Docly

Đề Cương Ôn Tập Giữa HK2 Lịch Sử 8 Năm 2022-2023

Có thể bạn quan tâm

Đề Cương Ôn Tập Giữa HK2 Lịch Sử 8 Năm 2022-2023 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII

MÔN LỊCH SỬ LỚP 8

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

* Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản của:

Chủ đề 5 : PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1884 ĐẾN 1897

I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm Nghi ra “chiếu cần vương”

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885

a. Bối cảnh

  • Sau 2 điều ước 1883 và 1884 phe chủ chiến trong triều đình nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

  • Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người đứng đầu.

b. Diễn biến

  • Đêm mùng 4, rạng sáng 5 - 7 - 1884 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ.

  • Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công chiếm kinh thành Huế.

2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng

a. Nguyên nhân

  • Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

  • Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

b. Diễn biến

  • Giai đoạn 1: (1885 - 1888) phong trào bùng nổ ở hầu khắp các tỉnh Bắc kì, Trung kì do vua Hàm Nghi lãnh đạo.

  • Giai đoạn 2: (1888 - 1896) phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

1886-1887

Khởi nghĩa Ba Đình

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

1883-1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Nguyễn Thiện Thuật

1885-1895

Khởi nghĩa Hương Khê

Phan Đình Phùng

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

a. Địa bàn hoạt động: Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác.

b. Lãnh đạo

  • Phan Đình Phùng, Cao Thắng

  • Năm 1885 ông chiêu mộ nghĩa quân khởi nghĩa.

c. Diễn biến

Thời gian

Hoạt động

1885-1888:

  • xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng, rèn đúc vũ khí, huấn luyện binh sĩ

1888-1895:

  • đập tan địch ở Ngàn Trươi giải phóng nhà lao Hà Tĩnh.

11-1893

  • Cao Thắng hi sinh trong trận đồn Nu. Địch dùng tay sai càn quét thọc sâu vào căn cứ.

10-1894

  • đập tan địch ở Vụ Quang

28-12-1895

  • Phan Đình Phùng hi sinh. Khởi nghĩa thất bại.


d. Ý nghĩa: Mặc dù bị thất bại, nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.


Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX.

I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

1. Nguyên nhân

  • Nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình

  • Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đấu tranh

2. Diễn biến: 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1 (1884 - 1892), nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

  • Giai đoạn 2 (1893 - 1908), nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

  • Giai đoạn 3 (1909 - 1913) Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn… Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại

  • Pháp còn mạnh, cấu kết với phong kiến.

  • Lực lượng nghĩa quân lúc này còn mỏng và yếu.

  • Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

4. Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp




BÀI 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

II. Những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối thế kỉ XIX

1. Bối cảnh

  • Chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX ngày càng nguy khốn.

  • Các sĩ phu duy tân đã đề xướng cải cách là có tinh thần cách mạng và dũng cảm.

2. Nội dung cải cách duy tân

  • Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội…

  • Tiêu điểm:

  • 1863 - 1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt đều bị cự tuyệt.

  • 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” để chấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước.

III . Kết cục của các đề nghị cải cách

1. Kết cục

  • Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.

  • Cải cách duy tân chưa xuất phát từ cơ sở trong nước chủ yếu mô phỏng của phương Tây

  • Chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mẫu thuẫn giai cấp (phong kiến và nông dân) và mâu thuẫn dân tộc (giữa Việt Nam và Pháp)

2. Ý nghĩa

  • Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của nhà nước phong kiến

  • Thể hiện trình độ nhận thức mới của người Việt Nam yêu nước thức thời (hiểu biết thời cuộc)

  • Chuẩn bị cho trào lưu cải cách duy tân sau này.


  1. HỆ THỐNG CÂU HỎI THAM KHẢO:

I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất

Câu 1. Mở màn cho cuộc phản công tại kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã ra lệnh cho quân sĩ nổ súng vào nơi nào?

A. Đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp B. Hoàng cung

C. Cửa biển Thuận An D. Ngọ Môn Huế

Câu 2. Giai cấp lãnh đạo phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là:

A. nông dân. B. Địa chủ.

C. công nhân. D. Văn thân, sĩ phu.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là:

A. Bãi Sậy. B. Hương Khê.

C. Yên Thế. D. Ba Đình


Câu 4. Vì sao ngay từ khi chiếu Cần Vương ban ra cuộc phản kháng của phái chủ chiến được nhân dân ta ủng hộ?

A. Do nhân dân tin tưởng vào việc chúng ta có khả năng giành lại được độc lập

B. Vì nhân dân ta tức giận với các vị vua Hiệp Hòa, Đồng Khánh

C. Vì TD Pháp nhiều lần ngang ngược, không tôn trọng vua Hàm Nghi

D. Vì đây là lần đầu tiên nhà Nguyễn tỏ rõ thái độ kiên quyết chống Pháp

Câu 5. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương là gì?

A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước

B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

C. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân chống phái chủ hoà

D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến

Câu 6. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) là ai?

A. Phan Đình Phùng, Cao Thắng. B. Phạm Bành và Cao Thắng.

C. Hoàng Hoa Thám. D. Nguyễn Thiền Thuật.

Câu 7. Người trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng chế tạo thành công súng trường theo kiều 1874 của Pháp là:

A. Nguyễn Thân. B. Cao Thắng.

C. Hoàng Cao Khải. D. Đinh Công Tráng.

Câu 8. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là:

A. Phan Đình Phùng. B. Cao Thắng.

C. Hoàng Hoa Thám. D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 9. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) là:

A. công nhân. B. nông dân.

C. đồng bào dân tộc thiểu số. D. văn thân, sĩ phu.

Câu 10. Vì sao nhân dân Yên Thế đấu tranh?

A. Vì hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi

B. Để tự do làm ăn, phát triển kinh tế

C. Để chống lại bình định của thực dân Pháp, bảo vệ vùng đất và cuộc sống

D. Để chống lại sự câu kết của nhà Nguyễn với thực dân Pháp

Câu 11. Trào lưu cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh:

A. chế độ phong kiến Việt Nam đã bị lật đổ .

B. Việt Nam đang bị thực dân Pháp xâm lược.

C. thực dân Pháp đang chuẩn bị xâm lược Việt nam.

D. nhà nước phong kiến độc lập đã bị tiêu diệt.

Câu 12. Nhà cải cách tiêu biểu nhất nửa cuối thế kỉ XIX của Việt Nam là

A. Nguyễn Lộ Trạch B. Nguyễn Huy Tế

C. Trần Đình Túc D. Nguyễn Trường Tộ

Câu 13. Từ năm 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã

A. xin mở cửa biển Trà Lý.

B. dâng 2 bản “thời vụ sách” lên nhà vua.

C. gửi 30 bản điều trần lên nhà vua.

D. xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung.


Câu 14. Năm 1877 và năm 1882, vị quan nào đã dâng lên vua Tự Đức hai bản “Thời vụ sách”?

A. Nguyễn Lộ Trạch B. Nguyễn Huy Tế

C. Trần Đình Túc D. Nguyễn Trường Tộ

Câu 15. Nội dung đề nghị của Nguyễn Lộ Trạch bao gồm:

A. khai dân khí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

B. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

C. khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ.

D. chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp.

II. Tự luận:

Câu 16: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

* Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương vì:

  • Thời gian tồn tại lâu dài, 10 năm (1885-1895)

  • Quy mô cuộc khởi nghĩa lớn, phạm vi rộng (4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)

  • Tổ chức: quy mô lớn, có sự chuẩn bị chu đáo. Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra, quân ta lập nhiều chiến công với nhiều cách đánh khác nhau. Chỉ huy thống nhất, chặt chẽ...

- Chế tạo được cả súng trường theo mẫu súng 1874 của Pháp.

Câu 17: Lập niên biểu các sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) theo mẫu sau:

Thời gian

Hoạt động


  • xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng, rèn đúc vũ khí, huấn luyện binh sĩ

1888-1895


11 - 1893



  • đập tan địch ở Vụ Quang

28-12-1895


Câu 18: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?

* Nguyên nhân

  • Nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình

  • Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đấu tranh

Câu 19: So sánh điểm giống và khác giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần Vương.

Điểm giống và khác giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần Vương

  • Giống:

  • Hình thức: Đều là khởi nghĩa vũ trang.

  • Kết quả: Đều bị thực dân Pháp đàn áp

  • Ý nghĩa: Đều thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • Khác:

Những khác biệt

Cần Vương

Yên Thế

Thời gian

Ngắn: 1885 -1895 (10 năm)

Dài: 1884 - 1913 (dài gần 30 năm)

Mục tiêu

Giúp vua cứu nước.


Chống Pháp, chống sự Bình định của Pháp để bảo vệ (vùng đất và cuộc sống)

Lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu

Nông dân

Phạm vi

Rộng lớn (Bắc Kì, Trung Kì)

Nhỏ hẹp (Yên Thế)



Câu 20: Em có nhận xét gì về thành phần lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế?

- Lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế không phải do một số người hoặc một cá nhân văn thân, sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ do nhiều thủ lĩnh địa phương đứng đầu.

- Những người này đều xuất thân từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần Vương. Họ mong muốn xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế, xã hội, một biểu hiện về tính tự phát yêu nước của nông dân.

Câu 21: Ý nghĩa lịch sử của các đề nghị cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của nhà nước phong kiến

- Thể hiện trình độ nhận thức mới của người Việt Nam yêu nước thức thời (hiểu biết thời cuộc)

- Chuẩn bị cho trào lưu cải cách duy tân sau này.


Kết thúc Đề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 môn Lịch Sử lớp 8 Năm học 2022-2023, chúng ta đã hoàn thành một giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập và củng cố kiến thức về lịch sử. Đề cương ôn tập này đã giúp chúng ta nắm vững các nội dung cơ bản, sự kiện lịch sử và nhận thức sâu sắc về quá khứ.

Ngoài Đề Cương Ôn Tập Giữa HK2 Lịch Sử 8 Năm 2022-2023 thì các tài liệu học tập trong chương trình 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm