Docly

Chuyên Đề Truyện Kí Việt Nam Ngữ Văn 8

Có thể bạn quan tâm

Chuyên Đề Truyện Kí Việt Nam Ngữ Văn 8 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.


CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN- KÍ VIỆT NAM (1930-1945)


  • Tôi đi học

  • Trong lòng mẹ

  • Lão Hạc

  • Tức nước vỡ bờ


ÔN TẬP VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC( THANH TỊNH)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh.

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường

+ Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)

+ Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.

+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

+ Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…

- Phong cách sáng tác:

+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

2. Văn bản

a. Xuất xứ: “Tôi đi học” truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

b. Thể loại: Truyện ngắn trữ tình(đậm chất hồi kí)

- Ngôi kể: thứ nhất

- Người kể: nhân vật tôi – tác giả

- >Tác dụng: câu chuyện được kể chân thực, nhân vật kể chuyện bộ lộ những cảm xúc suy nghĩ một cách chân thực.

- PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

c. Bố cục: Theo dòng hồi tưởng của nhân vật

- Đoạn 1: từ đầu- > tưng bừng rộn rã: Khơi nguồn cảm xúc.

- Đoạn 2: Buổi mai hôm ấy... trên ngọn núi: Cảm nhận của T trên đường tới trường

- Đoạn 3: tiếp... trong các lớp: Cảm nhận của T lúc ở sân trường.

- Đoạn 4: còn lại: Cảm nhận của T khi nghe gọi tên vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên.

** Tóm tắt:

Hằng năm cứ vào cuối thu, khung ảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trưởng Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!

d. Giá trị nghệ thuật:

+ Bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

+ Dòng cảm xúc của nhân vật đan xen yếu tố Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

+Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ,. động từ giàu hình ảnh và sinh động.

+ Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.

e. Giá trị nội dung:   Truyện kể về những kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên của buổi tựu trường đầu tiên qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi.

II. LUYỆN TẬP

A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm miên man của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

   (Trích Ngữ văn 8- Tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại gì? Bằng một câu văn, hãy nêu nội dung cơ bản của văn bản đó.

Câu 3: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 4: Trong câu văn mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện qua từ ngữ nào?

Câu 5: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Câu 6: Câu văn : “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” là câu đơn hay câu ghép vì sao?

Câu 7: Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy?

Câu 8: Kể tên một văn bản mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng thể loại. Nêu tên tác giả.

Câu 9: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh so sánh có trong đoạn trích.


Gợi ý:

Câu 1: Những câu văn trên được trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2: Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại Truyện ngắn trữ tình.(đậm chất hồi kí)

Nêu nội dung cơ bản : Những hồi ức của tác giả về những kỉ niệm trong sáng của ngày tựu trường.

Câu 3: Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 4: Trong câu văn mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện qua từ “nao nức”.

Câu 5:

- BPTT So sánh "như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng"

-> Hình ảnh “ mấy cành hoa tươi tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng" là hình ảnh thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ và tinh khôi. Những cảm giác của buổi tựu trường đầu tiên được tác giả so sánh với những hình ảnh đó nhằm diễn tả những cảm xúc, những rung động tự nhiên thật đẹp đẽ, thật đáng yêu, đáng trân trọng và mãi tươi mới, vẹn nguyên trong buổi tựu trường đầu tiên.

- BPTT nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười -> diễn tả niềm vui, niềm hân hoan của nhân vật “tôi”.

Câu 6: Câu văn : “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” là câu ghép vì có ba cụm C - V không bao chứa nhau.

Câu 7: Trường từ vựng: sương, gió, đám mây, bầu trời -> Tên trường từ vựng “thiên nhiên”.

Câu 8: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng.

Câu 9:

***Câu mở đoạn: Nêu vấn đề

Đoạn trích trên trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đã rất thành công trong việc sử dụng hình ảnh so sánh “ Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

*** Các câu thân đoạn:

- Hình ảnh so sánh “cành hoa tươi” biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa, tinh túy, cái đáng yêu, đáng nâng niu của tạo hóa ban cho con người. Dùng hình ảnh “cành hoa tươi” tác giả nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên đi học thật đẹp đẽ, đáng yêu vô cùng.

- Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mới vẹn nguyên.

- Phép nhân hóa “mỉm cười” diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ ở phía trước.

- Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng «tôi» với bao hy vọng về tương lai.

** Câu kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề: Chỉ bằng một đoạn văn ngắn đó đã làm cho ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn cua nhà văn Thanh Tịnh, cách diễn tả ấy thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”

( Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống của truyện đặc biệt ở điểm nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?

Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”

Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó?

Câu 5: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích từ 7-10 câu có sử dụng mộ từ láy và chỉ rõ.

Câu 6: Hãy chỉ ra một văn bản có cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn lớp 7, ghi rõ tên tác giả?

Câu 7: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.


Gợi ý:

Câu 1:

- Đoạn trích trên, trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.

- Tình hưống của truyện đặc biệt ở chỗ: Tự nhiên, nhẹ nhàng như cuộc sống hằng ngày. Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại: cảnh cuối thu với lá vàng rụng, với những đám mây bàng bạc trên không, với hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường. Thế là quá khứ được đánh thức và bao kỉ niệm chợt ùa về, náo nức, tưng bừng, rộn rã. Dưới ngòi bút Thanh Tịnh, tất cả hiện lên cụ thể, sống động, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc dịu dàng, thiết tha.

Câu 2: Nội dung: Tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.

Câu 3: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi (TN), mấy người học trò cũ (CN) //đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp (VN) -> Câu đơn.

Câu 4: Hình ảnh so sánh trong đoạn :

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".

Gợi ý :

- Viết đúng quy cách đoạn văn, kiểu đoạn văn tuỳ chọn.

- Nội dung đảm bảo các ý cơ bản như sau :

+ Hình ảnh so sánh tinh tế, gợi cảm, vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: trẻ thơ còn bé bỏng, non nớt cũng như chim con, lần đầu các em nhỏ đi học cũng như chim con tập bay. Đi học là đã lớn hơn, đã biết háo hức, khát khao, biết bồi hồi lo lắng khi nghĩ đến chân trời học vấn mênh mông.

+ Cách miêu tả rất độc đáo và sinh động gợi hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường: các em nhỏ ngây thơ xinh xắn rất đáng yêu; khao khát được học hành và mơ ước được biết những điều mới lạ; rất háo hức nhưng cũng rất bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ.

Câu 5:

- Hình thức : Đoạn văn, độ dài 7- 10 câu, có sử dụng hai từ láy.

- Nội dung: Tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.

- Tiến hành:

* Mở đoạn( 1 câu): Giới thiệu tác giả, văn bản, nội dung chính của đoạn trích.

Tham khảo mở bài: Đoạn trích trên trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đã rất thành công trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.

* Thân đoạn: Gồm từ 3 - 5 câu.

- Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng, tiếng trống ngày tựu trường ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kì lạ.

- Nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại rất sống, rất chân thực cảm động những rung động, những biến thái tâm lí đáng yêu ấy qua hình ảnh so sánh. Hình ảnh so sánh “con chim non” được dùng để diễn tả tâm trạng của “tôi” và các cô cậu học trò lần đầu tiên đến trường: đầy bỡ ngỡ, lo âu nhưng cũng muốn khẳng định mình. Phía sau cổng trường chính là một “quãng trời rộng”, một thế giới diệu kì đầy bí ẩn mà những cô cậu học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muốn được tung bay trong “quãng trời rộng”, một thế giới diệu kì đầy bí ẩn mà những cô cậu học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muốn được tung bay trong quãng trời rộng ấy, lại vừa e sợ vì thấy mình nhỏ bé.

- Hồi trống buổi tựu trường của trường Mĩ Lí “đã thúc vang dội cả lòng” chú bé.

- Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình “ chơ vơ”.

- Và tất cả học trò mới đều bắt đầu “vụng về lúng túng”. Tưởng như “không đi” mà bị “ kéo dìu” tới trước. Co chân rồi duỗi chân “ cứ dềnh dàng” mãi. Toàn thân thì “run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp”.

** Kết đoạn”( một câu): Tóm lại, với việc sử dụng thành công hình ảnh so sánh đặc sắc đoạn văn đã ghi lại tâm trạng rất chân thực của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.

** Từ láy: rộn ràng , run run

Câu 6: Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan.


Câu 7:

- Hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, co dung lượng 100 chữ tương đương với 10 dòng, không sai chính tả, chữ viết rõ ràng...

- Kĩ năng: Biết viết đoạn văn biểu cảm

- Nội dung: Ghi lại được những cảm xúc suy nghĩ của bản thân về vai trò của nhà trường: Bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, cung cấp tri thức, chắp cánh ước mơ .... cho thế hệ trẻ .

** Cụ thể như sau:

Câu mở đoạn: Bên cạnh gia đình thì nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

Các câu khai triển:

- Trường học là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Tài liệu Thu Nguyễn

- Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời.

- Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp.

- Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò.

- Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn.

Câu kết đoạn: Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào của tác giả nào các em đã được học?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? Khái quát nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh?

Câu 3: Những từ “ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm” thuộc trường từ vựng nào?

Câu 4: Tìm các câu ghép trong đoạn văn, chỉ rõ các vế câu và các quan hệ từ( nếu có)

Câu 5: Đặt một câu ghép tương tự với câu ghép thứ nhất?

Câu 6: Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 7: Cho câu chủ đề sau: “Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch(6 - 8 câu) sau đó biến đổi đoạn văn thành đoạn văn qui nạp.

Gợi ý:

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự

- Kể lại tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp học đầu tiên.

Câu 3: Những từ “ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm” thuộc trường từ vựng trường học.

Câu 4:

- Các em // phải gắng học để thầy mẹ // được vui lòng và để thầy dạy// các

CN1 VN1 QHT CN2 VN2 QHT CN3 VN3

em được sung sướng.

- Các em // đều nghe nhưng không em nào // dám trả lời.

CN1 VN1 QHT CN2 VN2

Câu 5: Em // sẽ cố gắng học để ba mẹ // được vui lòng.

CN1 VN1 QHT CN2 VN2

Câu 6:

- Công dụng của dấu hai chấm: Báo trước lời đối thoại trực tiếp (dùng với dấu gạch ngang)

- Công dụng của dấu hai chấm: báo trước

Câu 7:

- Về hình thức: Dung lượng từ 6 - 8 câu, viết theo kiểu diễn dịch, sau đó biến đổi thành kiểu đoạn văn quy nạp.

- Về nội dung: Làm rõ câu chủ đề đã cho: “Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Cụ thể như sau:

* Câu mở đoạn (câu chủ đề): Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng.(1)

* Các câu thân đoạn:

- Học tập giúp chúng ta giàu có về mặt tri thức cả về tự nhiên và xã hội.(2)

- Nó giúp ta tích tụ được nhiều kiến thức trong quá trình học tập.(3)

- Học tập giúp chúng ta biết sống, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.(4)

- Học tập giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt nhân cách.(5)

-Học tập giúp chúng ta biết tuân thủ đúng luật, giúp chúng ta rèn luyện đạo đức tốt đẹp(6)


* Câu kết đoạn: Vì vậy, để có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn, điều quan trọng bay giờ là chúng ta phải học tập.(7)


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường...............

..................................tôi cũng không dám tin là có thật.”

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào của tác giả nào các em đã được học? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?

Câu 2:Xác định một câu ghép trong đoạn trích, phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu.

Câu 3:Viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ và một câu ghép.

Gợi ý:

Câu 1:

- Đoạn trích trên, trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.

- Ttruyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.

Câu 2:

Tôi // nhìn một người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen

CN1 VN1

biết, nhưng lòng tôi // vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.

QHT CN2 VN2

Câu 3:

- Về hình thức: Đoạn văn khoảng 10-12 câu, có sử dụng một trợ từ và một câu ghép. Do không quy đinh về hình thức viết đoạn văn, ta nên viết đoạn văn theo lối quy nạp.

- Về nội dung: Nêu suy nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Cụ thể như sau:

**Câu mở đoạn: Qua văn bản “Tôi đi học” ta có thể thấy rõ được những cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đến trường thật trong sáng và đáng yêu.

* Các câu thân đoạn:

- Trên đường đến trường, nhân vật “tôi” vô cùng náo nức, hồi hộp và xen lẫn vào đó là sự vui sướng.

- Trên đường đến trường, nhân vật “tôi” vô cùng náo nức, hồi hộp và xen lẫn vào đó là sự vui sướng.

- Trên đường đến trường, nhân vật “tôi” có những ý nghĩ và hành động vô cùng ngây thơ, đáng yêu nhưng lại vô cùng nghiêm túc với việc đến trường của mình.

- Khi đến trường là bước vào sân trường thì trong sân trường đông như hội.

- Hình ảnh của ngôi trường trong mắt nhân vật “tôi” hiện lên là một hình ảnh vô cùng trang nghiêm.

- Khi đó, cảm giác của nhân vật “tôi” cũng giống như các cậu học trò trong ngày đầu đến trường, một cảm giác lo sợ vẩn vơ.

- Khi ông Đốc gọi tên để nhận lớp thì nhân vật “tôi” vô cùng bỡ ngỡ, lúng túng và không muốn rời vòng tay của mẹ mình.

- Sau khi xếp hàng và vào lớp thì một hình ảnh vô cùng lạ lẫm hiện ra trước mắt nhân vật “tôi” nhưng sau đó đã quen dần và tự tin hơn trước cảnh lạ.

- Chính nhân vật “tôi” đã lạm nhận những thứ không phải của mình là của riêng mình.

- Khi ngước mắt nhìn theo cánh chim ngoài cửa sổ thì nhân vật “tôi” đã thoáng buồn khi mình phải từ giã tuổi thơ để bắt đầu một hành trình mới.

**Câu kết đoạn: Tóm lại, bằng cảm nhận tinh tế, sâu sắc nhà văn Thanh Tịnh đã để lại trong lòng người đọc hình ảnh nhận vật “tôi” với những cảm xúc, tâm trạng trong sáng của tuổi học trò.

* Câu ghép:

Khi ông Đốc // gọi tên để nhận lớp thì nhân vật “tôi” // vô cùng bỡ ngỡ, lúng

CN1 VN1 CN2 VN2

túng và không muốn rời vòng tay của mẹ mình.

B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN

Đề 1: Phân tích tác phẩm: Tôi đi học( Thanh Tịnh)

Dàn ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên

II. Thân bài

1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình

- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường, cảnh thiên nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi nhớ lại

- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,…

gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên

2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi

a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường

- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.

- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.

- Bỡ ngỡ, lúng túng

Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên

b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học

- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.

- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ.

- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình.

- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc

Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp

c. Khi ngồi trong lớp học

- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên …

+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế, … thấy quyến luyến.

Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.

3. Hình ảnh những người lớn

- Ông đốc: hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo rất hiểu tâm lý trẻ, hiền từ, bao dung …

- Thầy giáo trẻ vui vẻ, giàu lòng yêu thương

Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời yạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

Truyện kết thúc tự nhiên, khép lại bài văn nhưng mở ra một bầu trời mới, một khoảng không gian mới, tình cảm mới.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

Đề 2: Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học

Dàn bài:

1. Mở bài: Nhắc lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học em thấy ấn tượng nhất (thời gian, địa điểm…).

Tham khảo cách mở bài sau:

* Mở bài trực tiếp:

- Thời gian trôi đi thật nhanh, mới đấy mà bảy năm học đã trôi qua vậy mà những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học vẫn như mới vừa hôm qua, nó không hề phai nhòa trông tâm trí tôi.

- Mỗi lần nhớ lại những kỷ niệm về cái ngày đầu tiên đến trường ấy là lòng tôi lại nôn nao một cảm giác khó tả.

* Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. vì nó đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, ấy thế mà hôm nay nhìn chiếc cặp mẹ mua cho để dự khai giảng năm học mới tôi lại thấy lòng mình rộn rã và nhớ lại những kỉ niệm của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn đầy tình thương của mẹ năm xưa.

* Mở bài gián tiếp:

Ngày đầu tiên đi học....

- Mỗi lần giai điệu ngọt ngào của bài hát ấy cất lên là lòng tôi lại dâng lên một cảm xúc nôn nao rất lạ .

- Tôi nhớ lại tất cả những kỷ niệm về ngày đầu tiên đến trường đi học của bảy năm về trước, những kỷ niềm êm đềm ấy sẽ đi cùng tôi suốt cả cuộc đời này.

2. Thân bài:

a, Cảm xúc đêm trước ngày khai trường:

   + Vui mừng, háo hức chuẩn bị đồ đạc (cặp sách, quần áo…).

   + Hồi hộp, lo lắng, không ngủ được.

( - Gần đến ngày đi học mẹ mua cho tôi biết bao nhiêu là đồ mới nào là: sách vở, đồ dùng học tập đến cả những bộ quần áo đủ màu sắc.. Tôi mở ra xem và ngắm nghía từng thứ rồi thử mặc những bộ quần áo mới đầy thích thú. Đứng trước gương tôi không còn nhận ra mình nữa một cảm giác mới mẻ lạ lẫm hiện ra , tôi thấy mình lớn hẳn lên.

- Trước ngày đi học một hôm, buổi tối tôi đã cùng mẹ bọc sách, dán nhãn vở...với tâm trạng hồi hộp, lo lắng nhưng rồi tôi cũng ngủ thiếp đi lúc nào không biết...)

b, Sự việc diến ra vào sáng ngày tựu trường

- Đêm qua tôi đã ôm chiếc đồng hồ báo thức bố mua cho để ngủ, với nỗi lo ngây thơ của trẻ con tôi cứ sợ mình ngủ quên. Khi chuông đồng hồ reo vang tôi bật dậy thật nhanh mà không cần bố, mẹ phải lay gọi như mọi hôm nữa.

- Làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng xong, tôi mặc quần áo mới khoác lên vai chiếc cặp mới còn thơm mùi nhựa vội vã cùng mẹ bước ra khỏi nhà .

c, Cảnh vật trên đường tới trường.

   + Con đường tới trường với bố/ mẹ khác trở nên lạ thường.

   + Cảnh bầu trời, hàng cây, chim chóc….

( Tôi thấy ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì con đường hàng ngày tôi vẫn đi qua hôm nay vừa quen vừa lạ, đông vui quḠbạn nào cũng được bố hoặc mẹ đưa đến trường, những bạn nhỏ như tôi trên tay còn cầm theo một quả bóng bay và một cái cờ nhỏ xíu có cán, nét mặt bạn nào cũng vui vẻ, háo hức.)

d, Tả về ngôi trường mới

   + Quang cảnh sân trường: bạn bè mới, thầy cô mới, học sinh khóa trên…

   + Cảnh lớp học: bàn ghế, cách trang trí lớp học.

e, Tả về cảnh buổi lễ khai giảng

   + Xếp hàng chào cờ và dự lễ khai giảng.

   + Thầy/ cô hiệu trưởng phát biểu, đánh trống chào năm học mới.

   + Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.

   + Cảm xúc khi được trở thành học sinh ngồi phía dưới lắng nghe thầy cô.

g, Vào nhận lớp học

   + Cảm xúc khi gặp và nghe cô giáo chủ nhiệm làm quen với lớp.

   + Cảm xúc khi có chỗ ngồi riêng, có bạn mới bên cạnh.

h. Buổi học đầu tiên kết thúc

- Khi tiếng trống tan trường của bác bảo vệ vang lên thì học sinh ở trong các lớp ào ra sân như ong vỡ tổ, những bạn năm nay mới vào lớp 1 như tôi được bố mẹ vào đến tận cửa lớp để đón. Cả sân trường chận kín người

- Trên đường về nhà tôi kể cho mẹ nghe biết bao nhiêu là chuyện diễn ra trong buổi học này, nào là...

- Mải mê nói chuyện 2 mẹ con về đến nhà lúc nào cũng không hay, tâm trạng của tôi vẫn còn mơn man háo hức lắm

3. Kết bài: Khẳng định kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn sâu đậm, đó là một phần của tuổi thơ.

Tham khảo kết bài: Kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học vẫn luôn luôn là những kỷ niệm đẹp đẽ, trong sáng, thơ ngây trong lòng tôi. Và cho đến tận bây giờ khi tôi đã học lớp 8 nhưng mỗi lần nhớ về buổi học đầu tiên của mình tôi vẫn có 1 cảm giác lâng lâng khó tả nhất là bài hát “ ngày đầu tiên đi học” mà chúng tôi đã hát và sự ân cần cô giáo năm xưa luôn khắc sâu trong tâm trí tôi không bao giờ phai nhạt.

**Tham khảo bài văn:

Trong cuộc đời của mỗi người, có ai mấy ai chưa từng trải qua những khoảnh khắc hồi hộp mừng vui nhưng đầy ngập ngừng lo lắng của buổi khai trường đầu tiên. Với tôi giờ đây, tuy đã khôn lớn trưởng thành nhưng kí ức về ngày đầu đến trường vẫn luôn in sâu trong lòng.

Tôi còn nhớ ngày ấy, từ đêm hôm trước ngày khai trường cảm giác âu lo, hồi hộp đã xuất hiện trong lòng. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được với bao suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm để chuẩn bị, khoác lên mình chiếc áo trắng mới tinh thơm tôi thấy mình thật khôn lớn. Rồi trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường. Suốt cả quãng đường, tôi ngẩn ngơ, miên man suy nghĩ về buổi lễ khai trường sắp diễn ra đây. Dừng lại trước cổng trường, tôi choáng ngợp trước sự khang trang và rộng lớn của nơi đây. Ngôi trường năm tầng khang trang được sơn màu vàng nổi bật, cờ hoa được treo rực rỡ khắp khuôn viên trường để chào đón năm học mới. Thế nhưng, ngay khoảnh khắc đó bỗng cảm thấy lạc lõng bởi thầy cô, bạn bè ai ai cũng mới lạ. Rời vòng tay mẹ, tôi òa khóc vì cảm giác tủi thân xen lẫn sự lo lắng. Được mẹ động viên vỗ về, tôi mạnh dạn bước vào trường, cảm giác như vừa đặt chân vào một thế giới mới, thế giới mà sau này tôi biết được đó chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Được phân lớp từ trước nên tôi tìm đến khu vực xếp hàng của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đón tôi bằng một nụ cười thật rạng rỡ, cô ân cần hỏi han tôi và dẫn tôi vào vị trí ngồi của mình. Tôi bắt đầu dần cảm nhận được sự thân quen ở nơi đây. Tôi cởi mở hơn với bạn bè và chúng tôi bắt đầu có những câu chuyện chung trong ngày khai giảng. Tùng! Tùng! Tùng!... Những hồi trống vang lên đầy trang trọng trong buổi lễ khai trường nhắc nhở chúng tôi một năm học mới đã bắt đầu. Kết thúc buổi lễ khai giảng, lòng tôi tràn đầy niềm vui, phấn khởi khi ấy tôi còn nhớ như in mình đã thầm ước hi vọng bản thân sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp nơi đây. Và sau bao năm tôi nhận ra ước mơ của tôi ngày ấy đã trở thành hiện thực.

Dòng đời dài rộng, mỗi người sẽ ghi dấu trong mình những mảng kí ức riêng, còn với riêng tôi những cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên mãi in dấu trong lòng tôi.


Đề 3: Có ý kiến cho rằng: “Truyện ngắn “Tôi đi học” là một văn bản thấm đẫm chất thơ, chất trữ tình”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, văn bản.

- Nêu vấn đề nghị luận.

Tham khảo mở bài:

Thanh Tịnh- nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn bản “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941,

ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhàng êm dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.

II. Thân bài:

  1. Giải thích

- Chất trữ tình thường xuất hiện trong các văn bản trữ tình: thơ, tùy bút, bút kí-> ở đó là thế giới của cảm xúc.

- Thanh Tịnh đã rất đặc biệt khi để cho tp văn xuôi đẫm chất trữ tình. Mang đến 1 phong cách riêng hết sức độc đáo. Ông kéo gần khoảng cách giữa thơ và văn xuôi.

- Chất trữ tình được thể hiện ở nhiều phương diện

+ Cảm xúc của nhân vật ( của tg)

+ Chất trữ tình còn ở những hình ảnh đẹp, ở việc lựa chọn sử dụng biện pháp tu từ

+ Chất trữ tình, chất thơ còn xuất hiện ở đề tài, ở giọng điệu

  • Nhà văn đã bộc lộ phong cách rõ nét qua văn bản “ tôi đi học”. Một tp thấm đẫm chất thơ.

  1. Chứng minh:

  1. Nhà văn Thanh Tịnh đã tạo dựng bối cảnh mùa thu – mùa tựu trường để khơi nguồn cảm xúc.

-Thiên nhiên

+ Lá ngoài đường rụng nhiều->mùa thu, mùa lá vàng tạo thành thảm trên mặt đất.

+ Trên bầu trời: mây trắng bồng bềnh, mây bàng bạc

  • Tiết trời vào thu mát mẻ, ko gay gắt như nắng hạ, chẳng lạnh lẽo như đông về khiến cho lòng người chứa chan cảm xúc.

- Cảnh sinh hoạt: tg thấy những em bé rụt rè núp dưới nón mẹ, lần đầu tiên đi đến trường. Tg tưởng như đó là hình ảnh của mình tuổi ấu thơ. Bởi ai cũng có 1 thời cắp sách đến trường, 1 thời tuổi hoa ngây thơ, trong sáng và vụng dại

-> Nhà văn đã dẫn dắt người đọc đồng điệu với cảm xúc của mình khi thu sang, mùa tựu trường đến.

b. Chất trữ tình biểu lộ ở cảm xúc của nhân vật “ tôi” trong buổi đến trường đầu tiên.

* Trên đường đến trường

- Nhân vật “ tôi” có sự xốn xang trong lòng: đi trên con đường làng quen thuộc , nhân vật “ tôi” cảm thấy hôm nay rất lạ bởi hôm nay tôi đi học buổi đầu tiên của cuộc đời.

- Nhân vật “ tôi” có sự thay dổi theo hướng tích cực

+ Không đi thả diều, lội sông như chúng bạn

+ Thấy mình trang trọng, đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen Tài liệu Thu Nguyễn

-Nhân vật “ tôi” háo hức, thèm được giống chúng bạn, trao sách vở cho nhau.

- Nhân vật ngây thơ, trong sáng khi nghĩ rằng chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Nhưng ý nghĩ đó ko ở lại lâu mà chỉ hthoasng qua như làn mây lướt trên đỉnh núi

* Nhân vật “tôi’ đến trường, ở sân trường Mĩ Lí

- Trường đông người -> như ngày hội. Ai cũng vui tươi-> ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

- Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp

-> Cậu bé đến 1 không gian mới: từ nhà đến trường, lại gặp những người xa lạ…lo sợ vẩn vơ.

- Thấy những học trò mới cũng bỡ ngỡ giống mình

-> Nhân vật “ tôi” sợ phải rời xa mẹ

- Nghe tiếng trống mà vang dội cả lòng…

- Thấy các bạn nhỏ thút thít cũng khóc theo. Khi xa mẹ, cặp mắt nhìn theo lưu luyến.

* Vào trong lớp học

- Ngỡ ngàng thấy nhiều điều lạ

+ Mùi hương lạ, bàn ghế, bạn bè

+ Nhưng ngay sau đó đã có phần tự tin

+ lạm nhận bàn ghế là của mình

+ Bạn chưa quen nhưng cũng ko thấy xa lạ

  • Tâm trạng của nhân vật “ tôi”hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ…cậu bé đã để lại những dư vị ngọt ngào đáng yêu để bất cứ ai cũng liên tưởng đến chính mình.

c.Chất trữ tình được phô diễn qua những câu văn so sánh đặc sắc

- Tôi quên thế nào được …

- Họ như con chim…

- Trường Mĩ Lí xinh xắn…

-> Trong tp nhà văn sd nhiều hình ảnh so sánh làm cho câu văn trở nên nhẹ nhàng, lãng mạn. Thông thường trong thơ người ta mới sd nhiều hình ảnh đẹp, các bptt. Ở đây Thanh Tịnh đã mang đến sự hấp dẫn bởi những hình ảnh như: “ những bông hoa mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”-> bộc lộ sự vui sướng hân hoan, sự yêu trẻ của 1 tâm hồn trong sáng. Hay hình ảnh loài vật đáng yêu “on chim con đứng bên bờ tổ, muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”-> diễn tả sức hút của nhà trường và khát khao khám phá của lũ học trò. Ta cũng ko thể quên hình ảnh đối chiếu với trường Mĩ Lí như cái đình làng Hòa ấp xinh xắn oai nghiêm-> giới thiệu mái nhà thứ 2 của học trò và cũng là môi trường đòi hỏi hs phải nghiêm túc.

=> BPTT là cách làm đẹp cho ngôn ngữ tạo ra chất thơ cho văn bản.

d. Các nhân vật trong truyện dẫu chỉ là nhân vật phụ nhưng hiện lên hết sức gần gũi và tình cảm.

- Ông đốc nhân hậu, hiền từ, nói với hs bằng giọng nói nhẹ nhàng. Học trò khóc, ông đốc là người động viên” các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa”

- Thầy giáo trẻ đón học sinh bằng nụ cười thân thiện

- Phụ huynh hiện diện ở đây là những người mẹ chăm chút, quan tâm đến con từng li, từng tí. Bàn tay mẹ dắt con đến trường đầy âu yếm. lại cũng là bàn tay ấy cầm hộ bút, thước cho con. Bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con lên phía trước như động viên con vào lớp. Và thật tình cảm khi bàn tay mẹ nhẹ vuốt mái tóc con.

=> Họ đều là những người tốt, yêu con trẻ. Ai cũng có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với trẻ thơ. Những nhân vật phụ cũng làm cho ta ấm lòng khi dành tâm huyết của mình cho thế hệ tương lai.

e. Một yếu tố nữa tạo nên chất trữ tình chính là sự phối hợp các phương thức biểu đạt

- Là truyện ngắn nên phương thức biểu đạt chính là tự sự

+ Tác giả đi từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng

+ Theo dòng cảm xúc của nhân vật “ tôi” lại là trình tự thời gian xen lẫn không gian-> tiện theo dõi

-Yếu tố miêu tả hỗ trợ đắc lực cho tự sự

+ Miêu tả thời tiết của buổi đến trường” buổi mai hôm ấy…gió lạnh”

+ Miêu tả con đường làng dài và hẹp

+ Miêu tả tiếng trống trường làm nhân vật tôi vang dội cả lòng

- Biểu cảm được lồng trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật “ tôi”: hồi hộp, bỡ ngỡ, lo sợ…

g. Thanh Tịnh đã tạo ra chất trữ tình nhờ những câu văn dài, chia nhiều vế. Nó như dòng cảm xúc thiết tha, dạt dào, tuôn mãi.” Hàng năm…quang đãng”. Hay “ buổi mai hôm ấy…dài và hẹp"

III. Kết bài

1.Khẳng định” tôi đi học” là 1 truyện ngắn đậm chất trữ tình. Chất thơ của văn bản ngấm vào hồn ta như đang thưởng thức vị ngọt ngào của trái táo-> Cảm ơn Thanh Tịnh khi đã sáng tạo cho mình một phong cách riêng để mang đến sự hấp dẫn cho độc giả.

2. Liên hệ bản thân: Nhân vật “ tôi” trong buổi đến trường đầu tiên đã khiến cho em nhớ đến những kỷ niệm của chính mình.



** Bài làm tham khảo:

Trong truyện “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhang êm dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.

Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học, “mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như “mẹ nắm tay tôi”, “các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. “Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, “một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.

Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu - mùa tựu trường.

Qua câu chuyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón trẻ thơ.


Đề 4: Giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh và truyện ngắn « Tôi đi học »

( dạng đề : thuyết minh về tác giả, tác phẩm)

I. Mở bài : Giới thiêu ngắn gọn về tác giả và văn bản.

Tôi đi học” là một truyện ngắn hay đặc sắc của nhà văn Thanh Tịnh viết về những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời của chính mình.

II. Thân bài

1. Giới thiệu về tác giả :

-> Nhắc đến Thanh Tịnh là nhắc đến tác giả có bút pháp lãng mạn, đậm chất trữ tình

- Thanh Tịnh ( 1911- 1988) tên khai sinhlà Trần Văn Ninh, quê quán ở làng Dương Nỗ ngoại ô Huế. Là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông đã để lại một sự nghiệp khá phong phú cho nền văn học Việt Nam.

- Thơ văn của ông đậm chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

2. Giới thiệu về văn bản.

a. Xuất xứ - thể loại

- Truyện ngắn «  Tôi đi học » in trong tập «  Quê mẹ » xuất bản năm ( 1941) được xem là tập văn xuôi nỏi bật nhất của Thanh Tịnh.

- Tác phẩm được viết theo thể loại truyện ngắn, truyện không đi theo diễn biến của sự việc mà theo dòng hồi tưởng và cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình.

b. Nội dung:

- Tuyện ngắn «  Tôi đi học » chứa đựng nội dung vô cùng sâu sắc. Tác giả đã diễn tả lạ những kỉ nệm trong sáng thơ ngây và tâm trạng bỡ ngữo cũng như những cảm giác mới mẻvề buổi tựu trường đầu tiên trong đời của chính mình.

- Dòng cảm xúc ấy được gợi lên qua sự biến chuyển của thời gian, đó là buæi sím cuối thu và hình ảnh của mấy em nhỏ nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.

- Từ những hình ảnh đó nhân vật tôi hồi tưởng lại tâm trạng của mình về buổi tưu trường đầu tiên. Đó là tâm trạng xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng và những cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi khi trên đường cùng mẹ đến trường . Con đường hằng ngày vẫn qua lại «  tự nhiên thấy lạ », rồi khi nhìn sân trường cũng thấy «  sân trường hôm nay khác lạ, đông vui quá ». « Thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn » đến khi nghe gọi tên thì giật mình, lúng túng, tim như ngừng đập...òa khóc nức nở...cho đến lúc vào lớp, ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên, «  cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên miên man trong lòng, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ, hay hay rồi nhìn bàn ghế ,rồilạm nhận đó là của mình.

c. Giới thiệu về nghệ thuật:

- Truyện ngắn “ Tôi đi học” là một truyện ngắn hay đặc sắc đã làm rung động bao trái tim trẻ thơ khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. Truyện két cấu theo dòng hồitưởng , cảm nghĩ của nhân vật tôi về buổi tựu trường đầu tiên, đượckết hợp đan xen giữa các yếu thơ tư sự , miêu tả, biểu cảm một cách hài hoà.

- Truyện ngắn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm “ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng... »

- Truyện ngắn tràn đầy chất thơ, chất thơ được thể hiện trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và toát lên những tình cảm êm ái nhẹ nhàng chan chứa yêu thương của người lớn dành cho những em bé lần đầu tiên đi học. Chất thơ còn được thể hiện qua những hình ảnh so sánh đầy cảm xúc. Giọng văn nhẹ nhàng và đặc biệt nó còn được thể hiện qua việc miêu tả tâm trạng, cảm xúc về kỷ niệm ngày tựu trường.

III. Kết bài:

- Có thể nói rằng “ Tôi đi học” là một truyện ngắn hay và giàu chất trữ tình.

- Cùng với thời gian nó đã làm rung động trái tim của nhiều thế hệ nhất là các bạn trẻ khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. Chính những tình cảm nhẹ nhàng êm ái trong truyện đã tạo nên sự hấp dẫn lâu bền trong lòng độc giả.



ÔN TẬP VĂN BẢN: TRONG LÒNG MẸ

(NGUYÊN HỒNG)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả:

- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

- Quê quán: Nam Định

- Cuộc đời và sự ngiệp sáng tác

+ Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7

+ Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"

+ Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957

+ Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"

+ Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,…

- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ


2. Văn bản: - Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.

a. Hoàn cảnh sáng tác:

b. Thể loại: Hồi kí tự truyện

- PTBĐ: Tự sự + trữ tình.

c. Bố cục:

* Tóm tắt

Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất, người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, luôn gieo rắc vào đầu Hồng những rắp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu mẹ nhiều hơn, em căm thù những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Chiều hôm đó khi vừa tán học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi theo với hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ em quay đầu lại, Hồng sà vào lòng mẹ, trong lòng mẹ, Hồng chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô mà chỉ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.

d. Giá trị nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

e. Giá trị nội dung:  Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình

II, LUYỆN TẬP

A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi............................ngã gục giữa sa mạc.”

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai?

Câu 2: Văn bản được viết theo thể loại gì? Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại đó?

Câu 3: Đoạn văn kể về việc gì?

Câu 4: “ Cái lầm” mà nhân vật “tôi” nói đến trong đoạn trích trên là gì? Tại sao nói “ không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa”

Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn trích trên?

Câu 6: Em hiểu câu văn sau như thế nào ? Viết bằng một đoạn văn?

"Nếu người quay lại ấy là người khác... Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".


Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản" Trong lòng mẹ"-( Trích hồi kí " nhưng ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng )

Câu 2: Văn bản được viết theo thể loại “hồi kí”.

- Hồi kí là một thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời của một con người cụ thể là người đó được chứng kiến, thường là của chính người viết.

Câu 3: Đoạn văn kể về việc bé Hồng nhìn thấy mẹ trở về gần đến ngày giỗ đầu thầy.

Câu 4:

- “ Cái lầm” ở đây là: nếu người trê xe không phải là mẹ.

- Xấu hổ trước đám bạn vì sự nhầm lẫn của mình.

- Tủi cực vì cậu đã xa mẹ quá lâu rồi, muốn gặp lại mẹ mà không được. Đó là sự tủi cực của nỗi khát khao tình mẹ không được đền đáp.

Câu 5: Một biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn trích trên là: so sánh.

- Nội dung: Bóng dáng của người mẹ được tác giả so sánh như ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

- Tác dụng: diễn tả một cách ấn tượng, sâu sắc nỗi khát khao mãnh liệt được gặp mẹ của bé Hồng.

Câu 6:

- Về kĩ năng: HS trình bày thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Về nội dung :

+ Nghệ thuật: Câu văn dùng lập luận giả thiết - hệ quả, thủ pháp so sánh, lời văn thấm đẫm chất trữ tình.

+ Ý nghĩa : Diễn tả tâm trạng của chú bé Hồng - đứa con xa mẹ lâu ngày - khao khát tình mẹ cháy bỏng như khát khao sự sống.

HS phân tích cái hay của hình ảnh so sánh; người mẹ giống như dòng nước trong vắt, mát lành chảy dưới bóng râm, còn đứa con giống như người bộ hành khát nước đi giữa sa mạc. Nếu dòng nước chỉ là ảo ảnh, hi vọng của người bộ hành sẽ tắt, người ấy sẽ kiệt sức mà gục ngã; nếu không phải là mẹ, mẹ không về, bé Hồng cũng sẽ thất vọng, sẽ tột cùng đau khổ. Mẹ về sẽ xoa dịu nỗi đau, lấp đầy sự cô đơn, sẽ hồi sinh cho tâm hồn chú bé.

Qua so sánh này, tác giả cho thấy vai trò to lớn của người mẹ, của tình mẹ đối với những đứa con.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  1. Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

  2. - Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.”

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai? Đoạn văn kể về việc gì?

Câu 2: Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ đó trong đoạn văn?

Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 4: Chỉ ra các tình thái từ trong câu “ Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà” ?

Câu 5: Chỉ ra các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép ''mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp''

Câu 6: Cảm nhận về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trong đó có dùng một từ láy?

Gợi ý:

Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản" Trong lòng mẹ"-( Trích hồi kí " nhưng ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng )

- Đoạn văn kể về cảm xúc của bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ.

Câu 2:

- Từ tượng hình: Chầm chậm.

  • Từ tượng thanh: Hồng hộc, nức nở, sụt sùi.

  • Tác dụng: Đoạn văn cho ta thấy được sự xúc động và cảm giác hạnh phúc của hai mẹ con bé Hồng khi gặp lại nhau sau thời gian xa cách.

Câu 3: Biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu “ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.” là biện pháp liệt kê, thể hiện mong mỏi, khát khao gặp mẹ và niềm hạnh phúc khi được gặp mẹ của chú bé Hồng.

Câu 4:Tình thái từ “mà”

Câu 5: Mối quan hệ đồng thời.

Câu 6:

- Về hình thức : Một đoạn văn có dung lựơng giới hạn, có dùng môt từ láy.

- Về nội dung: Cảm nhận về cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ.

* Câu mở đoạn: giới thiệu tác giả, văn bản, đoạn trích, nội dung cả đoạn trích.

- Tham khảo câu mở đoạn: Đọan trích trên trích trong văn bản “ trong lòng mẹ “ "- Trích hồi kí " những ngày thơ ấu" của tác giả Nguyên Hồng đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc của Bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ.

*Thân đoạn( khoảng 3- 5 câu): Cảm xúc của bé Hồng được thể hiện:

- Như một cảnh dào dạt niềm vui, xe chạy chầm chầm, hành động vội vã cuống quýt đuổi theo xe mẹ, thở hồng hộc, ríu ca chân lại, òa khóc nức nở...nhịp văn nhanh, gấp mừng vui, hờn tủi và vẫn rất trẻ con nũng nịu, nhỏ bé trước tình mẹ bao la.

- Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, là những giọt nước mắt hạnh phúc.

+ Những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, niềm khao khát tình mẹ: Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã gọi bối rối, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Hàng loạt động từ đã cho thấy khao khát gặp mẹ mãnh liệt của Hồng.

* Kết đoạn( 1 câu): Có thể nói, với cách sử dụng từ láy, biện pháp nghệ thuật liệt kê, đoạn trích đã diễn tra một cách cảm động và chân thực cảm xúc của bé Hồng khi mới gặp mẹ.

**Từ láy : “ nũng nịu”, “ hồng hộc”

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”

(trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai? Đoạn văn kể về việc gì?

Câu 2: Hãy chỉ ít nhất một trường từ vựng có trong đoạn văn trên?

Câu 3: Vì sao Bé Hồng sung sướng, hạnh phúc khi được nằm trong vòng tay của mẹ?

Câu 4: Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình mẫu tử khoảng 10- 15 câu?

Gợi ý:

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Trong lòng mẹ”- trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.

- Đoạn văn kể về cảm xúc của bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ.


Câu 2: Các từ: Mặt, mắt, da, gò má, đầu, đùi, cánh tay, miệng => Cùng một trường từ vựng đều chỉ bộ phận cơ thể con người .

Câu 3: Bé Hồng sung sướng, hạnh phúc tột độ khi được nằm trong vòng tay mẹ vì:

- Đã rất lâu bé Hồng chưa được gặp mẹ của mình.

- Hình ảnh người mẹ vẫn tươi đẹp như xưa hoàn toàn không giống như những gì mà người cô đã nói.

- Dù xa cách rất lâu nhưng bé Hồng vẫn cảm thấy tình yêu thương nguyên vẹn mà mẹ dành cho mình.

- Bé Hồng có một niềm tin và tình yêu vô cùng sâu sắc với mẹ của mình.

Câu 4:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Tham khảo câu mở đoạn: Tình mẫu tử là một trong những tình cảm rất đỗi thiêng liêng của mỗi người.

* Thân đoạn: ( từ 10-12 câu)

a) Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó giữa mẹ và con.

b) Bàn luận

+ Biểu hiện của tình mẫu tử:

- Mẹ yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con.

- Con kính trọng, yêu thương, biết ơn mẹ.

( Lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế làm dẫn chứng)

+ Sức mạnh của tình mẫu tử.

- Là tình cảm thiêng lieng, cao quý, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn.

- Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả mẹ và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.

- Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm.

c)Đánh giá, mở rộng vấn đề.

- Đánh giá: Tình mẫu tử là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng và bất diệt.

- Mở rộng vấn đề

+ Phê phán những kẻ không biết trân trọng tình cảm này.

+ Cảm thông với những người bất hạnh không được sống trong tình mẫu tử.

d) Bài học

- Chúng ta cần giữ gìn và trân trọng tình cảm thiêng liêng này.

- Làm một người con hiếu thảo, học tập và rèn luyện, trở thành người có ích, để báo đáp công ơn của mẹ.

- Liên hệ bản thân

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

Có thể nói, tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi con người.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Hãy trình bày cảm nhận của em v câu văn sau :

"Phải bé lạỉ và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nống của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

Câu 2: Văn bản Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tậm trạng của Hồng. Nêu diễn biến đó. Em hiểu gì về chú bé Hổng qua đoạn trích ?

Gợi ý:

Câu 1:

a) Yêu câu về kĩ năng :

- HS biết làm đúng thể loại bài cảm nhận: phát hiện được vẻ đẹp về nội dung và hình thức của câu văn, có những rung cảm sâu sắc.

- Biết sử dụng kết hợp các thao tác như: phân tích, bình, so sánh, khái quát tổng hợp để làm nổi bật được ý trọng tâm.

- Bài viết phải có những lời bình hay, mượt mà, có chất vấn.

- Bố cục bài viết phải hoàn chỉnh, trọn vẹn, phải có liên kết chặt chẽ.

- Văn phong phải trong sáng. Dùng từ đặt câu chuẩn xác.

b. Yêu cầu về nội dung: bài làm của HS có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần hiểu và nêu được những ý cơ bản theo hướng chung sau đây:

- Giới thiệu được xuất xứ của câu văn*

- Về nội dung: Câu văn thể hiện sự cảm nhận về vẻ đẹp của tình mẹ đối với con (tình mẫu tử) rất xúc động. Đó là những xúc động chân thành, những cảm xúc rất thực của đứa trẻ bắt buộc phải sống xa mẹ, khao khát tình mẹ, mong gặp mẹ để được hưởng niềm hạnh phúc trong lòng mẹ. Tình yêu mẹ trong trái tim chú bé luôn tha thiết vô bờ, mãnh liệt. Tình mẫu tử mãi cao cả, thiêng liêng, bất diệt.

- Về hình thức: HS có thể chú ý đến cách diễn đạt của câu văn: có nhiều giả thiết để dẫn tới một hệ quả quan trọng là cảm nhận của con về tình mẹ. Sử dụng điệp ngữ "người mẹ", dùng liệt kê mỉêu tả những hành động, những cảm giác chân thực và tinh tế ; câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm, lời văn dào dạt, mê say thấm đẫm chất trữ tình, thể hiện được những âu yếm, những trìu mến của mẹ đối với con trong hoài niệm, trong tưởng tượng và cả niềm khao khát của đứa con.

- Đó là câu văn mang rõ nét phong cách của Nguyên Hồng, thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn. Nguyên Hồng luôn dành cho phụ nữ và trẻ em một tấm lòng chan chứa yêu thương và thái độ nâng niu, trân trọng.

Câu 2: - Diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong văn bản:

+ Lòng yêu thương, quý trọng người mẹ hiền dịu, đau khổ.

+ Lòng căm ghét những hủ tục đã làm khổ mẹ và thái độ bất bình khi nghe bà cô bịa chuyện nói xấu mẹ.

+ Niềm vui sướng khi được nằm trong lòng mẹ.

- Bé Hồng thật thiệt thòi, bất hạnh và đáng thương. Cậu bé có một tình yêu tha thiết với người mẹ đáng thương của mình. Tình cảm ấy thật sâu nặng bất chấp tất cả âm mưu chia rẽ, và cuối cùng chiến thắng cả những thủ đoạn đê hèn của bà cô.

B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN

Đề bài : Phân tích văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.

Lập dàn bài:

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Nguyên Hồng: là nhà văn của những người cùng khổ, dành cho những người phụ nữ và trẻ em tấm lòng chan chứa yêu thương và trân trọng thông qua việc diễn tả thấm thía nỗi cơ cực và tủi nhục mà họ gánh chịu, đồng thời thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ

- Khái quát những nét cơ bản nhất về đoạn trích Trong lòng mẹ: Trích chương IV hồi kí “Những ngày thơ ấu”, đoạn trích diễn tả thành công, sâu sắc và cảm động tâm trạng của nhân vật chính- bé Hồng đối với người mẹ đáng thương, bất hạnh của mình

II. Thân bài

1. Nhân vật bé Hồng

a. Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng

- Bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực

- Sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô, một người luôn tìm cách gieo vào đầu Hồng những suy nghĩ không tốt để Hồng từ bỏ, ruồng rẫy người mẹ của mình

- Sống trong nỗi cô đơn và niềm khát khao tình mẹ

b. Tình thương yêu mãnh liệt đối với mẹ

- Lúc nào cũng nghĩ đến mẹ và thông cảm với mẹ: khi cô hỏi ngọt nhạt cúi đầu không đáp; từ chối cô, luôn nghĩ đến mẹ.

- Không dao động, không suy giảm tình cảm kính yêu dành cho mẹ.

- Vô cùng đau đớn, phẫn uất khi nghe lời dèm pha, nhục mạ mẹ: khi cô mỉa mai mẹ nghe như sát muối vào lòng, đau đớn, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ

- Ghét những hủ tục phong kiến: khi nghe cô kể về mẹ dồn dập oán hờn, kìm nén nỗi xót xa, căm ghét cổ tục phong kiến.

c. Cảm giác của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ

- Chạy đuổi theo xe với cử chỉ vội vã, lập cập; bối rối gọi “Mợ ơi!”.

- Chân ríu lại, lên xe ngồi cạnh mẹ, nhận được sự âu yếm vỗ về của người mẹ thì òa lên khóc nức nở niềm dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện

- Gặp mẹ, với Hồng “khác nào ảo ảnh dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”

Niềm xúc động mạnh mẽ của Hồng khi đột ngột gặp lại mẹ

- Cảm nhận mẹ vẫn tươi như ngày nào, cảm giác ấm ấp mơn man khắp da thịt, niềm ngây ngất sung sướng khi ở trong lòng mẹ và ước ao mình nhỏ lại

Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ

2. Nhân vật người cô

- Đối xử với BH không thật lòng:

+ Bên ngoài tỏ ra dịu dàng, thân mật: “cười”, nói giọng ngọt ngào, xưng hô “mày tao”

+ Lời nói mỉa mai mẹ BH, làm tổn thương tình cảm mẹ con nhằm gieo rắc hoài nghi để BH khinh miệt, ruồng rẫy mẹ

- Là người cay nghiệt thâm độc, luôn gây ra nỗi đau cho người khác.

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của văn bản: Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực, kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng ...

- Suy nghĩ bản thân về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc sống và liên hệ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tình cảm thiêng liêng, chân thành, cao quý ấy

Đề bài: Viết bài văn ngắn (không quá 40 dòng) làm sáng tỏ niềm khao khát tình mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của nhân vật bé Hồng ở trong lòng mẹ qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng (SGK Ngữ văn 8, tập 1)

- Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu. Đảm bảo độ dài đoạn văn theo yêu cầu. Lập luận chặt chẽ. Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, linh hoạt, sáng tạo.

- Nội dung:

+ Những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, Niềm khao khát tình mẹ: Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã: gọi bối rối, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Hàng loạt động từ đã cho thấy khao khát gặp mẹ mãnh liệt của Hồng. Nhưng do cuộc gặp gỡ quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ “mình đã lầm”. Nếu người quay lại đó không phải thì thật là một điều tủi cực, thất vọng lớn cho Hồng. “không khác nào người bộ hành sắp gục ngã giữa sa mạc mênh mông bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối...” Từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao cháy bỏng mong được gặp mẹ của Hồng

- Cảm giác vui sướng cực điểm của nhân vật bé Hồng ở trong lòng mẹ: Khi biết đó chính là mẹ, cậu bé òa khóc nức nở. Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, là những giọt nước mắt hạnh phúc. Cậu nằm trong lòng mẹ và cảm nhận hơi ấm từ mẹ sang mình.


- Cảm nhận của Hồng thật gần gũi, thân quen lại vừa có gì đó mới mẻ, lạ lẫm: “vạt áo nâu”, “gương mặt tươi sáng với đôi mắt trong” vẫn thật ấm áp, quen thuộc. Nhưng từ hơi quần áo đến hơi thở của mẹ đều “thơm tho lạ thường”. Những cảm giác của tình mẫu tử bao lâu nay mất đi thì bỗng lại mơn man khắp da thịt: “để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc này chỉ còn tình mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng tồn tại còn bao nhiêu lời nói, ý nghĩ cay độc của bà cô đều tan biến hết thảy.




ÔN TẬP VĂN BẢN: TỨC NƯỚC VÕ BỜ- TRÍCH “TẮT ĐÈN”( NGÔ TẤT TỐ)

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả:

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh sáng tác:

b. -Thể loại: Tiểu thuyết

-PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

-Ngôi kể: thứ 3

-Tác dụng:

+ Người kể nhìn nhận khách quan và kể lại chân thực những điều mình chứng kiến

+ Tùy ý đan xen những câu bình luận, nhận xét làm cho tác phẩm sinh động hơn.

c. Bố cục:

** Tóm tắt: Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nạp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.

d. Giá trị nghệ thuật:

-Xây dựng tình huống gay cấn hấp dẫn để làm nổi bật chủ đề tác phẩm

- XD nhân vật chân thực, sinh động; vẻ đẹp nhân vật hiện lên qua ngoại hình, ngôn ngữ và tâm lí

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng nghệ thuật liệt kê, tăng tiến.

- Đan xen giữa ngôn ngữ nhân vật( lời ăn tiếng nói của nhân dân) với ngôn ngữ tác giả tạo sự chân thực, gần gũi.

- Cốt truyện kịch tính, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm nhưng cách giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn, giọng điệu hả hê, hài hước khi miêu tả sức mạnh của chị Dậu và sự nhục nhã của 2 tên tay sai.


e. Giá trị nội dung:  

-Giá trị hiện thực: phản ánh hiện thực thuế khóa nặng nề, cuộc sống cơ cực của người nông dân trong XHTDPK; phản ánh bộ mặt tàn ác, bất nhân của 2 tên tay sai- tầng lớp thống trị.

-Giá trị nhân đạo:

+ Lên án, tố cáo sự tàn ác, bất nhân của 2 tên tay sai- tầng lớp thống trị- không quan tâm đến người dân

+ Bộc lộ lòng thương cảm của t/giả cho số phận của những người “ thấp cổ bé họng”

+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

+ Mở đường cho người dân đấu tranh…

g. Ý nghĩa nhan đề:

+ Nghĩa đen: 1 hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều làm bờ ngăn nước bị vỡ.

+ Nghĩa bóng: phản ánh quy luật tất yếu của cuộc sống: Có áp bức thì có đấu tranh. Hành động vùng lên của chị Dậu thể hiện sức mạnh tiềm tàng, tinh thần bất khuất kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

- Hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.

II, LUYỆN TẬP

A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

Cháu van ôngnhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

Mày trói ngay chồng  đi, bà cho mày xem!

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào của tác giả nào?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Giải thích từ “cai lệ”? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Tên cai lệ này có vai trò gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá?

Câu 4: Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Câu 5: Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản? Đặt tên nhan đề như vậy có thỏa đáng không? Vì sao? Tìm một số thành ngữ có ý nghĩa tương tự.

Gợi ý:

Câu 1: Đoạn trích trên tích trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của tác giả Ngô Tất Tố.

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Nội dung chính : Kể về sự việc chị Dậu bị cai lệ đàn áp và sự phản kháng của chị Dậu.

Câu 3: Ở làng Đông Xá, cai lệ được coi là tên tay sai đắc lục của quan phủ, giúp bọn lí dịch tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế. Với những người dân cùng thì hắn như một hung thần ác sát, tha hò đánh, trói, bắt bớ, tha hồ tác oai, tác quái, làm mưa, làm gió .

Câu 4: Ở phần dầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên cách xưng hô cũng rất cách biệt. Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ minh, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông. Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày. Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng. Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.

Câu 5:

- Ý nghĩa nhan đề:

+ Nghĩa đen: 1 hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều làm bờ ngăn nước bị vỡ.

+ Nghĩa bóng: phản ánh quy luật tất yếu của cuộc sống: Có áp bức thì có đấu tranh. Hành động vùng lên của chị Dậu thể hiện sức mạnh tiềm tàng, tinh thần bất khuất kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

- Đặt tên như vậy là thỏa đáng vì điều ấy được thể hiện rõ trong đoạn trích:

+ Chị Dậu đang chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả về sau khi bị trói, đánh đập thì bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại đến đòi nộp sưu và đòi đánh anh Dậu. Chị Dậu đã hạ mình nhẫn nhụn và van xin chúng.

+ Nhưng bất chấp tình cảm ốm đau của anh Dậu và sự van nài của chị Dậu, bọn chúng đã xông vào đánh chị và hành hạ chồng chị. Không thể chịu đựng được nữa, chị Dậu đã vùng lên, chống trả quyết liệt.

- Một số thành ngữ tương tự: Con giun xéo mãi cũng quằn, Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”

Câu 1: Đoạn trích trên tích trong văn bản nào? Của tác giả nào?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Tìm trường từ vựng chỉ “ bộ phận của con người” và “hoạt động của con người”?

Câu 4: Tìm từ từ tượng thanh, tượng hình và nêu tác dụng?

Câu 5: Cho câu chủ đề: "Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con". Hãy viết thành đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp. Nêu cách chuyển đổi.


Gợi ý:

Câu 1: Đoạn trích trên tích trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của tác giả Ngô Tất Tố.

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Nội dung chính : Kể về sự việc chị Dậu quật ngã tên cai lệ.

Câu 3:

- Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: túm, dúi, ấn, xô, đẩy, chạy, ngã, thét.

- Trường từ vựng chỉ bộ phận của con người: miệng, cổ.

Câu 4:

- Từ tượng thanh: nham nhảm.

- Tượng hình : lẻo khoẻo, chỏng quèo

=> Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh, bộ dạng hết sức thảm hại và hài hước của tên tay sai khi bị chị Dậu đánh bại.

Câu 5: Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau :

- Chồng chị bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả về cho chị, được hàng xóm cứu giúp anh mới tỉnh lại.

- Chị nấu cháo, dỗ dành chồng ăn cho lại sức: cử chỉ, lời nói âu yếm thiết tha.

- Chị vô cùng đau đớn khi nghe tiếng hai đứa trẻ gào khóc.

- Chính vì lòng yêu chồng, thương con, để bảo vệ chồng, bảo vệ con, bảo vệ gia đình chị đã đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, cũng là vùng lên chống lại cường quyền bạo lực.

Người vợ hiền dịu, sống rất tình nghĩa, thương chồng, thương con. Đó là nét đẹp trong tính cách của người phụ nữ Việt Nam.

* Cách chuyển đổi: Dựa vào đặc điểm của các kiểu đoạn văn, em có thể trả lời được. Và qua bài tập này, em thấy rõ: có thể diễn đạt ý, xây dựng đoạn linh hoạt tuỳ theo dụng ý của người viết.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn văn sau và trả lười câu hỏi: “ Khi rón rén bưng bát cháo cho chồng và theo dõi xem chồng có ăn ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, nỗi sợ hiện hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn hay hi sinh.”

Câu 1: Cho biết đoạn trích trên viết về nhân vật nào? Trong văn bản nào và của tác giả nào?

Câu 2: Đặt câu với thán từ bộc lộ cảm xúc của em về nhân vật trên trong đoạn trích, gạch chân dưới thán từ ấy?

Câu 3: Theo em, sức mạnh nào đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã tên tay sai?

Câu 4: Em hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của nhân vật trên?

Câu 5: Hãy nêu giá trị nhân đạo của đoạn trích Tức nước vỡ bờ.



Gợi ý:

Câu 1: Đoạn trích trên viết về nhân vật Chị Dậu trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.

Câu 2: Chao ôi! Sức mạnh của chị Dậu thật phi thường.

Câu 3: Những sức mạnh đã khién chị Dậu vung lên quật ngã bọn tay sai là:

- Do tình yêu thương chồng, con.

- Do chế độ phong kiến đã đùn đẩy chị vào bước đường cùng, bắt buộc chị phải đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột.

- Lòng căm thù xã hội phong kiến, độc ác, bất nhân bấy giờ.

Câu 4: Đặc điểm của chị Dậu:

- Yêu thương chồng: Nấu cháo cho chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không. Bảo vệ chồng trước đòn roi.

- Là người phụ nữ thông minh, khôn khéo: Có lỡi lẽ ngon ngọt, van xin, chống lại.

- Là người dũng cảm, khỏe mạnh ( sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ): dám đấu tranh, dám bảo vệ lẽ phải.

Câu 5: Giá trị nhân đạo của đoạn trích Tức nước vỡ bờ :

- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Tố cáo xã hội bất công luôn đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực không lối thoát.

- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

- Ca ngợi tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những con người cùng khổ.


B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN

Đè bài: Hãy tượng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe. (Trong khi kể có thể kết hợp với các động tác, cự chỉ, nét mặt... để miêu tả và thể hiện tình cảm).

Gợi ý:

- Chuyển thành ngôi thứ nhất xưng "tôi". Đây là lời kể của chị Dậu nên giọng điệu, ngôn ngữ phải thể hiện được tâm trạng, cách nhìn của người trong cuộc. Kể phải linh hoạt, đảm bảo kịch tính, căng thẳng. Có lời thoại phải chuyển thành lời kể (trực tiếp thành gián tiếp).

- Miêu tả: Hình ảnh, thái độ điệu bộ, cử chỉ của cai lệ và người nhà lí trưởng; hình ảnh anh Dậu; sự sợ hãi, tiếng kêu khóc của hai đứa trẻ.

- Biểu cảm: Diễn biến tâm trạng của "tôi". Lúc đầu hoảng sợ, nhẫn nhục vạn xin; sau đó tức giận nhưng cố kìm nén; uất ức, căm phẫn tột độ không thể kìm nén; nỗi thương chồng, cay đắng, xót xa cho thân phận của mình.

Ví dụ: "Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay người nhà lí trưởng và van xin: "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho!", "Tha này! Tha này!" Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại đến để trói chồng tôi.

Lúc ấy, hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện ngập này làm sao chịu nổi sức xô đẩy của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi...".



ĐỀ BÀI: Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.

Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

1. Yêu cầu về hình thức

* Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học.

- Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ.

- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về nội dung

Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị

Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 .

a) Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm.

Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị.

Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn.


Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.

Thân bài :

Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.

Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết.

Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.

Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.

Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.

Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.

- Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng

Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.

Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.

Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.

Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được.

Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.

Kết bài :

Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm..

.- Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán.


Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 .

a) Mở bài (1 điểm):

- Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm.

- Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.

b) Thân bài (4 điểm):

* Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.

- Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết.

+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.

+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.

+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.

- Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng

như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.

- Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo:

Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng

“ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.

- Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.

+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.

+ Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được.

Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. Tài liệu Thu Nguyễn

c) Kết bài (1điểm)

Khái quát khẳng định về phẩn chất nhân vật:

- Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm...

- Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

- Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tài liệu Thu Nguyễn






ÔN TẬP VĂN BẢN: LÃO HẠC( NAM CAO)

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả:

- Nam Cao (1917- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri

- Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Năm 1941, ông có tập truyện đầu tay là Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ rất được đón nhận, sau đó đã được dổi tên là Chí Phèo.

   + Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên

  + Những tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Cái chết của con Mực, Con mèo…

- Phong cách sáng tác:

   + Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ


2. Văn bản:

a. Hoàn cảnh sáng tác: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943

b. Thể loại: truyện ngắn

c. Bố cục:

+ Phần 1: Kể về sự việc Lão Hạc sang nhà ông giáo nói dự định bán cậu Vàng.

+ P2: Lão Hạc sang nhà ông giáo thông báo bán cậu Vàng và nhờ ông giáo 2 việc( giữ hộ 3 xào ruộng cho con trai và gửi 30 đồng lo ma chay cho mình)

+P3: Kể về cái chết thảm thương của Lão Hạc và lời hứa của ông giáo trước vong linh ông lão.

* Tóm tắt:  Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cùng một con chó gọi là cậu Vàng. Lão có một người con trai nhưng vì nghèo không có tiền lấy vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su. Một mình lão phải tự lo liệu mưu sinh. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì nữa, lão đành phải bán cậu Vàng - con chó mà lão hết mực thương yêu như con trai mình. Lão mang hết số tiền bán chó và dành dụm được từ việc bán mảnh vườn gửi nhờ ông Giáo. Mấy hôm sau lão kiếm được gù ăn nấy. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó nói dối là đánh bả con chó hay sang vườn để giết thịt ăn nhưng thực ra là để tự tử. Cái chết của lão Hạc dữ dội, vật vã, chẳng ai hiểu vì sao lão chết ngoại trừ ông Giáo và Binh Tư.

d. Giá trị nghệ thuật:  Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống đôc đáo.

e. Giá trị nội dung:   Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.

g. Ý nghĩa nhan đề

+ Nhan đề ngắn gọn nhưng có ý nghĩa sâu xa

+ Tên nhan đề cũng là tên nhân vật chính. Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh số phận nghèo khổ của Lão Hạc

+ Nhan đề gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn với ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến.

II, LUYỆN TẬP

A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.”

Câu 1: Nêu xuất xứ đoạn trích. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm có trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích. Gọi tên trường từ vựng đó và nêu tác dụng của nó.

Câu 4: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10- 15 câu, nêu tác dụng của tình đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống.


Gợi ý:

Câu 1: - Đoạn trích thuộc văn bản Lão Hạc của Nam Cao

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

- Yếu tố miêu tả: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước,

- Yếu tố biểu cảm: tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc, tôi không xót xa, tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

- Tác dụng: Yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp lời kể trở nên sinh động, hấp dẫn.

Câu 3:

- Trường từ vựng tâm trạng( cảm xúc của con người): vui vẻ, muốn òa khóc, xót xa, ái ngại.

HS có thể chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng khác, miễn là hợp lí.

- Tác dụng: giúp người đọc thấy rõ được tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó và sự cảm thông của ông giáo trước nỗi đau của lão Hạc.

Câu 4:

* Yêu cầu hình thức: Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn ( bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), dung lượng 10 - 15 câu.

* Yêu cầu kĩ năng: Đoạn văn nghị luận các câu liên kết chặt chẽ, lô gic làm sáng vấn đề.

* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung sau:

Mở đoạn: Học sinh đưa dẫn vấn đề từ câu nói của nhà văn Nam Cao trong truyện Lão Hạc để khẳng định đồng cảm và chia sẻ rất cần trong cuộc sống.

Thân đoạn:

- Giải thích đồng cảm và chia sẻ: Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng. Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác. Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

- Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống:

+ Tình yêu thương có ý nghĩa và sức mạnh lớn lao. Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, cao hơn là mang lại sự sống, sự cảm hoá kì diệu, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn. (Dẫn chứng)

+ Người cho đi tình yêu thương cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc trong lòng. (Dẫn chứng)

+ Tình yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, là lực hấp dẫn kéo gần con người lại với nhau. Đáng sợ biết bao khi thế giới này chỉ có hận thù, chiến tranh.

- Bàn luận (Mở rộng):

+ Phê phán những kẻ sống ích kỉ, thơ ơ vô cảm trước nỗi đau đồng loại

+ Tuy nhiên tình yêu thương không phải là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ có được khi con người có ý thức nuôi dưỡng, vun trồng.

+ Tình yêu thương cho đi phải trong sáng, không vụ lợi có thể nó mới có ý nghĩa.

+ Hãy biến yêu thương thành hành động, yêu thương đúng cách, không mù quáng...

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Sống yêu thương, trân trọng tình yêu thương của người khác dành cho mình và cũng cần biết san sẻ tình yêu thương với mọi người.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: tình yêu thương là thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm như nó trách tôi , nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: ''A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?'' Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

(Lão Hạc-Nam Cao)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
Câu 3: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4: Tìm từ tượng thanh trong đoạn trích.?

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 6: Vì sao lão Hạc lại nghĩ '' Nó cứ làm như nó trách tôi ...'' ?
Câu 7: Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?

Câu 1: Tự sự

Câu 2: Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó vàng mà lão yêu quý.

Câu 3:

- Các thán từ: Này, a.

 - Các tình thái  từ: ạ, à.

Câu 4: Từ tượng thanh “ư ử”

Câu 5: Biện pháp tu từ: nhân hóa " bảo tôi rằng ..." .Nhân hóa cậu Vàng như người, qua đó để bộc lộ cảm xúc và khiến cậu Vàng trở nên gần gũi hơn.

Câu 6: Lão Hạc nghĩ như vậy bởi lẽ lão thấy có lỗi với cậu Vàng vì lão đã lừa bán nó đi. Đó còn là do lão Hạc quá yêu quí cậu Vàng nên mới thấy nó như đang trách mình ,coi nó như 1 người bạn. 

Câu 7: Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã gửi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:

  • Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

  • Cụ bán rồi?

  • Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

  • Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?

Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.

Câu 4: Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?

Câu 5: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Hãy so sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này.



Gợi ý:

Câu 1. Đoạn văn được rút ra từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Câu 2.

- Từ tượng hình: ầng ậng, móm mém, co rúm, ngoẹo,

- Từ tượng thanh: hu hu

- > Gợi tả dáng vẻ, nỗi đau khổ của lão Hạc khi phải bán chó.

Câu 3: Cái đầu lão // nghẹo về một bêncái miệng móm mém của lão // mếu

CN 1 VN 1 CN2 VN2

như con nít.

Câu 4: Những từ thuộc trưng từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng,

Câu 5.

- Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[…] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc.

- Ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” . Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của người khác.

- Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của nỗi khổ cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cũng là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta ........lấp mất”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Tác phẩm được ra đời trong giai đoạn lịch sử nào?

Câu 3: Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào?

Câu 4: Câu văn “ Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?” có phải là câu nghi vấn không? Tại sao?

Câu 5: Từ nội dung đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay?

Gợi ý:

Câu 1:

- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

- Nội dung: Đoạn văn là những suy nghĩ rất tiến bộ, rất tích cực đầy tính nhân văn của ông giáo về vợ của mình, về Lão Hạc, về những người xung quanh.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2: Tác phẩm được ra đời trong giai đoạn lịch sử 1930-1945( Trước cách mạng thánh tám)

Câu 3: Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật ông Giáo.

Câu 4: Câu văn “ Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?” không phải là câu nghi vấn mà là câu trần thuật dùng để khẳng định ý kiến.

Câu 5:  Trong xã hội ngày nay con người có rất nhiều các mối quan hệ phức tạp cho nên chúng ta phải nhìn nhận, xem xét một cách khách quan, đa chiều, không phiến diện chủ quan; đặt mình vào họ để hiểu họ, từ đó mới có sự đánh giá công bằng, chính xác. Quan điểm của ông giáo, của nhà văn Nam Cao vẫn còn nguyên giá trị.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để cố ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngầy một thêm đáng buồn …

Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác...” .

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Dấu ba chấm trong trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Câu 3: Tìm thán từ, tình thái từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng?

Câu 4: Từ nội dung toàn tác phẩm, em hiểu các câu văn trên như thế nào ?

Câu 5: Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu gì về tình cảnh khốn cùng của người nông dân trước Cách mạng ?

Câu 6: Cảm nhận của em về đoạn văn trên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 7- 10 câu .

Gợi ý:

Câu 1:

- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

- Nội dung: Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật “tôi” về tình cảnh và nhân cách của Lão Hạc.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 2: Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

Câu 3:

- Thán từ “ ơi” -> giúp bộc lộ cảm xúc của nhân vật ông giáo .

-Tình thái từ “ư” -> giúp biểu thị sắc thái tình cảm cho câu nói.

Câu 4: - Câu : "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...", thể hiện:

+ Sự ngỡ ngàng, thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu lầm).

+ Nỗi chán ngán, chua chát của ông giáo trước cuộc đời và trước thế thái nhân tình: đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như lão Hạc thành kẻ trộm cắp như Binh Tư, đáng để ta thất vọng...

- Các câu "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác..." :

+ Sự khẳng định mạnh mẽ, niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc. Không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm người lương thiện để ta có quyền hi vọng, tin tưởng ở con người.

+ Nỗi buồn, nỗi xót xa cho số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ: người tốt như lão Hạc mà đành phải chết vì không tìm đâu ra miếng ăn hằng ngày...

Câu 5:

- Nỗi khổ về vật chất: Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch, lão đã phải kiếm được gì ăn nấy để cầm hơi. Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

- Nỗi khổ về tinh thần: Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, day dứt vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, không người sẻ chia buồn vui, lão chỉ biết trò chuyện cùng cậu Vàng. Chẳng thế mà khi phải bán con chó, lão luôn tự dằn vặt mình trong đau đớn, ân hận,... Không còn con đường nào khác, lão buộc phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân trước Cách mạng thật cơ cực, lầm than !

Câu 6:


*Mở đoạn( câu chủ đề): Giới thiệu tác giả, văn bản, nội dung đoạn trích.

Tham khảo: Đoan trích trên trích trong văn bản “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc suy nghĩ của ông giáo về tình cảnh và nhân cách của lão Hạc.

* Thân đoạn: Cần đảm báo các ý sau:

- Nhân vật tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì con người đáng kính, đáng trọng, đáng thông cảm như lão Hạc cũng bị tha hóa và thay đổi nhân cách.

- Nhân vật “tôi” cảm tháy buồn, thất vọng vì nếu đúng như vậy thì bản năng của con người đã lấn áp nhân tính, lòng tự trọng của con người không giữ được, cái thiện cũng không giữ được.

- Các câu văn cảm thán đi cùng dấu chấm lửng đã góp phần bộc lộ dòng cảm xúc nghẹn ngào của nhân vật “tôi” thương cho lão Hạc và buồn cho số kiếp của con người.

- Suy nghĩ của ông giáo trong đoạn trích chứa chan một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc.

*Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.

Tham khảo: Tóm lại, với đoạn văn ngắn tác giả đã cho người đọc thấy được những trăn trở của ông giáo về nhân cách và tình cảnh của một con người.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác......................Binh Tư hiểu.

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Chỉ ra những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của các từ đó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?

Câu 4: Vì sao lão Hạc tìm đến cái chết ? Cái chết của lão Hạc gợi cho em những suy nghĩ gì ?

Câu 5: Tại sao tác giả lại miêu tả cái chết của lão Hạc dữ dội và đau đớn đến như vậy?

Câu 6: Thái độ và tình cảm của nhân vật “ tôi” đối với lão Hạc như thế nào qua đoạn kết trên?

Câu 7: Viết một đoạn văn theo mộ hình tổng hợp - phân tích - tổng hợp (Từ 10 đến 15 câu) trình bày cảm nhận cua em về nhận vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Câu 8: Suy nghĩ của em về tình phụ tử bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10- 15 câu.

Gợi ý:

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “ Lão Hạc” của nhà vă Nam Cao.

Câu 2:

- Nội dung: Những suy nghĩ của ông giáo và cái chết đau đớn của Lão Hạc.

- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự.

Câu 3

- Từ tượng hình: Mải mốt, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, ( long) sòng sọc, tru tréo.

- Từ tượng thanh: nhốn nháo, xôn xao.

-> Tác dụng: Giúp việc kể về cái chết của Lão Hạc trở nên sinh động, người đọc được chứng kiến sự việc ngay trước mắt.

Câu 4:

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc :

+ Tình cảnh đói khổ túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.

+ Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.

- Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc :

+ Cái chết dữ dội, chết bằng bả chó, dường như lão muốn tự trừng phạt mình.

+ Cái chết là lời tố cáo chế độ xã hội tàn ác khiến người lương thiện bị đẩy vào bế tắc không còn con đường sống.

+ Cái chết khẳng định nhân cách cao thượng của lão Hạc.

+ Cái chết làm người đọc thương cảm, tin vào cái thiện, tin vào nhân cách con người.

Câu 5:

- Tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động về một cái chết thê thảm và dữ dội giúp người đọc cảm nhận đầy đủ hơn, sâu sắc hơn bi kịch của người nông dân trước cách mạng.

- Tố cáo xã hội tàn ác đối với con người.

- Gợi niềm cảm thương sâu sắc trong lòng người đọc.

Câu 6: Qua đoạn kết rong văn bản lão Hạc của Nam Cao nhân vật “tôi” đã bày tỏ sự đồng cảm, xót xa trước cái chết của lão Hạc, đồng thời thể hiện sự trân trọng trước nhân cách cao đẹp của lão Hạc.

Câu 7:

- Về kĩ năng :

+ Biết viết và trình bày đúng đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp. Đảm bảo số lượng câu như yêu cầu.

+ Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng.

- Về nội dung : Trình bày được những cảm nhận về nhân vật lão Hạc.

+ Cuộc sống đói nghèo cơ cực, số phận bi thảm.

+ Phẩm chất tốt đẹp : Yêu thương con, giàu đức hi sinh, sống lương thiện trong sạch, giàu lòng tự trọng.

+ Là điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, cuộc sống khốn cùng tăm tối nhưng vẫn ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp.

Câu 8:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Tham khảo câu mở đoạn: Tình phụ tử là một trong những tình cảm rất đỗi thiêng liêng của mỗi con người.

* Thân đoạn:

- Giải thích: Tình phụ tử là tình cảm yêu thương, gắn bó giữa cha và con.

- Bàn luận:

+ Biểu hiện của tình phụ tử

. Cha yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con.

. Con kính trọng, yêu thương , biết ơn cha.

( Lấy ví dụ trong văn học và thực tế để làm rõ)

- Sức mạnh của tình phụ tử

. Là tình cảm thiêng liêng, cao quí, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn.

. Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả cha và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.

. Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm.

- Đánh gíá, mở rộng:

+ Đánh giá: Tình phụ tử là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng và bất diệt.

+ Cảm thông với những người bất hạnh không được sống trong tình phụ tử.

- Bài học:

+ Chúng ta cần giữ gìn và trân trọng tình cảm thiêng liêng này.

+ Làm một người con hiếu thảo, học tập và rèn luyện, trở thành người có ích, để báo đáp công ơn của cha .

+ Liên hệ bản thân.

* Kết đoạn( Câu chốt): Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Tham khảo câu kết đoạn: Tóm lại, tình phụ tử là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi người.

B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN

Đề bài: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câuchuyện đó ntn?

Hướng dẫn:

  • Kể lại việc lão Hạc đã bán con vàng như thế nào, chứ không phải chép lại đoạn văn trong truyện ngắn của Nam Cao.

  • - Người kể phải ở ngôi thứ nhất, số ít, xưng “tôi”( người kể trong truyện của Nam Cao là ông giáo.)

  • Suy nghĩ tình cảm của bản thân về câu chuyện và các nhân vật trong truyện như ông giáo, lão Hạc....

Lập dàn ý:

A.  Mở bài

  • Giới thiệu ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo.(phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo.

  • Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể

Tham khảo: Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lụi hụi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.

B. Thân bài

1. Kể lại diễn biến câu chuyện mà lão Hạc kể lại việc bán chó cho ông giáo

- Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với chồng tôi là: “Bán rồi”.

- Chồng tôi thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.

- Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.

- Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.

- Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. 

- “Khốn nạn...ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu”. Lão kể lại.

- “Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá!”.

- Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.

2. Miêu tả biểu cảm của ông giáo và tâm trạng của lão Hạc

- Lão Hạc: nét mặt đau khổ của lão Hạc, nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó, chua chát kết thúc việc bán chó.

- Ông giáo: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin, thái độ ân cần hỏi han, chia sẻ, an ủi,…đồng cảm với tâm trạng day dứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau của một thân phận khốn khổ kiếp người, tạo niềm lạc quan cho ông bạn già và chính mình bằng cách pha trò, thấu hiểu nhân cách cao đẹp  của lão Hạc bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ.

3. Cảm nghĩ của bản thân

- Suy nghĩ về bản thân về câu chuyện: Xót thay cho những thân phận khốn khổ trong xã hội, không biết cậu Vàng  đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão,…

- Suy nghĩ về các nhân vật trong chuyện: Tôi thấy thương lão Hạc biết bao, Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Một con người sống có tình có nghĩa như lão thật đáng trân trọng biết bao. Đồng thời ông giáo cũng là người có nhân cách cao cả khi đã ở bên động viên, an ủi người bạn già của mình bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ,….

C.  Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.

Tham khảo: Chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với chồng mình đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương. Và tôi thầm ao ước một ngày nào đó, những con người khốn khổ bần cùng như lão Hạc sẽ vơi bớt khổ đau.

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao.

I. Mở bài

- Vài nét về tác giả Nam Cao: Nhà văn hiện thực xuất sắc.

-  Khái quát về tác phẩm Lão Hạc: thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ thông qua hình tượng nhân vật Lão Hạc

II. Thân bài

1. Nhân vật lão Hạc

a. Tình cảnh Lão Hạc

- Một lão nông già yếu, cô đơn tình cảnh bi đát

- Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.

b. Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh việc bán cậu Vàng

- Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý :

   + Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu ; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn

   + Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó

   + Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho cháu

   + Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm

- Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng đắn đo, do dự, suy tính mãi

- Tâm trạng, biểu hiện khi bán chó :

   + Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước

   + Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, + Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít

   + Lão hu hu khóc.

Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh dày đặc, liên tiếp vô cùng đau khổ đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào.

Lão Hạc là một người nông dân sống có tình có nghĩa, thủy chung, rất mực trung thực

Tấm lòng thương yêu con của một người cha nghèo khổ.

c. Cái chết của lão Hạc

- Lão nhờ ông giáo 2 việc:

  + Trông nom hộ mảnh vườn, khi nào con trai lão về thì giao lại cho nó

   + Mang hết tiền giành dụm nhờ ông giáo và bà con chòm xóm làm ma cho nếu lão chết đi.

 Nguyên nhân: Ý thức sâu sắc, rõ ràng hoàn cảnh cùng đường, không có lối thoát của mình.

- Mục đích: Bảo toàn tài sản cho con và không muốn phiền hà đến bà con hàng xóm.

- Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra.... người lão chốc chốc lại giật mạnh....vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết

Sử dụng dày đặc và liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh Làm nổi bật cái chết dữ dội, thê thảm đầy bất ngờ của lão Hạc

Là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng.

2. Nhân vật ông giáo

- Có cùng nỗi khổ của sự nghèo túng; có cùng nỗi đau phải bán đi những thứ mà mình yêu quí nhât

- Thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc, tìm mọi cách an ủi, giúp đỡ lão.

- Ông là người hiểu đời hiểu người, có tấm lòng vị tha cao cả

Ông giáo là người trí thức chân chính, trọng nhân cách, không mất đi lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm

- Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân thông qua truyện ngắn này

Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

a. Về kỹ năng: Học sinh biết cách vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận để cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.

b. Về kiến thức: Cảm nhận cụ thể vẻ đẹp nhân Lão Hạc qua lời gửi của nhà văn Nam Cao.

Yêu cầu cụ thể:

        1. Mở bài

    1. - Nam Cao là nhà văn nhân đạo. Ông đã để lại những trang viết tâm huyết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám.


    1. - Truyện ngắn "Lão Hạc" không chỉ miêu tả xúc động tình cảnh khốn cùng và số phận bi đát của người nông dân mà còn là một câu chuyện xúc động về một nhân cách cao quý.

    2. - Cũng như bao cố nông cùng khổ khác, Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ bất hạnh nhưng lại một con người có trái tim nhân hậu, lương thiện và có một tâm hồn, nhân cách cao cả.

        1. Thân bài

Luận điểm 1: Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, bất hạnh.

  • Vợ mất sớm, một thân một mình gà trống nuôi con.

  • Sống bằng nghề cầy thuê, cuốc mướn.

  • Đứa con trai duy nhất vì nghèo mà phẫn chí bỏ đi.

  • Sống cô đơn, tội nghiệp, già cả, ốm đau.

  • Nghèo đói, sức cùng, lực kiệt Tìm đến cái chết để giải thoát.

- Cái chết dữ dội, đau đớn, khổ sở, vật vã.

=> Cuộc đời lão Hạc là số phận người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng không lối thoát. Cái chết của lão Hạc là lời tố cáo, lên án xã hội thối nát => Giá trị hiện thực sâu sắc.

Luận điểm 2: Là người sống rất nhân hậu.

- Đối với mọi người: Sống tốt, chân thành

- Đối với con chó: Quý nó quá mức, chăm sóc nó tỉ mỉ, đau xót khi phải bán nó

- Đối với con trai

+ Nỗi đau bất lực của người cha vì nghèo mà không lo được hạnh phúc cho con.

+ Khi con đi, tuyệt vọng, đau khổ như mất con, luôn mong con về

+ Chọn cách sống cho con, vì con, luôn để dành tiền cho con.

+ Tìm đến cái chết để giữ tài sản cho con.

Luận điểm 3: Là người lương thiện và giàu lòng tự trọng.

- Thà nhịn đói chứ không tiêu vào tiền của con

- Kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo, người rất thân tình với ông

- Không muốn hàng xóm nghèo phải phiền luỵ về cái xác già của mình ( gửi ông giáo tiền lo ma chay cho mình)

- Chọn cái chết để giữ trọn phẩm giá

3. Kết bài

- Hình ảnh lão Hạc gây ấn tượng đậm nét và cứ ám ảnh vương vấn không dứt trong lòng người đọc.

- Cuộc đời lão Hạc là một dòng nước mắt chảy dài của những nỗi đau triền miên, bất tận.

- Bên trong cái vẻ bề ngoài gần như lẩm cẩm, gàn dở là một nhân cách vô cùng cao quý.

- Người đọc xót xa trước cái chết của lão Hạc bao nhiêu thì càng trân trọng và vững tin ở nhân cách bấy nhiêu.

Đề bài: Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng có nhiều vẻ đẹp đáng quý, đáng trọng”.

Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

1. Mở bài.

Dẫn dắt , nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến, nêu phạm vi dẫn chứng.

2. Thân bài:

a. Giải thích.

Khái quát hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8: + Họ có cuộc sống nghèo khổ lam lũ, ít học, một cổ hai tròng:. + Dù cuộc sống và số phận có đẩy họ vào bước đường cùng nhưng họ không ít tấm lòng- giàu tình yêu thương, lòng tự trọng, cứng cỏi mạnh mẽ, nhân hậu…

+ Dù có phải chết, người nông dân vẫn giữ được phẩm tốt đẹp của mình.

Lão Hạc là tác phẩm xuất sắc của Nam cao viết về đề tài người nông dân. Từ cuộc đời của Lão Hạc , Nam Cao đã thể hiện chân thực cảm động về số phận đau thương , cuộc sống nghèo khổ lam lũ ít học nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất lương thiện, tốt đẹp. Lão là con người không chỉ khổ mà còn có phẩm chất tốt đẹp.

b. Chứng minh.

* Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học.

Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày.

Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su.

Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ.

Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu…không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại.

Lão sống đã khổ chết cũng khổ.

(Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh)

Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng không ít tấm lòng. Lão là một người cha vô cùng thương con, một người nhân hậu và giàu tự trọng.

- Lão Hạc rất yêu con:

+ Cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. (HS lấy dẫn chứng chứng minh)

+ Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Lão chọn cái chết để giữ tài sản cho con để trọn đạo làm cha

- Nhân hậu: Vì yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão (HS lấy dẫn chứng chứng minh)

- Tự trọng:

+ Tuy lão nghèo nhưng không hèn. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông Giáo...

+ . Lão đã lựa chọn đạo lí: chết trong còn hơn sống đục. (HS lấy dẫn chứng chứng minh)

- Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân.

* Đặc sắc nghệ thuật :

- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

c. Đánh giá.

Nhận xét trên hoàn toàn xác đáng . Lão Hạc có thể xem là nhân vật đẹp nhất đời Nam Cao. Bởi lão còm cõi xơ xác chịu nhiều đau thương, bất hạnh nhưng chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hoá thay đổi bản chất tốt đẹp lương thiện của mình.. Nam Cao đã phản ánh số phận bi thảm của người nông dân, ca ngợi phẩm chất , trân trọng yêu thương và tố cáo xã hội gây ra những bất hạnh cho họ. lão hạc tiêu biểu cho “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”.

3. Kết luận.

- Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận.


Đề bài: Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?

TL

Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” của ngô Tất Tố đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến.

- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ.

+ Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt … lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình.

+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó …để nộp sưu cho chồng . Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực….

- Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....

+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch , bảo vệ tình yêu , đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo…

+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình , chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên để bảo vệ….

  • Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ…………..


ĐỀ BÀI: Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.” Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

  1. Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. ời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả.


  1. Về kiến thức : Cần đáp ứng được các ý sau

1- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và ão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

2- Thân bài:

a. Chị Dậu và L ão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng:


  1. Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng

cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng:

- một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng) - người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn chứng).

  1. - Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:

  2. Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu.(dẫn chứng)


Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu thương con sâu sắc.(dẫn chứng)


b.Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận

xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.

-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.

3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.






Đề bài: Chứng minh rằng Chị Dậu và lão Hạc là “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”.


Dàn ý:

1. Mở bài. - Dẫn dắt , nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến, nêu phạm vi dẫn chứng.

2.Thân bài.

a. Giải thích.

Khái quát hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8: Họ có cuộc sống nghèo khổ lam lũ, ít học, một cổ hai tròng: Chị Dậu- Tắt đèn- Ngô tất

Tố, anh Pha trong Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc, Chí Phèo- Nam Cao nhưng họ không ít tấm lòng. Dù cuộc sống và số phận có đẩy họ vào bước đường cùng nhưng họ không ít tấm lòng- giàu tình yêu thương, lòng tự trọng, cứng cỏi mạnh mẽ, nhân hậu… Dù có phải chết, người nông dân vẫn giữ được phẩm tốt đẹp của mình. Lão Hạc là tác phẩm xuất sắc của Nam cao viết về đề tài người nông dân. Từ cuộc đời của ão Hạc , Nam Cao đã thể hiện chân thực cảm động về số phận đau thương , cuộc sống nghèo khổ lam lũ ít học nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất lương thiện, tốt đẹp. Lão là con người không chỉ khổ mà còn rất đẹp.(

b. Chứng minh.

* Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học.

- Cảnh ngộ của ão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su.

Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ.

- Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu…không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. Lão sống đã khổ chết cũng khổ.

(Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh)

*. Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con, giàu đức hi sinh và lòng nhân hậu, trung thực, giàu lòng tự trọng.

-Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. ão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ.

(HS lấy dẫn chứng chứng minh)

-Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. ão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão, trung thực, giàu lòng tự trọng.( HS lấy dẫn chứng chứng minh)

-Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Lão chọn cái chết để giữ tài sản cho con để trọn đạo làm cha. Lão đã lựa chọn đạo lí: chết trong còn hơn sống đục. (HS lấy dẫn chứng chứng minh)

- Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân.

*. Nghệ thuật

- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

c. Đánh giá

- Nhận xét trên hoàn toàn xác đáng . Lão Hạc có thể xem là nhân vật đẹp nhất đời Nam Cao. Bởi lão còm cõi xơ xác chịu nhiều đau thương, bất hạnh nhưng chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hoá thay đổi bản chất tốt đẹp lương thiện của mình.. Nam Cao đã phản ánh số phận bi thảm của người nông dân, ca ngợi phẩm chất , trân trọng yêu thương và tố cáo xã hội gây ra những bất hạnh cho họ. lão hạc tiêu biểu cho “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”.

3.Kết luận.

- Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận.

Đề bài: Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao có viết: “Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta… ích kỉ che lấp mắt”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ nhân…
Dàn ý:
1. Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.

Đặt vấn đề: Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung của đoạn văn:

+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:

Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.

b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:

+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm

Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.

Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.

Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…

Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.

Xin bả chó.

+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.

+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.

+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:

Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.

Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”. ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con ngưêi. Cã thể nói tác giả Nam Cao đã hoá thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời, con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ định hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.

3.Kết bài:

Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.

Suy nghĩ của bản thân em…


ÔN TẬP VĂN BẢN: ÔN DỊCH THUỐC LÁ( NGUYỄN KHẮC VIỆN)

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả:

- Nguyễn Khắc Viện: ông sinh năm 1913, mất năm 1997

- Quê quán: làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Là bác sĩ nhi khoa, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lí- y học

   + Năm 1937, ông sang Pháp học tại Đại học Y khoa Pari, nhưng mắc bệnh lao nên phải điều trị

 + Năm 1947 ông hồi phục và trở lại Pari, ông là cầu nối quảng bá văn hóa Việt Namra thế giới.

   + Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Lịch sử Việt Nam, Kinh nghiệm Việt Nam, Truyện Kiều (dịch ra tiếng Pháp)…

- Phong cách sáng tác: Ông thường xuyên viết những tác phẩm giới thiệu về Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân.

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh sáng tác:  Ôn dịch, thuốc lá là bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Viện trích trong Từ thuốc lá đến ma túy- Bệnh nghiện (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992)

b. Thể thơ:

c. Bố cục:

- Phần 1: (Từ đầu đến “nặng hơn cả AIDS”): nêu lên vấn đề và sự nghiêm trọng của vấn đề: nạn nghiện thuốc lá

- Phần 2: (Từ tiếp đến “con đường phạm pháp”): Tác hại của thuốc lá

- Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi chống thuốc lá

d. Giá trị nghệ thuật: Cách lập luận vô cùng chặt chẽ, cụ thể thuyết phục với lối văn viết giàu nhiệt huyết đã tạo nên hiệu quả cho văn bản.

e. Giá trị nội dung:   Văn bản đề cập tới nạn nghiện thuốc lá: Với những phân tích thấu đáo, tác giả đã chỉ ra nhiều tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tín mạng mỗi người. Nghiện thuốc lá còn ghê gớm hơn cả ôn dịch, muốn chống lại nó chúng ta phải quyết tâm bảo và có những biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch

II, LUYỆN TẬP

A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU

Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi:

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm giảm quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn của các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tang khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dich bệnh. Bao bì ni long trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni long màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni long thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

(Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục -2015, tr.105).


Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thông điệp mà văn bản gửi đến chúng ta là gì? Hãy phân tích rõ nội dung và cách thể hiện của thông điệp đó?

Câu 2. Những nguyên nhân cơ bản nào khiến cho việc dùng túi nilông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người? Ngoài nguyên nhân cơ bản đó, theo em, còn có những nguyên nhân nào khác?

Câu 3. Trong đoạn văn trên, người viết đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 4. Bằng kiến thức đã học, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp- Phân tích- Tổng hợp để thuyết phục mọi người hãy dùng bao bì ni lông thích hợp để bảo vệ môi trường. Đoạn văn sử dụng câu ghéptrợ từ (gạch chân, chú thích)

Câu 5. Văn bản này gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của hai văn bản đó.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn, hàng chiệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỉ này lại xuất hiện ôn dịch khác.

Cả thế giới đang đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động:

Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.

Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.

(Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.118, 119).


B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN

I. Mở bài

- Vài nét về vấn nạn xã hội hiện nay: Xã hội ngày nay tồn tại nhiều vấn nạn nghiêm trọng, đáng báo động

- Một trong số những vấn nạn đó chính là “ôn dịch thuốc lá”, vấn nạn này đã được phản ánh rõ nét trong tác phẩm Ôn dịch, Thuốc lá của tác giả Nguyễn Khắc Viện

II. Thân bài

1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá thuốc lá

- Những ôn dịch mới xuất hiện vào đầu thế kỉ: dịch hạch, thổ tả, AIDS, thuốc lá.

   + Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS.

Sử dụng từ ngữ thông dụng của ngành y tế, phép so sánh Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá và nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch này

2. Tác hại của thuốc lá

a. Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

- Dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc khi nói về sự nguy hiểm của thuốc lá: So sánh thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá

- Hút thuốc lá có hại cho cơ thể, cho sức khoẻ người hút một cách từ từ, chắc chắn

- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút:

   + Chất hắc ín: ho hen, viêm phế quản

   + Ô -xit các-bon: hạn chế sự tiếp nhận ô xi.

   + Ni- cô- tin: huyết áp cao, nhồi máu tử vong.

- Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh: nhiễm độc, viêm phế quản, ung thư...

- Bác bỏ quan điểm sai lầm: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” thông qua nêu ra tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng

- Thừa nhận quyền tự do, trong đó có tự do hút thuốc, nhưng cũng căn cứ vào quyền của con người để phê phán

- So sánh với một hành vi tự đầu độc khác là uống rượu, thì hút thuốc lá rõ ràng là nguy hại hơn vì nó còn đầu độc những người xung quanh

Căn cứ khoa học, những số liệu cụ thể người đọc bị thuyết phục hoàn toàn Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người, là nguyên nhân của nhiều cái chết.

b. Ảnh hưởng của thuốc lá đến đạo đức con người

- Người lớn hút thuốc đầu độc con em và nêu gương xấu

- Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá cao

- Cảnh báo nạn đua đòi thuốc lá dẫn đến các tệ nạn khác ở thanh niên.

- Huỷ hoại lối sống, nhân cách của con người

3. Lời kêu gọi chống thuốc lá

- Đưa ví dụ, số liệu, so sánh Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ sức khoẻ con người và giữ gìn bầu không khí trong lành là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

- Cần tuyên truyền chống hút thuốc lá; khuyên người thân hạn chế rồi bỏ thuốc lá; bản thân không đua đòi, không tập hút thuốc lá, không coi việc hút thuốc là biểu hiện sành điệu, quý phái,..

III. Kết bài

 Khái quát những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật

- Liên hệ bản thân và môi trường xung quanh

Đề bài: Tệ nạn xã hội “ Nghiện hút thuốc lá”

* Yêu cầu : Viết đúng thể loại nghị luận

Có kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào bài ( 1 điểm )

Bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, trình bày mỗi luận điểm thành một đoạn văn; chuyển đoạn, chuyển ý rõ ràng, linh hoạt; không sai chính tả, không sai từ … ( 1 điểm )

* Dàn bài :

1, Mở bài : Hiện nay xã hội đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn nghiện hút thuốc lá 0,5 điểm

2, Thân bài : Trình bày được các ý chính sau :

Nguyên nhân dẫn tới nghiện hút thuốc lá : Hút nhiều thành thói quen, thích thể hiện, đua đòi, thói quen hút thuốc khi buồn hoặc vui.. 1 điểm

Tác hại của việc hút thuốc lá : Do khói thuốc chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể.

Đối với người hút : Là nguyên nhân của nhiều bệnh tật : viêm phế quản; cao huyết áp; tắc động mạch; nhồi máu cơ tim, ung thư phổi dẫn đến sức khoẻ giảm sút, có thể gây tử vong.

Hơi thở hôi, mọi người ngại giao tiếp

Mất thẩm mỹ, răng đen, tay vàng… 2, 5 điểm

Đối với những người xung quanh : Trực tiếp hít phải khói thuốc cũng mắc bệnh giống người hút. Đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ mang thai và các em nhỏ 1 điểm

Thuốc lá gặm nhấm tâm hồn và lối sống của con người

Nêu gương xấu cho con em

Là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội khác ( trộm cướp, lừa lọc…) được 1 điểm

Hướng giải quyết

Bao bì thuốc lá nên in những hình ảnh xấu của việc hút thuốc lá; hàng chữ khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc lá.

Quan trọng là người hút thuốc phải ý thức được tác hại của việc hút thuốc, có kế hoạch cai nghiện

Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá. 1 điểm

3, Kết bài : 1 điểm

Lời kêu gọi mọi người không hút thuốc là vì một xã hội văn minh, giàu đẹp












ÔN TẬP VĂN BẢN: BÀI TOÁN DÂN SỐ(THEO THÁI AN)


I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả:

2. Văn bản:

a. Hoàn cảnh sáng tác:

b. Thể thơ:

c. Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu… sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

   + Phần 2 (tiếp… sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

   + Phần 3 (còn lại): tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số.

Tóm tắt

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện về một bài toán cổ của một nhà thông thái, kết quả từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Hiện nay, loài người đang ở ô thứ 34. Khả năng sinh để của các phụ nữ ở châu Phi, một số nước châu Á ở mức cao. Bởi vậy, cần góp phần làm con đường đi đến ô 64 của bàn cờ dài hơn. Đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.



d. Giá trị nghệ thuật:

e. Giá trị nội dung:  Chủ đề bao trùm mà văn bản muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

II, LUYỆN TẬP

A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU


Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt của văn bản đó là gì?

Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn trên?

Câu 5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp và xác định kiểu câu sau:

Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.

Câu 6. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu làm rõ những tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người. Đoạn văn sử dụng câu ghéptrợ từ (gạch chân, chú thích)

Câu 7. Em hãy đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để loại bỏ thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là trong trường học ở nước ta.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”.

Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê, cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt hai hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục… không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào!

[…] Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ có diện tích bằng một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

(Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.130).

Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc kiểu văn bản gì?

Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?

Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

Câu 4. Văn bản giúp em nhận thức gì về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì?

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp trình bày hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh. Đoạn văn sử dụng câu ghépthán từ (gạch chân, chú thích).

Câu 6. Em hiểu gì về mong muốn của tác giả ở cuối đoạn trích? Theo em, những điều nhà văn muốn đề cập đến nay còn có giá trị nữa không? Vì sao?



-----------------------------------



B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN







ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN( PHAN CHÂU TRINH)

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả:

- Phan Châu Trinh (1872-1926)

- Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã

- Quê: phủ Tam Kì (nay là huyện Phú Ninh) - Quảng Nam

- Thời đại: Đất nước có nhiều biến động mạnh mẽ, phong trào Cần Vương thất bại , khủng hoảng về đường lối

- Cuộc đời:

   + 1901: đỗ Phó bảng, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng với chủ trương bất bạo động

   + 1908, bị bắt tù đày ở Côn Đảo 3 năm

   + 1911, tiếp tục sang Pháp thực hiện chủ trương nhưng không thành

   + 1925, về Sài Gòn.

   + 24/3/1926, mất do ốm nặng (ông mất khi con đường giải phóng dân tộc mà ông theo đuổi vẫn còn chưa hoàn thành)

PCT là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ đa dạng

   + Tác phẩm tiêu biểu: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

- Phong cách sáng tác:

   + Nổi tiếng với áng văn chính luận đầy tính hùng biện, có lập luận đanh thép, sáng tác cả thơ…tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước

2. Văn bản:

a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo

b.

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

c. Bố cục:

- Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày

- Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

d. Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.

e. Giá trị nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí .

g. Nhan đề bài thơ .

- Nghĩa thực: Công vịêc đập đá ở Côn Lôn mà tác giả phải trải qua

- Nghĩa biểu tượng: Hình ảnh con người làm việc trong tư thế chinh phục thiên nhiên, tư thế chinh phục thử thách

II, LUYỆN TẬP

A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU

B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN

Đề bài: Phân tích văn bản “ Đập đá ở Côn Lôn” - Phan Châu Chinh

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về Phan Châu Trinh

- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh và nội dung chính của bài thơ: sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo, thể hiện rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của tác giả.

II. Thân bài

1. Bốn câu đầu: Khí phách, uy dũng của người chiến sĩ

- Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo

- “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương

   + “lở núi non”, “năm bảy đồng”, “mấy trăm hòn” và các hành động “xách búa”, “đập bể” : điểm xuất phát để làm xuất hiện lớp nghĩa biểu trưng.

   + Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường

Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường

2. Bốn câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ

- Hai câu 5, 6: giọng tự bạch: Dưới con mắt của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không làm nhụt chí mà ngược lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng

Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ

- Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng.

- Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con”

Câu cảm thán, nghệ thuật đối Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình

III. Kết bài

- Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm

- Qua bài thơ, chúng ta thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước.




MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ

ĐỀ BÀI:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN THANH LIÊM

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.”

1. Nêu xuất xứ đoạn trích. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm có trong đoạn trích.

3. Chỉ ra các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích. Gọi tên trường từ vựng đó và nêu tác dụng của nó.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm):

Kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

--------------------Hết-------------------



HƯỚNG DẪN CHẤM:


Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

1

- Đoạn trích thuộc văn bản Lão Hạc của Nam Cao

0,5

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2

- Yếu tố miêu tả: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước,

- Yếu tố biểu cảm: tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc, tôi không xót xa, tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

1,0

- Tác dụng: giúp lời kể trở nên sinh động, sâu sắc

0,5

3

- Trường từ vựng tâm trạng: vui vẻ, muốn òa khóc, xót xa, ái ngại.

HS có thể chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng khác, miễn là hợp lí.

0,5

- Tác dụng: giúp người đọc thấy rõ được tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó và sự cảm thương của ông giáo với lão Hạc.

0,5

II

1

* Về hình thức:

- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, độ dài 10 câu.

0,5

* Về nội dung: HS viết đúng nội dung (nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống).

Có thể có các ý sau:

- Về phía người cho: cảm thấy thanh thản, vui vẻ, thấy tâm hồn giàu có,

- Về phía người nhận: vơi bớt nỗi buồn đau; có thêm ý chí, nghị lực, vươn lên; có niềm tin vào cuộc sống; tạo sự gần gũi, gắn bó…

=> Tình yêu thương, sự đồng cảm sẽ làm cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa.

GV cần căn cứ vào bài làm của HS để đánh giá, cho điểm phù hợp.

1,5

2

a. Về hình thức: 

- HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Biết chọn ngôi kể phù hợp.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.

b. Về nội dung:

Yêu cầu cụ thể:

1,0







4,0

1. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai?

- Khái quát kỉ niệm khiến mình xúc động là gì?

0,5

2. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động.

3,0

- Kỉ niệm xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh nào? Kỉ niệm xảy ra với ai?

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)

1,0


1,0

1,0

3. Kết bài:

- Suy nghĩ của em về kỉ niệm.

0,5


Biểu điểm:

Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng tốt (hoặc tương đối tốt) các yêu cầu về kĩ năng cũng như kiến thức trong đáp án. Câu chuyện hay, hấp dẫn, chân thành và xúc động. Diễn đạt trong sáng, không (hoặc rất ít) mắc lỗi chính tả hay diễn đạt.

Điểm 3-3,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

Điểm 2-2,5: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu nêu trên, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc các lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả nhưng không qúa nhiều (dưới 10 lỗi)

Điểm 1,0: Chưa nắm hết được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ kể lể lan man. Không đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

Điểm 0 : Không hiểu đề, không đảm bảo yêu cầu cả về kiến thức và kĩ năng.

* L­ưu ý chung:

- Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.

- Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

-------------------Hết hướng dẫn--------------------------





I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:

  • Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

  • Cụ bán rồi?

  • Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

  • Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. ( 0,5 điểm ) Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2. ( 1,0 điểm ) Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?

Câu 3. ( 1,5 điểm ) Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Hãy so sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này.


II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1. ( 2,0 điểm ) Từ nội dung của đoạn văn kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống.

Câu 2. ( 5,0 điểm ) Kể về con vật nuôi mà em yêu quí ( Kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự).

GỢI Ý:


PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I.Đọc hiểu

(3,0 điểm)

1

Đoạn văn được rút ra từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

0,5

2

- Từ tượng hình: ầng ậng, móm mém.

- Từ tượng thanh: hu hu

- Gợi tả dáng vẻ, nỗi đau khổ của lão Hạc khi phải bán chó.


0,5


0,5

3

- Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[…] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc.

- Ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” . Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của người khác.

- Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của nỗi khổ cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cũng là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc


1,5

II.Làm văn

(7,0 điểm)









1


* Yêu cầu hình thức: Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn ( bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), dung lượng 10 câu.

(Học sinh có thể viết 9, hoặc 10, hoặc 11 câu).

0,25

* Yêu cầu kĩ năng: Đoạn văn nghị luận các câu liên kết chặt chẽ, lô gic làm sáng vấn đề.

0,25

* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung sau:

0,25

Giải thích đồng cảm và chia sẻ:

- Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng. Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác. Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

Bàn luận

a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

- Giữa con người với con người

- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:

- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

0,25





0,75


Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ:

- Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

- Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ

- Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh



0,5













2

* Yêu cầu về kĩ năng: Hs hiểu đúng yêu cầu đề bài. Biết cách làm bài văn tự sự ( kết hợp miêu tả, biểu cảm).

Biết cách sắp xếp sự việc theo trình tự hợp lí: Sự việc mở đầu, sự việc diễn biến, sự việc kết thúc


0,25

* Yêu cầu về hình thức:

- Bố cục rõ ràng, các sự việc lo gic.

- Lời văn trong sáng, sinh động, có cảm xúc.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

* Yêu cầu về nội dung

Bài viết đảm bảo những nội dung sau:

4

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.

0,25

II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.

3,5

1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?…

0,5

2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?

0,5

3/ Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với nó: Sự việc gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Mở đầu, diễn biến, kết thúc sự việc ấy?

2

4/ Tình cảm của em với con vật nuôi sau kỉ niệm ra sao?


0,5


III/ KẾT BÀI: Khẳng định tình cảm với con vật nuôi ( sẽ chăm sóc, bảo vệ nó như thế nào?).

0,25







Ngoài Chuyên Đề Truyện Kí Việt Nam Ngữ Văn 8 thì các tài liệu học tập trong chương trình 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Chuyên Đề Văn Tự Sự Lớp 8
Chuyên Đề Văn Thuyết Minh Lớp 8
Chuyên Đề Văn Bản Nhật Dụng Lớp 8