Docly

100 Câu Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 7 Cuối Học Kì 2 Chân Trời Sáng Tạo

Có thể bạn quan tâm

100 Câu Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 7 Cuối Học Kì 2 Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 7

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO HỌC KỲ II

BÀI 14

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (938-1009)

Câu 1. Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?

A. Năm 938.

B. Năm 939.

C. Năm 968.

D. Năm 981.

Câu 2. Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Lê Hoàn.

C. Ngô Quyền.

D. Lý Công Uẩn.

Câu 3. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Lê Hoàn.

C. Ngô Quyền.

D. Lý Công Uẩn.

Câu 4. Vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là

A. Đại Việt.

B. Đại Nam.

C. Đại Cồ Việt.

D. Việt Nam.

Câu 5. Đơn vị hành chính cấp cơ sở trong bộ máy chính quyền dưới thời Đinh - Tiền Lê là

A. phủ.

B. huyện.

C. xã.

D. châu.

Câu 6. Tầng lớp giữ địa vị thống trị trong xã hội thời Ngô - Đinh- Tiền Lê là

A. địa chủ và nông dân tự canh.

B. nông dân lĩnh canh và thợ thủ công.

C. quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.

D. vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.

Câu 7. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?

A. Hoa Lư.

B. Cổ Loa.

C. Phong Châu.

D. Phú Xuân.

Câu 8. Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở

A. Hoa Lư.

B. Cổ Loa.

C. Phong Châu.

D. Phú Xuân.

Câu 9. Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.

C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.

D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Câu 10. Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra nhà Tiền Lê trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước đang trong tình trạng phân liệt, “loạn 12 sứ quân”.

B. Đất nước thanh bình, thịnh trị; kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

C. Nhà Tống hoàn thành cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Đại Cồ Việt.

D. Nhà Đinh suy yếu, vua mới còn nhỏ tuổi, quân Tống lăm le xâm lược.

Câu 11. “Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?

A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

B. Bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành.

C. Những ưu đãi cho quân lính.

D. Gửi quân ở nhà nông.


BÀI 15

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

THỜI LÝ (1009-1226)

Câu 1. Nhà Lý được thành lập năm nào?

A. Năm 1009.

B. Năm 1010.

C. Năm 1075.

D. Năm 1077.

Câu 2. Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là

A. Lý Thái Tổ.

B. Lý Thái Tông.

C. Lý Thánh Tông.

D. Lý Nhân Tông.

Câu 3. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu thành

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Nam.

C. Việt Nam.

D. Đại Việt.

Câu 4. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

A. Quốc triều hình luật.

B. Hoàng triều luật lệ.

C. Hình luật.

D. Hình thư.

Câu 5. Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?

A. Lý Nhân Tông.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Trần Thủ Độ.

D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 6. Vua quan nhà Lý và nhân dân đều tôn sùng tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Nho giáo.

C. Phật giáo.

D. Đạo giáo.

Câu 8. Hằng năm, các vua nhà Lý thực hiện lễ cày ruộng tịch điền để

A. thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.

B. khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

C. củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

D. thể hiện uy quyền và tài năng trị quốc của bản thân.

Câu 9. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư về

A. Đại La.

B. Phong Châu.

C. Phú Xuân.

D. Thiên Trường.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải chính sách của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

A. Cho nông dân nhận ruộng công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.

B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

C. Cho phép buôn bán và tùy ý giết mổ trâu, bò.

D. Tổ chức làm thủy lợi và đắp đê điều; khuyến khích khẩn hoang.

Câu 11. Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là

A. chùa Diên Hựu.

B. thành Tây Đô.

C. chùa Thiên Mụ.

D. thành Phú Xuân.

Câu 12. Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?

A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.

B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.

C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.

D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.

Câu 13. Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La

A. có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú.

B. có địa thế sông núi hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ.

C. từng là kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê.

D. là vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy rậm rạp.

Câu 14. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã

A. cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

B. đổi tên nước thành Đại Việt.

C. cho ban hành bộ luật Hình thư.

D. cho mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài.

Câu 15. Hình tượng rồng thời Lý có điểm gì độc đáo so với hình tượng rồng của các vương triều phong kiến khác ở Việt Nam?

A. Thân hình mập mạp, sung sức, táo bạo.

B. Mình trơn, toàn thân uốn khúc mềm mại, uyển chuyển.

C. Mình ít uốn khúc, thân tròn, nét mặt dữ dằn.

D. Vẩy rõ hơn, dáng dấp khỏe khoắn, tự do thoải mái.


BÀI 16

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400)

Câu 1. Nhà Lý kết thúc 216 năm tồn tại bằng sự kiện nào?

A. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo.

B. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Lý.

C. Vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.

D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Câu 2. Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?

A. Hoàng Việt luật lệ.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hoàng triều luật lệ.

D. Luật Hồng Đức.

Câu 3. Dưới thời Trần, tầng lớp nào được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, làm chủ các điền trang, thái ấp rộng lớn?

A. Nông dân.

B. Thương nhân.

C. Thợ thủ công.

D. Quý tộc, quan lại.

Câu 4. Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là

A. quý tộc, quan lại.

B. nông dân.

C. thợ thủ công, thương nhân.

D. nô tì.

Câu 6. Vị thầy thuốc được mệnh danh là Ông tổ thuốc Nam và là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống Việt Nam là

A. Hải Thượng Lãn Ông.

B. Tuệ Tĩnh.

C. Tôn Thất Tùng.

D. Hồ Đắc Di.

Câu 7. Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?

A. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ.

B. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.

C. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

D. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà Trần?

A. Cho phép tự ý giết mổ trâu, bò.

B. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

C. Đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt.

D. Đặt các chức quan nông nghiệp.

Câu 11. Dưới thời Trần, kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta, với

A. 36 phường sản xuất.

B. 63 phường sản xuất.

C. 61 phường sản xuất.

D. 16 phường sản xuất.

Câu 12. Tác phẩm quân sự nổi tiếng dưới thời Trần là

A. Hổ trướng khu cơ.

B. Binh pháp Tôn Tử.

C. Binh thư yếu lược.

D. Quân trung từ mệnh tập.

Câu 13. “…tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả…”.Nhân vật được nhắc đến trong tư liệu là ai?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Nhân Tông.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Thái Tông.

Câu 14. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt là

A. Đại Việt sử kí.

B. Đại Nam thực lục.

C. Đại Việt sử kí toàn thư.

D. Đại Việt sử lược.

Câu 15. Loại hình nghệ thuật diễn xướng phổ biến dưới thời Trần là

A. Đờn ca tài tử.

B. Múa rối nước.

C. Ca trù.

D. Kinh kịch.


BÀI 17

BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC

MÔNG - NGUYÊN

Câu 1: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?

A. Trả lại thư ngay.

B. Bắt giam vào ngục.

C. Tỏ thái độ giảng hoà.

D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.

Câu 2: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?

A. Chương Dương.

B. Quy Hoá. 

C. Bình Lệ Nguyên.

D. Các vùng trên.

Câu 3: Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân lui về vùng nào?

A. Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam).

B. Quy Hoá (Yên Bái - Lào Cai).

C. Đồng Bộ Đầu (bên sông Hồng, phố Hàng Than - Hà Nội).

D. Tất cả các vùng trên.

Câu 4: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt

A. Thoát Hoan.

B. Ô Mã Nhi.

C. Hốt Tất Liệt.

D. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 5: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?

A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.

B. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. 

C. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.

D. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.

Câu 6: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?

A. Lui quân để bảo toàn lực lượng

B. Dâng biểu xin hàng

C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công

D. Dốc toàn lực phản công

Câu 7: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào?

A. 1258.

B. 1285.

C. 1259.

D. 1295.

Câu 8: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Quốc Toản

C. Trần Quang Khải

D. Trần Khánh Dư

Câu 9: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cô vào Thăng Long?

A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

B. “Vườn không nhà trống”.

C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

D. Câu b và c đúng.

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.

B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.





BÀI 18

NHÀ HỒ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH (1400 - 1407)

Câu 1. Nhà Hồ được thành lập vào năm nào?

A. 1397.

B. 1400.

C. 1407.

D. 1408.

Câu 2. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là

A. Đại Việt.

B. Đại Ngu.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Nam.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?

A. Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị.

B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

C. Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp.

D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi.

Câu 4. Nhà Hồ đã dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về

A. Hoa Lư (Ninh Bình).

B. Phú Xuân (Huế).

C. Lam Kinh (Thanh Hóa).

D. Tây Đô (Thanh Hóa).

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?

A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.

B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.

C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).

D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?

A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.

B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…

C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.

D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực kinh tế - xã hội của Hồ Quý Ly?

A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.

B. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.

C. Ban hành chính sách hạn nô và hạn điền.

D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

Câu 8. Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.

C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.

D. Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 9. Năm 1406 – 1406, nhà Hồ đã tổ chức kháng chiến chống lại quân xâm lược nào?

A. Tống.

B. Nam Hán.

C. Minh.

D. Đường.

Câu 10. Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?

A. Năm 1400.

B. Năm 1406.

C. Năm 1407.

D. Năm 1408.

Câu 11. Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?

A. 10 vạn quân và hàng nghìn dân phu.

B. 30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.

C. 40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.

D. 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu.

Câu 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã

A. thắng lợi, buộc nhà Minh phải thần phục Đại Ngu.

B. thắng lợi, bảo vệ được độc lập chủ quyền đất nước.

C. thất bại, nhà Hồ buộc phải lệ thuộc vào nhà Minh.

D. thất bại, nhà Hồ sụp đổ, giặc Minh đặt ách cai trị ở nước ta.

Câu 13. Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?

A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây)

B. Đông Đô (Thăng Long)

C. Sông Nhị (Sông Hồng)

D. Tất cả các vùng trên

Câu 14. Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt vào thời gian nào?

A. Tháng 4 năm 1407.

B. Tháng 6 năm 1408.

C. Tháng 6 năm 1407.

D. Tháng 6 năm 1407.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhận thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?

A. Không xây dựng thành lũy kiên cố, không có tướng tài.

B. Không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn.

C. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

D. Quá chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và quân đội chính quy.

Câu 16. Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?

A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.

B. Do những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ. Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn.

C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.

D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.


BÀI 19

KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)

Câu 1. Ai là người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Nguyễn Xí.

D. Đinh Lễ.

Câu 2. Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ

A. Thanh Hóa tới Nghệ An.

B. Nam Định đến Thanh Hóa.

C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

D. Nghệ An đến đèo Hải Vân.

Câu 3. Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở

A. Chi Lăng - Xương Giang.

B. Ngọc Hồi – Đống Đa.

C. Tốt Động - Chúc Động.

D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 4. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở

A. Chi Lăng - Xương Giang.

B. Ngọc Hồi – Đống Đa.

C. Tốt Động - Chúc Động.

D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống lại quân xâm lược nào?

A. Nguyên - Mông.

B. Tống.

C. Thanh.

D. Minh.

Câu 6. Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lưu Nhân Chú.

D. Nguyễn Xí.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?

A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.

B. Nghi binh, lừa địch, đợi quân Minh sơ hở rồi tiến hành tấn công.

C. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.

D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 8. Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?

A. Gặp nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu ở vùng núi rừng Nghệ An.

B. Giành được nhiều chiến thắng lớn như: Tốt Động - Chúc Động,...

C. Gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người.

D. Tiến công mạnh mẽ, triệt hạ được nhiều doanh trại của quân Minh.

Câu 9. Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương

A. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.

B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.

C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.

D. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.

Câu 10. Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?

A. Cố thủ, chờ viện binh.

B. Phản công quân Minh.

C. Xây dựng lực lượng.

D. Tạm hòa với quân Minh.

Câu 11. Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?

A. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.

B. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.

C. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh.

D. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.

Câu 14. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?

A. Chủ động vây hãm thành trì và tiêu diệt viện binh của quân Minh.

B. Tấn công trực diện vào các căn cứ, doanh trại của quân Minh.

C. Bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.

D. Vờ hòa hoãn, lợi dụng quân Minh sơ hở để phản công.

Câu 15. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

A. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

B. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập.

C. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Tiền Lê.

D. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt.


BÀI 20

ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)

Câu 1. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu

A. Đại Cồ Việt.

B. Vạn Xuân.

C. Đại Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 2. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

A. 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô.

B. 24 lộ, phủ, châu.

C. 12 lộ, phủ, châu.

D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

Câu 4. Hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ là

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 5. Người phụ trách việc biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư là

A. Lương Thế Vinh.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lê Văn Hưu.

D. Ngô Sĩ Liên.

Câu 6. Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam ở thời kì Lê sơ là

A. Lê Thánh Tông.

B. Ngô Sĩ Liên.

C. Lương Thế Vinh.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của vương triều Lê sơ trong việc phục hồi và phát triển nông nghiệp?

A. Chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã.

B. Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.

C. Cho người dân phép tùy ý giết, mổ trâu, bò.

D. Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.

Câu 9. Thời Lê sơ, kinh đô Thăng Long có bao nhiêu phố phường?

A. 36 phố phường.

B. 63 phố phường.

C. 16 phố phường.

D. 61 phố phường.

Câu 10. Thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần do nhà nước

A. hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.

B. ban hành chính sách hạn nô.

C. quy định rõ số lượng nô tì của quan lại.

D. quy định rõ số lượng nô tì của quý tộc.

Câu 11. Ai là tác giả của bộ Dư địa chí?

A. Lê Thánh Tông.

B. Ngô Sĩ Liên.

C. Lương Thế Vinh.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 12. Phan Phu Tiên là tác giả của bộ sách nào dưới đây?

A. Bản thảo cương mục.

B. Bản thảo thực vật toát yếu.

C. Bảo anh lương phương.

D. Nam dược thần hiệu.

Câu 13. “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.

B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.

C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.

D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

Câu 14. Tác phẩm tiêu biểu của Lương Thế Vinh là

A. Lam Sơn thực lục.

B. Quỳnh uyển cửu ca.

C. Lập thành toán pháp.

D. Đại thành toán pháp.


BÀI 21

VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Câu 1. Năm 1069, vua Chăm-pa đã nhường cho nhà Lý ba châu là

A. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.

B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.

C. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.

D. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.

Câu 2. Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?

A. Địa Lý, Ma Linh.

B. Chiêm Động, Cổ Lũy.

C. châu Ô, châu Rí.

D. Bố Chính, châu Ô.

Câu 7. Năm 1307, Ô Châu và Ô Rí được đổi tên thành

A. Địa Lý và Ma Linh.

B. châu Thuận và châu Hóa.

C. Bố Chính và Ma Linh.

D. Cổ Lũy và Chiêm Động.

Câu 3. Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?

A. Thuận Hóa.

B. Quảng Nam.

C. Quảng Ngãi

D. Nghệ An.

Câu 5. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, khu vực từ sông Đồng Nai trở vào (thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay)

A. đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.

B. phát triển mạnh mẽ, dân cư đông đúc.

C. trở thành trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.

D. gần như không có dấu chân người.

Câu 6. Vào thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam suy yếu và bị nước nào xâm chiếm?

A. Chân Lạp.

B. Chăm-pa.

C. Lan Xang.

D. Xiêm.

Câu 10. Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?

A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.

B. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.

C. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.

D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.

Câu 11. Khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam, người Việt đã có thái độ như thế nào với tín ngưỡng của người Chăm?

A. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.

B. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.

C. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.

D. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

A. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.

B. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.

C. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.

D. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.


Ngoài 100 Câu Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 7 Cuối Học Kì 2 Chân Trời Sáng Tạo thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm