250 Câu Trắc Nghiệm Đề Thi Địa Học Kì 1 Lớp 7 Theo Từng Bài Học
Có thể bạn quan tâm
250 Câu Trắc Nghiệm Đề Thi Địa Học Kì 1 Lớp 7 Theo Từng Bài Học là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Bộ câu trắc nghiệm đề thi địa học kì 1 lớp 7 theo từng bài học là tài liệu hữu ích giúp học sinh rèn luyện và kiểm tra kiến thức của mình. Bộ câu hỏi này được xây dựng dựa trên các nội dung chương trình học địa học lớp 7, bao gồm các bài học về các lục địa, quốc gia, địa danh, địa hình, và các khái niệm về địa lý.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7 HỌC KỲ I
BÀI 1
Câu 1: So với các châu lục khác trên thế giới, châu Âu có diện tích
A. Lớn nhất. B. Nhỏ nhất.
C. Lớn thứ tư. D. Lớn thứ năm.
Câu 2: Khu vực địa hình nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?
A. Cao nguyên. B. Núi già.
C. Núi trẻ. D. Đồng bằng.
Câu 3: Núi trẻ phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Âu. B. Nam Âu.
C. Tây Âu. D. Đông Âu.
Câu 4: Giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?
A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng. B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
C. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió. D. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực.
Câu 5: Châu Âu ngăn cách với Châu Á bởi ranh giới tự nhiên nào?
A. Dãy An-Pơ. B. Dãy Các-Pát.
C. Dãy U-ran. D. Dãy Pi-rê-nê.
Câu 6: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng
A. 10 triệu km2. B. 11 triệu km2.
C. 11,5 triệu km2. D. 12 triệu km2.
Câu 7: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam
A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình.
Câu 8: Dãy núi nào có độ cao và đồ sộ nhất ở Châu Âu?
A. Dãy An-pơ. B. Dãy Các-pát.
C. Dãy Ban-căng. D. Dãy A-pen-nin.
Câu 9: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường
A. Nhiều phù sa. B. Hay đóng băng.
C. Cửa sông rất giàu thủy sản. D. Gây ô nhiễm.
Câu 10: Các khu vực có khí hậu ôn đới hải dương là
A. Trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
B. Các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
C. Rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. Ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
Câu 11: Các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa là
A. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
C. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
Câu 12: Vùng Đông Âu sâu trong nội địa phổ biến là rừng
A. Lá rộng. B. Lá kim.
C. Lá cứng. D. Hỗn giao.
Câu 13: Mật độ sông ngòi của châu Âu có đặc điểm nào sau đây?
A. Dày đặc. B. Rất dày đặc.
C. Nghèo nàn. D. Thưa thớt.
Câu 14: Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành
A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
C. Nhiều bán đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
Câu 15: Dãy núi nào trong các dãy núi dưới đây không phải là dãy núi trẻ?
A. An-po. B. Các-pát.
C. U-ran. D. Ban-căng.
Câu 16: Ở châu Âu, băng tuyết vĩnh viễn xuất hiện ở những dãy núi có độ cao
A. 2000 m. B. Trên 2 00 m.
C. 3000 m. D. Trên 3000 m.
Câu 17: Lãnh thổ châu Âu kéo dài
A. Từ khoảng 36°B đến 71°B. B. Từ khoảng 36°N đến 71°N.
C. Từ khoảng 36'20B đến 34°51'B. D. Từ vòng cực Bắc đến xích đạo.
Câu 18: Địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Âu và Đông Âu. B. Tây Âu và Bắc Âu.
C. Trung Âu và Đông Âu. D. Nam Âu và Trung Âu.
Câu 19: Ý nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu?
A. Nằm ở phía tây của lục địa Á - Âu.
B. Nằm ở cả bán cầu Tây và bán cầu Đông.
C. Cả bốn phía: bắc, nam, đông, tây đều giáp với biển và đại dương.
D. Nằm chủ yếu trong đới ôn hoà của bán cầu Bắc.
Câu 20: Khí hậu châu Âu phân hóa thành bao nhiêu đới?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Phía nam châu Âu có đới thiên nhiên
A. Đài nguyên. B. Rừng lá rộng.
C. Rừng lá kim. D. Rừng lá cứng Địa Trung Hải.
Câu 22: Tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng?
A. Do càng đi sâu vào trong nội địa càng xa biển.
B. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm, lượng mưa càng giảm đi và nhiệt độ càng tăng cao.
C. Cả hai đáp án trên đều sai.
D. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 23: Sông dài nhất châu Âu là
A. Von-ga. B. Đa-nuýp. C. Rai-nơ. D. En-bơ (Elbe).
BÀI 2
Câu 1: Năm 2019, có bao nhiêu triệu người di cư quốc tế đến châu Âu?
A. 82 triệu người. B. 83 triệu người. C. 84 triệu người. D. 85 triệu người.
Câu 2: Quy mô dân số châu Âu năm 2020 là
A. 747 triệu người. B. 748 triệu người.
C. 749 triệu người. D. 750 triệu người.
Câu 3: Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là
A. Na Uy, Thuy Điển, Phần Lan. B. Anh, Pháp, Đức.
C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan. D. Phần Lan, Thuy Sỹ, I-ta-li-a.
Câu 4: Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-it. B. Nê-grô-it.
C. Ơ-rô-pê-ô-it. D. Ôx-tra-lô-it.
Câu 5: Các đô thị nào có trên 10 triệu dân trở lên?
A. Pa-ri và Mat-xco-va. B. Pa-ri và Luân Đôn.
C. Mat-xco-va và Xanh Pê-Tec-bua. D. Mat-xco-va và Luân Đôn.
Câu 6: Nguyên nhân nào làm cho quá trình đô thị hóa nông thôn ở châu Âu được đẩy nhanh?
A. Chính sách mở rộng và thúc đẩy sản xuất nông thôn.
B. Sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước vào quá trình đô thị nông thôn.
C. Phát triển sản xuất nông thôn và mở rộng ngoại ô đô thị.
D. Trình độ dân nông thôn ngày càng cao cùng sự hỗ trợ từ nhà nước.
Câu 7: Đô thị hóa ở châu Âu không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ lệ dân thành thị cao.
B. Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị.
C. Đô thị hóa nông thôn phát triển.
D. Dân thành thị ngày càng tăng.
Câu 8: Giải thích tại sao dân cư châu Âu tập trung đông ở phía Trung, Tây và Nam Âu?
A. Ít tài nguyên khoáng sản nhưng giao thông thuận lợi.
B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.
C. Là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai mãu mỡ.
D. Khí hậu thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng.
Câu 9: Châu Âu có cơ cấu dân số già là do
A. Số người nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều.
B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. Tuổi thọ của dân cư ngày càng tăng.
D. Cả hai ý B và C.
Câu 10: Ý nào không phải là đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu?
A. Cơ cấu dân số già. B. Cơ cấu dân số trẻ.
C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam. D. Trình độ học vấn cao.
Câu 11: Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau
A. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ. B. Châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
C. Châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. D. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.
Câu 12: Châu Âu có cơ cấu dân số như thế nào?
A. Trẻ. B. Già.
C. Trung bình. D. Đáp án khác.
Câu 13: Dân cư châu Âu có
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp.
B. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao.
C. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao.
D. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi cao và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp.
Câu 14: Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở châu Âu là khoảng
A. 60%. B. 65%. C. 70%. D. 75%.
Câu 15: Mật độ dân số chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ở châu Âu là bao nhiêu?
A. Trên 125 người/km2. B. Từ 25 - 125 người/km2.
C. 10 - 25 người/km2. D. Dưới 10 người/km2.
Câu 16: Số dân châu Âu hiện nay đang đứng thứ mấy trên thế giới?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu như thế nào?
A. Thấp. B. Rất thấp.
C. Cao. D. Rất cao.
Câu 18: Gia tăng tự nhiên ở châu Âu rất thấp, nhiều nước còn âm nhưng dân số vẫn tăng do đâu?
A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. B. Thành phần dân nhập cư.
C. Tỉ lệ tử vong ở người già lớn. D. Chính sách dân số.
Câu 19: Dựa vào hình 1, hãy kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu
A. Pa-ri, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Ma-đrít, Bác-xê-lô-na, Xanh Pê-téc-bua.
B. Ba Lan, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Ma-đrít, Bác-xê-lô-na, Xanh Pê-téc-bua.
C. Pa-ri, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Ru-ma-ni, Bác-xê-lô-na, Xanh Pê-téc-bua.
D. Pa-ri, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Bun-ga-ri, Bác-xê-lô-na, Xanh Pê-téc-bua.
Câu 20: Hậu quả của cơ cấu dân số già là
A. Dư thừa lao động. B. Thiếu hụt lao động.
C. Phát triển kinh tế tăng. D. Đời sống được nâng cao.
BÀI 3
Câu 1: Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là do đâu?
A. Các hoạt động sản xuất công nghiệp. B. Tiêu thụ năng lượng.
C. Vận tải đường bộ. D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 2: Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lược gì nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng?
A. Chiến lược bảo vệ rừng. B. Chiến lược cải tạo rừng.
C. Chiến lược mở rộng rừng. D. Chiến lược rừng.
Câu 3: Châu Âu đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước?
A. Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
B. Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nước ngọt.
C. Đối với vùng biển thành lập các khu bảo tồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đối với các vùng biển, châu Âu đã thực hiện biện pháp gì để cải thiện môi trường nước biển?
A. Thành lập khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa,...
B. Xây dựng các nhà máy tái chế rác thải nhựa.
C. Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước ngọt.
D. Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông.
Câu 5: Tổng diện tích che phủ rừng ở châu Âu là bao nhiêu?
A. Khoảng 49,7%. B. Khoảng 29,7%.
C. Khoảng 39,7%. D. Khoảng 37,9%.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ?
A. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức. B. Hoạt động du lịch biển.
C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. D. Sự cố tràn dầu trên biển.
Câu 7: Châu Âu đã làm gì để hạn chế phát khí thải nhà kính, cải thiện chất lượng không khí?
A. Đầu tư vào công nghệ xanh và phát triển tái tạo.
B. Đầu tư và xây dựng các nhà máy tái chế rác thải.
C. Tập trung tìm kiếm và phát triển các loại năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch.
D. Ban hành các bộ luật qui chuẩn liên quan đến việc xả thải rác.
Câu 8: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là gì?
A. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
B. Đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
C. Tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải.
D. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
Câu 9: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng gì?
A. Thủy triều đen. B. Thủy triều đỏ.
C. Triều cường. D. Triều kém.
Câu 10: Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường nào?
A. Nước. B. Không khí. C. Rừng. D. Đất.
Câu 11: Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người?
A. Đem đến các trận mưa a-xit. B. Gây ra các bệnh về đường hô hấp.
C. Gây ung thư da. D. Mực nước biển dâng cao.
Câu 12: Năm 2019, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng năng lượng được sử dụng ở châu Âu?
A. 25%. B. 29%. C. 34%. D. 40%
Câu 13: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là gì?
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
B. Đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
C. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
D. Sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất công nghiệp.
Câu 14: Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là gì?
A. Kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại. B. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
C. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch. D. Cả hai ý B và C.
Câu 15: Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên?
A. Khí CO2. B. Khí Nitơ.
C. Khí Hi-đrô. D. Khí Ô-xi.
Câu 16: Mục tiêu chung của các nước châu Âu là giảm bao nhiêu phần trăm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030?
A. 60%. B. 24% C. 55%. D. 35%.
Câu 17: Trong những năm gần đây, châu Âu bị ảnh hưởng bởi những thời tiết cực đoan nào?
A. Nắng nóng bất thường. B. Cháy rừng.
C. Mưa lũ. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 18: Châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thải thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám vào năm nào?
A. Cuối năm 2018. B. Cuối năm 2019.
C. Cuối năm 2020. D. Cuối năm 2021.
Câu 19: Chất khí nào dưới đây là nguyên nhân chủ yểu gây thủng tầng ô-dôn?
A. Khí Ô-xi. B. Khí CO2.
C. Khí Nitơ. D. Khí CFCs.
Câu 20: Tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người là gì?
A. Làm mực nước biển dâng cao. B. Trái Đất nóng lên.
C. Làm thủng tầng ô-dôn. D. Gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Câu 21: Câu đúng là:
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO, vào khí quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
B. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.
C. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là giao thông vận tải đường bộ.
D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu.
BÀI 4
Câu 1: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là
A. Khối thị trường chung châu Âu. B. Cộng đồng châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Liên minh châu Âu.
Câu 2: Liên minh Châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?
A. 1951. B. 1957. C. 1958. D. 1967.
Câu 3: Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là
A. APEC. B. NAFTA. C. EU. D. ASEAN.
Câu 4: EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5: Khu vực nào là đối tác kinh tế lớn của Liên minh châu Âu?
A. Bắc Mỹ. B. Châu Á - Thái Bình Dương.
C. Châu Đại Dương. D. Trung và Nam Mỹ.
Câu 6: Liên minh châu Âu là khu vực kinh tế lớn của thế giới không ngừng mở rộng và phát triển nhờ
A. Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hoá cao.
B. Tay nghề thành thạo.
C. Nền khoa học tiên tiến.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?
A. 25 quốc gia. B. 26 quốc gia.
C. 27 quốc gia. D. 28 quốc gia.
Câu 8: Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?
A. 20 nước. B. 24 nước.
C. 27 nước. D. 30 nước.
Câu 9: Năm 2020, đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) được bao nhiêu nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng?
A. 18. B. 19. C. 20. D. 21.
Câu 10: Trụ sở Liên minh châu Âu ở
A. Brúc-xen (Bỉ). B. Pa-ri (Pháp).
C. Am-xtéc-đam (Hà Lan). D. Bác-lin (Đức).
Câu 11: Liên Minh Châu Âu khi thành lập mục đích đầu tiên là liên minh
A. Kinh tế B. Quân sự.
C. Văn hóa. D. Thể thao.
Câu 12: Câu nào không đúng trong các câu sau?
A. EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).
B. EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.
C. EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.
D. Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.
Câu 13: Sự biểu hiện toàn diện của Liên Minh Châu Âu ở chỗ
A. Có biên giới chung. B. Có cùng quốc tịch.
C. Đồng tiền chung. D. Tất cả các ý trên.
Câu 14: Liên minh châu Âu là khu vực kinh tế lớn của thế giới không ngừng mở rộng và phát triển nhờ:
A. Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hoá cao.
B. Tay nghề thành thạo.
C. Nền khoa học tiên tiến.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là
A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.
C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.
Câu 16: Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là
A. tương đương với Hoa Kỳ. B. tương đương với Nhật Bản.
C. lớn hơn cả Hoa Kì và Nhật Bản. D. lớn hơn Nhật Bản và nhỏ hơn Hoa Kì.
Câu 17: Đặc điểm không nằm trong tự do di chuyển là
A. Tự do đi lại B. Tự do cư trú
C. Tự do lựa chọn nơi làm việc D. Tự do du lịch.
Câu 18: Năm 2020, nước nào rời khỏi Liên minh châu Âu?
A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. I-ta-li-a.
Câu 19: GDP của EU đứng thứ mấy trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.
Câu 20: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là
A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các công nghiệp đa quốc gia.
B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn đến lạm phát.
Câu 21: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là
A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.
C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.
Câu 22: Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, chiếm bao nhiêu % trong hoạt động ngoại thương thế giới?
A. 30%. B. 40%. C. 60%. D. 50%.
Câu 23: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?
A. 1957. B. 1958. C. 1967. D. 1993.
Câu 24: Tự do lưu thông hàng hóa là:
A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.
C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.
D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 25: Những nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là :
A. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Áo. B. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Anh.
C. Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Na Uy. D. Pháp, Áo, Anh, Hà Lan, Phần Lan.
BÀI 5
Câu 1: Các khoáng sản quan trọng nhất ở châu Á bao gồm những loại nào?
A. dầu mỏ, than đá. B. sắt, crôm.
C. một số kim loại màu như đồng, thiếc,... D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Châu Á có tất cả bao nhiêu đới khí hậu?
A. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 3: Địa hình phía Bắc châu Á có đặc điểm gì?
A. vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
B. núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
C. đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
D. dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.
Câu 4: Châu Á có diện tích khoảng bao nhiêu?
A. Khoảng 44,4 triệu km2. B. Khoảng 14,4 triệu km2.
C. Khoảng 34,4 triệu km2. D. Khoảng 54,4 triệu km2.
Câu 5: Vùng sâu trong lục địa có khí hậu như thế nào?
A. mát mẻ. B. khô hạn.
C. ôn hòa. D. thất thường, không đoán trước được.
Câu 6: Đâu là đặc điểm của đới lạnh châu Á?
A. Diện tích rộng lớn, có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
B. Khí hậu lạnh, thực vật nghèo nàn chủ yếu là thực vật rêu và địa y.
C. Khí hậu nhiệt đới, xích đạo, rừng mưa nhiệt đới.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Khoáng sản ở châu Á phân bố như thế nào?
A. thưa thớt ở đồng bằng. B. tập trung ở Tây Á.
C. tập trung ở đồng bằng. D. rộng khắp trên lãnh thổ.
Câu 8: Tài nguyên khoáng sản phong phú mang đến những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế châu Á?
A. Cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản.
B. Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,...
C. Tốn kém khai thác, ảnh hưởng xấu môi trường.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Mạng lưới sông ngòi kém phát triển ở khu vực nào của châu Á?
A. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á. B. Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
C. Khu vực Bắc Á. D. Khu vực Bắc Á và Đông Nam Á.
Câu 10: Mạng lưới sông ở Bắc Á có đặc điểm gì?
A. Mạng lưới sông phân bố không đều.
B. Mạng lưới sông thưa thớt.
C. Mạng lưới sông dày, bị đóng băng về mùa đông và lũ vào mùa xuân.
D. Mạng lưới sông kém phát triển.
Câu 11: Lãnh thổ châu Á trải dài từ
A. vòng cực Bắc đến vòng cực Nam. B. chỉ tuyến Bắc đến vòng cực Nam.
C. vùng cực Bắc đến khoảng 10oN. D. vòng cực Bắc đến chí tuyên Nam.
Câu 12: Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là
A. núi và sơn nguyên cao. B. vùng đồi núi thấp.
C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. đồng bằng nhỏ hẹp.
Câu 13: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?
A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa.
D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương.
Câu 14: Châu Á có các đới khí hậu
A. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
B. cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
C. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
D. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo.
Câu 15: Kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á có đặc điểm
A. mùa đông lạnh và khô; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
B. mùa đông lạnh và ẩm; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
C. mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng, khô, mưa ít.
D. mùa đông lạnh và ẩm, mùa hạ nóng, khô, mưa ít.
Câu 16: Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm
A. 1/2 diện tích châu Á. B. 1/4 diện tích châu Á.
C. 3/4 diện tích châu Á. D. toàn bộ diện tích châu Á.
Câu 17: Hồ nào sau đây không thuộc châu Á?
A. Hồ Vich-to-ri-a. B. Hồ Ban-khát.
C. Hồ A-ran. D. Hồ Bai-can.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?
A. Là một bộ phận của lục địa Á - u.
B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng xích đạo.
C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.
Câu 19: Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?
A. Sơn nguyên Đê-can. B. Sơn nguyên Trung Xi-bia.
C. Sơn nguyên Tây Tạng. D. Sơn nguyên Iran.
Câu 20: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương.
C. Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương.
Câu 21: Khu vực Tây Nam Á tập trung chủ yếu loại khoáng sản nào sau đây?
A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Than, sắt.
C. Vàng, crôm. D. Đồng, kẽm.
Câu 22: Từ bờ Tây sang bờ Đông lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km?
A. 6 200km. B. 7 200km. C. 8 200km. D. 9 200km.
Câu 23: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là
A. đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam.
B. đông bắc - tây nam và đông - tây hoặc gần đông - tây.
C. tây bắc - đông nam và vòng cung.
D. bắc - nam và vòng cung.
Câu 24: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á
A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.
Câu 25: Thực vật điển hình của đới nóng ở châu Á là
A. rừng lá rộng. B. rừng lá kim. C. hoang mạc. D. rừng nhiệt đới.
Câu 26: Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á có đặc điểm
A. mùa đông khô và nóng, mùa hạ mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm.
B. mùa hạ khô và nóng, mùa đông mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm.
C. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm.
D. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm.
Câu 27: Đới thiên nhiên nào chiếm diện tích lớn nhất ở châu Á?
A. Đới lạnh. B. Đới ôn hoà.
C. Đới nóng. D. Các đới có diện tích bằng nhau.
Câu 28: Nhận định nào sau đây không đúng Châu Á
A. Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và trữ lượng lớn.
B. Khoáng sản có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia ở châu Á.
C. Một số khoáng sản ở châu Á có trữ lượng bậc nhất thế giới.
D. Hoạt động khai thác khoáng sản ở châu Á hiện đại và gắn với bảo vệ môi trường.
Câu 29: Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là
A. Bắc Á, Nam Á, Tây Ả. B. Đông Á, Đông Nam Ả, Nam Ả, Trung Á.
C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á. D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.
Câu 30: Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là:
A. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.
B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.
C. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.
D. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.
BÀI 6
Câu 1: Chủng tộc chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là gì?
A. Ơ-rô-pê-ô-it. B. Môn-gô-lô-it.
C. Ô-xtra-lô-it. D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.
Câu 2: Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Khoáng sản. D. Nguồn nước.
Câu 3: Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á giảm đáng kể là do đâu?
A. chuyển cư. B. phân bố lại dân cư.
C. thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. D. thu hút nhập cư.
Câu 4: Dân cư - xã hội châu Á mang đặc điểm nào sau đây?
A. Dân số đứng thứ 2 thế giới. B. Thành phần chủng tộc không đa dạng.
C. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi. D. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
Câu 5: Đâu là đặc điểm dân cư, xã hội châu Á?
A. Một châu lục đông dân nhất thế giới. B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.
C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn. D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Đâu là khu vực thưa dân ở châu Á?
A. Đông Nam Á. B. Đông Á.
C. Tây Á D. Nam Á.
Câu 7: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là gì?
A. Phật giáo và Ki-tô giáo. B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 8: Quốc gia nào đông dân nhất châu Á?
A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Ấn Độ.
Câu 9: Số dân châu Á tăng nhanh trong khoảng thời gian nào?
A. cuối thế kỉ XIX. B. nửa cuối thế kỉ XX.
C. thế kỉ XVII. D. thế kỉ XVI.
Câu 10: Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh ở châu Á thường xuất hiện ở đâu?
A. lưu vực các sông lớn. B. các vùng núi cao nguyên đồ sộ.
C. các vùng đồi trung du. D. các dãy núi cao hiểm trở.
Câu 11: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít chủ yếu phân bố ở
A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á. B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á. D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.
Câu 12: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Tây Á là
A. Phật giáo và Ki-tô giáo. B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 13: Các nhân tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng chủ yếu đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
A. Địa hình, khí hậu. B. Địa hình, khoáng sản.
C. Khí hậu, khoáng sản. D. Nguồn nước, khoáng sản.
Câu 14: Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Nguồn nước. D. Khoáng sản.
Câu 15: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất châu Á?
A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Ấn Độ.
Câu 16: Châu lục nào có quy mô dân số đông nhất thế giới?
A. Nam Liên Bang Nga và trung tâm Ấn Độ.
B. Động Nam Thổ Nhĩ Kì và I-ran.
C. Bắc Liên Bang Nga và Tây Trung Quốc.
D. Phần lớn bán đảo Trung Ấn và Mông Cổ.
Câu 17: Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số châu Á đã đạt được thành tựu
A. kinh tế phát triển mạnh. B. an ninh xã hội được đảm bảo.
C. đời sống nhân dân được nâng cao. D. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
Câu 18: Các khu vực dân cư thưa thớt nhất ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu
A. nóng ẩm, mưa nhiều. B. khô nóng, ít mưa.
C. ấm áp, ôn hòa. D. quá nóng hoặc quá lạnh.
Câu 19: Đâu là khu vực thường xuyên xảy ra các hiện tượng mâu thuẫn xung đột sắc tộc và tôn giáo?
A. Tây Nam Á. B. Đông Nam A. C. Nam Á. D. Đông Á.
Câu 20: Đâu là quốc gia sớm thực hiển cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Thái Lan.
Câu 21: Quốc gia nào có nhiều người Do Thái nhất
A. Mỹ. B. Israel. C. Pháp. D. Tất cả đều sai.
Câu 22: Năm 2020, châu  có bao nhiêu đô thị có từ 10 triệu dân trở lên
A. 20 đô thị. B. 34 đô thị. C. 21 đô thị. D. 37 đô thị.
Câu 23: Mật độ dân cư châu Á
A. cao, 150 người/km2. B. thấp, dưới 150 người/km2.
C. cao, trên 150 người/km2. D. thấp, 150 người/km2.
BÀI 7
Câu 1: Cảnh quan chủ yếu ở khu vực Bắc Á là gì?
A. hoang mạc. B. bán hoang mạc. C. rừng lá kim. D. thảo nguyên.
Câu 2: Khu vực nào ở châu Á chỉ có 2 con sông lớn là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a?
A. Bắc Á. B. Trung Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Á.
Câu 3: Sông A-mu Đa-ri-a thuộc khu vực nào ở châu Á?
A. Nam Á. B. Trung Á. C. Bắc Á. D. Đông Nam Á.
Câu 4: Ở châu á khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là?
A. Tây Nam Á và Trung Á. B. Bắc Á.
C. Đông Nam Á. D. Nam Á và Đông Á.
Câu 5: Diện tích khu vực Đông Nam Á khoảng bao nhiêu km2?
A. 3 triệu km2. B. 4 triệu km2.
C. 4,5 triệu km2. D. 5,4 triệu km2.
Câu 6: Cô-oét thuộc khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á.
C. Bắc Á. D. Trung Á.
Câu 7: Khí hậu khu vực Bắc Á như thế nào?
A. mát mẻ quanh năm. B. ẩm ướt.
C. ôn hòa. D. lạnh giá, khắc nghiệt.
Câu 8: Mạng lưới sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm gì?
A. thiếu nước quanh năm. B. nghèo nàn, kém phát triển.
C. thưa thớt. D. khá dày đặc.
Câu 9: Đông Ti-mo thuộc khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á. B. Nam Á.
C. Đông Á. D. Tây Á.
Câu 10: Rừng mưa nhiệt đới chủ yếu tập trung ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á. B. Nam Á.
C. Trung Á. D. Bắc Á.
Câu 11: Khu vực Tây Nam Á có dòng sông nổi tiếng nào sau đây?
A. Ti-grơ. B. Xưa Đa-ri-a.
C. A-mu Đa-ri-a. D. Ô-bi.
Câu 12: Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á là
A. 49. B. 50. C. 51. D. 52.
Câu 13: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là
A. khoáng sản, đất nông nghiệp, rừng. B. rừng, khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.
C. khoáng sản, rừng, nguồn nước. D. khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.
Câu 14: Ở Nam Á, vào mùa đông có gió
A. hướng đông nam, thời tiết lạnh và ẩm. B. hướng đông bắc, thời tiết lạnh và khô.
C. hướng đông bắc, thời tiết lạnh và ẩm. D. hướng đông nam, thời thiết lạnh và khô.
Câu 15: Hướng gió chính ở phần đất liền Đông Nam Á là
A. mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió đông nam.
B. mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió đông nam.
C. mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió tây nam.
D. mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió tây nam.
Câu 16: Phần lớn các nước châu Á là các nước
A. phát triển. B. đang phát triển.
C. có thu nhập bình quân đầu người cao. D. công nghiệp hiện đại.
Câu 17: Các nước ở Tây Á có khí hậu
A. cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
B. ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên.
C. nhiệt đới gió mùa, cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng.
D. rất khô hạn và nóng, cảnh quan phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 18: Mùa hạ ở Nam Á có gió từ biển thổi vào, đó là
A. gió mùa đông nam. B. gió nam và đông nam.
C. gió mùa đông bắc. D. gió mùa tây nam.
Câu 19: Trên phần đất liền của Đông Nam Á, các dạng địa hình chủ yếu là
A. núi cao, cao nguyên và đồng bằng. B. đồng bằng.
C. cao nguyên và đồng bằng. D. núi trung bình, núi thấp, cao nguyên và đồng bằng.
Câu 20: Trên phần đất liền của Đông Nam Á, hướng địa hình chủ yếu là hướng
A. bắc - nam.
B. bắc - nam và đông - tây.
C. bắc - nam và tây bắc - đông nam.
D. bắc - nam và đông bắc - tây nam.
Câu 21: Các biển tiếp giáp với Tây Nam Á là
A. Giáp với Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, A -ráp.
B. Giáp với Biển Đông, Phi-líp-pin, Xu-lu, Mô-luc, Ban-đa.
C. Giáp với Biển Đen, Phi-líp-pin, Biển Đỏ, A -ráp.
D. Giáp với Biển Đông, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, A -ráp.
Câu 22: Đông Nam Á tiếp giáp với khu vực
A. châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Á.
B. Đông Á, Nam Á, châu Đại Dương.
C. châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương.
D. Nam Á, Trung Á, châu Âu.
Câu 23: Lượng mưa trung bình ở Trung Á
A. thấp, chỉ 300 - 400mm/năm.
B. rất cao, khoảng 300 - 400mm/năm.
C. rất thấp, chỉ 300 - 400mm/năm.
D. cao, khoảng 300 - 400mm/năm.
BÀI 9
Câu 1: Động vật đặc trưng ở xa van nhiệt đới châu Phi là:
A. ngựa vẫn, báo gấm, trăn. B. khỉ, hươu cao cổ, báo gấm.
C. sự tử, ngựa vằn, hươu cao cổ. D. trăn, linh cầu, hươu cao cổ.
Câu 2: Địa hình toàn bộ châu Phi có độ cao trung bình là
A. 700 m. B. 750m. C. 800m. D. 850m.
Câu 3: Vấn đề nào là vấn để môi trường nối cộm trong sử dụng thiên nhiên châu Phi hiện nay?
A. Suy giảm tài nguyên rừng, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã.
B. Nguồn nước sinh hoạt bị suy giảm.
C. Suy giảm tài nguyên sinh vật biển, đặc biệt là sinh vật biển ven bờ.
D. Hoang mạc hóa.
Câi 4: Một số khoáng sản chính ở châu Phi
A. đồng, bạc, phốt-pho-rít, kim cương.
B. đồng, vàng, kim cương, dầu mỏ.
C. đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ, phốt-pho-rít.
D. đồng, bạc, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ.
Câu 5: Phần đông của châu Phi có địa hình
A. tập trung nhiều hệ thống núi trẻ cao đồ sô.
B. thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là các cao nguyên, đồng bằng cao.
C. thấp và bằng phẳng, chủ yếu là các đồng bằng thấp.
D. được nâng lên mạnh, tạo thành nhiều thung lũng sâu.
Câu 6: Các biển và đại dương bao quanh châu Phi là
A. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đen.
B. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đông.
C. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.
D. Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, Biển Đen.
Câu 7: Các đảo, biển đảo và vịnh biển lớn nhất châu Phi là
A. đảo Ma-đa-ga-xca, bán đảo Xô-ma-li, vịnh Ghi-nê.
B. bán đảo Ma-đa-ga-xca, bán đảo Xô-ma-li, vịnh Ghi-nê.
C. đảo Ma-đa-ga-xca, bán đảo Xô-ma-li, vịnh A-Đên.
D. bán đảo Ma-đa-ga-xca, đảo Xbô-ma-li, vịnh Ghi-nê.
Câu 8: Phần đất liền châu Phi kéo dài
A. khoảng 37oB đến 50oN. B. khoảng 38oB đến 46oN.
C. khoảng 37oB đến 35oN. D. khoảng 39oB đến 35oN.
Câu 9: Châu Phi có diện tích
A. 30,3 triệu km2. B. khoảng 30,3 triệu km2.
C. gần 30,3 triệu km2. D. hơn 30,3 triệu km2.
Câu 10: Châu Phi có mấy đới khí hậu
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi:
A. Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa thấp.
B. Khí hậu lạnh bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm dưới 10 độ C, lượng mưa thấp.
C. Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa cao.
D. Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 30 độ C, lượng mưa thấp.
Câu 12: Đặc điểm sông, hồ ở Châu Phi:
A. Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.
B.Các sông có nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn.
C. Có nhiều hồ lớn.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Đặc điểm môi trường xích đạo châu Phi
A. Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật thưa thớt quanh năm.
B. Khí hậu khô và lạnh, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
C. Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
D. Khí hậu khô, ẩm và lạnh, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
Câu 14: Đặc điểm hai môi trường cận nhiệt châu Phi
A. Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô; Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
B. Mùa đông ấm; mùa hạ nóng, khô; Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
C. Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ khô; Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
D. Mùa đông ấm, ẩm và mưa ít; mùa hạ nóng; Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
Câu 15: Một số vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi:
A. Suy giảm tài nguyên rừng.
B. Nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã.
C. Nhiều loài động, thực vật đặc hữu.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Phía Bắc và phía Nam của châu Phi.
B. Phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi.
C. Bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê.
D. Sơn nguyên Đông Phi, Bồn địa Ninh Thượng và Bồn địa Sát.
Câu 17: Sông nào dài nhất châu Phi?
A. Nin. B. Ni-giê.
C. Dăm-be-di. D. Công-gô.
Câu 18: Phía Nam ở khu vực Bắc Phi là hoang mạc nào?
A. Na-míp. B. Xa-ha-ra.
C. Ca-la-ha-ri. D. Go-bi.
Câu 19: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do nguyên nhân nào?
A. Có nhiều dạng địa hình đa dạng (núi, đồng bằng,…).
B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến.
C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới (Xa-ha-ra, Na-míp,…).
D. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió.
Câu 20: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất nào?
A. Pa-na-ma. B. Man-sơ.
C. Xuy-ê. D. Xô-ma-li.
Câu 21: Châu Phi không có cây lâu năm chủ yếu nào?
A. Chè. B. Ca cao.
C. Cà phê. D. Cao su.
Câu 22: Châu Phi có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới
A. Thứ hai. B. Thứ ba.
C. Thứ nhất. D. Thứ tư.
Câu 23: Các cao nguyên, sơn nguyên ở châu Phi thường tập trung ở đâu
A. Phía bắc. B. Phía nam.
C. Phía đông. D. Phía tây.
Câu 24: Diện tích hoang mạc Xa-ha-ra chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích lục địa châu Phi
A. 1/2. B. 1/4. C. 1/3. D. 1/5.
BÀI 10
Câu 1: Xung đột quân sự tại châu Phi còn gọi là
A. xung đột văn hoá.
B. xung đột vũ trang.
C. xung đột tôn giáo.
D. xung đột xã hội.
Câu 2: Giai đoạn 2015 - 2020, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi so với thế giới:
A. thấp hơn.
B. cao hơn.
C. bằng nhau.
D. cao hơn 2 lần.
Câu 3: Số dân châu Phi tăng rất nhanh từ những năm
A. đầu thế kĩ XX.
B. cuối thế kỉ XIX.
C. giữa thế kỉ XX.
D. đầu thế kỉ XXI.
Câu 4: Nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đới ở châu Phi là:
A. vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra.
B. Nam Phi.
C. Đông Phi.
D. Bắc Phi.
Câu 5: Đâu không phải là di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi?
A. Tượng Nhân sư.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Chữ tượng hình.
D. Kim tự tháp Khê-ốp.
Câu 6: Châu Phi là một trong những cái nôi của
A. lúa nước.
B. văn minh.
C. dịch bệnh.
D. loài người.
Câu 7: Nền văn minh cổ đại nào ở châu Phi là một trong những cái nôi của loài người?
A. Văn minh sông Nin.
B. Văn minh Lưỡng Hà.
C. Văn minh sông Hồng.
D. Văn minh sông Ấn - Hằng.
Câu 8: Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là gì?
A. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.
B. Bùng nổ dân số và hạn hán.
C. Đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa.
D. Xung đột sắc tộc.
Câu 9: Tại sao các đô thị và dân cư phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển?
A. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Có dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
C. Có đất đai màu mỡ.
D. Khí hậu ấm áp, nhiều sông ngòi.
Câu 10: Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là gì?
A. Nền kinh tế hàng hóa.
B. Nền kinh tế thị trường.
C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
D. Nền kinh tế phụ thuộc.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi?
A. Gia tăng nhanh.
B. Nhiều bệnh dịch.
C. Thu nhập cao.
D. Xung đột thường xuyên.
Câu 12: Dân cư Châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-it.
B. Nê-grô-it.
C. Ơ-rô-pê-ô-it.
D. ÔXtraloit.
Câu 13: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do đâu?
A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.
C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.
D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa,…) xảy ra.
Câu 14: Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở đâu?
A. Trên các cao nguyên.
B. Tại các bồn địa.
C. Một số nơi ven biển.
D. Vùng đồng bằng.
Câu 15: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở đâu?
A. Vùng rừng rậm xích đạo. B. Hoang mạc Xa-ha-ra.
C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam. D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
Câu 16: Thành phố trên 5 triệu dân ở châu Phi là
A. Cai-rô và La-gôt. B. Cai-rô và Ha-ra-rê.
C. La-gôt và Ma-pu-tô. D. Cai-rô và Ac-cra.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi không phải là
A. Bùng nổ dân số. B. Xung đột tộc người.
C. Sự can thiệp của nước ngoài. D. Hạn hán, lũ lụt.
Câu 18: Năm 2020, dân số châu Phi là
A. khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.
B. khoảng 1 340 tỉ người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.
C. khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 18% số dân thế giới.
D. khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 19% số dân thế giới.
Câu 19: Ai là người xây dựng lên nền văn minh sông Nin?
A. Người Nam Phi B. Người Ai Cập.
C. Người Công-gô. D. Người Ăng-gô-la.
Câu 20: Tỉ suất tử vong châu Phi giảm nhanh do đâu?
A. đời sống nhân dân cải thiện, những tiến bộ về y tế.
B. những tiến bộ y tế, giáo dục.
C. đời sống nhân dân được cải thiện.
D. những tiến bộ về y tế, chính sách của nhà nước.
BÀI 11
Câu 1: Các cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cận nhiệt của châu Phi là
A. vải, nhãn, na. B. bưởi, dưa hấu, cam.
C. nho, cam, chanh, ô liu. D. hồng, đào, mận.
Câu 2: Các loài sinh vật nào thích nghi được môi trường hoang mạc?
A. Lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
B. Lạc đà, linh trưởng, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
C. Lạc đà, hươu, nai, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
D. Lạc đà, voi, sư tử, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
Câu 3: Châu Phi không có hoang mạc, sa mạc nào sau đây?
A. Hoang mạc Xa-ha-ra. B. Hoang mạc Na-míp.
C. Hoang mạc Ca-la-ha-ri. D. Sa mạc Gô-bi.
Câu 4: Khó khăn của môi trường xích đạo ở châu Phi là
A. cây trồng phát triển quanh năm. B. đất dễ bị rửa trôi.
C. rừng mưa nhiệt đới phát triển. D. nhiệt độ và độ ẩm cao.
Câu 5: Vấn đề môi trường cần được quan tâm ở môi trường cận nhiệt là gì?
A. chống khô hạn và hoang mạc hóa. B. chống săn bắn các động vật quý hiếm.
C. chống vứt rác ra đường. D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Bao bọc châu Phi là các đại dương và biển nào?
A. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.
B. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.
C. Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.
D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đen, Biển Đỏ.
Câu 7: Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi là đặc điểm của môi trường nào?
A. Xích đạo ẩm. B. Nhiệt đới.
C. Hoang mạc. D. Địa Trung Hải.
Câu 8: Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích rộng
A. Lớn nhất thế giới. B. Lớn thứ hai thế giới.
C. Lớn thứ 3 thế giới. D. Lớn thứ 4 thế giới.
Câu 9: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất nào?
A. Pa-na-ma. B. Xuy-e.
C. Man-sơ. D. Xô-ma-li.
Câu 10: Nhóm các cây công nghiệp có giá trị của môi trường nhiệt đới ở châu Phi là:
A. thuốc lá, cao su, đay, tiêu, quế. B. mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê.
C. bông, sơn, thuốc lá, đay, tiêu. D. tiêu, điều, kê, cao su, bông.
Câu 11: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do đâu?
A. Có nhiều dạng địa hình đa dạng (núi, đồng bằng,…).
B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến.
C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới (Xa-ha-ra, Na-míp,…).
D. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió.
Câu 12: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng ở châu Phi là do
A. biến đổi khí hậu và khai thác thiên nhiên không hợp lí.
B. lũ lụt và xói mòn nghiêm trọng.
C. các hoạt động chăn nuôi du mục.
D. thời tiết khô và lạnh.
Câu 13: Rừng lá kim chủ yếu tập trung ở phía Bắc châu Phi là do đâu?
A. Có khí hậu lạnh.
B. Có nhiều sông ngòi với mạng lưới dày đặc.
C. Vùng quy hoạch trồng rừng lá kim.
D. Thích nghi tốt với khí hậu khô hạn của các hoang mạc.
Câu 14: Con vật nào được xem như phương tiện di chuyển của cư dân nơi đây?
A. Vượn. B. Hổ. C. Sư tử. D. Lạc đà.
Câu 15: Châu Phi là thị trường xuất khẩu cà phê A-ra-bi-ca lớn thứ mấy thế giới
A. thứ hai. B. thứ tư. C. thứ nhất. D. thứ năm.
Câu 16: Khu vực khô hạn vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra hình thức canh tác chủ yếu là
A. làm nương rẫy. B. trồng cây công nghiệp.
C. trồng cây ăn quả. D. trồng lac, bông, kê.
Câu 17: Hoạt động nào đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân ở môi trường hoang mạc châu Phi
A. xuất khẩu dầu mỏ. B. hoạt động du lịch.
C. các mỏ khoáng sản. D. các túi nước ngầm.
Câu 18: Hoang mạc hóa ở châu Phi nguyên nhân do
A. biến đổi khí hậu.
B. kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, sử dụng hóa chất quá mức, nạn chặt phá rừng
C. Sự gia tăng dân số
D. tất cả đều đúng.
Câu 19: Gia súc chính ở môi trường cận nhiệt châu Phi là
A. lạc đà. B. đà điểu. C. cừu. D. linh trưởng.
Câu 20: Môi trường xích đạo có cây trồng phát triển quanh năm là do
A. nhiệt độ và độ ẩm cao. B. nhiệt độ và độ ẩm thấp.
C. nhiệt độ và độ ẩm trung bình. D. nhiệt độ cao và độ ẩm thấp.
Ngoài 250 Câu Trắc Nghiệm Đề Thi Địa Học Kì 1 Lớp 7 Theo Từng Bài Học thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm
Giáo Án Dạy Thêm Hè Toán 7 Lên 8 |