh khi kết hợp kiến thức của bài 27 và vấn đề vào bài 28.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh (câu trả lời có thể sai hoặc đúng)
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho hs nhắc lại mối liên hệ của các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp. - Đưa ra đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song cho hs quan sát. Hỏi: Mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song có giống với đoạn mạch mạch mắc nối tiếp mà chúng ta đã học không? Theo em mối liên hệ đó như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi của GV. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân xung phong trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Các học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv: Để tìm hiểu mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch song song ta tìm hiểu bài hôm nay. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được hai bóng đèn hai bóng đèn mắc song song và mắc được hai bóng đèn mắc song song.
- Biết mắc thí nghiệm, thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.
b) Nội dung:
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
I = I1 + I2
c) Sản phẩm: Học sinh lắp đúng các mạch điện, tiến hành đúng thí nghiệm, đọc kết quả chính xác và hoàn thành Báo cáo thực hành trang 81 sgk.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Mắc song song hai bóng đèn |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV Cho học sinh quan sát hình 28.1a sgk giới thiệu về mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song: giới thiệu các điểm nối chung của hai bóng đèn, mạch rẽ, mạch chính. - Cho hs quan sát video về cách mắc mạch điện hình 28.1a. Yêu cầu hs thực hiện và hoàn thành yêu cầu ở câu C2 sgk. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh + Quan sát hình 28.1a nhận biết mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song theo sự giới thiệu của GV. + Quan sát gv hướng dẫn mắc mạch điện hình 28.1a trên video, lắp mạch điện theo nhóm, hoàn thành các yêu cầu ở C2. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm. + Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại điện các nhóm trình bày kết quả (trả lời câu C2) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức. |
I. Mắc song song hai bóng đèn |
Hoạt động 2.2: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song |
|
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu: + Từ mạch điện hình 28.1a, hãy vẽ lại sơ đồ mạch điện. + Cho hs xem video hướng dẫn lắp mạch điện. Thông qua video hướng dẫn lắp mạch điện, Gv yêu cầu hs mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2, đóng công tắc, đọc số chỉ U12 của vôn kế, ghi vào bảng 1 của báo cáo. + Tương tự, lần lượt mắc vôn kế vào hai điểm 3 và 4, M và N. Đóng công tắc và đọc số chỉ U34 và UMN. Ghi vào bảng 1 báo cáo. + Hoàn thành nhận xét 2.c) của báo cáo. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh + Vẽ sơ đồ mạch điện hình 28.1a theo nhóm. Hoàn thành vào báo cáo. + Quan sát video hướng dẫn và kết hợp với sơ đồ mạch điện hình 28.1a, mắc mạch điện theo nhóm để thực hiện các yêu cầu của GV, đọc và ghi các kết quả U12, U34, UMN. vào báo cáo. + Thảo luận hoàn thành nhận xét 2 .c) của báo cáo. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm. + Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại điện các nhóm trình bày kết quả: sơ đồ và nhận xét. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức. |
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.
Sơ đồ mạch điện hình 28.1a. Trong đó vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN |
Hoạt động 2.3: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song |
|
* Chuyển giao nhiệm vụ - Gv cho hs quan sát hình 28.2 và giới thiệu mắc ampe kế nối tiếp với đèn. - Cho hs xem video hướng dẫn mắc mạch điện như hình 28.2. Yêu cầu hs làm việc theo nhóm đọc và ghi giá trị I1 của cường độ dòng điện qua mạch rẽ này vào bảng 2 của báo cáo. - Tương tự, đo cường độ dòng điện I2 của cường độ dòng điện qua mạch rẽ nối với đèn 2 và đo cường độ dòng điện I qua mạch chính. - Hoàn thành nhận xét 3.b) của báo cáo. * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh + Quan sát sơ đồ hình 28.2, quan sát video hướng dẫn. Mắc mạch điện theo nhóm thực hiện các yêu cầu của giáo viên. Đọc và ghi các giá trị I1, I2, I vào báo cáo nhóm. + Hoàn thành nhận xét 3.b) của báo cáo thực hành. - Giáo viên + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm. + Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại điện các nhóm trình bày kết quả: phần nhận xét. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức. - Hs hoàn thành nộp báo cáo thực hành cho giáo viên. |
III. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. I = I1 + I2
|
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vừa tìm được về mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song làm một số bài tập đơn giản để củng cố kiến thức.
b) Nội dung: bài tập tự luận 1
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành bài tập 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân làm bài tập 1 ( bài tập do giáo viên yêu cầu) *Thực hiện nhiệm vụ - Cá nhân làm bài tập 1 *Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân xung phong lên bảng làm. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung . |
Bài tập 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.6. a. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U1 = 2,8V. Hãy cho biết hiệu điện thế U2 giữa hai đầu đèn Đ2. b. Biết cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là I = 0,45A và chạy qua đèn Đ2 là I2 = 0,22A. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua đèn Đ1.
Đáp án: a. Vì đèn Đ1 mắc song song với đèn Đ2 nên U1 = U2 = 2,8V. b. Vì đèn Đ1 mắc song song với đèn Đ2 nên I = I1 + I2 => I1 = I - I2 = 0,45 – 0,22 = 0,23A |
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
b) Nội dung: Làm bài tập 2.
c) Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm bài tập 2 *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs thảo luận nhóm làm bt 2. Ghi lại kết quả *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung . |
Bài tập 2: Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện, và các dụng cụ điện khác được sử dụng trong gia đình của chúng ta đều có ghi 220V. Hỏi: a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu? b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện trong gia đình, biết rằng hiệu điện thế của mạng điện trong gia đình là 220V. Đáp án : a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là 220V (bằng với hiệu điện thế định mức). b. Các dụng cụ này được mắc song song ở mạng điện gia đình vì các dụng cụ điện có hiệu điện thế định mức bằng nhau và bằng với hiệu điện thế của mạng điện trong gia đình. |
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- Áp dụng các quy tắc an toàn khi sử dụng điện vào cuộc sống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện vào cuộc sống.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các quy tắc an toàn khi sử dụng điện vào cuộc sống.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Xác định được giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Áp dụng các quy tắc an toàn khi sử dụng điện vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm các hình 29.1, 29.2, 29.3
- Hình vẽ phóng to hình 29.5
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh:
- Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Xác định mục tiêu trọng tâm cần hướng tới
c) Sản phẩm:
- Dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: Có điện thật là ích lợi, thuận tiện nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
- HS lắng nghe để nắm được nội dung cần nghiên cứu trong bài.
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Áp dụng các quy tắc an toàn khi sử dụng điện vào cuộc sống.
b) Nội dung:
- Nêu được các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được nhận xét dòng điện có thể đi qua cơ thể người, giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người, hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì từ đó rút ra kết luận
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. |
|
|
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện để HS quan sát - Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng ? - Nếu tay chạm vào đầu kia của bút thử điện để cắm vào lỗ của ổ lấy điện được không? Vì sao? GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Giáo viên yêu cầu: HS làm việc theo nhóm: Lắp mạch điện H29.1 để hoàn thành nhận xét. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: - HS quan sát GV làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi của GV và trả lời câu C1. - HS làm việc theo nhóm mắc mạch điện H29.1, quan sát và hoàn thành nhận xét + Đại diện nhóm trình bày C1. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm, cặp đôi. + Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN. + Yêu cầu HS tự tìm hiểu cấu tạo loa điện trong SGK. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C1 và hoàn thành Nhận xét 1. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người là bao nhiêu? - Cá nhân HS đọc phần thông tin trong mục 2 và trả lời câu hỏi GV đưa ra. - Tổ chức cho HS làm bài tập 29.2(SBT) - Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn là do chập điện (đoản mạch). Chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này. |
I- Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm 1- Dòng điện có thể đi qua cơ thể người
Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể. 2- Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người I > 10mA: cơ co mạnh I > 25mA: gây tổn thương tim I > 70mA (40V): tim ngừng đập - Làm bài tập 29.2 trên bảng phụ. |
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. |
||
*Chuyển giao nhiệm vụ GV làm thí nghiệm, ghi lại số chỉ của ampe kế, thấy được khi bị đoản mạch số chỉ của ampe kế lớn hơn nhiều so với lúc bình thường. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh:quan sát thí nghiệm để trả lời câu C3, quan sát cầu chì và hiểu được ý nghĩa con số ghi trên cầu chì và trả lời câu C4, C5. Thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì từ đó rút ra kết luận. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C2, C3 và hoàn thành Nhận xét. HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C4, C5 và hoàn thành Kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II- Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì 1- Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) - Nhận xét: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn. Các tác hại của hiện tượng đoản mạch: gây hoả hoạn, làm hỏng các dụng cụ dùng điện,... 2- Tác dụng của cầu chì C3: Khi đoản mạch: dây chì nóng lên, chảy và đứt làm ngắt mạch điện. C4: Ý nghĩa của số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì dây chì sẽ đứt. C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn (0,1A đến 1A) thì nên dùng cầu chì có ghi 1A.
|
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. |
||
*Chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân tìm hiểu 4 quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: tìm hiểu 4 quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Thảo luận nhóm về quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: quy tắc an toàn khi sử dụng điện. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động, vận dụng quy tắc để trả lời C6 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
|
III- Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện + Lõi dây có chỗ bị hở. Khắc phục: dùng băng dính cách điện quấn nhiều vòng,... + Nắp cầu chì ghi 2A lại được nối bằng dây chì 10A quá xa mức quy định. Khi dòng điện trong mạch có cường độ 9A, dây chì chưa bị đứt còn dụng cụ dùng điện bị hỏng. Nên dùng dây chì ghi 2A.
|
|
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khi mạch điện ở gia đình bị đoản mạch thì có thể gây ra hỏa hoạn vì hiện tượng đoản mạch sẽ gây ra cường độ dòng điện rất lớn dẫn tới hiện tượng tỏa nhiệt lượng mạnh gây cháy nổ. Câu 2: Tại sao chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị nguy hiểm? Chim bị giật chết khi đậu trên đường dây tải điện trong trường hợp nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu hỏi. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Câu 1: Biện pháp:
Câu 2: Với những con chim đậu trên dây điện các bạn quan sát để ý kỹ sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật. Chúng bị điện giật khi chúng không đậu hai chân lên cùng một dây. |
PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Bài 1: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện. B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua. C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất). D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế. Hiển thị đáp án Cơ thể người và động vật đều dẫn điện và cho dòng điện chạy qua ⇒ Đáp án B Bài 2: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống Dòng điện……chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể. A. có thể, bất kì nào B. có thể, tay, chân C. sẽ, trên đầu tóc D. không thể, nào đó Hiển thị đáp án Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí bất kì nào của cơ thể ⇒ Đáp án A Bài 3: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể A. Gây ra các vết bỏng B. Làm tim ngừng đập C. Thần kinh bị tê liệt D. Cả A, B và C Hiển thị đáp án Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể gây ra các vết bỏng, làm tim ngừng đập, thần kinh bị tê liệt ⇒ Đáp án D Bài 4: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người? A. Dưới 220 V B. Trên 40 V C. Trên 100 V D. Trên 220 V Hiển thị đáp án Mạng điện có điện thế trên 40V ⇒ làm tim ngừng đập ⇒ có thể gây chết người ⇒ Đáp án B Bài 5: Thế nào là hiện tượng đoản mạch? A. Khi dây điện bị đứt. B. Khi hai cực của nguồn bị nối tắt. C. Khi dây dẫn điện quá ngắn. D. Cả ba trường hợp trên đều đúng. Hiển thị đáp án Khi hai cực của nguồn điện bị nối tắt (không qua vật sử dụng điện) thì xảy ra hiện tượng đoản mạch ⇒ Đáp án B Bài 6: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì? A. Hiệu điện thế không đổi. B. Hiệu điện thế tăng vọt. C. Cường độ dòng điện tăng vọt. D. Cường độ dòng điện không đổi. Hiển thị đáp án Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện tăng vọt ⇒ Đáp án C Bài 7: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra? A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt. B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn. C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt. D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch. Hiển thị đáp án Hiện tượng đoản mạch không làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt ⇒ Đáp án c Bài 8: Vì sao khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện? A. Tránh trường hợp bị bỏng tay do dây nóng. B. Tránh trường hợp điện giật do dây bị hở. C. Tránh trường hợp dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây. D. Cả ba lí do trên. Hiển thị đáp án Có nhiều trường hợp dây điện bị hở, khi tay chạm vào có thể bị điện giật, vì thế không nên cầm trực tiếp vào dây điện ⇒ Đáp án D Bài 9: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người? A. Vì người là vật dẫn. B. Vì