Docly

Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)

Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022]
Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Năm 2022-2023 (Đề 1)
Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2021-2022

Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q

ĐỀ CHÍNH THỨC

UẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 603




A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1. Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập đã đề ra chủ trương

A. đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam.

B. nâng cao dân trí, dân quyền, giành độc lập.

C. đánh đuổi Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

D. đánh đổ triều Nguyễn, khôi phục nước Việt Nam.

Câu 2. Tháng 6 năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào?

A. Hội Duy tân. B. Hội Phục Việt.

C. Việt Nam Quang phục hội. D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 3. Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội chịu ảnh hưởng của

A. Duy tân Mậu Tuất 1898. B. Cách mạng Tân Hợi 1911.

C. Duy tân Minh Trị 1868. D. cải cách ở Xiêm 1868.

Câu 4. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm vào 1867 là

A. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. B. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.

C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. D. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.

Câu 5. Nội dung nào không nằm trong cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì?

A. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.

B. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

C. Mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ.

D. Cải cách trang phục và lối sống.

Câu 6. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì?

A. Phong trào đòi quyền lợi kinh tế phát triển mạnh.

B. Giai cấp tư sản ra đời, nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo.

C. Phong trào đấu tranh rầm rộ, lôi cuốn nhiều lực lượng tham gia.

D. Giai cấp vô sản ra đời, tham gia lãnh đạo cách mạng.

Câu 7. Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Nguyễn Trung Trực. B. Hoàng Diệu.

C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 8. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Hiệp ước Hácmăng; 2. Hiệp ước Giáp Tuất; 3. Hiệp ước Nhâm Tuất. 4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt

A. 4-1-2-3 B. 1-2-3-4 C. 3-2-1-4 D. 3-2-4-1

Câu 9. Chỉ huy quân dân ta kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng năm 1858 là

A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Quyền. D. Hoàng Diệu.

Câu 10. Đầu thế kỉ XX, chủ trương cứu nước mới của các sĩ phu yêu nước Việt Nam theo hai xu hướng là

A. theo phương Tây - theo Nhật. B. bạo động - cải cách.

C. đánh Pháp - hòa Pháp. D. dựa vào Trung Quốc - dựa vào Pháp.

Câu 11. Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có ý nghĩa gì?

A. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh.

B. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

C. Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự Liên Xô.

D. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) chấm dứt?

A. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.

B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.

C. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

D. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 13. Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh sĩ triều đình với thực dân Pháp năm 1873?

A. Cửa Bắc. B. Cầu Giấy. C. Cửa Nam. D. Ô Thanh Hà.

Câu 14. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX là

A. cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

B. chống Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc.

C. dùng bạo lực để giành độc lập.

D. dựa vào phong kiến để chống Pháp.

Câu 15. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo quân sĩ kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.


B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Trình bày những hoạt động xâm lược của các nước phát xít (1931 – 1937) và thái độ của các nước Anh, Pháp, Mĩ trước những hoạt động đó.

Câu 2 (3,0 điểm).

So sánh những điểm khác biệt giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp và khởi nghĩa nông dân Yên Thế theo mẫu:

Nội dung so sánh

Các cuộc khởi nghĩa

trong phong trào Cần vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Thời gian



Lãnh đạo



Mục tiêu



Tính chất



Nhận xét về phong trào Cần vương.


----------------------------------- HEÁT -----------------------------------




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q UẢNG NAM


KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11

HƯỚNG DẪN CHẤM THEO MÃ ĐỀ (gồm có 2 trang)


A/ TRẮC NGHIỆM : (5,0 điểm)


Đề 603

8. C

1. C

9. B

2. C

10. B

3. B

11. D

4. C

12. D

5. A

13. D

6. D

14. A

7. A

15. D


B/ TỰ LUẬN ( 5,0 điểm)


Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1

Trình bày những hoạt động xâm lược của các nước phát xít (1931 – 1937) và thái độ của các nước Anh, Pháp, Mĩ ….

2,0


- Trong những năm 30 các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản đã liên minh với nhau hình thành liên minh phát xít, đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược....

0,75

- Sau khi cầm quyền chính quyền Hít le ngang nhiên xé bỏ hòa ước Véc Xai hướng tới thành lập một nước “Đại Đức”.....

0,25

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít nhưng Anh, Pháp không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện nhân nhượng phát xít.

0,75

- Còn Mĩ với Đạo luật trung lập không can thiệp vào sự kiện bên ngoài châu Mĩ

0,25

2

So sánh những điểm khác biệt giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp và khởi nghĩa nông dân Yên Thế theo mẫu:

Nội dung so sánh

Các cuộc khởi nghĩa

trong phong trào Cần vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Thời gian

1885-1896

1884-1913

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, sĩ phu, văn thân yêu nước

Nông dân

(Đề Nắm, Đề Thám)

Mục tiêu

Giành lại độc lập dân tộc và khôi phục chế độ phong kiến.

Bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ cuộc sống của người nông dân.

Tính chất

Phong trào yêu nước mang ý thức hệ phong kiến

Phong trào nông dân mang tính chất tự phát



2,0





0,5


0,5


0,5


0,5


* Nhận xét:

- Phong trào Cần vương thực chất là phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân ta nhằm mục tiêu giành lại độc lập dân tộc và khôi phục chế độ phong kiến.

- Là một phong trào rộng lớn, thể hiện truyền thống anh hùng của dân tộc ta, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh chống xâm lược sau này.

- Phong trào thất bại là do chưa tập hợp được lực lượng trên quy mô rộng lớn để tạo thành phong trào trong toàn quốc, lẻ tẻ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất.

1,0

0,5



0,25



0,25



Ngoài Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là một tài liệu ôn tập quan trọng cho học sinh lớp 11 trong môn Lịch sử. Đề thi này được biên soạn bám sát chương trình học của Sở GD&ĐT Quảng Nam và đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm tra kỹ năng, hiểu biết và khả năng phân tích lịch sử của học sinh.

Bộ đề thi gồm một loạt câu hỏi và bài tập đa dạng, trải rộng từ những sự kiện, nhân vật quan trọng cho đến các khái niệm và quy tắc trong lịch sử. Đây là cơ hội để học sinh áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống và vấn đề lịch sử thực tế.

Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) được thiết kế kèm theo đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả làm bài của mình. Đáp án cung cấp giải thích rõ ràng, giúp học sinh hiểu sâu về các vấn đề lịch sử và phát triển khả năng phân tích, suy luận và đánh giá.

Việc làm các bài tập và câu hỏi trong Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy logic, nâng cao khả năng phân tích sự kiện lịch sử và xây dựng quan điểm cá nhân. Đây cũng là cơ hội để học sinh tổng kết kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kì và nâng cao thành tích học tập môn Lịch sử.

Đề Thi Học Kì 2 Lịch Sử Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) là nguồn tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn tập và nắm vững kiến thức lịch sử, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm bài thi. Đề thi này sẽ giúp học sinh tự tin và thành công trong kỳ thi học kì 2 và hướng tới thành tích xuất sắc trong môn Lịch sử.

>>> Bài viết liên quan:

Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020
Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 (Đề 3) – Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Năm Học 2022 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sử 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án
Top 10 Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11
Đề Thi Sử HK 2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm Học 2020-2021
Top 10 Đề Sử HK2 Lớp 11 Năm Học 2020-2021 Hay Nhất Kèm Đáp Án
Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Năm 2022 (Đề 2) Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sử 11 Năm 2020-2021 Trường Trần Nguyên Hãn Vòng 1
Đề Thi Học Sinh Giỏi Sử 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án