Tổng hợp các phương trình điều chế từ Cu, HNO3 ra Cu(NO3)2, H2O, NO
Tổng hợp đầy đủ và chi tiết cách cân bằng phương trình điều chế từ Cu (đồng), HNO3 (axit nitric) ra Cu(no3)2 (Đồng nitrat), H2O(nước), NO(nitơ oxit). Đầy đủ những trạng thái, màu sắc chất và tính số mol trong phản ứng hoá học.
Mục lục
Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 loãng
Viết và cân bằng phương trình Cu + HNO3 loãng
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
Cân bằng phương trình phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Xác định sự thay đổi của số oxi hoá
Cuo + HN+5O3→ Cu+2(NO3)2+ N+2O + H2O
Từ đó: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Bước 1: Viết lại sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.
Bước 2: Viết phương trình:
Khử (cho electron)
Oxi hoá (nhận electron)
Bước 3: Cân bằng electron và nhận hệ số để
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận
Bước 4: Cân bằng nguyên tố: Sắp xếp theo thứ tự
Kim loại ( ion dương)
Gốc axit (ion âm)
Môi trường (axit, bazo)
Nước ( Cân bằng H2O là để cân bằng hidro)
Bước 5: Kiểm tra số nguyên tử oxi ở hai vế ( phải bằng nhau)
Điều kiện để phản ứng Cu tác dụng với HNO3
Điều kiện để Cu + HNO3 loãng dư
Phương trình ion thu gọn Cu + HNO3 loãng
3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Cách tiến hành phản ứng cho Cu + HNO3
Tiến hành cho đồng Cu tác dụng với dung dịch axit nitric HNO3
Hiện tượng Cu + HNO3 loãng
Khi kim loại Cu rắn đỏ dần tạo thành dung dịch màu xanh lam và khó không màu hoá nâu trong không khí thoát ra.
Tính chất hoá học của HNO3
Axit nitric thể hiện tính axit
Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat phản ứng tạo thành các muối nitrat
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + BaCO3→ Ba(NO3)2 + H2O + CO2
Tính oxi hoá của HNO3
- Axit nitric tác dụng với kim loại
Axit nitric tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước.
Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)
Mg + HNO3 đặc
Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O
Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2
Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)
Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra và bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
- Axit nitric Tác dụng với phi kim
(Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nitơ dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nitơ với axit loãng và nước, oxit của phi kim.
C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2
- Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3+ NO2 + 2H2O + CO2
3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
- Tác dụng với hợp chất
3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O
Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Ứng dụng nào sau đây không phải của HNO3?
A. Để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2
B. Sản xuất dược phẩm
C. Sản xuất khí NO2và N2H4
D. Để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm
→ Đáp án đúng: C. Sản xuất khí NO2và N2H4
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa đỏ.
B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp (KNO3) với H2SO4 đặc
D. điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3)
→ Đáp án đúng: B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
Câu 3. Trong các thí nghiệm với dung dịch HNO3thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta sử dụng biện pháp nhét bông có tẩm hóa chất và nút ống nghiệm. Hóa chất đó chính là
A. H2O
B. Dung dịch nước vôi trong
C. dung dịch giấm ăn
D. dung dịch muối ăn
→ Đáp án đúng: B. Dung dịch nước vôi trong
Câu 4. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
→ Đáp án đúng: B. 3
Câu 5. Cho 19,2 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 6,72 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
→ Đáp án đúng: D. 4,48 lít
Câu 6. Cho các phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3+ 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit – bazơ là
A. (2), (4)
B. (3), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (2).
→ Đáp án đúng: A. (2), (4)
Câu 7. Thực hiện thí nghiệm sau: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là:
A. Tạo kết tủa màu xanh lam không tan.
B. Chỉ thấy xuất hiện dung dịch màu xanh thẫm.
C. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra
→ Đáp án đúng: A. Tạo kết tủa màu xanh lam không tan.
Câu 8. Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg?
A. Dung dịch HCl
B. Nước
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch H2SO4
→ Đáp án đúng: B. Nước
Câu 9. Cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng xảy ra là:
A. Kim loại Fe màu trắng bám vào Cu, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Đồng tan ra, sủi bọt khí không màu và kết tủa màu trắng.
C. Không hiện tượng, vì phản ứng không xảy ra.
D. Đồng tan ra, dung dịch từ màu đỏ nâu chuyển sang màu xanh.
→ Đáp án đúng: C. Không hiện tượng, vì phản ứng không xảy ra.
Câu 10. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng
A. không có hiện tượng gì
B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra
C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra
D. dung dịch có màu xanh lam, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.
→ Đáp án đúng: D. dung dịch có màu xanh lam, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.
Hy vọng với những kiến thức hóa học Cu + HNO3 loãng mà trangtailieu chia sẻ có thể giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về phản ứng hoá học này. Từ đó giúp các em hiểu và vận dụng làm bài tập nâng cao điểm số.