người là chất bán dẫn. C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều. D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân. Hiển thị đáp án Dòng điện có thể đi qua cơ thể người vì người cũng là vật dẫn ⇒ Đáp án A Bài 10: Làm cách nào để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người? A. Không sử dụng điện. B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện. C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. D. Chỉ sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ. Hiển thị đáp án Để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người ta cần thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ⇒ Đáp án C |
Tuần: |
|
|
Ngày soạn: |
|
Tiết: |
|
Ngày dạy: |
|
BÀI 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương 3 - Điện học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Đồ dùng dạy học:
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà:
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
c) Sản phẩm: HS giải phần trò chơi ô chữ.
d) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ Chia lớp ra làm hai đội theo thứ tự mỗi đội được quyền chọn trước một hàng ngang bất kỳ và cử đại diện lên điền đúng từ hàng ngang thì được điểm, đội 2 được quyền điền chữ. + Nếu cả hai đội đều không điền đúng thì hàng ngang đó bỏ trống. + Lần lượt các đội chọn hàng ngang khác để điền chữ. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trước tiên được + 2 điểm. + Phần thưởng cho đội chiến thắng là 1 tràng pháo tay.. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Hai đội cử ra đội trưởng để điều hành các bạn trong đội. Làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV. - Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: HS trình bày trước lớp. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức trong chương III – điện học và chuẩn bị cho kiểm tra HK II vào tiết sau.. |
|
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
b) Nội dung: Nghiên cứu SGK
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu:
+ Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì. Đơn vị và dụng cụ đo hiệu điện thế là gì? + Đặt câu với cụm từ: Hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế.
+ Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?
+ Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?
+ Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
+ Quan sát hình 30.3 SGK Thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng. + Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi 6. + Cho HS quan sát mạch điện có sơ đồ như hình 30.4 SGK. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu? - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu SGK và ND bài học để trả lời các yêu cầu của GV. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: - HS thực trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
I. TỰ KIỂM TRA
- Đơn vị đo CĐDĐ là ampe (A) Dụng cụ đo là ampe kế. - Đơn vị đo HĐT là vôn (V) Dụng cụ đo là vôn kế - Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. 1. Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp: I = I1 = I2 U = U1 + U2
2. Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song: U = U1 + U2 I = I1 + I2
- Trình bày các quy tắc an toàn khi sử dụng điện như nội dung bài học. II. VẬN DỤNG
1. D; 2. a.A +, B -; b. A -, B - c. A-, B+; d. A+, B+. 3.Mảnh nilon nhận thêm e nên nhiễm điện âm; mảnh len mất bớt e nên nhiễm điện dương. 4. hình c. 5. hình c. 6. Dùng nguồn điện 6V trong số đó là phù hợp nhất. Vì hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để sáng bình thường) khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V. 7. Quan sát sơ đồ mạch điện. Số chỉ của ampe kế A2 là 0,35A – 0,1A = 0,23A
|
3. Hoạt động 3: vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, cặp đôi , nhóm. c) Sản phẩm: Hs hoàn thành ND vào tiết học sau. d) Tổ chức thực hiên: * Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + Xem lại các câu hỏi đã trả lời. Xem lại nội dung các bài đã học. + Học bài. + Chuẩn bị kiểm tra HKII. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT và KT HK II vào tiết học sau.
|
Ngoài Giáo Án Môn Vật Lí 7 Cả Năm Theo Công Văn 5512 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm
Bài Tập Điền Khuyết Vật Lý 7 Cả Năm |