Đề Cương Ôn Tập Sử 8 Học Kỳ 2 Năm Học 2022-2023
Có thể bạn quan tâm
Đề Ôn Tập Giữa Kì 2 Sử 8 Năm 2022-2023 |
Đề Cương Ôn Tập Sử 8 Học Kỳ 2 Năm Học 2022-2023 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN LỊCH SỬ 8
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản của
Chủ đề 6: XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
I. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế, xã hội ở
Việt Nam (1897-1914)
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
Năm 1897 thành lập LBĐD gồm 5 xứ do Toàn quyền Đông Dương (người Pháp) đứng đầu.
Việt Nam bị chia ra làm 3 xứ: Bắc Kì ( Nửa bảo hộ), Trung Kì ( Bảo hộ), Nam Kì (thuộc địa)
Cấp xứ và tỉnh người Pháp trực tiếp nắm giữ.Từ phủ, huyện, xuống thôn, xã người Việt đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của người Pháp.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở do người Pháp chi phối.
2 Chính sách kinh tế
Nội dung
Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ than, kim loại. Ngoài ra Pháp đầu tư vào một số ngành khai thác như xi măng, gạch, ngói, điện, chế biến gỗ.
Giao thông vận tải: tăng cường xây dựng khá hoàn chỉnh để bóc lột kinh tế, phục vụ mục đích quân sự.
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN. Đánh thuế nặng vào hàng các nước khác nhập vào VN. Đề ra các thuế mới, đánh thuế nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện…
Mục tiêu của cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét bóc lột sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Nền tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt, nông nghiệp giậm chân tại chỗ. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Cho nên nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc Pháp.
II. Những chuyển biến về mặt xã hội
1. Các vùng nông thôn
a. Giai cấp địa chủ phong kiến
Số lượng đông lên đầu hàng làm tay sai cho Pháp, cấu kết chặt chẽ về kinh tế và chính trị, bóc lột và đàn áp nhân dân
Một bộ phận địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước.
b. Giai cấp nông dân
Bị bần cùng hóa không lối thoát. Họ bị mất đất, phá sản trên quy mô lớn, bộ phận lớn thành tá điền
Một bộ phận phải “tha phương cầu thực”.Số ít thành công nhân.
Họ rất căm ghét thực dân Pháp và phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do, no ấm.
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
a. Tầng lớp tư sản ra đời
Họ là thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn.
Họ làm ăn luôn bị Pháp kìm hãm.
Thái độ chính trị là “cải lương” mang tính chất 2 mặt: thiếu kiên định, sẵn sàng thỏa hiệp khi đế quốc mạnh
b. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị
Thành phần : tiểu thương, tiểu chủ, tri thức, HS, sinh viên, nhà giáo, thông ngôn …
Cuộc sống bấp bênh.
Tiểu tư sản tri thức là bộ phận có điều kiện tiếp xúc với các luồng tư tư tưởng tiến bộ nhất, yêu nước và sẵn sàng tham gia CM.
c. Giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời đầu thế kỉ XX.
Số lượng khoảng 10 vạn người. Đời sống rất khốn khổ, bị ba tầng áp bức ( TB Pháp, Phong kiến, TS Việt Nam)
Họ có tinh thần cách mạng triệt để, sẵn sàng đứng lên đấu tranh, chống bọn chủ, đòi cải thiện đời sống.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
Chính sách khai thác lần thứ nhất làm cho kinh tế xã hội Việt Nam thay đổi.
Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời, tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu truyền bá vào nước ta, các sĩ phu tiến muốn theo gương Nhật Bản duy tân đất nước.
Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện tại Việt Nam.
III. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến 1917
1. Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục
Tiêu chí |
Phong trào Đông Du |
Phong trào Đông kinh Nghĩa Thục |
Thời gian |
1905- 1909 |
3→ 11-1907
|
Lãnh đạo |
Phan Bội Châu |
Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành |
Chủ trương |
Đánh Pháp giành độc lập dân tộc (Bạo động vũ trang) |
Vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản (Bất bạo động) |
Biện pháp (hoạt động) |
- 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ Nhật giúp vũ khí tiền bạc đánh Pháp - Vận động Nhật đào tạo thanh niên Việt Nam sang Nhật du học. - Viết sách báo tuyên truyền cổ động cho phong trào. |
Mở trường, bình văn, vận động nếp sống mới, tuyên truyền tư tưởng Dân chủ tư sản, khuyến khích học chữ Quốc ngữ… |
Kết quả |
Phan Bội Châu và thanh niên yêu nước bị trục xuất khỏi Nhật |
Tháng 11-1907 Pháp đóng cửa trường học, bắt các nhà lãnh đạo |
Nguyên nhân thất bại |
- Pháp cấu kết với Nhật - Phương thức hoạt động sai lầm (Bản chất CNĐQ là như nhau |
- Pháp còn mạnh
|
Ý nghĩa |
Cổ vũ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta. |
Cổ vũ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta. |
3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì ( 1908)
a. Cuộc vận động Duy Tân
Thời gian: Đầu thế kỉ XX, nổ ra sôi nổi ở Trung Kì.
Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
Hoạt động của phong trào rất phong phú: mở trường, diễn thuyết các đề tài xã hội, tình hình thế giới, đả phá các phong tục lạc hậu, động viên mở mang công thương nghiệp…
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì 1908
Năm 1908, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, lan ra một số tỉnh Trung Kì.
Kết quả: Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.
4. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
a. Hoàn cảnh
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.
Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều bị thất bại.
Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan; sự thất bại của các phong trào; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
b. Những hoạt động
Ngày 5-6 1911 từ cảng Sài Gòn, Người ra đi tìm đường cứu nước.(Cảng Nhà Rồng hiện nay chỉ là di tích về văn hóa, kiến trúc không phải di tích Lịch sử)
1917 Người từ Anh trở về Pháp tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
* Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó :
* So sánh:
Phan Bội Châu: chủ trương bạo động- dựa vào Nhật để đánh Pháp -> Thất bại.
Phan Châu Trinh: Cải cách xã hội- dựa vào đế quốc để chống phong kiến -> cải lương tư sản. Con đường, phương pháp có nhiều sai lầm.
Nguyễn Tất Thành:
Xuất phát từ lòng yêu nước, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về thực tế cách mạng Việt Nam, rút kinh nghiệm từ những thất bại của những bậc tiền bối.
Ra đi tìm đường cứu nước, hướng sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào. (tự tìm hiểu kẻ thù, không nhờ cậy)
Qua nhiều nước ở các châu lục, tiếp xúc với nhiều người và phải làm nhiều nghề để kiếm sống, học tập, tự tìm cách tiếp cận với chân lý cứu nước(con đường trải nghiệm vô sản hóa) .
Hướng đi mới của Nguyễn Tất Thành là đúng đắn, là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn và phù hợp cho dân tộc.
HỆ THỐNG CÂU HỎI THAM KHẢO
Trắc nghiệm:
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được thực hiện từ năm
A. 1897.
B.
1887.
C. 1884. D.
1914.
Câu 2. Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nhằm mục đích
A. nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương, làm giàu cho chính quốc.
B. nhằm đưa nền sản xuất công nghiệp nặng vào Việt Nam.
C. nhằm cứu vãn nền nông nghiệp đang sa sút ở việt Nam.
A. phát triển kinh tế thuộc địa.
Câu
3: Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp dụng
trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc
địa ở Việt Nam?
A.
Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân
Việt Nam.
B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công
nghiệp,
C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối
với nông dân.
D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Thực dân Pháp xây dựng các hệ thống giao thông vận tải nhằm
A. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
B. tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng.
C. bóc lột kinh tế và đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. tăng cường bóc lột nhân dân ta.
Câu
5: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam
chủ yếu từ
A. giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ
hoạt động kinh doanh.
B. giai cấp nông dân bị tước ruộng đất.
C. tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
D. giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn
bộ ruộng đất.
Câu 6: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là
A.
những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. những nhà thầu khoán, đại lý.
D. chủ
xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.
Câu
7: Hình
thức hoạt động chủ yếu của phong trào Đông du là
A. mở trường, diễn thuyết các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới...
B. đưa học sinh sang Nhật học tập.
C. khởi nghĩa vũ trang.
D. cải cách xã hội.
Câu
8. Ý định chuyến xuất dương đầu năm 1905 của Phan Bội
Châu là gì?
A. Cầu viện (khí giới, tiền bạc) để đánh Pháp.
B.
Mua khí giới để đánh Pháp.
C. Liên hệ để đưa
thanh niên sang Nhật du học.
D. Nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang sau này
Câu
9. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội
Châu là gì?
A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông
để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
B.
Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để
chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt
Nam.
C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu
viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
D. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học
tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Câu 10. Nguyễn Tất Thành xuất thân từ một gia đình
A. trí thức yêu nước.
B. công nhân.
C. nông dân.
D. dân nghèo thành thị.
Câu
11: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào
thời gian nào?
A. Ngày 6 tháng 5 năm 1911.
B. Ngày 5 tháng 6 năm 1911.
C. Ngày 10 tháng 5 năm
1911. D. Ngày 19 tháng 5 năm 1911.
Câu 12. Vì sao đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?
A. Xã hội VN lúc này đã có cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội.
B. Các nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
C. Trí thức tiến bộ có lòng yêu nước nồng nàn.
D. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời.
Câu 13. Đâu là nhận định đúng về nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước đầu
TK XX?
A. Do các giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo.
B. Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến, chưa có đường lối cách mạng đúng đắn.
C. Chưa được sự ủng hộ của nhân dân.
D. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.
Câu 14. Bài học rút ra được từ phong trào Đông Du (1905-1909) là
A. không nên chủ trương bạo động mà cần đấu tranh bằng phương pháp ôn hòa.
B. cần xây dựng thực lực trong nước trên cơ sở thực lực mà tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế chân chính.
C. chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai.
D. xây dựng thực lực trong nước trên cơ sở sự hỗ trợ của quốc tế; Chủ trương bạo động là đúng, nhưng cầu viện là sai.
Câu 15. Ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) đối với cách mạng
Việt Nam?
A. Đặt nền móng cho sự đoàn kết giữa phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
B. Kết thúc thắng lợi hành trình tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
C. Cơ sở để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Tự luận
Câu 1. Trình bày các chính sách về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam?
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ than, kim loại. Ngoài ra Pháp đầu tư vào một số ngành khai thác như xi măng, gạch, điện, chế biến gỗ.
- Thương nghiệp, tài chính: độc chiếm thị trường Việt Nam. Đánh thuế nặng vào hàng các nước khác nhập vào Việt Nam. Đề ra các thuế mới, đánh thuế nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện…
- Giao thông vận tải: tăng cường xây dựng hệ thống giao thông vận tải khá hoàn chỉnh để bóc lột kinh tế, phục vụ mục đích quân sự.
Câu 2. Em có nhận xét gì về tác động của chính sách kinh tế của thực dân Pháp đối với kinh tế Việt Nam?
- Mục tiêu của cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét bóc lột sức người, sức của nhân dân Đông Dương.
- Nền tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt, nông nghiệp giậm chân tại chỗ.Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc Pháp.
Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới?
* Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dận Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi để tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
Câu 4. Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang và muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập?
- Phan Bội Châu xác định độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn dành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (đây là con đường truyền thống của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm)
- Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện.
Câu 5: So sánh phong trào Đông Du với phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục qua các tiêu chí sau: Thời gian, lãnh đạo, chủ trương, biện pháp, kết quả, nguyên nhân, ý nghĩa.
Tiêu chí |
Phong trào Đông Du |
Phong trào Đông kinh Nghĩa Thục |
Thời gian |
1905- 1909 |
3→ 11-1907
|
Lãnh đạo |
Phan Bội Châu |
Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành |
Chủ trương |
Đánh Pháp giành độc lập dân tộc (Bạo động vũ trang) |
Vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản (Bất bạo động) |
Biện pháp (hoạt động) |
- 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ Nhật giúp vũ khí tiền bạc đánh Pháp - Vận động Nhật đào tạo thanh niên Việt Nam sang Nhật du học. - Viết sách báo tuyên truyền cổ động cho phong trào. |
Mở trường, bình văn, vận động nếp sống mới, tuyên truyền tư tưởng Dân chủ tư sản, khuyến khích học chữ Quốc ngữ… |
Kết quả |
Phan Bội Châu và thanh niên yêu nước bị trục xuất khỏi Nhật |
Tháng 11-1907 Pháp đóng cửa trường học, bắt các nhà lãnh đạo |
Nguyên nhân thất bại |
- Pháp cấu kết với Nhật - Phương thức hoạt động sai lầm (Bản chất CNĐQ là như nhau |
- Pháp còn mạnh
|
Ý nghĩa |
Cổ vũ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta. |
Cổ vũ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta. |
Câu 6: So sánh hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
* So sánh:
Phan Bội Châu: chủ trương bạo động- dựa vào Nhật để đánh Pháp -> Thất bại.
Phan Châu Trinh: Cải cách xã hội- dựa vào đế quốc để chống phong kiến -> cải lương tư sản. Con đường, phương pháp có nhiều sai lầm.
Nguyễn Tất Thành:
Xuất phát từ lòng yêu nước, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về thực tế cách mạng Việt Nam, rút kinh nghiệm từ những thất bại của những bậc tiền bối.
Ra đi tìm đường cứu nước, hướng sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào. (tự tìm hiểu kẻ thù, không nhờ cậy)
Qua nhiều nước ở các châu lục, tiếp xúc với nhiều người và phải làm nhiều nghề để kiếm sống, học tập, tự tìm cách tiếp cận với chân lý cứu nước(con đường trải nghiệm vô sản hóa) .
Hướng đi mới của Nguyễn Tất Thành là đúng đắn, là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn và phù hợp cho dân tộc.
Câu 7. Phân tích địa vị xã hội, thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
a. Giai cấp địa chủ phong kiến
Số lượng đông lên đầu hàng làm tay sai cho Pháp, cấu kết chặt chẽ về kinh tế và chính trị, bóc lột và đàn áp nhân dân
Một bộ phận địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước.
b. Giai cấp nông dân
Bị bần cùng hóa không lối thoát. Họ bị mất đất, phá sản trên quy mô lớn, bộ phận lớn thành tá điền
Một bộ phận phải “tha phương cầu thực”. Số ít thành công nhân.
Họ rất căm ghét thực dân Pháp và phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do, no ấm.
c. Tầng lớp tư sản ra đời
Họ là thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn.
Họ làm ăn luôn bị Pháp kìm hãm.
Thái độ chính trị là “cải lương” mang tính chất 2 mặt: thiếu kiên định, sẵn sàng thỏa hiệp khi đế quốc mạnh
d. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị
Thành phần : tiểu thương, tiểu chủ, tri thức, HS, sinh viên, nhà giáo, thông ngôn …
Cuộc sống bấp bênh.
Tiểu tư sản tri thức là bộ phận có điều kiện tiếp xúc với các luồng tư tư tưởng tiến bộ nhất, yêu nước và sẵn sàng tham gia CM.
e. Giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời đầu thế kỉ XX.
Số lượng khoảng 10 vạn người. Đời sống rất khốn khổ, bị ba tầng áp bức ( TB Pháp, Phong kiến, TS Việt Nam)
Họ có tinh thần cách mạng triệt để, sẵn sàng đứng lên đấu tranh, chống bọn chủ, đòi cải thiện đời sống.
Câu 8. Trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX em yêu thích nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào nhất? Vì sao?
Câu 9. Hãy viết một đoạn văn (không qúa 100 từ) nói lên những hiểu biết của em về Nguyễn Tất Thành. Theo em, những hoạt động của Nguyễn Tất Thành (giai đoạn 1911-1917) có ý nghĩa gì?
Kết thúc Đề Cương Ôn Tập môn Lịch Sử lớp 8 Học Kỳ 2 năm học 2022-2023, chúng ta đã hoàn thành một giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập và chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ của môn Lịch Sử. Đề cương ôn tập này đã giúp chúng ta củng cố kiến thức và nắm vững các nội dung cơ bản trong chương trình học.
Ngoài Đề Cương Ôn Tập Sử 8 Học Kỳ 2 Năm Học 2022-2023 thì các tài liệu học tập trong chương trình 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm