Chuyên Đề Cảm Thụ Văn Học Bồi Dưỡng HSG Ngữ Văn 7
Có thể bạn quan tâm
Kế Hoạch Dạy Học Môn Sinh Lớp 7, 8, 9 Theo CV 4040 |
Bồi Dưỡng HSG Ngữ Văn 7 Chuyên Đề Văn Nghị Luận Lớp 7 |
Giáo Án Sinh Học 7 Cả Năm Theo Công Văn 5512 Rất Hay |
Chuyên Đề Cảm Thụ Văn Học Bồi Dưỡng HSG Ngữ Văn 7 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Cảm thụ văn học không chỉ đơn thuần là việc đọc và hiểu nội dung của một tác phẩm. Đó là quá trình tận hưởng, sâu sắc cảm nhận, và suy ngẫm về những thông điệp sâu xa và giá trị nhân văn mà tác giả muốn truyền đạt. Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân tích các yếu tố văn học như ngôn ngữ, hình ảnh, ý nghĩa và tác động của chúng đối với độc giả.
Chúng tôi đã chọn các tác phẩm văn học đa dạng, bao gồm truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết và văn xuôi, nhằm giúp bạn tiếp cận với các thể loại và phong cách văn học khác nhau. Bạn sẽ được thảo luận, phân tích và viết bài văn để thể hiện cảm nhận và suy ngẫm cá nhân về từng tác phẩm.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
CHUYÊN ĐỀ 1: CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt:
- Các biện pháp tu từ và các tín hiệu nghệ thuật ngôn từ trong các đoạn văn, thơ tiêu biểu
- Cách phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong một đoạn văn, đoạn thơ
- Bố cục của bài văn cảm thụ văn học
- Cách viết một bài văn cảm thụ văn học khoảng 300 từ.(1 trang)
B. Chuẩn bị:
- GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án chi tiết
- HS: Học và làm các bài tập theo yêu cầu cụ thể của GV
C. Nội dung chuyên đề:
I. PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN CẢM THỤ
1. Cảm thụ thơ văn là gì?
- Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn..
- Là cảm nhận và đánh giá được cái hay cái đẹp của văn bản đó. Biết dùng ngôn từ diễn tả giúp người nghe đồng cảm với mình khi nghe bài thơ văn đó.
2. Cảm thụ những gì?
a. Phát hiện và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ văn đó. Có thể là: So sánh nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tương phản, đối, cách sử dụng từ láy, động từ mạnh, câu tồn tại, câu đặc biệt… Tài liệu của nhung tây
b. Nêu nội dung của văn bản đó và việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó làm cho nội dung trở nên hay hơn như thế nào. Nếu là nhân hoá thì cảnh vật trở nên có hồn, sinh động hơn, nếu so sánh thì cảnh vật trở nên cụ thêt gợi cảm, gợi hình.
c. Đoạn thơ đó viết bằng thể thơ gì ? Lục bát hay thơ tự do. Thể lục bát thường nhẹ nhàng uyển chuyển, truyền cảm thấm thía, dễ đi vào lòng người. Thể thơ tự do dễ bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả. Thơ 5 chữ thích hợp cho nội dung ngợi ca, hoặc kể chuyện. Thể thơ 4 chữ giản dị, gần gũi với những bài hát đồng dao.
d. Nhịp điệu của bài thơ như thế nào?
+ Lục bát thường là 3/3,4/4 hoặc 2/2/2và 2/2/4, 4/2/2 khiến âm điệu thơ du dương
+ Thơ thất ngôn nhịp 4/3 âm điệu khoẻ khoắn, sảng khoái bộc lộ những nỗi niềm, cảm xúc sâu lắng, mạnh mẽ. Nếu nhịp thơ ngắn thì thường gợi tả những hành động nhanh mạnh, nếu nhịp thơ dài thì có khả năng diễn tả những cảm xúc tình cảm xao xuyến, dàn trải thiết tha. Tài liệu của nhung tây
3.Các bước cảm thụ: Gồm 4 bước
- Đọc kĩ bài (đoạn) văn thơ, phát hiện chủ đề, biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật.
- Chỉ ra biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật đó
+ Các biện pháp tu từ
+ Cách sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh, tính từ, từ ngữ gợi tả màu sắc, âm thanh, ánh sáng, tâm trạng,…
+ Đặc biệt chú ý tìm và phân tích giá trị của từ “đắt”.
- Phân tích tác dụng của biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật để bật lên nội dung, chủ đề của (đoạn) văn thơ đó
- Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, liên tưởng của mình về những điều (đoạn) văn thơ đó gợi ra
II. Một số nghệ thuật trong thơ cảm thụ
1. Nghệ thuật đối lập, tác dụng.
Ví dụ: “Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dầy
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt dêm ngày”
( Gió từ tay mẹ - Vương Trọng)
Gợi ý: Tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ? Tác dụng của nó?
- Trong đoạn thơ trên có hâi sự vật được nói đến “quạt nan” “quạt gió” tương phản nhau. Hâi hình ảnh “gió từ ngọn cây ” “gió từ tay mẹ”đối lập với nhau.
Tác dụng: Nhằm ca ngợi người mẹ có tình yêu thương con bao la như biển cả.
Mẹ đã hi sinh cả đời mẹ cho con. Thức khuya dậy sớm tần tảo nuôi con, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Gió của trời đất thiên nhiên có khi còn nghỉ, nhưng ngọn gió từ bàn tay mẹ thổi suốt đêm ngày vì đó là ngọn gió của tình yêu thương. Đoạn thơ thể hiện sự trân trọng kính yêu người mẹ yêu dấu của mình. Tailieu của nhung tây
Hướng dẫn trình tự cảm thụ:
a. Mở đoạn
- Cảm xúc chung về người mẹ
Trong cội nguồn tình cảm gia đình thì tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp hơn cả. Mẹ là người mà em yêu quý nhất. Em càng yêu quí xúc động và kính yêu người mẹ của mình hơn khi đọc đoạn thơ:
b. Thân đoạn
- Phân tích nghệ thuật và nội dung phải lồng cảm xúc yêu kính thầm
cám ơn mẹ, trân trọng mẹ.
c. Kết đoạn:
- Cảm ơn tác giả đã gieo vào lòng ta những dòng thơ hay biết bao cảm
xúc dạt dào.
- Đọc đoạn thơ em càng thêm yêu kính mẹ của mình hơn, người mẹ
vô cùng kính yêu đã hi sinh suốt đời vì đứa con thân yêu.
2. Nghệ thuật nhân hóa
Ví dụ:
“Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần gỡ tóc
Hàng bưởi
đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc”
( Mưa- Trần Đăng Khoa)
Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ?
- Nghệ thuật: tác giả đã sử dụng thành công và dặc sắc nghệ thuật nhân hóa làm cho cảnh vật thiên nhiên sinh động gần gũi và giống như con người. Tác giả đã quan sát tinh tế dòng thơ ngắn, xuống dòng đột ngột tạo ra âm thanh nhịp điệu rất đỗi quen thuộc của cảnh vật tự nhiên trong trận mưa rào. Tài liệu của nhung tây
3. Nghệ thuật so sánh
Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
(Cảnh khuya- Hồ Chí Minh)
Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ?
- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thành công và đặc sắc nghệ thuật so sánh: tiếng suối được ví như tiếng hát làm cho âm thanh của tiếng suối trong đêm thanh tĩnh thêm gần gũi, sống động và thẫm đẫm tình người. Cảnh vật thiên nhiên không hoang sơ mà tràn đầy sức sống. Tài liệu của nhung tây
4. Liệt kê hình ảnh:
Ví dụ 1: ‘Em yêu màu vàng
Lúa đồng chín rộ
Hoa cúc mùa thu
Nắng trời rực rỡ’
(Sắc màu em yêu)
Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ?
- Nghệ thuật: Hàng loạt các hình ảnh liệt kê: hoa cúc, lúa vàng, nắng trời và cách dùng dấu phẩy tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng thể hiện cảnh vật mùa thu rất đẹp dịu dàng thơ mộng và tình yêu thiên nhiên bao la của tác giả.
Ví dụ 2:
“Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”
* Tác giả dùng phép liệt kê để nêu lên các vị anh hùng của dân tộc ta qua các thời đại. Dùng dấu phẩy, dấu chấm lửng nhằm ca ngợi truyền thống bất khuất của những người anh hùng dân tộc qua các thế hệ. Đọc đoạn văn trong lòng em trỗi dậy niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc và biết ơn cac vị anh hùng dân tộc. Tài liệu của nhung tây
5. Phép đảo ngữ:
VD: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
( Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
- Nghệ thuật: Phép đảo ngữ nhấn mạnh sự thưa thớt ít ỏi, thiếu vắng sự sống nơi Đèo Ngang hoang sơ, sự ít ỏi của con người nơi xóm núi hiu quạnh.
6. Phép tăng cấp
VD: Mưa rả rích dêm ngà. Mưa tối tăm mặt mũi . Mưa thối đất, thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biến có nhiêu nước trời hút hết lên đổ xuống đất liền.
- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ tăng cấp để nêu bật sự dữ dội ngày càng hung dữ hơn của cơn mưa mùa hạ. Tailieu của nhung tây
7. Sóng đôi
Ví dụ: “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa gạo là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tài liệu của nhung tây Tất cả đều lung linh trong nắng.”
- Tác giả dùng biện pháp sóng đôi và so sánh để nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa hoa nở. Cảnh đẹp rực rỡ lung linh sắc màu tràn đầy sức sống.
8. Lặp từ ngữ
Ví dụ: “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
(Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
- Nghệ thuật: Điệp ngữ muốn làm được nhắc đi nhắc lại ba lần nhằm tạo nhịp điệu cho câu thơ đồng thời thể hiện mong muốn, ước nguyện chân thành tha thiết của tác gỉa rmuốn hóa thân vào những sự vật bên lăng Bác được luôn bên Bác để canh giữ giấc ngủ cho người.
9. Câu hỏi tu từ
Ví dụ: “Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ”
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
- Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ. Hổi không phải trả lời nhằm nhấn mạnh sự tiếc nuối, cảm thương của tác giả đối với một lớp người đã tàn tạ, bị xã hội lãng quên. Câu thơ như một nén nhang tươmgr niệm ông đồ - lớp người nho học xưa một thời được trọng vọng nay đã bị vất ra khỏi lề của cuộc sống. Tailieu của nhung tây
III. Cách trình bày bài văn cảm thụ về bài (đoạn) văn thơ.
a. Mở bài: Dẫn dắt từ chủ đề
Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tên tác giả và cảm nhận chính của bản thân về bài (đoạn) văn thơ. Tài liệu của nhung tây
b. Thân bài:
- Lần lượt phát hiện các biện pháp nghệ thuật, dấu hiệu nghệ thuật trong bài (đoạn) văn thơ và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật, dấu hiệu nghệ thuật để làm bật lên ý nghĩa, nội dung, tư tưởng, chủ đề mà tác giả gửi gắm trong đó
- Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của mình về những điều mà câu thơ, ý thơ gợi lên. Tài liệu của nhung tây
- Liên hệ với những ý thơ (văn) có cùng chủ đề hoặc cùng biện pháp nghệ thuật
c. Kết bài:
- Đánh giá khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài bao trùm bài thơ.
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài (đoạn) thơ, văn trong tâm hồn người đọc.
* Chú ý: Không nhất thiết là dấu hiệu, BPTT nào xuất hiện trước thì phải chủ ra và phân tích trước. Cần có sự uyển chuyển, linh hoạt để tạo ra được lối viết hấp dẫn nhất tùy theo từng bài, đoạn thơ văn cụ thể. Cũng có khi có thể lồng một vài biện pháp vào nhau để chỉ ra nội dung, ý nghĩa ẩn trong đó.
IV. LUYỆN TẬP:
Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Trần Quốc Minh)
- Chủ đề: Tình mẹ
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh
- Tác dụng: So sánh thứ nhất là : “Những ngôi sao thức- chẳng bằng - mẹ”. Phép so sánh diễn tả sự hi sinh to lớn của những người mẹ. Những ngôi sao có thể thức thâu đêm nhưng mẹ có thể thức nhiều đêm, thức cả cuộc đời để lo lắng cho các con. Tailieu của nhung tây
So sánh thứ hai: “Mẹ- là- ngọn gió”. Phép so sánh biểu lộ niềm kính yêu, lòng biết ơn sâu nặng của con đối với mẹ. Đối với con, người mẹ luôn là ngọn gió mát lành, đêm đến cho con giấc ngủ say nồng, đêm đến cho con sự bình yên, hạnh phúc.
*Liên hệ: Lời bài hát “Bàn tay mẹ”
Bàn tay mẹ, bế chúng con. Bàn tay mẹ, chăm chúng con. Cơm con ăn, tay mẹ nấu. Nước con uống, tay mẹ đun. Trời nóng bức gió từ tay mẹ. Con ngủ ngon, trời giá rét cũng bàn tay mẹ ủ ấm con…”
Với thể thơ lục bát mang âm điệu nhẹ nhàngnhư những ời ru, nhà thơ cho em cảm nhận sâu sắc hơn về tình mẹ, thấu hiểu và biết ơn người sinh ra mình.
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Gợi ý làm bài:
Đây là bài ca dao về chủ đề gia đình, là bài ca dao nói về công lao của cha mẹ và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ
Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát với nhiều biện pháp nghệ thuật phong phú: biện pháp so sánh chính xác, giàu ý nghĩa
Hai câu ca đầu nói về công lao sinh thành dưỡng dục như trời biển của cha mẹ
“Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao ngất, là biểu tượng cho sự vững chãi, uy nghi. Hình ảnh so sánh gợi lên hình ảnh người cha – trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời con, là người chở che cho con suốt thời thơ ấu. Bởi “con có cha như nhà có nóc”
“Nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”. Nước trong nguồn trong vắt, ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn. Phép so sánh gợi lên tình mẹ bao dung, dịu hiền, vô tận. Con lớn lên từ dòng sữa ngọt ngào, từ lời ru dịu êm, sự vỗ về yêu thương của mẹ. Người mẹ cả đời hi sinh vì những đứa con yêu. “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
Câu thơ thứ 3,4 khuyên con cái phải biết giữ tròn đạo hiếu. “Thờ mẹ” là tôn thờ ngưỡng vọng về mẹ. “Kính cha” là kính trọng, biết ơn cha, luôn lắng nghe lời dậy bảo ân cần của cha Biết thông cảm, sẻ chia với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Đó là lời khuyên nhủ ân cần, sâu sắc mà mỗi người làm phận con cần khắc ghi. Tài liệu của nhung tây
Bài ca dao mang âm hưởng ngọt ngào như lời mẹ hát ru con. Bài ca cho ta thấm thía hơn công cha, nghĩa mẹ đồng thời gợi lên trong lòng mỗi người tình cảm yêu thương, biết ơn bậc sinh thành
Đề 3: Cảm nhận của em về bài thơ sau:
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
(Đi cấy, Trần Đăng Khoa)
*Gợi ý làm bài
Bài thơ “Đi cấy” của Trần Đăng Khoa được in trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Đây là tập thơ đầu tay của thần đồng thơ ca. Bài thơ viết về tình cảm yêu thương của đứa con giành cho mẹ qua cảm nghĩ và tâm hồn của một đứa trẻ.
Hai câu thơ đầu tái hiện hình ảnh người mẹ đi cấy lúa trên đồng. Phép so sánh : “trời nắng như nung” gợi lên thời tiết khắc nghiệt. “Nóng như nung” là rất nóng, nóng như lửa đốt. Phép so sánh cho người đọc cảm nhận được cái nóng tháng sáu như thiêu, như đốt, như đổ lửa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ý thơ gợi nhắc đến những câu thơ trong bài “Hạt gạo làng ta”:
“Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
Trong thời tiết khắc nghiệt ấy, để kịp thời vụ “mẹ em” vẫn phải phơi lưng cả ngày ngoài đồng. Nhà thơ cho ta hình dung ra hình ảnh người mẹ vất vả, lam lũ, dầu dãi nắng mưa của Trần Đăng Khoa cũng là hình ảnh của mẹ em, bà em trong những ngày mùa đi cấy. Tài liệu của nhung tây
Thấy mẹ vất vả như vậy, cậu bé Khoa ao ước: “Ước gì… bóng râm”
Đó là ước muốn thật ngây thơ và đẹp đẽ. Ngây thơ bởi chỉ có tre con mới ước được hóa thành mây. Đẹp đẽ bởi đã thể hiện được tình yêu thương mẹ, thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ, mong mình làm được điều gì đó để vơi đi những nhọc nhằn nơi mẹ. Điều ấy cho thấy Khoa là một đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Người mẹ hẳn sẽ mát lòng khi có một đứa con ngoan. Dù con chẳng thể hóa thành mây che nắng cho mẹ nhưng tấm lòng con như làn gió mát, như áng mây lành xua tan bao cực nhọc trên đôi vai mẹ. Tài liệu của nhung tây
Với thể thơ lục bát mang âm hưởng ngọt ngào như những lời ru, bài thơ khiến người đọc xúc động về tấm lòng của đứa con ngoan đối với người mẹ tảo tần. Nhà thơ cho em hiểu thêm nỗi vất vả của mẹ, thấy mình cần phải ngoan hơn, thương mẹ nhiều hơn nữa. Tài liệu của nhung tây
Đề 4: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô Gió chăn mây trên đồng
Bác Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi
(Em kể chuyện này, 1968- Trần Đăng Khoa)
*Gợi ý làm bài
- Nội dung đoạn thơ: tả cảnh thiên nhiên làng quê vào một ngày đẹp trời
- Biện pháp nghệ thuật nhân hoá: các sự vật, hiện tượng được gọi tên, được miêu tả như con người.
- Tác dụng: Khiến sự vật, hiện tượng ấy trở nên sống động, gần gũi như thế giới con người. Tài liệu của nhung tây
Giúp người đọc cảm nhận được dường như cả thế giới thiên nhiên, tạo vật đang hoạt động, đang tràn đầy sức sống
- Qua đó cho thấy nhà thơ là người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, trí tưởng tượng bay bổng và có tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc đời.
Bài tham khảo.
Trần Đăng Khoa sinh ra ở một làng quê miền đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn Khoa. Và thiên nhiên đã bước vào thơ Trần Đăng Khoa thật nhẹ nhàng mà thật sinh động. Bài thơ “Em kể chuyện này “ là một trong những bài thơ vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời của cảnh đẹp quê hương.
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất hiệu quả biện pháp nhân hoá.
Những chị lúa phất phơ bím tóc
…
Bác Mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Các sự vật được gọi và tả bằng những từ ngữ vốn dụng để gọi người: Chị lúa, cậu tre, cô gió, bác Mặt Trời. Những từ ngữ vốn miêu tả hoạt động của con người: bá vai nhau thì thầm đứng học, đàn cò áo trắng, khiêng nắng, đạp xe. Phép nhân hóa cho em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê vào một ngày đẹp trời. Làng quê với cánh đồng lúa xanh mướt. Hàng tre xanh đung đưa trong gió nhẹ. Những cánh cò trắng chao nghiêng trong nắng vàng rực rỡ. Những đám mây bồng bềnh trôi giữa trời. Tài liệu của nhung tây Tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được dường như cả thế giới thiên nhiên, tạo hoá đang hoạt động, ai vào việc nấy. Tất cả căng tràn nhựa sống và tha thiết với cuộc đời. Những sự vật được nhà thơ thổi vào đó linh hồn khiến chúng trở nên sinh động như thế giới con người.
Phải là người yêu thiên nhiên, yêu làng quê, có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp c ủa thiên nhiên thì mới có thể cảm nhận và viết lên những dòng thơ hay như thế. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã truyền thêm cho em tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cuộc đời. Tài liệu của nhung tây
Đề 5: Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ôm ấp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
(Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ)
Gợi ý:
- Nghệ thuật: So sánh tuyệt đối, chính xác nên thơ.
- Nội dung : Sự gắn bó đầy ân tình thủy chung của dòng sông đối với cuộc sống nơi làng quê.
- Sự gắn bó tình nghĩa sâu nặng giữa con sông với con người giữa thiên nhiên với cuộc sống là sự gắn bó máu thịt của con người trong tình yêu làng quê tha thiết.
- So sánh dòng sông như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng sự sống của quê hương làm cho ruộng lúa vườn cây xanh non hòa chung trong màu xanh tràn trề nhă sống. Dòng sông như lòng người mẹ phủ đầy tình hương, trang trải tình thương cho mọi người.
Đề 6: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Mo cau
“Trở vàng rồi cái mo cau
Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây
Hương cây trái, mảnh vườn này
Phả vào tỏa ngát từ tay của bà.”
( Trần Ngọc Hưởng)
*Gợi ý:
- Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Qua cách nhìn của nhà thơ hình ảnh chiếc mo cau trở nên hết sức sống động, có hồn. Ở đây chiếc mo cau có sự biến đổi và không được sống trên thân mẹ nữa. Câu thơ thứ hai là một cách nói hết sức dễ thương của một em bé. Câu thơ kể tả quá trình nhưng ẩn chứa trong đó là cả một sự nâng niu, đón nhận một sự vật rất đỗi bình dị trong thiên nhiên.
Sự vật bình thường ấy tưởng như là bỏ đi khi nó không còn sống ở trên cây nữa. Nhưng không chiếc mo cau đã có một đời sống mới. Dưới bàn tay khéo léo chắt chiu của người bà nó trở thành một chiếc quạt nhỏ nhắn, xinh xắn và mang lại bao lợi ích. Ở nó chất chứa bao ngọn gió trong lành mát dịu. Ngọn gió được tạo ra từ chiếc quạt hay từ bàn tay tần tảo chắt chiu, chịu thương chịu khó của người bà? phải nói là cả hâi. Rồi từ đó ngưới cháu được hưởng ngọn gió trong lành chứa đựng hương vị ngọt ngào của cây trái vườn nhà.
- Nghệ thuật ẩn dụ được tác giả sử dụng rất khéo léo và tinh tế.
- Bài thơ với hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ thơ dung dị dễ hiểu thể hiện một cách nhìn hết sức thân thương về những sự vật bình thường trong thiên nhiên với bàn tay khéo léo của con người. Bài thơ còn thể hiện sự chắt chiu tần tảo, cần kiêm, tình cảm yêu thương con cháu, sự chăm sóc ân cần chu đáo của mỗi người bà, người mẹ Việt Nam. Bà thơ giúp chúng ta biết tạo ra và nâng niu giá trị của những sự vật bình thường trong cuộc sống. Biết trân trọng tình cảm yêu thương, gắn bó đối với những người trong gia đình thân yêu của mình.
Đề 7: Dưới đây là những dòng nhật kí của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm
“…26/ 11/ 1968
Kỉ niệm ngày sinh hôm nay trong tiếng súng địch vẫn nổ rền vang bốn phía. Cũng đã quen rồi những cảnh vai mang ba lô đưa những người thương binh chạy đi trốn. Có gì đâu hâi năm rồi quen với lửa đạn chiến tranh.
Giờ đây khu rừng đã lặng im một cách đặc biệt. Tiếng súng đã im, mọi người cũng lặng im theo dõi tình hình. Riêng mình lòng bỗng thiết tha nhớ đến những ngày êm ấm trên miềm Bắc. Cũng là nắng mùa đông nhưng nắng ấm vì niềm vui tràn ngập, ba má mua hoa về tặng, tổ chức liên hoan, bạn bè đến chúc mừng. Bây giờ trong niềm mong ước của mình khác hơn ngày xưa, nếu có được như vậy thì trên hết, hãy ưu tiên cho những người vào sinh ra tử 23 năm nay, những thanh niên lớn lên chỉ biết có đau thương, căm thù và hi sinh gian khổ. Và hãy hi sinh cho những người thân yêu của mình trên mảnh đất miền Nam này. Ba má ơi, hãy chuẩn bị tất cả tình thương đón con và những đứa con trâi miền Nam của ba má trở về. Những đứa em của con sẽ vô cùng xứng đáng với tình thương của ba má..”
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm - NXB hội nhà văn năm 2005)
Hãy nêu suy nghĩ của em sau khi đọc những dòng nhật kí trên?
*Hướng dẫn:
Đây là những dòng văn viết theo thể nhật kí thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ riêng tư của một con người. Là dòng nhật kí của một nữ bác sĩ trẻ của thủ đô tham gia cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam. Những dòng nhật kí này được viết vào những ngày vô cùng thiêng liêng đối với chị: ngày sinh nhật. Là ngày rất đặc biệt của Đặng Thùy Trâm nhưng nó lại rất giống với bao ngày đã qua của chị. Đó là chạy càn, đó là sự nguy hiểm. Đối mặt với nguy hiểm liên tiếp, các anh, các chị đã có thêm bản lĩnh và đã trở thành thói quen của những người chiến sĩ tại chiến trường. Qua đó chúng ta phần nào cảm nhận được không khí ác liệt của những cuộc chiến tranh mà nhân dân Việt Nam đã phải gánh chịu.
Đề 8: Nêu điều cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Khi trời trong gió nhẹ sớm mâi hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ”
( Quê hương- Tế Hanh)
Hướng dẫn:
Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê hương”
VD Viết về quê hương có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đề cập đến nhưng em thích nhất bài thơ quê hương của nhà thơ Tế Hanh viết về một buổi sáng dân làng ra khơi đánh cá.
Thân đoạn:
- Nghệ thuật: Đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh rất đặc sắc chiếc thuyền được so sánh với con tuấn mã khiến người đọc hình dung ra con thuyền mạnh mẽ vững chắc đang rẽ sóng ra khơi. Bên cạnh đó tác giả còn so sánh cánh buồm trông như mảnh hồn làng khiến người đọc hình dung ra vẻ đẹp của con thuyền đang lướt sóng ra khơi còn thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa con người và sự vật. Đặc biệt nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hóa chiếc thuyền phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Độc đáo hơn cả là nghệ thuật ẩn dụ cánh buồm cũng giống như con người nó đem hết sức thâu góp gió đưa con thuyền ra khơi đánh cá, thu được những mẻ cá bội thu. Nhà thơ còn kết hợp sử dụng những động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “rướn”, “vượt”, “thâu”, “góp”, cách sử dụng từ Hán Việt góp phần làm cho sự vật, con người đẹp hơn lên, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng tự hào về con người, con thuyền và vùng biển quê hương.
- Nội dung: Qua các biện pháp nghệ thuật trên tác giả giúp người đọc cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và vẻ đẹp mạnh mẽ phơi phới niềm tin của đoàn thuyền ra khơi đánh cá hứa hẹn một mẻ cá đầy khoang.
3. Kết đoạn
- Cảm ơn nhà thơ Tế Hanh chỉ qua một đoạn thơ nhỏ đã giúp ta thấy được đất nước mình thật tươi đẹp, biển cả thật giàu có và con người Việt Nam thật đáng yêu!
Đề 9: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ sau:
“Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.”
(Trích Sang thu - Anh Thơ )
* Gợi ý:
* Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị, và đầy hấp dẫn:
- Mựa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra không gian bao trùm lên vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ.
- Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn”, đã gợi ra hình ảnh bờ tre như một sinh thể có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đã mang một nỗi buồn xao xác.
- Mùa thu thường gợi sự tàn phai thế nhưng trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hình ảnh của ao bèo tàn lụi vừa gần gũi, quen thuộc lại vừa dân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của muà hè nhưng khi sang thu đã tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến cho người đọc liên tưởng tới một sự hòa quyện của mây và nước - một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
- Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+ Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người: ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gì đó đã qua.
* Nghệ thuật: Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa ‘tre buồn”, “chuồn chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy: “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đã bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mác vừa làm say lòng người.
* Từ vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thởi khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác trước cuộc đời. Qua khổ thơ ta càng thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mình.
Đề 10: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên ở Sa Pa trong đoạn văn sau:
“ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
* Gợi ý:
Bằng ngôn ngữ tạo hình đặc sắc và sù rung cảm của tâm hồn tinh tế, vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa hiện lên như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những câu văn miêu tả nắng, cây cối, mây.
- Nắng qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long hiên lên thật lạ: Nắng len tới đốt cháy cả rừng cây
- Qua nghệ thuật nhân hóa “len”, nắng như một sinh thể biết cử động đồng thời nắng gơi sự chảy trôi của thời gian..
- Rừng cây trong nắng được miêu tả bằng một cảm nhận rất tinh tế nên thơ, thông như reo vui cùng niềm hứng khởi đón chào nắng.
- Mây là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca từ xưa đến nay, nhưng trong đoạn văn này mây không xuất hiện ngay mà nắng dọn đường cho mây xuất hiện, mây không xa vời mà như một sinh thể sống tinh nghịch, đáng yêu, gần gũi với con người, luồn vào gầm xe khiến con người có thể cầm nắm được..
- Qua cách miêu tả nắng, mây, tả sự sống của cây lá bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp và thơ mộng. Thiên nhiên ở SaPa không tĩnh tại mà tràn trề sức sống, có cảm xúc như con người, nó như tô thêm vẻ đẹp của con người SaPa. Phải có tâm hồn nhạy cảm tinh tế trước thiên nhiên tạo vật thì Nguyễn Thành Long mới có thể khắc họa bức tranh nên thơ và sống động như vậy.
Đề 11: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh…
(Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết )
* Gợi ý:
* Về nghệ thuật:
- Đoạn thơ sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ:
+ So sánh: Sương trắng ....như giọt sữa
+ Nhân hóa: Núi - uốn mình, đồi - thoa son
- Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, son(đỏ).
- Sử dụng phương thức miêu tả để bộc lộ cảm xúc....
* Về nội dung:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
+ Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua nghệ thuật so sánh sương trắng... như giọt sữa, gợi sự ngọt ngào tinh khiết của những giọt sương mùa xuân.
+ Vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của những tia nắng tía trên ruộng lúa.
+ Núi khoác trên mình tấm áo xanh của ngàn cây trong dáng vẻ thướt tha điệu đà.
+ Dưới ánh ban mai, ngọn đồi như được thoa một lớp son rực rỡ.
=> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh với sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà. Bức tranh xuân gợi lên cảm giác yên bình, ấm áp.
- Thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn thơ: xao xuyến trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, thêm yêu mến, gắn bó với quê hương đất nước.
Lưu ý: Trong quá trình cảm nhận, HS cần lồng nghệ thuật với nội dung, các em có thể có những phát hiện mới lạ song cần phù hợp với nội dung nghệ thuật của đoạn thơ. Giáo viên cần trân trọng những sáng tạo trong bài làm của học sinh.
Đề 12: Cảm nhận của em khi đọc đoạn văn sau:
“ Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi nảy nở với một sức mạnh không cùng. Hình như từng kẽ lá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xòe nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay...”
( Theo Nguyễn Đình Thi)
* Gợi ý:
+ Về nghệ thuật: Đoạn văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa đặc sắc: “từng kẽ lá khô…cựa mình, mỗi giọt khí trời... rung động”
- Lời văn giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm.
+ Về nội dung: Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho người đọc một bức tranh xuân đẹp. Mùa xuân bắt đầu với lá cỏ non xòe nở khiến từng kẽ lá khô “cựa mình” nhường chỗ cho búp non, giọt khí trời “rung động” bởi âm thanh của tiếng chim gáy, tiếng ong bay - những âm thanh của mùa xuân làm cho không gian thêm sôi động. Mùa xuân không tĩnh tại mà luôn có sự vận động không ngừng của tạo vật góp phần làm nên sức sống mãnh liệt. Thiên nhiên ở đây có sự giao hòa giao cảm. Qua đó, ta thấy được sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của tác giả.
Đề 13: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
“Cỏ giấu mầm trong đất
Chờ một ngày đông qua
Lá bàng như giấu lửa
Suốt tháng ngày hanh khô
Búp gạo như thập thò
Ngại ngần nhìn gió bấc
Cánh tay xoan khô khốc
Tạo dáng vào trời đông.”
* Gợi ý làm bài
Thiên nhiên là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca. Mùa xuân muôn hoa khoe sắc; mùa hè đầy vườn trái chín; mùa thu nắng vàng rực rỡ. Song đoạn thơ của nhà thơ.... lại tái hiện cảnh vật của mùa đông? Cảnh mùa đông có gì đẹp
Đoạn thơ sử dụng biện pháp nhân hoá, dùng những từ ngữ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật. Đó là các từ: “giấu” “chờ”, “thập thò”, “ngại ngần”, “nhìn”, “tạo dáng” để miêu tả cỏ, lá bàng, búp gạo, cành cây xoan. Phép nhân hóa gợi lên cảnh vật thiên nhiên vào mùa đông khắc nghiệt. Cỏ dường như khô héo, lá bàng đỏ rực trước cái lạnh khủng khiếp của mùa đông; những búp gạo nhỏ nhoi dường như e ngại, sợ hãi những cành xoan khẳng khiu, khô khốc vươn cánh tay gầy gò giữa không gia lạnh lẽo. Biện pháp nhân hoá tài tình khiến thế giới các loài cây hiện lên sinh động như cuộc sống con người. Chúng đang khép mình nằm yên trong mùa đông giá lạnh, khắc nghiệt. Nhưng bên trong ẩn chứa một nguồn sống vô cùng mạnh mẽ. Tài liệu của nhung tây Sức sống ấy đủ để chúng vượt qua cái khắc nghiệt của mùa đông để chờ một mùa xuân mới sẽ về.
Đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên khắc nghiệt nhưng lại gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác thật ấm áp. Ấm áp vì cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thiên nhiên, của cuộc đời. Sau mùa đông giá lạnh sẽ là mùa xuân ấm áp.
Đề 14: Viết một bài văn ngắn phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ chủ yếu trong bài thơ sau:
Ông Trời nổi lửa đằng đông
Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu Mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng Gà Trống huyên thuyên một hồi
Cái Na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị Tre chải tóc bờ ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác Nồi Đồng hát bùng boong
Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
(Buổi sáng nhà em,Trần Đăng Khoa, 1967)
* Gợi ý làm bài:
- Bài thơ tả cảnh buổi sáng ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhà thơ đã tái hiện lại cảnh thiên nhiên, hoạt động của tạo vật, con vật, cây cối và con người
- Biện pháp nhân hoá: dùng những từ ngữ vốn để gọi và tả người để gọi, tả sự vật, hiện tượng “ông”, “nổi lửa”, “Bà sân” vấn chiếc khăn hồng”… khiến thế giới con vật, đồ vật hiện lên sinh động như thế giới con người.
Buổi sáng bắt đầu bằng hình ảnh: “Ông trời… đằng đông” gợi tả hình ảnh mặt trời – ông chủ của ngôi nhà vũ trụ đang thắp lên một ngày mới bằng ánh nắng rự rỡ, chói chang. Ánh nắng ban mai rực rỡ ấy chiếu xuống sân nhà cậu bé Khoa khiến cho Bà Sân như được vấn một chiếc khăn màu hồng tươi đẹp. Đó cũng là lúc bố mẹ Khoa ra đồng làm việc. Bố cày ruộng, mẹ tát nước. Công việc vất vả của mẹ được miêu tả bằng hình ảnh hết sức nên thơ: Tài liệu của nhung tây “Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau”. Ánh nắng hồng lấp lánh trong từng khau nước của mẹ Khoa khiến người đọc liên tưởng tới câu ca dao:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
Những câu thơ tiếp theo miêu tả hoạt động của các loài vật: Cậu Mèo, mụ Gà và thằng Gà Trống. Tác giả đã tái hiện hình ảnh chú mèo lười rửa mặt bằng ngôn từ vô cùng sinh động, tự nhiên: “Chú mèo… nghiêng”. Cũng lúc này, mụ Gà Mái đang cục tác ầm ĩ, không hiểu là tìm ổ đẻ hay khoe cho cả làng biết mình vừa cho ra đời một quả trứng hồng. Thấy thế, thằng gà trống chẳng hiểu chuyện gì cũng “huyên thuyên một hồi”. Âm thanh tiếng gà ấy thật thân thuộc, yên bình của vùng thôn quê mỗi sớm mai thức dậy.
Đôi mắt của cậu bé Khoa dõi ra khu vườn bé nhỏ của gia đình. Kia rồi, cái Na đã mở mắt, dõi nhìn bầu trời trong veo. Hàng Chuối trong vườn xào xạc gió, những chiếc lá bay phần phật trong gió như đang vỗ tây cười. Và kìa, Chị Tre và Nàng Mây hiện lên mới điệu đà làm sao! Cách dùng nhân hóa kết hợp với cách dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật “chải tóc”, “soi gương” khiến Chị Tre và Nàng Mây hiện lên như những cô gái duyên dáng, điệu đà đang chải chuốt, làm duyên. Tài liệu của nhung tây
Hai câu thơ cuối thật hóm hỉnh với hình ảnh “Bác Nồi Đồng” và “Bà Chổi”. Bác Nồi Đồng vui tính đang hát bùng boong trong bếp. Bà Chổi đang loẹt quoẹt lom khom quét nhà. Qua hai hình ảnh thơ trên ta hình dung ra cậu bé Khoa ngoan ngoãn đang giúp bố mẹ nấu cơm, quét nhà.
Bằng thể thơ lục bát, cách ngắt nhịp linh hoạt 2/4 và 3/3 ở câu lục ; 2/6 và 4/4 ở câu bát, bài thơ đã tái hiện lại những hoạt động quen thuộc trong không gian làng quê. Qua đó, nhà thơ cho người đọc cảm nhận được thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp, yên bình của một miền quê Bắc Bộ.
Phải là một cậu bé có tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu quê tha thiết Khoa mới có thể viết lên những dòng thơ hay đến thế. Nhà thơ cho em thêm yêu, thêm mến mảnh đất quê hương, đất nước mình. Tài liệu của nhung tây
Đề 15: Em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh)
Gợi ý làm bài
* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Bài thơ được viết vào năm 1956, khi đất nước ta đang chìm đắm trong khói lửa chiến tranh, đất nước bị đế quốc Mỹ chia cắt thành hai miềm Nam - Bắc. tác giả phải xa quê hương ra miền bắc công tác.
* Xác định nội dung đoạn thơ: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của dòng sông và tính cảm tha thiết gắn bó với con sông quê hương của Tế Hanh
*Xác định biện pháp nghệ thuật
- So sánh: Nước- gương: diễn tả vẻ đẹp rộng lớn, phẳng lặng, trong vắt của mặt sông. Tài liệu của nhung tây
- Nhân hoá: Soi toc hàng tre: Những hàng tre xanh mướt đôi bờ như những cô thôn nữ xinh đẹp, duyên dáng. Sau mỗi buổi đi làm về thường ra sông chải chuốt, làm duyên
- So sánh: tâm hồn- buổi trưa hè: Diễn tả tình cảm nhớ thương dòng sông quê hương cháy bỏng trong lòng nhà thơ
Ngoài ra, còn khai thác thêm vẻ đẹp của một số từ ngữ đặc sắc như:
- Động từ “toả”: thể hiện tình cảm lan toả, bao trùm dòng sông
- Động từ “có” thể hiện niềm tự hào sâu kín của tác giả khi giới thiệu về dòng sông quê mình. Tài liệu của nhung tây
- Các tính từ gợi tả như “xanh biếc”, “lấp loáng” nhằm miêu tả trọn vẹn hình ảnh một dòng sông quê xinh đẹp, hiền hoà, nơi cất giữ bao kỉ niệm ấu thơ của tác giả.
Đề 16: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
Có lẽ mùa thu là mùa đẹp nhất trong một năm. Bởi vậy mà có biết bao tác phẩm nghệ thuật mang đề tài mùa thu ở mọi lĩnh vực thơ, ca, nhạc, họa. Và khi đọc những dòng thơ viết về mùa thu của Lê Hồng Thiện, ta lại thấy một sắc thu diệu kỳ hiện về
Nhà thơ thật khéo léo khi sử dụng một loạt các biện pháp so sánh độc đáo:
“Bông cúc… của cây”
Nói đến thu là phải nói đến sắc nắng vàng. Nắng vàng được ủ trong sắc vàng tươi rực rỡ của hoa cúc. Nắng vàng nhuộm sắc cánh bướm bay rập rờn khắp cánh đồng quê. Nắng vàng thúc dục cánh đồng lúa trĩu hạt mau chín. Nắng vàng ủ trong trái thị, trái hồng trong vườn nhà. Như vậy, nắng hiện lên với muôn màu muôn vẻ: nắng ủ trong sắc màu của hoa, nắng làm nên những mùa vàng bội thu, nắng ủ trong trái chín, trong hoa thơm, quả ngọt. Nắng gần gũi và tỏa ấm cho cuộc sống con người và con người cũng đang tạo ra nắng.
Chỉ bằng mấy dòng thơ nhẹ nhàng, tác giả như vẽ lên trước mắt ta cảnh sắc thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp. Đó là bức tranh cánh đồng quê với gam màu chủ đạo là sắc vàng. Sắc vàng của hoa cúc mùa thu. Sắc vàng của những luống hoa cải rực rỡ rập rờn bướm lượn. Sắc vàng trù phú, ấm no của cánh đồng sắp vào vụ gặt. Sắc vàng của những trái thị, sắc đỏ của những trái hồng ngọt ngào một thời thơ dại.
Có lẽ phải là người yêu và gắn bó tha thiết với thiên nhiên thì Lê Hồng Thiện với có được những dòng thơ hay đến thế. Cảm ơn nhà thơ đã cho em cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của sắc thu quê hương. Tài liệu của nhung tây
Đề 17: Cảm nhận của em về bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
(Tháng ba, 1972 - Trần Đăng Khoa)
Bài thơ trên được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết vào năm 1972. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên tháng ba và những liên tưởng của nhà thơ trước thiên nhiên đó.
Hai câu thơ đầu có sử dụng phép so sánh ngang bằng “Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu”. Lá tre đỏ được so sánh với lửa. Lửa mang màu đỏ rực. Biện pháp so sánh ngang bằng tái hiện hình ảnh lá tre vào tháng ba ngả sang màu đỏ rực như lửa. Đó là một hình ảnh rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam xưa.
Hai câu thơ sau miêu tả hình ảnh bầu trời tháng ba. Tháng ba là tháng cuối cùng của mùa xuân, cái lạnh giá đã không còn. Trời đã bắt đầu chuyển nắng sau những ngày mưa bụi. Và khi hoàng hôn xuống, phía chân trời có những đám mây màu đỏ rực, phản quang ánh sáng mặt trời, dân gian thường gọi là “ráng treo”. Hình ảnh “ráng treo” khiến nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh ngưa sắt và người anh hùng làng Gióng thuở đánh giặc Ân. Tài liệu của nhung tây “Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay”. Câu thơ miêu tả mà giàu sức liên tưởng thú vị, nhiều ý nghĩa. Thì ra hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời luôn sống trong tâm trí mỗi người Việt Nam
Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã tái hiện cảnh thiên nhiên tháng ba quen thuộc đồng thời truyền cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước. Có thể thấy Trần Đăng Khoa là nhà thơ rất yêu, gắn bó với thiên nhiên, yêu mến và am hiểu lịch sử dân tộc.
Đề 18: Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ sau:
Bà còng trong câu ca dao
Cứ làm em nghĩ: vì sao bà còng?
Hôm nay cấy lúa trên đồng
Đã cho em hiểu: bà còng vì sao!
(Bà còng- Phong Thu)
- Nội dung bài thơ: Viết về những suy nghĩ của em bé về bà còng.
- Nghệ thuật: thể thơ lúc bát, truyền cảm, dễ đi vào lòng người.
- Lối đảo ngữ: vì sao bà còng- bà còng vì sao có tác dụng nhấn mạnh suy nghĩ, cảm xúc
- Sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm có giá trị biểu đạt.
Đề 11: Cảm nhận về bài ca dao sau
Ca dao có câu: “Bà còng cõng cháu đi chơi”, “Bà còng đi chợ trời mưa”. Cũng viết về hình ảnh “Bà còng”, nhà thơ Phong Thu có những dòng thơ thật mộc mạc mà thật sâu sắc:
“Bà còng…. vì sao!”
Tuổi thơ ai mà chẳng từng nghe những câu ca dao viết về “Bà còng”. Dấu chẩm hỏi sau câu thơ thứ hai diễn tả nỗi thắc mắc của em bé về tấm lưng của bà. Tại sao lưng bà lại còng mà không thẳng như những người khác? Câu hỏi ấy cứ đeo đẳng suốt một thời thơ dại.
Dấu chấm cảm ở câu thơ cuối là lời lí giải ngộ nghĩnh nhưng thật cảm động của em bé khi em bắt đầu lớn lên. Ấy là lúc em theo mẹ ra đồng cấy lúa, hoặc trên đường đi học em nhìn thấy các bà, các mẹ đang còng lưng cấy từng nhánh mạ. Cấy hết thửa ruộng này sang thửa ruộng khác, hết ngày này qua ngày khác. Em chợt nhận ra rằng: cúi nhiều như thế tấm lưng sẽ rất mỏi, lâu ngày lưng sẽ còng xuống. Lời lí giải ngộ nghĩnh mà cảm động của em bé đã thức tỉnh chúng ta: hãy biết trân trọng những người lao động vất vả, nhất là những con người chân lấm tay bùn. Tài liệu của nhung tây
Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng, hình ảnh thơ giản dị, thân thuộc, nhà thơ đã ghi lại những suy nghĩ rất ngây thơ, rất xúc động của em bé. Tác giả cũng khiến em hiểu sâu sắc thêm nỗi vất vả của những người bà, người mẹ ngày ngày lam lũ trên ruộng đồng làm ra hạt gạo trắng thơm.
Đề 19: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Hạt gạo làng ta, 1969- Trần Đăng Khoa)
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa. Đoạn thơ là những cảm nhận của tác giả về hạt gạo của quê hương.
Hạt gạo làng ta
…………………
Ngọt bùi đắng cay...
Với cách sử dụng điệp ngữ “có”, nhà thơ muốn nhấn mạnh những cảm nhận của mình về hạt gạo. Hạt gạo quê hương thấm đẫm hương vị của phù sa ngày đêm bồi đắp những cánh đồng. Hạt gạo vấn vương hương sen thoảng trong làn gió. Hạt gạo còn mang cả lời hát của mẹ, lời hát yêu thương ngọt ngào lẫn với bao vất vả đắng cay.
Hạt gạo làng ta
…………………..
Mẹ em xuống cấy
Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” được lặp lại, điệp ngữ “có” được tác giả tiếp tục sử dụng trong khổ thơ này. Nhà thơ đã gợi ra những vất vả gian nan để làm ra được hạt gạo. Thiên nhiên nước ta vốn khắc nghiệt. Tháng bảy bão gió, tháng ba mưa táp, tháng sáu nắng như đổ lửa. Người nông dân phải căng mình trên từng mảnh ruộng, đổ bao mồ hôi nước mắt, giành giật với thiên nhiên từng hạt lúa, củ khoai.
Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”. Hình ảnh đối lập của hai dòng thơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.
Nhà thơ đã giúp em cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của hạt gạo, giá trị của sức lao động. Em thấy yêu mến và biết ơn hơn bao giờ hết những con người làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Tài liệu của nhung tây
Đề 20: Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp khác nhau. Để ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, ca dao có bài:
“Trong đầm… mùi bùn”
Ba câu thơ đầu Tái hiện vẻ đẹp hình thức của hoa sen. Câu thơ đầu tiên như lời khẳng định “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Nghĩa là sen chính là loài hoa đẹp nhất, không loài hoa nào đẹp bằng. Câu 2 và 3 vẽ ra trước mắt ta màu sắc của sen “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng”. Các tính từ “xanh”, “trắng”, “vàng” gợi tả sắc của lá, của hoa, của nhị sen mới hài hòa, tươi đẹp làm sao. Lối đảo ngữ ở câu thơ “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” vừa như một lần nữa tô đậm vẻ đẹp của sen, vừa tái hiện hình ảnh của người ngắm sen. Hình như người ngắm sen đang say sưa lắm. Ngắm sen ở mọi góc độ. Càng nhìn càng thấy sen đẹp, sen đáng quý. Đồng thời ý thơ cũng như vẽ ra một đầm sen trước mắt người đọc. Đầm sen bát ngát, lá sen xanh trải rộng trên mặt hồ, muôn vàn bông sen đua sắc trong nắng sớm, hương sen nồng nàn thoảng đưa trong gió.
Câu thơ cuối ngợi ca phẩm chất của sen: “Gần bùn… mùi bùn”. Vẻ đẹp cao quý của sen chính là sống giữa đầm lấy mà không hôi tanh, sống giữa bùn mà vẫn trắng trong, tinh khiết. Đó là vẻ đẹp mà không một loài hoa nào có được ngoài sen. Câu thơ cuối là một hình ảnh ẩn dụ: ca ngợi sen cũng chính là ca ngợi phẩm giá của con người. Tài liệu của nhung tây Con người sống giữa bao bon chen, giữa bao điều xấu xa, giả dối mà vẫn giữ được vẻ đẹp của cốt cách, nhân phẩm thanh cao.
Những câu thơ gợi lên vẻ đẹp tuyệt với của sen: đẹp về hình thức, đẹp về phẩm chất. Có lẽ vì thế mà sen được yêu quý, được thờ phụng trên bàn thờ phật, bàn thờ tổ tiên. Sen cũng là loài hoa được đề nghị chọn làm quốc hoa của Việt Nam.
Đề 21: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau:
“ Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ …
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai …”
(Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)
Hướng dẫn làm bài
Dòng sông là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Cũng viết về con sông nhưng “ Dòng sông mặc áo” của Nguyễn Trong Tạo lại đem đến cho người đọc một cảm nhận thật thú vị, độc đáo về vẻ đẹp của dòng sông quê hương
Bài thơ sử dụng rộng rãi biện pháp nhân hóa. Những từ ngữ thường được dùng để miêu tả hành động, tính cách của con người được gắn cho dòng sông: điệu, mặc áo lụa đào, áo xanh….mặc cài lên màu áo, thêu trước ngực, nép, mặc áo hoa, mặc áo đen….Nhà thơ thật khéo léo sử dụng biện pháp nhân hóa khiến hình ảnh dòng sông hiện lên rất sinh động, phong phú và hấp dẫn. Nhan đề "Dòng sông mặc áo" rất hay, duyên dáng và nên thơ. Tài liệu của nhung tây Dòng sông được nhân hóa trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Mỗi sự chuyển biến của thời gian trong ngày là một thời điểm để dòng sông diện một bộ áo quyến rũ.
Dưới ánh nắng sáng hồng, tươi mới của buổi bình minh, dòng sông "mới" điệu làm sao trong tà áo dài thướt tha, mềm mại, và cũng ửng hồng đầy sức sống.
Trưa về, dòng sông rộng bao la theo mây trời, sông kheo thêm chiếc áo xanh biếc, tươi sáng, mới mẻ.
Khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc sông khoác lên mình màu áo hây hây ráng vàng như một tà áo lụa quý phái.
Rồi khi màn đêm buông, dòng sông thoắt có y phục mới: chiếc áo tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô lấp lánh. Dòng sông hiện lên với vẻ đẹp bí ẩn, kiêu sa đầy quyến rũ.
Đêm về khuya, sông trở nên kín đáo, lặng lẽ "nép trong rừng bưởi" và giản dị trong chiếc áo màu đen. Và có lẽ, dòng sông về đêm cũng giống như mùa đông ẩn giấu sức sống vào bên trong những cành khô, để khi mùa xuân về, sức sống ấy mới trào lên thành những mầm non mơn mởn.
Sáng sớm hôm sau, thật bất ngờ:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp là đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai…".
Có lẽ dòng sông duyên dáng và làm ngất ngây tâm hồn người đọc nhất là hình ảnh dòng sông vào buổi sáng nay. Tài liệu của nhung tây
Cái đẹp đến thật bất ngờ, đầu tiên nó làm ta "ngẩn ngơ" bởi hương thơm nồng nàn, nguyên khiết. Và rồi nàng thiếu nữ dòng sông hiện ra rạng ngời, thánh thiện và đầy sức sống. Chiếc áo nangd diện mới kì diệu làm sao! Nó được ủ hương từ hoa bưởi và nó được dệt nên từ những bông hoa bưởi trắng ngần. Ta như đứng trước một dòng sông cổ tích:
Đẹp lắm em ơi! Con sông Ngàn Phố
Trắng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau.
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện cách quan sát, miêu tả sinh động của tác giả rất chính xác, tinh tế. Qua đó, ta thấy được tình yêu thắm thiết của tác giả dành cho dòng sông quê hương mình.
Đề 22: Nêu suy nghĩ của em về bài thơ sau?
Bóng mây
Hôm nay trời nống như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa dám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
( Thanh Hào)
Gợi ý:
- Hai câu thơ đầu vẽ ra hình ảnh của một bà mẹ đang đi cấy trong hoàn cảnh nào?
- Hai câu thơ cuối là ước nguyện của em bé . Em bé đã ước điều gì?
- Ước muốn ấy cho thấy người con đã nghĩ gì khi mẹ đi cấy trên đồng?
- Qua đó cho thấy tình cảm của người con đối với mẹ có những nét gì đẹp?
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt nêu vấn đề, cảm xúc chung của em về bài thơ.
b. Thân đoạn:
- Nêu cái hay, cái đẹp về nội dung nghệ thuật.
- Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, hình ảnh người mẹ lao động hiện lên trong vất vả, khó khăn và cực nhọc.
- Hai câu cuối: Mơ ước của em bé muốn làm đám mây che cho mẹ suốt ngày bóng râm; Tình cảm của em đối với người mẹ yêu thương, san sẻ, biết ơn mẹ.
c. Kết đoạn
- Khẳng định nâng cao giá trị tình cảm của con đối với mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Đề 23: Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ôm ấp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
(Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ)
Gợi ý làm bài:
- Nghệ thuật: So sánh tuyệt đối, chính xác nên thơ.
- Nội dung : Sự gắn bó đầy ân tình thủy chung của dòng sông đối với cuộc sống nơi làng quê. Tài liệu của nhung tây
- Sự gắn bó tình nghĩa sâu nặng giữa con sông với con người giữa thiên nhiên với cuộc sống là sự gắn bó máu thịt của con người trong tình yêu làng quê tha thiết.
- So sánh dòng sông như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng sự sống của quê hương làm cho ruộng lúa vườn cây xanh non hòa chung trong màu xanh tràn trề nhă sống. Dòng sông như lòng người mẹ phủ đầy tình hương, trang trải tình thương cho mọi người.
Đề 24: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Mo cau
“Trở vàng rồi cái mo cau
Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây
Hương cây trái, mảnh vườn này
Phả vào tỏa ngát từ tay của bà.”
( Trần Ngọc Hưởng)
*Gợi ý làm bài:
- Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Qua cách nhìn của nhà thơ hình ảnh chiếc mo cau trở nên hết sức sống động, có hồn. Ở đây chiếc mo cau có sự biến đổi và không được sống trên thân mẹ nữa. Câu thơ thứ hai là một cách nói hết sức dễ thương của một em bé. Câu thơ kể tả quá trình nhưng ẩn chứa trong đó là cả một sự nâng niu, đón nhận một sự vật rất đỗi bình dị trong thiên nhiên.
Sự vật bình thường ấy tưởng như là bỏ đi khi nó không còn sống ở trên cây nữa. Nhưng không chiếc mo cau đã có một đời sống mới. Dưới bàn tay khéo léo chắt chiu của người bà nó trở thành một chiếc quạt nhỏ nhắn, xinh xắn và mang lại bao lợi ích. Ở nó chất chứa bao ngọn gió trong lành mát dịu. Ngọn gió được tạo ra từ chiếc quạt hay từ bàn tay tần tảo chắt chiu, chịu thương chịu khó của người bà? phải nói là cả hâi. Rồi từ đó ngưới cháu được hưởng ngọn gió trong lành chứa đựng hương vị ngọt ngào của cây trái vườn nhà. Tài liệu của nhung tây
- Nghệ thuật ẩn dụ được tác giả sử dụng rất khéo léo và tinh tế.
- Bài thơ với hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ thơ dung dị dễ hiểu thể hiện một cách nhìn hết sức thân thương về những sự vật bình thường trong thiên nhiên với bàn tay khéo léo của con người. Bài thơ còn thể hiện sự chắt chiu tần tảo, cần kiêm, tình cảm yêu thương con cháu, sự chăm sóc ân cần chu đáo của mỗi người bà, người mẹ Việt Nam. Tài liệu của nhung tây Bà thơ giúp chúng ta biết tạo ra và nâng niu giá trị của những sự vật bình thường trong cuộc sống. Biết trân trọng tình cảm yêu thương, gắn bó đối với những người trong gia đình thân yêu của mình.
Đề 25: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Tháng ba
“Tháng ba sấm gọi mưa rào
Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân
Cây xoan ốm dậy xanh mầm
Cóc đau trở dạ ra nằm góc ao”
( Duy Hậu )
* Gợi ý: Chỉ 4 câu thơ tác giả đã tạo nên một bức tranh bằng ngôn ngữ hết sức sinh động trong khoảnh khắc thiên nhiên lúc giao mùa. Nghệ thuật chủ yếu là nhân hóa và ẩn dụ. Qua cách miêu tả của nhà thơ mỗi sự vật đều nổi bật với đặc điểm chủ yếu của mình nhưng hết sức sống động và có hồn.
Dấu hiệu đầu tiên của sự chuyển mùa đó là tiếng sấm mời gọi những cơn mưa rào đầu mùa đến nhanh hơn, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, hữu cơ. Có lẽ hình ảnh “hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân” là hình ảnh hay nhất của bài thơ. Những bông hoa gạo nở đỏ bập bùng như những ngọn lửa bùng cháy giữa trời xuân. Những động tác “xòe ”, “nhóm” có tính tạo hình rất lớn thể hiện những hành động bất ngờ khẽ khàng nhưng hết sức tinh nghịch. Hình ảnh đó đã làm bừng cháy cả không gian cao rộng và bừng sáng cả bài thơ.
- Hai câu thơ cuối là sự hồi sinh và phát triển của sự vật. Sau những ngày giá rét và khô cằn, giờ đây cây cối như được tiếp thêm nhă sống, tràn trề một sức sống mới. Bây giờ loài cóc cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở. Trong cách nói “đau trở dạ” chứa đựng sự đau đớn nhưng hạnh phúc để một thế hệ mối được ra đời.
=> Bài thơ nhỏ gọn nhưng đã thể hiện óc quan sát tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ. Cùng với biện pháp nhân hóa, sự miêu tả, sự liên tưởng thú vị cùng với việc sử dụng có chọn lọc những từ ngữ giàu chất tạo hình giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa. Tác giả đã phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên theo qui luật của thời gian tất cả đang ở độ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ và rực rỡ nhất. Hiểu được điều này chúng ta càng thêm yêu thiên nhiên đất nước Việt Nam hơn qua những sự vật bình thường trong cuộc sống.
Đề 26: Nêu điều cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Khi trời trong gió nhẹ sớm mâi hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ”
( Quê hương- Tế Hanh)
Hướng dẫn:
Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê hương”
VD Viết về quê hương có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đề cập đến nhưng em thích nhất bài thơ quê hương của nhà thơ Tế Hanh viết về một buổi sáng dân làng ra khơi đánh cá.
Thân đoạn:
- Nghệ thuật: Đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh rất đặc sắc chiếc thuyền được so sánh với con tuấn mã khiến người đọc hình dung ra con thuyền mạnh mẽ vững chắc đang rẽ sóng ra khơi. Bên cạnh đó tác giả còn so sánh cánh buồm trông như mảnh hồn làng khiến người đọc hình dung ra vẻ đẹp của con thuyền đang lướt sóng ra khơi còn thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa con người và sự vật. Đặc biệt nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hóa chiếc thuyền phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Độc đáo hơn cả là nghệ thuật ẩn dụ cánh buồm cũng giống như con người nó đem hết sức thâu góp gió đưa con thuyền ra khơi đánh cá, thu được những mẻ cá bội thu. Nhà thơ còn kết hợp sử dụng những động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “rướn”, “vượt”, “thâu”, “góp”, cách sử dụng từ Hán Việt góp phần làm cho sự vật, con người đẹp hơn lên, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng tự hào về con người, con thuyền và vùng biển quê hương. Tài liệu của nhung tây
- Nội dung: Qua các biện pháp nghệ thuật trên tác giả giúp người đọc cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và vẻ đẹp mạnh mẽ phơi phới niềm tin của đoàn thuyền ra khơi đánh cá hứa hẹn một mẻ cá đầy khoang.
3. Kết đoạn
- Cảm ơn nhà thơ Tế Hanh chỉ qua một đoạn thơ nhỏ đã giúp ta thấy được đất nước mình thật tươi đẹp, biển cả thật giàu có và con người Việt Nam thật đáng yêu!
Đề 27: Cho đoạn thơ sau:
“Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hâi mươi
Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ
Có miền Nam anh dũng tuyệt vời”
( Tố Hữu)
?Có bao nhiêu từ Hán Việt trong đoạn thơ? Tìm từ thuần Việt tương ứng với từ “tổ quốc”, từ trái nghĩa với từ “anh hùng”?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Gợi ý:
- Các từ Hán Việt là: Tổ quốc, giang sơn, hùng vĩ, anh hùng, thế kỉ, kiêu hãnh, anh dũng.
- Từ đồng nghĩa với từ “tổ quốc” là từ “đất nước”, “sông núi”.
- Từ trái nghĩa với từ “anh hùng” là từ “hèn nhát”, “nhát gan”
Cảm nhận:
a. Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm,cảm xúc chung của em về đoạn thơ.
b. Thân đoạn:
* Nghệ thuật: Sử dụng câu cảm thán, câu đặc biệtđể bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước tha thiết và cháy bỏng.
Sử dụng nhiều từ Hán Việt thể hiện niềm tự hào kiêu hãnh, tình yêu tha thiết đối với đất nước. Lịch sử vẻ vang của dân tộc ta trong 4000 năm dựng nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - tên trùm đế quốc đại diện cho chủ nghĩa tư bản.
- Nội dung:
- Dân tộc ta có truyền thống lịch sử 4000 năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm bất khuất kiên cường. Một đất nước tươi đẹp, nhân dân ta rất anh hùng !
- Dân tộc ta tự hào về trang lịch sử chói lòa đánh bại giặc Mĩ tên trùm Đế quốc, một tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới. Tài liệu của nhung tây
- Ca ngợi, tự hào kiêu hãnh về tinh thần dũng cảm tuyệt vời của quân và dân miền Nam. Có được trang sử vàng chói lọi ấy là bởi lòng dũng cảm kiên trì của nhân dân miến nam: “Miền Nam đi trước về sau”.
c. Kết đoạn:
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ cuả mình về đoạn thơ.
- Tình yêu quê hương đất nước, vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
Đề 28: Nêu điều cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Gió thì thầm với lá
Lá thì thầm cùng cây
Và hoa và ong bướm
Thì thầm điều chi đây
Trời mênh mông đến vậy
Trăng thì thầm cùng sao
Sao trời tưởng yên lặng
Lại thì thầm cùng nhau.”
(Thì thầm- Phùng Ngọc Hùng )
*Gợi ý
a. Mở đoạn:
- Cuộc sống của chúng ta muôn hình muôn vẻ. Các nhà thơ, nhà văn đã dùng nhiều hình ảnh để ca ngợi cuộc sống đó.Phát hiện ra những điều bình thường của cuộc sống, Phùng Ngọc Hùng đã cho ra đời bài thơ “Thì thầm” để thể hiện sự nhậy cảm tinh tế của con người đối với thiên nhiên, vạn vật.
b. Thân đoạn:
- Nổi bật và bao trùm toàn bài thơ là biện pháp nhân hóa, làm cho cách nói trở nên tự nhiên hơn, làm cho sự vật trong thế giới thiên nhiên trở nên gần gũi, sinh động và có đời sống tâm hồn, tình cảm riêng như con người.
- Từ láy “Thì thầm” được lặp đi lặp lại 5 lần có tác dụng tái hiện câu chuyện giữa các nhân vật trong thế giới tự nhiên trong một buổi tối có ánh trăng sáng tỏ và một bầu trời đầy sao.Cách nói chuyện rất khẽ, rất yên lặng nhưng cũng rất sống động làm hiện lên một tối tưởng như yên lặng nhưng lại rất vui bởi có sự tụ họp, chuyện trò của muôn loài và cảnh vật đang thì thầm nói chuyện cùng nhau. Tai liệu của Nhung tây
- Lấy cái thực để tưởng tượng
- Sự quan sát của tác giả rất tinh tế giúp người đọc thấy được một buổi tối hết sức sống động vui tươi va rất đẹp!
c. Kết đoạn:
- Nêu cảm xúc suy nghĩ của em về đoạn thơ trên.
Đề 29: Nêu cảm nhận của em về bài thơ sau:
“Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”
(Trăng của mọi người - Lê Hồng Thiện)
Gợi ý làm bài
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt giới thiệu đề tài về trăng
b. Thân doạn:
- Trong bài thơ tác giả sử dụng rất nhiều nghệ thuật so sánh xuyên suốt bài thơ thể hiện cách nhìn nhận, cách đánh giá cách cảm nhận riêng của mỗi người về hình ảnh ông trăng khuyết. tài liệu của Nhung tây
- Cách so sánh rất phù hợp, chính xác gắn bó thân thiết với công việc của mỗi người.
- Những vật thân thuộc với mỗi người cũng được mọi người ví về trăng rất chính xác, sâu sắc và phù hợp: Với mẹ hay làm công việc đồng áng trăng như lưỡi liềm; ông đi sông nước nên nhìn ông trăng giống con thuyền cong mui; bà: cau phơi; cháu: quả chuối trong vườn; bố: cánh võng Trường Sơn năm nào.
- Dưới con mắt nhìn và cảm nhận riêng trăng hiện lên rất đẹp, thơ mộng nhưng lại rất gần gũi thân thiết gắn bó với con người. Trăng là vẻ đẹp của tạo hóa mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người
- Trăng là của tất cả mọi người, nhương mỗi người lại có cách nhìn nhận rất khác nhau
- Với phép liệt kê có tác dụng giúp người đọccảm nhận được vẻ đẹp của vầng trăng trong tất cả mọi mặt, dưới con mắt quan sát của mọi lứa tuổi.
- Trong triệu triệu đôi mắt ấy trăng trở nên gần gũi thân thiết không thể thiếu được trong đới sống hăng ngày của chúng ta.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định vẻ đẹp của trăng và vâi trò của trăng đối với đời sống con người.
Đề 30: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ sau:
“Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.”
(Trích Sang thu - Anh Thơ )
* Gợi ý:
* Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị, và đầy hấp dẫn:
- Mựa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra không gian bao trùm lên vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ.
- Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn”, đã gợi ra hình ảnh bờ tre như một sinh thể có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đã mang một nỗi buồn xao xác. Tài liệu của nhung tây
- Mùa thu thường gợi sự tàn phai thế nhưng trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hình ảnh của ao bèo tàn lụi vừa gần gũi, quen thuộc lại vừa dân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của muà hè nhưng khi sang thu đã tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến cho người đọc liên tưởng tới một sự hòa quyện của mây và nước - một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
- Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Tài liệu của nhung tây Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè, được tác giả đưa vào trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+ Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người: ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gì đó đã qua. tài liệu của Nhung tây
* Nghệ thuật: Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa ‘tre buồn”, “chuồn chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy: “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đã bộc lộ được thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mác vừa làm say lòng người.
* Từ vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thởi khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác trước cuộc đời. Qua khổ thơ ta càng thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mình.
Đề 31: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên ở Sa Pa trong đoạn văn sau:
“ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
* Gợi ý:
Bằng ngôn ngữ tạo hình đặc sắc và sù rung cảm của tâm hồn tinh tế, vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa hiện lên như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những câu văn miêu tả nắng, cây cối, mây.
- Nắng qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long hiên lên thật lạ: Nắng len tới đốt cháy cả rừng cây
- Qua nghệ thuật nhân hóa “len”, nắng như một sinh thể biết cử động đồng thời nắng gơi sự chảy trôi của thời gian..
- Rừng cây trong nắng được miêu tả bằng một cảm nhận rất tinh tế nên thơ, thông như reo vui cùng niềm hứng khởi đón chào nắng.
- Mây là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca từ xưa đến nay, nhưng trong đoạn văn này mây không xuất hiện ngay mà nắng dọn đường cho mây xuất hiện, mây không xa vời mà như một sinh thể sống tinh nghịch, đáng yêu, gần gũi với con người, luồn vào gầm xe khiến con người có thể cầm nắm được..
- Qua cách miêu tả nắng, mây, tả sự sống của cây lá bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp và thơ mộng. Thiên nhiên ở SaPa không tĩnh tại mà tràn trề sức sống, có cảm xúc như con người, nó như tô thêm vẻ đẹp của con người SaPa. Phải có tâm hồn nhạy cảm tinh tế trước thiên nhiên tạo vật thì Nguyễn Thành Long mới có thể khắc họa bức tranh nên thơ và sống động như vậy.
Đề 32: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh…
(Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết )
* Gợi ý làm bài
* Về nghệ thuật:
- Đoạn thơ sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ:
+ So sánh: Sương trắng ....như giọt sữa
+ Nhân hóa: Núi - uốn mình, đồi - thoa son
- Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, son(đỏ).
- Sử dụng phương thức miêu tả để bộc lộ cảm xúc....
* Về nội dung:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
+ Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua nghệ thuật so sánh sương trắng... như giọt sữa, gợi sự ngọt ngào tinh khiết của những giọt sương mùa xuân.
+ Vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của những tia nắng tía trên ruộng lúa.
+ Núi khoác trên mình tấm áo xanh của ngàn cây trong dáng vẻ thướt tha điệu đà.
+ Dưới ánh ban mai, ngọn đồi như được thoa một lớp son rực rỡ.
=> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh với sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà. Bức tranh xuân gợi lên cảm giác yên bình, ấm áp. Tài liệu của nhung tây
- Thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn thơ: xao xuyến trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, thêm yêu mến, gắn bó với quê hương đất nước.
Lưu ý: Trong quá trình cảm nhận, HS cần lồng nghệ thuật với nội dung, các em có thể có những phát hiện mới lạ song cần phù hợp với nội dung nghệ thuật của đoạn thơ. Giáo viên cần trân trọng những sáng tạo trong bài làm của học sinh.
Đề 33: Cảm nhận của em khi đọc đoạn văn sau:
“ Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi nảy nở với một sức mạnh không cùng. Hình như từng kẽ lá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xòe nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay...”
( Theo Nguyễn Đình Thi)
* Gợi ý làm bài
+ Về nghệ thuật: Đoạn văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa đặc sắc: “từng kẽ lá khô…cựa mình, mỗi giọt khí trời... rung động”
- Lời văn giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm.
+ Về nội dung: Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho người đọc một bức tranh xuân đẹp. Mùa xuân bắt đầu với lá cỏ non xòe nở khiến từng kẽ lá khô “cựa mình” nhường chỗ cho búp non, giọt khí trời “rung động” bởi âm thanh của tiếng chim gáy, tiếng ong bay - những âm thanh của mùa xuân làm cho không gian thêm sôi động. Mùa xuân không tĩnh tại mà luôn có sự vận động không ngừng của tạo vật góp phần làm nên sức sống mãnh liệt. Thiên nhiên ở đây có sự giao hòa giao cảm. Qua đó, ta thấy được sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của tác giả. Tài liệu của nhung tây
Đề 34: Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong bài thơ sau:
Mưa ơi! Mưa ơi!
Tiếng bà vẫn nhắc
Mưa đang quất ngựa
Chân mây chớp lòe
Đầu sông mưa về
Hạt xanh mắt lá
Cuối sông nắng hạ
Chạy mưa cong người
Tiếng mưa đầy vơi
Như đang nghĩ ngợi
Hay mưa còn đợi
Cánh cò sang sông
Ồ! Mưa thương ông
Dở tay xoắn lạt
Sợ gió lỡ nhịp
Giằng bay mái nhà…
( Gọi mưa – Trần lan Vinh)
* Gợi ý làm bài
- Có nhiều cách cảm thụ khác nhau nhưng cơ bản bài cảm thụ phải đat được: Các biên pháp nghệ thuật và tác dụng.
- Phép tu từ nhân hóa: Mưa ơi! Mưa ơi!, quất ngưa, mưa về, mưa nghĩ ngợi, thương ông...
- Phép tu từ ẩn du: Chân mây, đầu sông, mắt lá, tiếng mưa đầy vơi...
- Những hình ảnh thơ đẹp, giàu sức sống, thân thuộc: ông, bà, cánh cò...
- Thể thơ bốn chữ như những câu hát đồng dao. Tài liệu của nhung tây
=> Từ đó bức tranh về cơn mưa ở một miền quê hiện lên thật sống động: Đang ở một nơi rất xa, nhưng nghe tiếng bà gọi: “Mưa ơi! Mưa ơi!”, lời gọi tha thiết như một sự mong chờ, có lẽ lâu lắm rồi mưa vắng bóng nên bà mới nhớ nên dù ở đâu mưa cũng muốn về với bà thật nhanh qua hình ảnh thơ “ quất ngựa”, chỉ một tín hiệu thiên nhiên “Chớp lòe” nơi “chân mây” vừa lóe lên, mà mưa đã ào về đầu sông trong niềm hân hoan của cây lá, những mầm sống như trỗi dậy, vươn mình đón mưa qua hình ảnh thơ “ Mầm xanh mắt lá”, mưa cũng rất tinh nghịch đuổi theo những vạt nắng” chạy mưa cong người” nơi cuối sông. Mưa về nhưng không xối xả, không ào ạt, qua nghệ thuât ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Tiếng mưa đầy vơi” như còn muốn “ Ngẫm ngợi”, chùng chình chưa hết mình vì còn muốn đợi “ Cánh cò sang sông”, vì “Thương ông” đang dở tay xoắn lạt trên mái nhà...
=> Cơn mưa đươc cảm nhận bằng sự quan sát thật tinh tế với nhiều những liên tưởng bất ngờ, thú vị của nhà thơ khiến mưa không còn vô tri, vô giác mà như một người cháu ngoan biết vâng lời bà, biết thương ông và cũng rất tinh nghịch hồn nhiên...
Đề 35: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít
Tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
(Mưa - Trần Đăng Khoa)
Trần Đăng Khoa là một thần đồng thơ ca, tài năng thơ của Khoa nảy nở từ rất sớm. Bài thơ “Mưa” được cậu bé Khoa viết từ khi mới lên chín tuổi. Bài thơ được in trong tập thơ” “Góc sân và khoảng trời” . Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Mưa” miêu tả quang cảnh bầu trời, mặt đất trước cơn mưa.
Mở đầu bài thơ là điệp từ “sắp mưa” như một lời thông báo, như một lời reo vui của đứa trẻ, cho thấy cậu bé đã chờ đợi cơn mưa từ rất lâu. Tiếp đó, nhà thơ sử dụng một loạt các hình ảnh nhân hóa để tái hiện hình ảnh bầu trời, các loài vật, cây cối trong khoảnh khắc chờ đợi cơn mưa đến. Đó là hình ảnh các chú mối vỡ tổ bay ra. Lũ “mối trẻ” cậy khỏe bay cao, còn lũ “mối già” sức yếu bay là là mặt đất. Và thật đáng buồn cười là lũ gà con. Thấy gió nổi lên, mây đen kéo đến, chúng hoảng sợ vô cùng, vội “rối rít tìm nơi ẩn nấp”.
Trời được nhân hóa, được gọi bằng “ông”. Và “ông trời” trong đoạn thơ hiện lên mới dũng mãnh làm sao, hệt một vị tướng, khoác trên mình tấm áo giáp đen khổng lồ chuẩn bị ra trận. Tài liệu của nhung tây
Dưới ngòi bút tài tình của cậu bé Khoa, những cây mía ngoài vườn lá mía đang bị gió thổi nghiêng ngả bỗng biến thành những thanh gươm. Muôn nghìn lưỡi gươm ấy đang múa lên bầu trời. Ngoài đường, lũ kiến đang mải miết tha trứng, tha mồi lên chỗ cao ráo tránh mưa. Đội quân đông đảo ấy hàng ngũ chỉnh tề như một đội quân vậy. Cách quan sát, trí tưởng tượng và miêu tả của cậu bé Khoa thật tài tình. Bằng lối nhân hóa, cậu đã thổi vào những sự vật tưởng như vô tri, vô giác một linh hồn, khiến cho thế giới ấy hiện lên thật sinh động như thế giới con người. Ta như hình dung ra cảnh tượng bầu trời mặt đất lúc trời sắp mưa hệt như một đội quân sắp bước vào trận đánh. Mà ở đó, ông trời là vị tướng dũng mãnh khoác áo giáp đi đầu, sau ông là cả một đội quân trùng trùng, gươm giáo tuốt trần bừng bừng khí thế ra trận.
Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp nhanh cũng góp phần diễn tả cảnh tượng hối hả, cuống cuồng của vạn vật khi cơn mưa sắp đến.
Đoạn thơ đã tái hiện thật sinh động cảnh tượng bầu trời, mặt đất trước cơn mưa ở vùng đồng bằng nông thôn miền Bắc. Đoạn thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên của một tâm hồn trẻ thơ. Tác giả cho em cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên rất đỗi giản dị, thân quen nơi quê hương mình.
MỘT SỐ BÀI CẢM THỤ HAY
Đề 1: Cảm nhận về bài thơ “Mo cau” của Trần Ngọc Hưởng
“Trở vàng là cái mo cau
Tách rời thân mẹ rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây”
Bài làm
Tuổi thơ là cái nôi kỉ niệm vô cùng êm đẹp, là cánh diều vi vu trên bầu trời, là khúc hát ngọt ngào của bà, của mẹ. Đối với nhà thơ Trần Ngọc Hưởng tuổi thơ chính là kỉ niệm đẹp, êm đềm ẩn chứa trong hình ảnh chiếc mo cau:
“Trở vàng là cái mo cau
Tách rời thân mẹ rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây”
Với thể thơ lục bát truyền thống, kết hợp với ngôn ngữ giàu hình ảnh cảm xúc. Nhà thơ Trần Ngọc Hưởng đã vẽ lên hình ảnh chiếc mo cau chất chứa bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, chiếc mo cau vốn là vật vô tri, vô giác, song dưới ngòi bút thơ ca của tác giả nó bỗng trở lên có linh hồn kì lạ. “Trở vàng là cái mo cau” theo thời gian chiếc mo cau chuyển từ sắc xanh sang sắc vàng, “tách rời khỏi thân mẹ”. Hình ảnh chiếc mo cau chính là hình ảnh người mẹ chất chứa yêu thương. Còn “tay em” phải chăng là tuổi thơ êm đềm của tác giả. Tài liệu của nhung tây Mo cau rụng xuống không phải là vật vô ích mà dưới bàn tay khéo léo, tần tảo của bà nó trở thành “ chiếc quạt xinh”, chất chứa bao kỉ niệm, như ngọn gió trong lành quạt mát tuổi thơ của tác giả. Không chỉ có gió mà trong chiếc quạt ấy còn có hương trái cây ngọt lành là tình bà cháu êm dịu, nồng thắm. Tài liệu của nhung tây
Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật nhân hóa rất đắt, nó đã góp phần không nhỏ vào thành công của bài thơ. Với bài thơ “ Mo cau” tác giả Trần Ngọc Hưởng không những khắc họa được những kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ mà còn cho ta thấy tình yêu thương bà nồng cháy. Nâng cao hơn nữa trong lòng mỗi người đọc chúng ta chính là tình yêu thương đối với những vật bé nhỏ, giản dị như chiếc mo cau để toát lên sau hình ảnh ấy là tình yêu thương bà vô bờ bến.
Đề 2: Cảm nhận về bài thơ “Tháng ba” của Duy Hậu
“Tháng ba sấm gọi mưa rào
Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân
Cây xoan ốm dậy xanh mầm
Cóc đau trở dạ nằm vào góc ao”
Bài làm
Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc, một nguồn cảm hứng bất tận trong giới nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ nói riêng. Cũng giống như các đồng nghiệp của mình nhà thơ Duy Hậu luôn hướng ngòi bút của mình vào thiên nhiên tươi đẹp mà tiêu biểu là bài thơ “Tháng ba”:
“Tháng ba sấm gọi mưa rào
Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân
Cây xoan ốm dậy xanh mầm
Cóc đau trở dạ nằm vào góc ao”
Với thể thơ lục bát truyền thống, ngôn ngữ giản dị. Duy Hậu đã dệt lên bức tranh cảnh vật trong tiết trời “Tháng ba”. Thật sinh động “Sấm, mưa rào” vốn là những hiện tượng thiên nhiên bình thường song dưới con mắt tinh tế và câu văn giàu cảm xúc, cùng nghệ thuật nhân hóa khiến cho thiên nhiên trở lên trở lên có linh hồn “ Sấm gọi mưa”. Bức tranh thiên nhiên tháng ba dường như càng đẹp hơn, sinh động hơn bởi sự góp mặt của những bông hoa gạo rực rỡ . Mỗi bông hoa được tác giả ví như ngọn lửa vào trời xuân để xua đi cái lạnh lẽo mở ra cuộc sống đầy ấm áp sức sống mùa xuân. Tài liệu của nhung tây Sau mùa đông buốt giá dưới cái nắng dịu tháng 3 không chỉ có hoa gạo mới bùng lên ngọn lửa đó mà cây xoan cùng e ấp vươn những mầm xanh non đón ánh mặt trời sau trận “ốm” của mùa đông. Ngay cả những chú cóc cũng được ngòi bút của Duy Hậu miêu tả rất đặc trưng “cóc đau trở dạ nằm vào góc ao để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
Với bài thơ “tháng ba” của Duy Hậu không những thành công về nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật nhân hóa rất đắt cùng với những từ ngữ miêu tả hoạt động trạng thái như “gọi”, ”xòe lửa”, “ốm dậy” ,”đau”,”trở dạ”...như đã thổi linh hồn vào tất cả các sự vật trong bài, làm cho sự vật thêm sinh động, sự thành công của bài thơ có sự góp mặt của những từ ngữ tượng hình, tượng thanh đặc sắc trong con mắt tinh tế, ngòi bút nhạy cảm của Duy Hậu. Tài liệu của nhung tây
Chắc rằng phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết mới viết được những vần thơ tuyệt đẹp như vậy. Nó như đòn bẩy khơi gợi tình yêu thiên nhiên những cảnh đẹp bình dị trong mỗi thế hệ người đọc chúng ta.
Đề 3: Cảm nhận về những dòng thơ sau (Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi) của Hải Như.
“Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng con canh giấc ngủ”
Trong những bài thơ viết về Bác sau ngày Bác đi xa. Nhắc đến “Viếng lăng Bác “của Viễn Phương hay “Người đi tìm hình của nước “ của Chế Lan Viên, ta không thể không nhắc dến “ Chúng cháu canh giấc Bác ngủ - Bác Hồ ơi” của Hải Như. Bằng diễn tả niềm kính yêu lòng biết ơn sâu sắc mà tiêu biểu là bốn câu thơ:
“Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa
Trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”
Từ tận đáy lòng mình nhà thơ Hải Như đã bày tỏ những cảm xúc thật chân thành qua những câu thơ giản dị mộc mạc. Bác kính yêu đang nằm trong lăng chìm đắm trong giấc ngủ bình yên thế nên “Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa”. Đó là nhắc nhở nhẹ nhàng chân thành, là tiếng nói cất lên từ đáy lòng. Tác giả Hải Như muốn Bác có một giấc ngủ thật yên thật say, thế nên nhà thơ cũng không quên nhắc nhở cha ông “Hãy yên lặng cúi đầu”. Nghệ thuật nhân hóa vầng trăng đã gắn bó cả cuộc đơi của Bác, nó như người bạn tri ân tri kỉ của Bác. Khi thì “Trăng lầng cổ thụ bóng lồng hoa”, khi thì “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”. Nhà thơ Hải Như cũng như bao con người Việt Nam khác muốn Bác có một giấc ngủ trọn vẹn bởi không chỉ “Đêm nay Bác không ngủ” mà “Cả cuộc đời Bác có ngủ yên đâu”. Hàng đêm Bác vẫn trăn trở lo cho cách mạng, lo cho kháng chiến lo cho đồng bào đồng chí, tấm lòng của Bác mênh mông biết nhường nào ? Tác giả nguyện làm người canh giấc ngủ cho Bác, cũng như Viễn Phương”Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Đứng trước lăng canh cho Người được giấc ngủ bình yên. Tuy Người đã đi xa nhưng trong trái tim người Việt Nam Bác không bao giờ đi xa mà chỉ ngủ say mà thôi ! Bốn câu thơ rất thành công với nghệ thuât nhân hóa. Tài liệu của nhung tây Thật khéo léo biết bao khi nhà thơ đã thổi vào cho trăng một linh hồn để trăng trở thành một người bạn tâm tình đồng giao.Thể thơ 8 chữ giọng thơ ngọt ngào dàn trải nhỏ nhẹ sâu lắng thể hiện niềm kính yêu Bác vô hạn.
Những câu thơ của nhà thơ Hải Như thật ngắn gọn. Lời lẽ giản dị lại ẩn chứa ý nghĩ đầy sâu sa. Những vần thơ trên thật xứng đáng làm vần thơ trong vần thơ tỏa sáng chân dung Hồ Chủ Tịch!
Đề 4: Cảm nhận về bài thơ sau:
“Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí, tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”
Bài làm
Đã có biết bao nhà thơ, nhà văn viết về mẹ, những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Không có một nhà thơ, nhà văn nào có thể ghi hết tình cảm của mình dành cho mẹ. Nếu như có một ông tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: “Mẹ sẽ mãi ở trên cõi đời này luôn sát cánh bên con”. Giá như điều ước đó trở thành hiện thực thì có phải chờ đợi thật lâu con cũng luôn mong ước điều đó thành hiện thực. Nhưng đó mãi chỉ là một điều ước mà thôi vì đến một ngày nào đó mẹ sẽ dời xa chúng ta, không bao giờ trở lại, chúng ta sẽ vô cùng thương nhớ người mẹ hiền hậu của mình. Nhà thơ Nguyễn Duy đã bày tỏ nỗi nhớ của mình qua bài thơ “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” Tài liệu của nhung tây
Bài thơ được viết theo thể lục bát quen thuộc. Nhà thơ Nguyễn Duy đã tái hiện lại một không gian ngập tràn nỗi nhớ đối với người mẹ của mình. Hình ảnh người mẹ với những vùng kí ức hiện về cùng năm tháng để rồi chợt nhớ, chợt thương rồi chợt đau, mỗi khi thắp nén nhang thơm cho mẹ với tấm lòng thành kính biết ơn. Nguyễn Duy lại tưởng nhớ về người mẹ ngày xưa. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong cõi nhớ, cõi mộng bảng lảng khói trầm, cùng hoa huệ thơm ngát trắng ngần, mẹ đã đi xa vào cõi vĩnh hằng nhưng mãi trong lòng tác giả hình ảnh người mẹ hiện về trong tâm khản “Xăm xăm bóng mẹ” đi cùng với cõi nhớ, dòng kí ức vẫn chảy trôi nhẹ như một thước phim quay chậm, chuỗi hoài niệm buồn thương và đầy xúc động. Thương quá hình ảnh người mẹ suốt đời tần tảo sớm khuya. Người mẹ cuả Nguyễn Duy vẫn mộc mạc, giản dị đến thế? Mẹ không có “yếm đào”, cũng không có “nón quai thao”. Tài liệu của nhung tây Mẹ đơn giản chỉ là một con người đơn giản rất tần tảo chịu thương, chịu khó. Mẹ quanh năm, suốt tháng lam lũ với ruộng vườn, hi sinh cả cuộc đời mình để nuôi con khôn lớn.
Hình ảnh người mẹ hiện ra với “Tay bí, tay bầu” dây bầu bí vẫn kiên trì bám trụ trên giàn, oắn mình chống chọi với sức nặng có thể rời xa bất cứ lúc nào, hay đây chính là hình ảnh người mẹ che chở cho con , chăm sóc cho con, trong câu thơ lại xuất hiện hình ảnh “con cò” . Đọc câu thơ nghe như lời mẹ ru con âm thầm, ngậm ngùi, xót xa. Dù sống trọn cả kiếp đời này nhưng vẫn không thể thấu hiểu hết những lời mẹ ru như chân lí bền vững cùng năm tháng. Bài thơ không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công vè nghệ thuật. Nghệ thuật hoán dụ “áo nâu”, “yếm đào”, “ Váy nhuộm bùn” cùng hình ảnh ẩn dụ “ sung chát đào chua” cho thấy hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả sớm khuya lo lắng chăm sóc cho người con.
Qua bài thơ em thấy thương mẹ nhiều hơn. Em càng thấu hiểu hơn tình cảm của nhà thơ Nguyễn Duy dành cho mẹ. Phải chăng đây chính là nỗi băn khoăn day dứt của Nguyễn Duy... Qua bài thơ em luôn tự hứa với lòng mình nguyện làm những điều tốt đẹp để mẹ vui lòng, để mẹ sát cánh bên em để em vững tin bước vào đời.
Đề 5: Cảm nhận về đoạn thơ sau
“Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”
(Trăng của mọi người - Lê Hồng Thiện)
Bài làm
Ai mà chả yêu trăng, nhưng với mỗi người trăng lại khác. Nhà thơ Lê Hồng Thiện đã giúp chúng ta hiểu thêm về trăng qua cách cảm nhận của mỗi người:
“Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”
Đọc bài thơ ta như thấy cả gia đình đầm ấm xum họp dưới ánh trăng ngần và nhâm nhi chén trà sau bữa cơm vui vẻ. trăng của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh: “Trăng như lưỡi liềm, thuyền cong mui, hạt cau phơi, quả chuối, chiếc võng Trường sơn… Thông qua các hình ảnh này ta thấy rõ được cuộc sống, hoàn cảnh của người lao động. Mẹ vất vả tần tảo trên cánh đồng sớm khuya nên trăng của mẹ là niềm gặt bao ước mơ, hạnh phúc cho gia đình, còn với ông trăng như lá buồm cong cong đong đưa trên song rẽ. Trăng của bà là hạt cau phơi no nắng còn thoảng hương thơm và qua con mắt của bé ngây thơ nhìn trăng như quả chuối vàng tươi ngoài vườn. Bố bao năm vất vả với cây sung với trăng trong đêm hành quân lặng lẽ, vì vậy trăng của bố là cánh võng Trường Sơn. Tác giả dung những động từ: “bảo, rằng, nhìn, cười, nhứ…” giúp ta hình dung ra cuộc bàn luận sôi nổi về trăng, gợi cuộc sống, gợi bao khao khát và gợi đầy kỉ niệm mênh mang. Tài liệu của nhung tây
Cảm ơn nhà thơ Lê Hồng Thiện đã mang đến cho em một bài thơ thật hay và xúc động, qua bài thơ giúp em thêm yêu thiên nhiên, yêu trăng hơn khiến cuộc sống con người càng phong phú.
Đề 6: Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ sau:
“ Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”
(Sang thu – Anh Thơ)
Bài làm
Mùa thu luôn là đề tài, nguồn cảm hứng quen thuộc của thơ ca. Trong kho tang văn học dân tộc ta đã từng biết đến mùa thu trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến , thu ngơ ngác của Lưu Trọng Lư, dạt dào và đượm buồn trong thơ Xuân Diệu. Và ta bắt gặp một bài thơ đượm buồn qua bài thơ trên:
“ Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”
Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị và hấp dẫn.
Mùa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra không gian bao la bao trùm lên vạn vật. Có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu bắc bộ. Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn” đã gợi ra hình ảnh bờ tre như một sinh thể, có linh hồn biết cảm nhận những chuyển biến của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu nên đã mang một nỗi buồn xao xác.
Mùa thu thường gợi sự tán phai, héo úa, vì thế trong bức tranh thu này sự tàn phai ấy được một nữ thi sĩ được thể hiện qua hình ảnh ao bèo tàn lụi vừa gần gũi, vừa thân thuộc lại vô cùng đân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của mùa hè khi sang thu đã tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với nước trong veo in trên bong mây khiến cho người đọc liên tưởng tới sự hòa quện giữa mây và nước - Tài liệu của nhung tây một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước một cảnh trí đầy sắc vàng của nắng, của hoa mướp, và cả chuồn chuồn nữa, mỗi màu vàng đều có một đặc trưng riêng. Vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở lên tuyệt tác đến vậy?
Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè được tác giả đưa vào trong thơ khiến nó trở lên gần gũi, nhuần nhụy, đằm thắm tinh tế.
Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gì đó đã qua. Bài thơ thành công bởi các biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “ tre buồn, chuồn chuồn nhớ nắng, ngẩn ngơ” và các từ láy “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đã bộc lộ được thần thái của sự vật, vừa nhẹ nhàng man mác,vừa làm say đắm lòng người.
Từ vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu ta thấy tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn, man mác làm say lòng người. Qua khổ thơ ta càng thêm yêu quê hương đất nước mình.
Đề 7: Cảm nhận về vẻ đẹp bài thơ “ Đẹp xưa” của Huy Cận
“Ngập ngừng mép núi quanh co
Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang…
Vi vu gió hút nẻo vàng.
Một trời thu rộng, mấy hàng mây nao.
Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon…
Đi rồi khuất ngựa sau non.
Nhỏ thưa tràng đạc, tiếng còn tịch liêu…
Trơ vơ buồn lọt quán chiều
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người.”
Bài làm
Có những bài thơ chỉ thoảng qua trong trí óc người đọc như một cơn gió nhẹ, nhưng cũng có bài thơ neo lại vững chắc trong lòng người đọc, người đọc có khi rớt nước mắt và để trái tim mình đập rạo rực theo cái sôi nổi của bài thơ, hay man mác một nỗi buồn theo bài “Đẹp xưa” của nhà thơ Huy Cận:
“Ngập ngừng mép núi quanh co
Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang…
Vi vu gió hút nẻo vàng.
Một trời thu rộng, mấy hàng mây nao.
Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon…
Đi rồi khuất ngựa sau non.
Nhỏ thưa tràng đạc, tiếng còn tịch liêu…
Trơ vơ buồn lọt quán chiều
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người”
Bài thơ được rút ra từ tập “ Lửa thiêng” năm 1940 như gợi ra một không gian buồn của cái “Đẹp xưa”. Với thể thơ lục bát truyền thống, tuân thủ chặt chẽ cách gieo vần của thể thơ, lại man mác phong vị thơ Đường. Bài thơ như gợi ra một không gian buồn của cái “Đẹp xưa” có: “nui, đèo, mưa, bầu trời thu cao rộng, mây…” Mùa thu trong thơ cổ thường gợi lên một nỗi buồn, sự hoang vắng tiêu điều… Huy Cận gợi lên không gian buồn thưa thớt.
Các từ láy “vi vu, nghiêng nghiêng, trơ vơ”… cùng với từ tượng thanh “quanh co” giúp ta cảm nhận được cái u buồn của buổi chiều thu thiếu vắng sự sống của con người. Cái “Đẹp xưa” chỉ biết gử buồn theo bóng con người nơi xa thẳm phảng phất theo rãy núi. Tài liệu của nhung tây
Những câu thơ của nhà thơ Huy Cận thật hay mà cũng thật buồn mà ẩn chứa những ý thật sâu sắc một phong vị buồn man mác của phong trào thơ mới quẩn quanh khó thoát ly hiện tại. Cảm ơn nhà thơ đã cho em thấy được một phong vị của cái “Đẹp xưa”.
Đề 8: Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm sung xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông…”
(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
Bài làm
* Gợi ý:
- Thể thơ: Tự do
- Hình ảnh thơ quen thuộc: Bờ tre, tiếng chim, cá nhảy
- Từ láy: Ríu rít, chập chờn
- Nghệ thuật nhân hóa: Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Sinh ra và lớn lên trên quê hương ai mà chả yêu quý quê hương của mình, vì quê hương chính là nơi chon rau cắt rốn của ta. Khi xa quê ta luôn đau đáu nhớ về những kỉ niệm thân thuộc luôn gắn bó với mình, nhớ về quê hương của mình mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau. Với nhà thơ Đõ Trung Quân thì “ Quê hương là chùm khế ngọt”, nhà thơ Giang Nam là những lần cắp sách tới trường. Còn với nhà thơ Tế hanh là nỗi nhớ con sông quê hương.
Bằng thể thơ tự do Tế Hanh đã bộc lộ tình cảm của mình với con song quê hương đẹp và thơ mộng. Qua khổ một ta cảm nhận được bức tranh quang cảnh bên sông thật đẹp với các hình ảnh quen thuộc, gần gũi: “ Bờ tre, tiếng chim, ríu rít, cá nhảy, chập chờn…” và cách gieo vần đã tạo nên nhịp điệu riêng cho bài thơ. Đến với khổ thơ thứ hai biện pháp nghệ thuật nhân hóa đã cho thấy con sông giống như người mẹ hiền dang cánh tay ôm ấp, che chở cho đứa con thơ bé bỏng. Thật khó có thể tìm bài thơ nào viết về con sông mà có những hình ảnh tuyệt đẹp, hết sức độc đáo đó. Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ kết hợp nhuần nhuyễn, từ hình ảnh thật tác giả ôm nước và tắm giữa lòng sông nhà thơ đã nâng lên thành những hình ảnh đặc sắc, có tầm ý nghĩa khái quát cao hơn. Đó là con người tác giả và con song rất gắn bó với nhau, mật thiết như an hem, máu thịt của nhau. Con sông giống như nhân chứng, chứng kiến bao người bạn của tác giả lớn lên và trưởng thành, mỗi người đều có công việc riêng của mình. Tài liệu của nhung tây Người ở lại quê hương làm nghề truyền thống “ Chài lưới”, làm ruộng, riêng tác giả cầm sung đi bảo vệ tổ quốc… Nghệ thuật so sánh cho thấy tâm hồn của tác giả dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về quê hương, đặc biệt là “ con sông quê hương” với một tâm trạng day dứt không buông.
Quê hương chính là nguồn cảm hứng bất tận trong suốt đời thơ Tế Hanh. Với một hồn thơ trong sáng giản dị thiết tha Tế hanh cho ta cảm nhận một bài thơ hay về con sông quê hương quê hương của mình. Bài thơ giúp em thêm yêu quý và tự hào hơn với quê hương đất nước mình.
Ngoài Chuyên Đề Cảm Thụ Văn Học Bồi Dưỡng HSG Ngữ Văn 7 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm