Đề Khảo Sát Năng Khiếu Văn 8 Phòng GD Ninh Giang 2021-2022 Có Đáp Án
Có thể bạn quan tâm
Đề Khảo Sát Năng Khiếu Văn 8 Phòng GD Ninh Giang 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 8 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
UBND HUYỆN NINH GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH NĂNG KHIẾU Năm học 2021 – 2022 (Thời gian làm bài: 150 phút) |
Câu 1 (4.0 điểm )
Bài học cuộc sống mà em nhận được từ bài thơ sau:
Những giọt nước bé nhỏ, Những hạt bụi đang bay Đã làm nên biển lớn Cũng thế, giây và phút, Ta tưởng ngắn, không dài, Đã làm nên thế kỷ,
|
Quá khứ và tương lai. Những sai lầm nhỏ bé, Ta tưởng chẳng là gì, Tích lại là tai họa, Làm ta chệch hướng đi. Những điều tốt nhỏ nhặt; Những lời nói yêu thương Làm trái đất thành đẹp, Đẹp như chốn thiên đường. (Những điều bé nhỏ - Thái Bá Tân dịch từ tiếng Anh. Nguồn: Fb Thái Bá Tân 13/7/2012) |
Câu 2 (6.0 điểm)
“Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”.
(Nguyễn
Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20)
Em
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong
lòng mẹ”
của Nguyên Hồng và “Lão
Hạc”
của Nam Cao (Ngữ
văn 8, tập 1).
…………………..Hết………………………
Họ và tên thí sinh………………………
Số báo danh……………………………
UBND HUYỆN NINH GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------------------------------------
|
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH NĂNG KHIẾU Môn: Ngữ văn 8 Năm học 2021 – 2022 ( Hướng dẫn chấm gồm:05 trang) |
Câu 1 (4.0 điểm):
Yêu cầu
Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. Bài văn có bố cục rõ ràng, hành văn mạch lạc trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ hoặc đặt câu…
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
Ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
1. Xác định được ý nghĩa của bài thơ: |
1.0 |
Cuộc sống hiện tại dễ cuốn con người ta đi, hướng con người ta về những điều lớn lao, to tát mà quên đi nhiều điều bé nhỏ nhưng có giá trị quanh mình. Bài thơ: “Những điều bé nhỏ” đã viết về hàng loạt những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân quen trong cuộc sống của chúng ta như: giọt nước, hạt bụi, giây, phút, những sai lầm nhỏ hay những việc tốt nhỏ… => Qua đó, bài thơ khẳng định giá trị của những điều bé nhỏ ấy; cho ta nhiều bài học sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống, cách đánh giá mọi việc quanh mình và cách sống sao cho ý nghĩa. |
|
|
2 |
Rút ra bài học cuộc sống: |
3.0 |
|
*Bài học 1: Bài thơ nói về bản chất cuộc sống, về mối quan hệ giữa những điều bé nhỏ (giọt nước, hạt bụi, giây, phút) và những điều to lớn (biển cả, trái đất, thế kỉ…). Theo đó, những “điều nhỏ bé” là cơ sở tạo nên những “điều lớn lao”. Hay nói cách những điều nhỏ bé vụn vặt lại là nguyên nhân dẫn tới những kết quả to lớn (học sinh phân tích, lí giải). *Bài học 2: Bài thơ muốn nói rằng: Không nên dễ dãi với bản thân, không nên mắc hoặc hạn chế mắc những sai lầm nhỏ trong cuộc sống, không nên quan niệm “sai một chút” là không sao. Bởi “sai một ly, đi một dặm”, bởi những sai lầm nhỏ bé nhưng nếu không sửa chữa, khắc phục kịp thời thì lâu dần sẽ thành thói quen, tính cách xấu và là nguyên nhân của mọi tai họa (học sinh phân tích, lí giải). *Bài học 3: Bài thơ muốn gửi gắm bài học: chúng ta phải rèn luyện mình từ những việc nhỏ bé nhưng tốt đẹp hàng ngày. Vì đó là cơ sở để tạo nên cuộc sống tốt đẹp cũng như thành công lớn sau này. Việc tốt nhỏ nhặt là những việc mà chúng ta thường xuyên thực hiện trong cuộc sống hàng ngày như một thói quen, một tính cách. Đó chính là văn hóa sống của mỗi người, mở rộng ra là văn hóa của cộng đồng, xã hội… Biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết chia sẻ, lắng nghe, biết sống tự trọng, cầu tiến…sẽ tạo nên nhân cách của mỗi cá nhân, giá trị văn hóa của mỗi cộng động và đó chính là cơ sở quan trọng nhất để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn (học sinh phân tích, lí giải). *Bài học 4: Bài thơ muốn khuyên chúng ta không nên sống xa vời thực tế, mơ mộng theo những việc phi thường mà quên mất những việc nhỏ nhặt, không nên thuyết lí xa xôi mà không gắn liền với hành động (học sinh phân tích, lí giải).
|
|
Thang điểm:
- Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm sáng tạo, văn viết có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu
- Điểm 3: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn viết chưa có cảm xúc, còn mắc một vài lỗi diến đạt, nội dung bài học còn sơ sài.
- Điểm 1: Đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản, bài học rút ra còn sơ sài, nông cạn. Diễn đạt chưa thật lưu loát.
- Điểm 0: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức.
* Lưu ý: Đây là dạng đề mở nên giáo viên linh hoạt chấm, cần tôn trọng những phát hiện sáng tạo, mới mẻ của học sinh.
Câu 2 (6.0 điểm)
“Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”.
(Nguyễn
Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20)
Em
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong
lòng mẹ”
của Nguyên Hồng và “Lão
Hạc”
của Nam Cao (Ngữ
văn 8, tập 1).
Câu 2 |
Nghị luận văn học
|
6.0 |
|
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có đầy đủ bố cục |
0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận |
0.25 |
|
c. Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày theo nhiều cách. Có thể viết bài theo định hướng sau: |
|
|
1.Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Nêu vấn đề cần bàn luận |
0.25 |
|
2.Thân bài *Ý 1: Giải thích lời nhận định -
Đời sống xã hội vốn bộn bề phức tạp nên việc
phản ánh hiện thực cũng không thể phiến diện, một
chiều, đơn điệu. Nhà văn chân chính phải có cái
nhìn nhiều chiều về cuộc đời và số phận con
người. Đó là lí do cuộc sống hiện diện trên trang
sách “tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết
bao, cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn, cái nên
thơ còn long lánh giọt nước mắt ở đời”... => Như vậy cuộc sống được đề cập trong văn học luôn có 2 mặt: vừa có những hạnh phúc tuyệt vời vừa có những đau khổ bất tận; vừa có nụ cười trong sáng vừa có giọt nước mắt cay đắng. Hai mặt đối lập này không tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà nhiều khi ở trong nhau, đấu tranh giằng xé và loại trừ nhau. |
0.5
|
|
*Ý 2: HS phân tích tác phẩm để chứng minh. - Giới thiệu khái quát về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của 2 văn bản. Hiện thực cuộc sống phản ánh trong tác phẩm là giai đoạn 1930 – 1945, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, sự tự trọng, sự rung động trước cái đẹp… + Vẻ đẹp của người phụ nữ khát khao tình yêu hạnh phúc, yêu thương con, … (mẹ bé Hồng). + Tình yêu thương mẹ sâu nặng của bé Hồng; Tình yêu thương con, yêu thương Cậu Vàng và lòng tự trọng cao quí của Lão Hạc. + Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của ông Giáo.
- Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là nỗi khổ, cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, … + Hoàn cảnh bi thảm của mẹ con bé Hồng, của cha con Lão Hạc; sự nghèo túng của ông Giáo… + Bà cô cay nghiệt, ích kỉ, tàn độc, là hiện thân của lễ giáo phong kiến hẹp hòi. + Thói xấu của Binh Tư, sự ích kỉ của vợ ông Giáo…nảy sinh do áp lực cuộc sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đẩy con người tới sự cùng cực. |
0.5
1.5
1.5
|
|
*Ý 3: Đánh giá chung: - Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế. - Cái đẹp mà văn học đem lại là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. - Nhận xét về tài năng, tâm hồn tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, liên hệ mở rộng…
|
0.5 |
|
3.Kết bài - Khái quát lại vấn đề nghị luận |
0.25
|
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. |
0.25
|
|
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0.25
|
* Lưu ý:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
…………………..Hết………………………
Ngoài Đề Khảo Sát Năng Khiếu Văn 8 Phòng GD Ninh Giang 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 8 thì các tài liệu học tập trong chương trình 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm