Đề Thi Sinh Học Lớp 12 Học Kì 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Sinh Học Lớp 12 Học Kì 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Trong quá trình học tập, việc ôn luyện và làm đề thi là một phần quan trọng để học sinh nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Trong lĩnh vực môn Sinh học lớp 12, “Đề Thi Sinh Học Lớp 12 Học Kỳ 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án” đã trở thành một tài liệu hữu ích không thể bỏ qua.
“Đề Thi Sinh Học Lớp 12 Học Kỳ 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án” là bộ đề thi được chuẩn bị dựa trên nội dung chương trình học và yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam. Bộ đề này không chỉ cung cấp câu hỏi và bài tập đa dạng, mà còn đi kèm với đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá và cải thiện kỹ năng làm bài.
Bộ đề này được biên soạn bởi những chuyên gia và giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực Sinh học, đảm bảo tính phù hợp và độ chính xác của các câu hỏi và bài tập. Việc làm quen với “Đề Thi Sinh Học Lớp 12 Học Kỳ 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án” giúp học sinh làm quen với cấu trúc và độ khó của kỳ thi thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả ôn tập và tự tin đối mặt với kỳ thi.
Bên cạnh đáp án chi tiết, bộ đề còn cung cấp lời giải cho từng câu hỏi, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong môn Sinh học. Điều này giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng phân tích và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Với “Đề Thi Sinh Học Lớp 12 Học Kỳ 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án”, học sinh sẽ có cơ hội ôn tập và kiểm tra kiến thức của mình, nhận biết điểm mạnh và yếu, từ đó tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng.
>> Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 03 trang) |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
Câu 1: Quan hệ nào sau đây dẫn đến hai loài đều bị hại?
A. Cạnh tranh. B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Kí sinh.
Câu 2: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố đồng đều và các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể này thường có kiểu phân bố
A. theo nhóm. B. ngẫu nhiên.
C. đồng đều. D. theo chiều ngang.
Câu 3: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
A. nhóm tuổi. B. tỉ lệ giới tính.
C. mật độ cá thể. D. kích thước quần thể.
Câu 4: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
C. Nghiên cứu diễn thế giúp ta chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 5: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 6: Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng cả hai loài đều có hại là đặc điểm của quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. cạnh tranh.
Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở kỉ
A. Đệ tam. B. Krêta (Phấn trắng).
C. Đệ tứ. D. Cacbon (Than đá).
Câu 8: Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới được gọi là
A. hệ sinh thái. B. quần xã. C. quần thể. D. sinh quyển.
Câu 9: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể?
A. Phân bố theo nhóm. B. Phân bố đồng đều.
C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo chiều ngang.
Câu 10: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây?
A. Loài ưu thế. B. Loài đặc trưng.
C. Thành phần loài. D. Tỉ lệ giới tính.
Câu 11: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh giới?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 12: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 13: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. giới hạn sinh thái. B. nơi ở.
C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh.
Câu 14: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên
A. các tế bào nhân thực. B. các tế bào sơ khai.
C. các giọt côaxecva. D. các đại phân tử hữu cơ.
Câu 15: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. hệ sinh thái. B. quần thể. C. cá thể. D. quần xã.
Câu 16: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 17: Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hỗ trợ cùng loài.
C. cạnh tranh cùng loài. D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 18: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng. B. Cây lúa. C. Nhiệt độ. D. Nước.
Câu 19: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
(1) Số lượng chuột bị giảm mạnh sau những trận lũ lụt ở miền Trung nước ta.
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
(4) Cứ 10-12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 20: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình giao phối tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.
Câu 21: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ quan tương tự là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng có chung nguồn gốc.
B. Hóa thạch cung cấp bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
C. Các loài có trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin nào đó khác nhau càng nhiều thì quan hệ họ hàng càng gần nhau.
D. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng giống nhau nhưng nguồn gốc khác nhau.
Câu 22: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ đối kháng?
A. Cạnh tranh. B. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Ức chế cảm nhiễm. D. Cộng sinh.
Câu 23: Loài cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Đối với loài cá này, nhiệt độ 420C được gọi là
A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ. B. khoảng chống chịu.
C. khoảng thuận lợi. D. giới hạn trên về nhiệt độ.
Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. trực tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.
B. tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.
D. tạo ra các kiểu gen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 25: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa.
B. Tập hợp cá ở sông Đà.
C. Tập hợp thú ở rừng Trường Sơn.
D. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã.
Câu 26: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 27: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(2) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(3) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
(4) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 28: Trong quần xã sinh vật, ví dụ nào sau đây thuộc quan hệ kí sinh?
A. Hổ ăn thịt thỏ.
B. Cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ.
C. Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng.
D. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.
Câu 29: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật trong cùng một thời điểm như sau. Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất?
|
Quần thể I |
Quần thể II |
Quần thể III |
Quần thể IV |
Diện tích khu phân bố |
100 |
200 |
150 |
250 |
Kích thước quần thể |
600 |
1000 |
600 |
750 |
A. Quần thể I. B. Quần thể IV.
C. Quần thể II. D. Quần thể III.
Câu 30: Theo thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi.
(3) Quá trình hình thành quần thể thích nghi chắc chắn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Lai xa kèm theo đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật.
(5) Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
1 |
A |
6 |
A |
11 |
B |
16 |
A |
21 |
B |
26 |
B |
2 |
C |
7 |
C |
12 |
D |
17 |
B |
22 |
D |
27 |
A |
3 |
C |
8 |
C |
13 |
C |
18 |
B |
23 |
D |
28 |
B |
4 |
A |
9 |
D |
14 |
D |
19 |
D |
24 |
C |
29 |
B |
5 |
C |
10 |
D |
15 |
C |
20 |
B |
25 |
A |
30 |
D |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 03 trang) |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
Câu 1: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh giới?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 2: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học đã hình thành nên
A. các loài sinh vật như hiện nay. B. các đại phân tử hữu cơ.
C. các chất hữu cơ đơn giản. D. các tế bào sơ khai.
Câu 3: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 4: Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng) phân bố trong không gian của quần thể được gọi là
A. tỉ lệ giới tính. B. nhóm tuổi.
C. kích thước quần thể. D. mật độ cá thể.
Câu 5: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây?
A. Loài đặc trưng. B. Loài ưu thế.
C. Thành phần loài. D. Mật độ cá thể.
Câu 6: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. sinh cảnh. B. nơi ở.
C. giới hạn sinh thái. D. ổ sinh thái.
Câu 7: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể?
A. Phân bố theo chiều thẳng đứng. B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều.
Câu 8: Quan hệ nào sau đây dẫn đến hai loài đều bị hại?
A. Sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Cạnh tranh.
C. Kí sinh. D. Ức chế - cảm nhiễm.
Câu 9: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. hệ sinh thái. B. quần thể. C. cá thể. D. quần xã.
Câu 10: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen.
Câu 11: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nghiên cứu diễn thế giúp ta chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
B. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
D. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
Câu 12: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố đồng đều và các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể này thường có kiểu phân bố
A. theo nhóm. B. đồng đều.
C. ngẫu nhiên. D. theo chiều ngang.
Câu 13: Hợp tác giữa hai hay nhiều loài trong đó tất cả các loài tham gia đều có lợi và không cần thiết phải có đối với mỗi loài là đặc điểm của quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. cạnh tranh.
Câu 14: Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới được gọi là
A. hệ sinh thái. B. quần xã. C. quần thể. D. sinh quyển.
Câu 15: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ
A. Krêta (Phấn trắng). B. Cacbon (Than đá).
C. Đệ tam. D. Đệ tứ.
Câu 16: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Sâu ăn lá lúa. B. Chim sâu. C. Cây lúa. D. Nhiệt độ.
Câu 17: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng chuột bị giảm mạnh sau những trận lũ lụt ở miền Trung nước ta.
(2) Ở Việt Nam, ếch, nhái xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
(3) Số lượng cây Tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh khi bị cháy rừng vào năm 2002.
(4) Cứ 10-12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 18: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ hỗ trợ?
A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Cộng sinh.
Câu 19: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
D. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 20: Các con chó rừng trong đàn hỗ trợ nhau nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ cùng loài.
C. ức chế - cảm nhiễm. D. cộng sinh.
Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.
C. Quá trình giao phối tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 22: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các loài có trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin nào đó khác nhau càng nhiều thì quan hệ họ hàng càng gần nhau.
B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên.
C. Hóa thạch cung cấp bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
D. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng giống nhau nhưng nguồn gốc khác nhau.
Câu 23: Loài cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Đối với loài cá này, khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. khoảng chống chịu. B. giới hạn dưới về nhiệt độ.
C. giới hạn sinh thái về nhiệt độ. D. khoảng thuận lợi.
Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. tác động trực tiếp lên kiểu gen của quần thể.
B. dẫn đến hình thành quần thể thích nghi.
C. tạo ra các alen mới cho quần thể.
D. làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 25: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(2) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(3) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
(4) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 26: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 27: Trong quần xã sinh vật, ví dụ nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh?
A. Cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ.
B. Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng.
C. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.
D. Hổ ăn thịt thỏ.
Câu 28: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp sâu ở rừng Nam Cát Tiên.
B. Tập hợp thú ở rừng Cúc Phương.
C. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã.
D. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.
Câu 29: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật trong cùng một thời điểm như sau. Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất?
|
Quần thể I |
Quần thể II |
Quần thể III |
Quần thể IV |
Diện tích khu phân bố |
100 |
220 |
150 |
200 |
Kích thước quần thể |
600 |
660 |
600 |
1000 |
A. Quần thể IV. B. Quần thể III.
C. Quần thể I. D. Quần thể II.
Câu 30: Theo thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau sai?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi.
(3) Quá trình hình thành quần thể thích nghi chắc chắn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Lai xa kèm theo đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật.
(5) Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
ĐÁP ÁN
1 |
A |
6 |
D |
11 |
C |
16 |
D |
21 |
D |
26 |
C |
2 |
D |
7 |
A |
12 |
C |
17 |
B |
22 |
B |
27 |
B |
3 |
A |
8 |
B |
13 |
C |
18 |
C |
23 |
C |
28 |
D |
4 |
C |
9 |
C |
14 |
C |
19 |
C |
24 |
B |
29 |
D |
5 |
D |
10 |
D |
15 |
A |
20 |
B |
25 |
D |
30 |
D |
Ngoài Đề Thi Sinh Học Lớp 12 Học Kì 2 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
>> Xem thêm